17/09/2011 15:17
(VTC News)- "Chúng tôi đều muốn con mình có được điều kiện học tốt, chúng tôi sẵn sàng đóng góp để con chúng tôi được học tập, vui chơi, nhưng phải hợp lý...” - một phụ huynh học sinh ở Hà Nội chia sẻ.
Sau khi VTC News đăng bài viết: “Phụ huynh bất bình về 12 khoản thu tự nguyện đầu năm”, đã có hàng trăm ý kiến của các bậc phụ huynh bức xúc về vấn đề lạm thu đầu năm học.
Tin liên quan |
Tự nguyện hay là bắt buộc
Chị Nguyễn Nga (tên nhân vật đã được thay đổi) tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình bức xúc đưa ra ý kiến của mình sau khi đọc bài viết: “Trong các khoản thu này, khoản nào phụ huynh đồng ý thì đánh dấu, không đồng ý thì bỏ, đề nghị mức thu khác, thì tự nguyện cho ý kiến". Nếu tự nguyện cho ý kiến liệu con em chúng tôi có ngồi học yên với thầy cô không, hay lại bị "vùi dập"?
Cứ bước vào đầu năm học, vấn đề lạm thu lại trở nên "nóng" hơn bao giờ hết (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Hiện tại, chị Nga cũng có con học tại trường mẫu giáo B.Đ (Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình). Đầu năm, chị Nga đi đăng ký học cho con đi học, để nhà trường phân lớp và phải nộp tiền "tươi" tại chỗ 500 nghìn đồng.
Khoản tiền này bao gồm: Học phí 10 tháng: 300 nghìn đồng. Bảo hiểm thân thể: 60 nghìn đồng (tôi có nói con tôi dưới 6 tuổi đã có BHYT trẻ em và tôi cũng đã mua bảo hiểm Bảo Việt cho con nên không mua có được không, nhưng các cô bảo bắt buộc). Tiền tài liệu: 150 nghìn đồng (không biết tài liệu gì?); Tiền in phiếu ăn: 10.000đ (đa số là đưa thẳng tiền ăn hàng tuần cho cô chứ không mua phiếu ăn); Một số các khoản tiền khác là 60 nghìn đồng.
Chị Nga cũng cho biết thêm: “Sau đó các cô còn kêu nộp tiền mua đồ chơi 30.000 đồng, phụ huynh phải mua gối cho cháu nằm, xà phòng và 1 lốc giấy vệ sinh, hàng tháng mỗi cháu phải nộp 10 đến 15 nghìn đồng tiền điện sáng, tiền ăn mỗi ngày của cháu là 8 nghìn đồng và nghe nói sang tuần tới sẽ nộp lên 10 nghìn đồng, các cháu chỉ ăn 1 bữa trưa và buổi chiều ăn thêm 1 cái bánh”.
“Vừa mới khai giảng xong, giờ cô giáo lớp con tôi kêu nộp thêm 784 ngàn, tôi choáng luôn. Thử hỏi mới học mẫu giáo mà trường đã bắt nộp như vậy rồi liệu sau này như thế nào. Theo tôi tính từ lúc đăng ký nhập học đến lúc khai giảng xong tôi nộp cho cháu bằng đống tiền đầu năm học của 1 học sinh lớp 12”. Chị Nga bức xúc chia sẻ.
|
Có cùng những bức xúc như chị Nga, chị Phạm Hạnh (tên nhân vật đã được thay đổi) cũng đang “đau đầu” vì những khoản thu “không biết để làm gì” ở trường mầm non M.K (ngoại thành Hà Nội), nơi có con nhỏ của chị đang theo học.
Chị Hạnh phản ánh: “Đầu tiên là tiền ăn của các cháu tăng lên 2 nghìn đồng/suất mà không thấy nhà trường thông báo trước đến khi phụ huynh đóng học cho con thì mới biết. Trong khi đó ngoài đóng tiền ăn ra phụ huynh còn phải đóng tiền nước ăn, nước uống, tiền hỗ trợ an ninh, vệ sinh, điện nước. Tiền học bán trú của các cháu tăng lên 50 nghìn đồng/tháng/cháu.
Hàng tháng phụ huynh đóng tiền học phẩm 100 nghìn đồng rồi nhưng đầu học kỳ lại phải đóng thêm khoản trang bị 180 nghìn đồng nữa (Cô hiệu trưởng giải thích là tiền mua đồ dùng cá nhân cho các cháu?) Tiền quỹ phụ huynh 150 nghìn đồng/kỳ/cháu.
Hàng tháng phụ huynh đóng tiền học phẩm 100 nghìn đồng rồi nhưng đầu học kỳ lại phải đóng thêm khoản trang bị 180 nghìn đồng nữa (Cô hiệu trưởng giải thích là tiền mua đồ dùng cá nhân cho các cháu?) Tiền quỹ phụ huynh 150 nghìn đồng/kỳ/cháu.
Chị Hạnh cũng cho biết, với nhiều khoản thu nói là để phục vụ các cháu nhưng ngày Tết thiếu nhi, Trung thu thì các cháu chỉ được nhận quà là một vài gói bim bim nhỏ và bánh loại gia công.
Trong khi đó hôm họp phụ huynh đầu năm cô hiệu trưởng có nói rằng sắp tới mùa đông sẽ trang bị đệm cho các cháu nằm và lắp bình nóng lạnh cho các cháu sử dụng sẽ trích từ quỹ phụ huynh trường ra. Nhưng sau đó các bậc phụ huynh lại nhận được thông báo đề nghị các bậc phụ huynh đóng tiền ủng hộ nhà trường lắp điều hoà, bình nóng lạnh và đệm cho các cháu. Nói là ủng hộ nhưng thực chất là bắt buộc phải đóng ít nhất 400 nghìn đồng/cháu.
Chị Hạnh cũng tỏ ra băn khoăn với các khoản thu này: “Vấn đề đặt ra là các cháu nhỏ sẽ còn dùng được trong 2-3 năm tới. Nhưng các cháu mẫu giáo lớn các cháu chỉ còn 1 năm học tại trường nữa là các cháu lên lớp 1, vậy các cháu sử dụng được bao lâu và những cháu đến nhập học sau liệu có phải đóng khoản tiền đó nữa không? Nếu các cháu đến sau phải đóng tiếp thì số tiền ấy sẽ hạch toán vào đâu?”.
Không chỉ ở cấp học mầm non, tiểu học mà thậm chí THCS cũng thường xuyên xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Anh Kiên (tên nhân vật đã được thay đổi), một phụ huynh có con đang học tại trường THCS L.C (Hải Phòng) chia sẻ: “Chỉ nói về những khoản đóng góp đầu năm phụ huynh nào cũng phải “chóng mặt” về những khoản đóng góp không biết để làm gì. Có những khoản hết sức vô lý như mua quà cho các thầy cô nhân dịp lễ tết, quỹ của hội phụ huynh mà thực sự rằng hội phụ huynh rất ít người đồng ý. Về Sách giáo khoa, nhà trường “ép” học sinh không chỉ mua sách của Bộ GD&ĐT mà còn mua sách của Sở GD&ĐT Hải Phòng để học. Tiền sách không phải là nhỏ, lên tới ba bốn trăm nghìn đồng. Và vô kể các tiền khác”.
Phụ huynh chật vật nếu gia đình không khá giả
“Tâm lý các bậc phụ huynh chúng tôi đều muốn con mình có được điều kiện học tốt, chúng tôi sẵn sàng đóng góp để con chúng tôi được học tập, vui chơi, sinh hoạt trong điều kiện tốt hơn nhưng vấn đề là phải hợp lý”. Chị Hạnh thẳng thắn chia sẻ quan điểm của mình.
Bức xúc trước những khoản đóng góp “không biết để làm gì” của con mình, anh Kiên băn khoăn tự đặt ra câu hỏi: “Tôi thiết nghĩ, nếu cứ nghĩ ra những khoản tiền vô lý đó, với nhà giàu có điều kiện thì không nói làm gì nhưng nếu rơi vào nhà bình thường, đồng lương ít ỏi thì may ra bố mẹ đi làm chỉ đủ đóng học phí và cho con ăn sáng là hết”.
Cùng với tâm trạng bức xúc của hàng trăm phụ huynh, chị Nguyễn Nga ngán ngẩm chia sẻ: “Học phí giảm các cô lại đẻ ra các khoản khác để tăng thêm, nếu là con nhà nông thôn, nhà nghèo, bố mẹ buôn bán lặt vặt thì làm sao cho con đi học mẫu giáo cho có bạn có bè?
Khi cô nêu lên các khoản nộp không 1 ai dám lên tiếng, vì các cháu học mẫu giáo đang còn quá nhỏ, sợ đi học cô ghét, cô không chăm cháu, sợ cô đánh cháu? Phải chăng biết tâm lý phụ huynh như vậy nên các cô làm tới? Rất có nhiều bức xúc nhưng tất cả đều phải im lặng vì tất bặt với công việc, không ai chăm con giờ nhờ cô, mà trái ý cô nữa thì con mình sẽ ra sao?”
Khi cô nêu lên các khoản nộp không 1 ai dám lên tiếng, vì các cháu học mẫu giáo đang còn quá nhỏ, sợ đi học cô ghét, cô không chăm cháu, sợ cô đánh cháu? Phải chăng biết tâm lý phụ huynh như vậy nên các cô làm tới? Rất có nhiều bức xúc nhưng tất cả đều phải im lặng vì tất bặt với công việc, không ai chăm con giờ nhờ cô, mà trái ý cô nữa thì con mình sẽ ra sao?”
Theo bạn, những khoản thu trên có thực sự hợp lý? Bạn đọc có thể gửi ý kiến phản ánh của mình về các khoản thu đầu năm học cho chúng tôi theo địa chỉ toasoan@vtc.vn.
Phạm Thịnh
Tin liên quan |
Trường mẫu giáo Phù Linh tại thôn Cộng Hòa còn thu 100n tiền đổ đất để trồng rau xanh rồi bán cho các cháu , Bản thân tôi không đi họp phụ huynh nhưng mẹ cháu đi họp về nói như vây, tôi biểu đi đóng tiền xin biên lai từng khoản về nhưng nhà trường hok viết , Có mấy điểm lạm thu như sau: 100.000 tiền trông các cháu buổi trưa/1 tháng 100.000 tiền đổ đất để trồng rau. Bản thân tôi gọi điện về trường thì khi hỏi vấn đề 100.000 tiền đổ đất thì cô nghe điện thoại ở văn phòng tắt máy, điện lên phòng giáo dục bên phụ trách mầm non thì được trả lời là các trường ở khu vực có điều kiện có thể thu thêm để cải tạo , và chi phí các khoản ngoài . Chắc có lẽ được trên bật xi nhan cho lên các trường tận thu , Giờ 1 tháng đóng tiền học cho con đi mẫu giáo tốn hơn bậc học tiểu học
(Lê Hải)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét