20/08/2011 14:52:45
- “Nên áp dụng cách chọn, phong giáo sư theo tập tục quốc tế. Mỗi giáo sư là một vị tướng đầu ngành, phải có ghế, có trách nhiệm phát triển cả ngành khoa học mình đại diện”, TS Nguyễn Xuân Xanh, Kiều bào Đức nói.
Những tồn tại của giáo dục ĐH, CĐ TP.HCM đã được hơn 60 trí thức kiều bào, các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu giáo dục nổi tiếng chỉ ra trong hội thảo góp ý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ĐH và CĐ diễn ra tại TP.HCM ngày 19/8.
Nhược điểm lớn nhất của nền giáo dục Việt Nam?
Hơn 60 khách mời, trong đó phần lớn là trí thức kiều bào, các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu giáo dục đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong quá trình học tập và giảng dạy tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Đồng thời, họ đưa nhiều kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ĐH và CĐ TP cũng đã được đưa ra.
Theo GS. TS Đặng Lương Mô, Kiều bào Nhật, Cố vấn ĐH Quốc gia TP.HCM, các trường ĐH, CĐ ở Việt Nam hiện còn tồn tại nhiều hạn chế, trong đó đáng chú ý là diện tích, cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục còn quá chật hẹp; đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được việc giảng dạy và nghiên cứu…
KS Dương Minh Trí, Kiều bào Đức, Viện Khoa học & Công nghệ VN, cũng cho hay, hầu hết các cán bộ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại nước ta hiện nay chưa bao giờ kinh qua các công việc thực tiễn trong các xi nghiệp sau khi học xong. Theo ông, "những người học xong cao học, tiến sĩ có khả năng dạy học, nghiên cứu là một nhận định sai lầm, đặc biệt trong các ngành học, chuyên môn thực nghiệm”.
Còn TS Nguyễn Thiện Tống, Kiều bào Úc lại cho rằng, nhược điểm lớn nhất của hệ thống giáo dục Việt Nam là sự tách rời giữa các trường ĐH và các cơ quan nghiên cứu khoa học.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Những tồn tại của giáo dục ĐH, CĐ TP.HCM đã được hơn 60 trí thức kiều bào, các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu giáo dục nổi tiếng chỉ ra trong hội thảo góp ý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ĐH và CĐ diễn ra tại TP.HCM ngày 19/8.
Nhược điểm lớn nhất của nền giáo dục Việt Nam?
Hơn 60 khách mời, trong đó phần lớn là trí thức kiều bào, các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu giáo dục đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong quá trình học tập và giảng dạy tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Đồng thời, họ đưa nhiều kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ĐH và CĐ TP cũng đã được đưa ra.
Nhược điểm lớn nhất của hệ thống giáo dục Việt Nam là sự tách rời giữa các trường ĐH và các cơ quan nghiên cứu khoa học |
Theo GS. TS Đặng Lương Mô, Kiều bào Nhật, Cố vấn ĐH Quốc gia TP.HCM, các trường ĐH, CĐ ở Việt Nam hiện còn tồn tại nhiều hạn chế, trong đó đáng chú ý là diện tích, cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục còn quá chật hẹp; đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được việc giảng dạy và nghiên cứu…
KS Dương Minh Trí, Kiều bào Đức, Viện Khoa học & Công nghệ VN, cũng cho hay, hầu hết các cán bộ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại nước ta hiện nay chưa bao giờ kinh qua các công việc thực tiễn trong các xi nghiệp sau khi học xong. Theo ông, "những người học xong cao học, tiến sĩ có khả năng dạy học, nghiên cứu là một nhận định sai lầm, đặc biệt trong các ngành học, chuyên môn thực nghiệm”.
Còn TS Nguyễn Thiện Tống, Kiều bào Úc lại cho rằng, nhược điểm lớn nhất của hệ thống giáo dục Việt Nam là sự tách rời giữa các trường ĐH và các cơ quan nghiên cứu khoa học.
“Sự tách rời này làm cho những người làm khoa học ít được tham gia giảng dạy và cán bộ giảng dạy ĐH cũng bị hạn chế trong việc tham gia nghiên cứu khoa học”.
Quốc tế hóa đại học
Tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng, con đường “cải tổ” lại giáo dục ĐH, CĐ Việt Nam là con đường dài. Theo GS. TS Nguyễn Đăng Hưng, Kiều bào Bỉ, cần quốc tế hóa ĐH. Chẳng hạn, công bố khoa học phải đạt chuẩn quốc tế bằng cách đăng tải trên báo quốc tế; phát triển hợp tác quốc tế trong việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Còn theo KS Dương Minh Trí, một điều tất yếu là cần nâng cao chất lượng giảng viên bằng cách tăng lương bổng cho cán bộ giảng dạy để các thầy cô không phải đi làm thêm và chú tâm vào công tác giảng dạy. Mặt khác, nên thu hút các nhà khoa học từ nước ngoài, Việt kiều và cả ngoại kiều về giảng dạy…
TS Đỗ Tấn Sĩ, Kiều bào Bỉ góp ý, mỗi trường CĐ, ĐH ở TP. HCM nên có một hay nhiều trợ lý giáo sư cho từng bộ môn với chức năng trực suốt ngày trong tuần, giúp sinh viên nghiên cứu hoặc làm luận án. Cố gắng đến năm 2012, mỗi trường đều cơ bản có thư viện hoặc thư viện điện tử với nhiều đầu sách thuộc các thể loại…
“Nên áp dụng cách chọn, phong giáo sư theo tập tục quốc tế. Mỗi giáo sư là một vị tướng đầu ngành, phải có ghế, có trách nhiệm phát triển cả ngành khoa học mình đại diện”, TS Nguyễn Xuân Xanh, Kiều bào Đức.
Hội thảo cũng đã bàn về chỉ tiêu “80% sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo” trong Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục ĐH và CĐ do UB ND TP đề ra.
Trong đó, GS. TS Lâm Thành Mỹ, Việt kiều Pháp, nguyên giảng viên ĐH Pháp cho rằng, đây là điều không thực tế, bởi thị trường lao động trí thức hay biến đổi nên mỗi cá nhân phải bắt lấy những cơ hội thăng tiến, do đó có thể thay đổi việc làm để thích nghi với cuộc sống. TS Mỹ cho rằng, nên đặt lại chỉ tiêu: 80% sinh viên tốt nghiệp có việc làm 1 năm sau khi ra trường với đồng lương và vị trí tương xứng với tấm bằng ĐH.
Phan Tú
Quốc tế hóa đại học
Tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng, con đường “cải tổ” lại giáo dục ĐH, CĐ Việt Nam là con đường dài. Theo GS. TS Nguyễn Đăng Hưng, Kiều bào Bỉ, cần quốc tế hóa ĐH. Chẳng hạn, công bố khoa học phải đạt chuẩn quốc tế bằng cách đăng tải trên báo quốc tế; phát triển hợp tác quốc tế trong việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Còn theo KS Dương Minh Trí, một điều tất yếu là cần nâng cao chất lượng giảng viên bằng cách tăng lương bổng cho cán bộ giảng dạy để các thầy cô không phải đi làm thêm và chú tâm vào công tác giảng dạy. Mặt khác, nên thu hút các nhà khoa học từ nước ngoài, Việt kiều và cả ngoại kiều về giảng dạy…
TS Đỗ Tấn Sĩ, Kiều bào Bỉ góp ý, mỗi trường CĐ, ĐH ở TP. HCM nên có một hay nhiều trợ lý giáo sư cho từng bộ môn với chức năng trực suốt ngày trong tuần, giúp sinh viên nghiên cứu hoặc làm luận án. Cố gắng đến năm 2012, mỗi trường đều cơ bản có thư viện hoặc thư viện điện tử với nhiều đầu sách thuộc các thể loại…
“Nên áp dụng cách chọn, phong giáo sư theo tập tục quốc tế. Mỗi giáo sư là một vị tướng đầu ngành, phải có ghế, có trách nhiệm phát triển cả ngành khoa học mình đại diện”, TS Nguyễn Xuân Xanh, Kiều bào Đức.
Hội thảo cũng đã bàn về chỉ tiêu “80% sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo” trong Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục ĐH và CĐ do UB ND TP đề ra.
Trong đó, GS. TS Lâm Thành Mỹ, Việt kiều Pháp, nguyên giảng viên ĐH Pháp cho rằng, đây là điều không thực tế, bởi thị trường lao động trí thức hay biến đổi nên mỗi cá nhân phải bắt lấy những cơ hội thăng tiến, do đó có thể thay đổi việc làm để thích nghi với cuộc sống. TS Mỹ cho rằng, nên đặt lại chỉ tiêu: 80% sinh viên tốt nghiệp có việc làm 1 năm sau khi ra trường với đồng lương và vị trí tương xứng với tấm bằng ĐH.
Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục CĐ, ĐH Việt Nam là 1 trong 6 chương trình trọng điểm mà UBNDTP. HCM đề ra trong kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011- 2015. Những ý kiến đóng góp trong hội thảo sẽ được gửi đến các cơ quan chức năng của Chính phủ và TP. HCM. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét