TT - Chưa năm nào điểm chuẩn ngành sư phạm thấp như năm nay. Điểm chuẩn nhiều ngành, nhiều trường đã rơi xuống tận đáy khi chỉ bằng điểm sàn chung nhưng vẫn chưa thể tuyển đủ chỉ tiêu.
Thí sinh tìm hiểu thông tin trước ngày thi tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong kỳ tuyển sinh năm 2011 - Ảnh: Như Hùng |
Mức điểm thấp nhất thuộc về các trường ĐH địa phương, ĐH vùng. Các ngành sư phạm vật lý, ngữ văn tại Trường ĐH Quảng Nam chỉ bằng điểm sàn nhưng vẫn phải xét tuyển hàng chục chỉ tiêu bằng nguyện vọng (NV) 2.
Tương tự, hầu như toàn bộ ngành sư phạm bậc ĐH của các trường ĐH An Giang, Thủ Dầu Một, Hồng Đức, Quảng Bình, Tây Bắc, Thái Nguyên chỉ bằng điểm sàn, kể cả các ngành sư phạm toán, hóa, sinh, ngữ văn và phải xét tuyển rất nhiều chỉ tiêu bằng NV2.
Không chỉ thế, tại Trường ĐH An Giang, ngành sư phạm tin học còn không có thí sinh nào trúng tuyển. Ngành nhiều nhất là sư phạm toán với 20 thí sinh, các ngành sư phạm còn lại chỉ có 5-10 thí sinh trúng tuyển NV1.
Thi sử 0,25 điểm, đậu ĐH Sư phạm lịch sử!
Ông Hoàng Xuân Quảng - phó hiệu trưởng Trường ĐH An Giang - than vãn: chưa năm nào điểm chuẩn ngành sư phạm tuột dốc đến tận đáy như năm nay. Điểm chuẩn chỉ bằng sàn mà cũng chỉ lèo tèo vài thí sinh trúng tuyển. Có thể nhiều ngành sẽ phải đóng cửa do quá ít thí sinh bởi xét NV2 cũng không hi vọng nhiều vì nguồn tuyển đã hết.
Ở những trường tốp giữa, ĐH vùng như Quy Nhơn, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ... tình hình điểm chuẩn ngành sư phạm khả quan hơn nhưng cũng có rất nhiều ngành sư phạm cơ bản có điểm chuẩn chỉ bằng sàn hoặc chỉ cao hơn từ 0,5-1 điểm.
Không chỉ thế, điểm chuẩn các trường chuyên đào tạo sư phạm như Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 cũng rớt thê thảm. Đây là năm đầu tiên trong chục năm trở lại đây, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM lấy điểm chuẩn hai ngành sư phạm lịch sử và địa lý bằng điểm sàn.
Tương tự, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 phải lấy điểm chuẩn bằng sàn cho các ngành sư phạm hóa, sinh trong khi ngành sư phạm vật lý cũng chỉ là 13,5.
Điểm đáng chú ý là ngành sư phạm lịch sử. Không chỉ điểm chuẩn bằng sàn, rất nhiều thí sinh trúng tuyển bậc ĐH ngành này nhưng điểm thi môn lịch sử chỉ từ 0,5-2 điểm. Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) tuy đã nhân hệ số môn lịch sử nhưng điểm chuẩn chỉ dừng lại ở mức 14,5 điểm! Trong số 42 thí sinh trúng tuyển ngành lịch sử, chỉ có ba thí sinh đạt điểm thi môn sử từ 5 trở lên, đa số thí sinh có điểm ở mức 2-3 điểm. Thậm chí có ba thí sinh chỉ được 1,25 điểm, một thí sinh 1 điểm môn sử.
Tương tự, tại Trường ĐH Cần Thơ có ít nhất bốn thí sinh đậu ngành sư phạm lịch sử khi điểm thi môn này chỉ là 1 điểm, nhiều thí sinh 1,25-2 điểm. Đáng chú ý hơn là tại Trường ĐH Đà Lạt, một thí sinh trúng tuyển ngành sư phạm lịch sử với điểm thi sử 0,5. Cá biệt hơn, một thí sinh tại trường này trúng tuyển với tổng điểm 13 nhưng môn sử chỉ 0,25 điểm, tức chỉ vừa thoát khỏi ngưỡng điểm liệt (0 điểm)!
Báo động!
Nguyên nhân của sự sụt giảm đáng báo động này được nhiều cán bộ quản lý của các trường ĐH, sở GD-ĐT đưa ra là do chính sách tiền lương, chế độ cho giáo viên quá thấp. Điều quan trọng nữa là đầu ra ngành sư phạm cực kỳ khó khăn.
Theo ghi nhận tại nhiều sở GD-ĐT, bốn năm trở lại đây, nhu cầu giáo viên đã bão hòa, mỗi năm số sinh viên tốt nghiệp sư phạm chưa được phân công nhiệm sở lên đến hàng trăm người mỗi tỉnh.
Ông Nguyễn Thanh Bình - giám đốc Sở GD-ĐT An Giang - cũng cho biết năm nay sở nhận được khoảng 1.400 hồ sơ tuyển dụng giáo viên các cấp nhưng chỉ có thể giải quyết được 1.100 hồ sơ. Năm 2011, chỉ tính riêng bậc THPT, tỉnh Đồng Tháp nhận 890 hồ sơ tuyển dụng nhưng chỉ giải quyết được 90 hồ sơ. Khoảng 800 sinh viên tốt nghiệp ĐH sư phạm chưa biết đi đâu về đâu.
Ở khía cạnh đơn vị đào tạo, ông Hoàng Xuân Quảng chia sẻ: sinh viên sư phạm hiện nay ra trường khó tìm việc làm, tìm được thì thu nhập thấp. Hơn nữa, việc chuyển đổi nghề nghiệp cũng khó khăn hơn so với các ngành nghề khác. Chính sách miễn học phí hiện nay không còn đủ sức hút với người học bởi cái họ cần là nghề nghiệp để kiếm sống chứ học phí giờ đã quá thấp rồi.
Trong khi đó, PGS Văn Như Cương - hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) - lo ngại: “Việc chất lượng đầu vào giảm là điều đáng báo động bởi nó sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống giáo dục và sự phát triển bền vững của xã hội. Giáo dục là nền tảng của các ngành khoa học, xã hội, nếu chỉ tuyển được những giáo viên có chất lượng không thật sự tốt, rõ ràng sẽ không có nền tảng tốt”.
Thiếu giáo viên dai dẳng Tại TP.HCM, theo ông Lê Hồng Sơn - giám đốc Sở GD-ĐT TP, những năm gần đây TP luôn thiếu giáo viên do các trường sư phạm trên địa bàn TP đào tạo theo xu hướng đa ngành, chỉ tiêu đào tạo sư phạm giảm nên nguồn tuyển giáo viên các trường cũng giảm. Trong khi đó, ông Huỳnh Công Minh - nguyên giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - cho biết khi làm đề án nâng cấp Trường CĐ Sư phạm TP.HCM lên ĐH, sở tham mưu nâng cấp thành Trường ĐH Sư phạm Sài Gòn. Tuy nhiên Bộ GD-ĐT cho biết chỉ cho phép thành lập trường ĐH đa ngành chứ không thành lập trường chuyên ngành sư phạm. Nếu có trường chuyên đào tạo sư phạm thì nguồn cung cấp giáo viên cho TP sẽ dồi dào hơn, tình trạng thiếu giáo viên sẽ không dai dẳng như hiện nay. |
MINH GIẢNG
(50)
Thực tế nói hoài, nói mãi? khi nào giáo viên sống nổi bằng lương?
23/09/2011 5:49:59 CH
23/09/2011 5:49:59 CH
Thực ra không có học sinh thi vào ngành sư phạm cũng đâu có gì đáng ngạc nhiên, nhất là các ngành sư phạm văn, sử, địa, giáo dục công dân... Tôi có 1 người bạn dạy môn lịch sử đã 2 năm nay, mỗi lần họp bạn bè cô ấy đều than phiền vì thu nhập quá thấp không đủ tiền mua sữa cho con nữa.
Bạn tôi thời đi học cấp 3 cũng thuộc top khá giỏi của lớp, mang ước mơ đứng trên bục giảng cô ấy thi vào ngành sư phạm lịch sử và đã đậu, cầm trên tay tờ nhập học 2 ngành sư phạm sử và cao đẳng du lịch trường văn hóa du lịch thành phố HCM, nhưng cô ấy đã chọn ngành sư phạm vì ước mơ của mình, ra trường tốt nghiệp loại giỏi, cô ấy may mắn được phân công 1 trường THPT lớn trong thành phố, cô háo hức những tiết dạy đầu tiên.
Thế nhưng hỡi ơi sự háo hức ấy chết dần theo năm tháng khi lương đi dạy đã 2 năm mà chỉ có 2,3 triệu, với đồng lương đó với vật giá ở thành phố làm sao sống nổi, trong khi bạn bè cùng trang lứa chỉ học cao đẳng hoặc đại học tại chức ở địa phương với các ngành kinh tế lương thấp nhất cũng 3 - 4 triệu/ 1 tháng, đến tết các ngành khác thưởng 1 - 2 tháng lương còn giáo viên có mấy trăm ngàn đã mừng.
Nhiều lúc cô ấy tâm sự muốn bỏ nghề cho rồi, nhưng nghĩ tới 4 năm miệt mài ở giảng đường, tốn cũng không ít tiền ăn học và tình yêu nghề đã dạy 2 năm cô ấy không nỡ. Mỗi lần lên lương chờ dài cổ cũng có mấy trăm ngàn mà lương chưa lên giá cả đã lên trước gấp mấy lần. Đến khi nào người giáo viên đứng trên bục giảng, giảng bài mà không cần phải nghĩ "tháng này có đủ tiền mua sữa cho con?".
Hồ Vy
Bạn tôi thời đi học cấp 3 cũng thuộc top khá giỏi của lớp, mang ước mơ đứng trên bục giảng cô ấy thi vào ngành sư phạm lịch sử và đã đậu, cầm trên tay tờ nhập học 2 ngành sư phạm sử và cao đẳng du lịch trường văn hóa du lịch thành phố HCM, nhưng cô ấy đã chọn ngành sư phạm vì ước mơ của mình, ra trường tốt nghiệp loại giỏi, cô ấy may mắn được phân công 1 trường THPT lớn trong thành phố, cô háo hức những tiết dạy đầu tiên.
Thế nhưng hỡi ơi sự háo hức ấy chết dần theo năm tháng khi lương đi dạy đã 2 năm mà chỉ có 2,3 triệu, với đồng lương đó với vật giá ở thành phố làm sao sống nổi, trong khi bạn bè cùng trang lứa chỉ học cao đẳng hoặc đại học tại chức ở địa phương với các ngành kinh tế lương thấp nhất cũng 3 - 4 triệu/ 1 tháng, đến tết các ngành khác thưởng 1 - 2 tháng lương còn giáo viên có mấy trăm ngàn đã mừng.
Nhiều lúc cô ấy tâm sự muốn bỏ nghề cho rồi, nhưng nghĩ tới 4 năm miệt mài ở giảng đường, tốn cũng không ít tiền ăn học và tình yêu nghề đã dạy 2 năm cô ấy không nỡ. Mỗi lần lên lương chờ dài cổ cũng có mấy trăm ngàn mà lương chưa lên giá cả đã lên trước gấp mấy lần. Đến khi nào người giáo viên đứng trên bục giảng, giảng bài mà không cần phải nghĩ "tháng này có đủ tiền mua sữa cho con?".
Hồ Vy
Lương quá thấp, không đủ sống
23/09/2011 5:16:16 CH
23/09/2011 5:16:16 CH
Bản thân tôi là giáo viên, kinh nghiệm 7 năm và có bằng thạc sĩ đã 4 năm. Lương của tôi hiện nay là 3,3 triệu-tôi là tổ trưởng. Lương này cao hơn lương của người giúp việc nhà anh ruột tôi 800.000 đồng.
giáo viên THPT
giáo viên THPT
Nghe mà buồn
23/09/2011 4:18:54 CH
23/09/2011 4:18:54 CH
Đến bây giờ báo chí mới nói thì có hơi muộn quá không, thật ra tôi là một giáo viên vùng sâu của một huyện mang tên người anh hùng Dương Minh Châu. Tôi có đứa em trai làm công nhân cho một xí nghiệp mỗi khi nó về nói Nhà nước lên lương tối thiểu đến mấy lần nhưng những giáo viên chúng tôi vẫn lãnh ở mức cũ đến cả năm sau mới truy nhưng cũng bị trừ này trừ nọ mặc dù không có là bao. Đến tết em trai tôi được lãnh cả tháng lương còn giáo viên như tôi có năm cao nhất cũng có đôi ba trăm ngàn đủ mua hoa về cúng ông bà tổ tiên. Giáo viên là thế đấy.
Giáo viên nghèo
Giáo viên nghèo
Đào tạo tự vận
23/09/2011 4:10:46 CH
23/09/2011 4:10:46 CH
Giáo viên thừa, đào tạo sư phạm làm gì? Các trường chỉ lo kinh doanh bây giờ trả giá. Đào tạo tàn lan, không xuất phát từ nhu cầu xã hội. Bây giờ học gì? làm việc cho ai?ở đâu? Phải tuyệt đối tránh những ngành mà chỉ có nhà nước thu nhận như:đất đai, môi trường... chỉ học các ngành mà có thể làm thuê cho tư nhân mới mong có việc làm vì trong nhà nước đã có CCCC rồi.
Hồ Thiện Phước
Hồ Thiện Phước
Chẳng có gì bất ngờ hết!
23/09/2011 4:07:44 CH
23/09/2011 4:07:44 CH
Tôi không biết có ai bất ngờ không chứ tất cả diễn tiến đều theo đúng quy luật mà, có gì đâu mà phải bất ngờ. Cách đây 14, 15 năm khi nhà nước có chính sách miễn học phí cho sinh viên ngành sư phạm thì thu hút được nhiều học sinh có năng lực theo học sư phạm, nhưng vài năm sau đó chất lượng học sinh vào sư phạm ngày càng giảm sút, những lý do thì có lẽ ai cũng biết.
Người học sư phạm ra trường muốn xin đi dạy thì phải trải qua rất nhiều cửa ải. Ai có thân thế, tiền bạc thì còn có được chỗ dạy đàng hoàng một chút, nhưng cái giá bỏ ra để có được chỗ dạy là quá lớn, có khi đi dạy 5 đến 7 bằng tiền lương của nhà nước chưa chắc lấy lại "vốn" đã bỏ ra. Những người năng lực kém, có tiền bạc hoặc thân thế thì vấn đề này chẳng phải nói làm gì chứ những người có năng lực thực sự thử hỏi có ai chấp nhận không?
Sự thật hiển nhiên này ai cũng biết, những học sinh vì biết nên mới không lựa chọn ngành sư phạm, điều này là quá bình thường chứ có gì đâu phải đáng báo động. Có chăng điều đáng báo động là cái cơ chế, chính sách của những người làm công tác giáo dục, các ông các bà "trực tiếp hoặc gián tiếp" tiếp nhận và phân công công tác cho các thầy cô giáo mới ra trường. Muốn thay đổi thì phải nhìn vào cái thượng tầng ấy, nhìn vào cái cách các nước khác họ làm để mà làm theo chứ đừng để đến khi có cái kết cục bi đát này rồi mới lên tiếng này tiếng nọ thì cũng chỉ là vô ích.
SuperStar
Người học sư phạm ra trường muốn xin đi dạy thì phải trải qua rất nhiều cửa ải. Ai có thân thế, tiền bạc thì còn có được chỗ dạy đàng hoàng một chút, nhưng cái giá bỏ ra để có được chỗ dạy là quá lớn, có khi đi dạy 5 đến 7 bằng tiền lương của nhà nước chưa chắc lấy lại "vốn" đã bỏ ra. Những người năng lực kém, có tiền bạc hoặc thân thế thì vấn đề này chẳng phải nói làm gì chứ những người có năng lực thực sự thử hỏi có ai chấp nhận không?
Sự thật hiển nhiên này ai cũng biết, những học sinh vì biết nên mới không lựa chọn ngành sư phạm, điều này là quá bình thường chứ có gì đâu phải đáng báo động. Có chăng điều đáng báo động là cái cơ chế, chính sách của những người làm công tác giáo dục, các ông các bà "trực tiếp hoặc gián tiếp" tiếp nhận và phân công công tác cho các thầy cô giáo mới ra trường. Muốn thay đổi thì phải nhìn vào cái thượng tầng ấy, nhìn vào cái cách các nước khác họ làm để mà làm theo chứ đừng để đến khi có cái kết cục bi đát này rồi mới lên tiếng này tiếng nọ thì cũng chỉ là vô ích.
SuperStar
Lỗi ở đầu ra
23/09/2011 4:00:05 CH
23/09/2011 4:00:05 CH
Tôi thấy các cháu học Sư phạm ra rất khó xin việc làm so với học các ngành khác. Xin vào làm giáo viên bây giờ phải tốn cỡ vài chục triệu đồng để "chạy" vì vậy các cháu không thích ngành này.
Nguyễn mạnh Hùng
Nguyễn mạnh Hùng
Phải thay đổi lại cả quy trình tuyển sinh và đào tạo?
23/09/2011 3:57:10 CH
23/09/2011 3:57:10 CH
Ngày trước việc thi vào ngành sư phạm cũng vì quan điểm "nhàn hạ", sau này ra trường dễ có việc, vả lại nghề giáo cũng là nghề cao quý, được xã hội tôn kính nhưng ngày nay có ai dám nói nghề giáo là nghề "nhàn hạ" nữa hay không? Tôi cho là không, nghề giáo ngày nay phải chịu nhiều áp lực từ phương pháp dạy và học cho đến áp lực của cuộc sống nặng với "cơm áo gạo tiền"?
Do vậy hình ảnh người thầy giáo cũng giảm đi tính tôn kính vốn có của nó. Để nhiều học sinh, sinh viên lựa chọn thi vào ngành sư phạm cũng như hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thất nghiệp của sinh viên các trường sư phạm sau khi ra trường thì nhất thiết phải "xem xét" chặt chẽ lại quy trình tuyển sinh cũng như trong cách giáo dục và đào tạo, nhu cầu nhân lực cần của xã hội và chế độ lương bổng của người thầy giáo (một trình độ được đào tạo nghiêm túc, bài bản, một mức lương xứng đáng thì ai dại gì không chọn ngành sư phạm để học và làm việc).
Không thể để tình trạng cứ tuyển ào ạt, thậm chí hạ thấp điểm sàn "vượt rào" đến nỗi thi một môn chỉ đạt nữa điểm, một điểm cũng đậu đại học thì cái đó không thể nói là giáo dục mà là phản giáo dục và làm chất lượng giáo dục ở bậc đại học ngày càng giảm sút thê thảm thậm chí là báo động "đỏ" nền giáo dục trong tương lai?
Minh Vũ
Do vậy hình ảnh người thầy giáo cũng giảm đi tính tôn kính vốn có của nó. Để nhiều học sinh, sinh viên lựa chọn thi vào ngành sư phạm cũng như hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thất nghiệp của sinh viên các trường sư phạm sau khi ra trường thì nhất thiết phải "xem xét" chặt chẽ lại quy trình tuyển sinh cũng như trong cách giáo dục và đào tạo, nhu cầu nhân lực cần của xã hội và chế độ lương bổng của người thầy giáo (một trình độ được đào tạo nghiêm túc, bài bản, một mức lương xứng đáng thì ai dại gì không chọn ngành sư phạm để học và làm việc).
Không thể để tình trạng cứ tuyển ào ạt, thậm chí hạ thấp điểm sàn "vượt rào" đến nỗi thi một môn chỉ đạt nữa điểm, một điểm cũng đậu đại học thì cái đó không thể nói là giáo dục mà là phản giáo dục và làm chất lượng giáo dục ở bậc đại học ngày càng giảm sút thê thảm thậm chí là báo động "đỏ" nền giáo dục trong tương lai?
Minh Vũ
Góp ý kiến
23/09/2011 2:42:25 CH
23/09/2011 2:42:25 CH
Vấn đề vô cùng nhức nhối hiện nay là việc xin vào làm giáo viên ở một trường công lập (tự chủ hoặc không tự chủ) đều tốn rất nhiều tiền để hối lộ cho các cán bộ tuyển dụng. Vấn đề này liệu Đảng và Chính phủ có biết không và có biện pháp gì để ngăn chặn tình trạng này không?
Nguyễn Đức Sáu
Nguyễn Đức Sáu
Thừa hay thiếu
23/09/2011 1:43:05 CH
23/09/2011 1:43:05 CH
Ai nói điểm chuẩn sư phạm năm nay thấp là do lương giáo viên thấp là chẳng biết gì, xin thưa rằng lương giá viên thấp nhưng cũng gấp rưỡi lương công chức cùng hệ số vì ngoài lương cơ bản giống công chức, giáo viên còn phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên... Chẳng qua năm nay điểm chuẩn sư phạm thấp là do ít người thi vì học sư phạm ra nhiều năm nay không xin được việc, nhất là những ngành xã hội như văn, sử, công dân... còn TP HCM mặc dù có thể thiếu giáo viên nhưng xin được vào đâu có dễ.
Tuan
Tuan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét