(Nguoiduatin.vn)
- Bà Đặng Thị Hoàng Yến là Đại biểu Quốc hội đầu tiên đề nghị xây dựng
một dự án luật trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội
khoá XIII. Dự án luật mà bà Hoàng Yến đề xuất có tên gọi là Luật Bảo vệ
quyền riêng tư.
- ĐBQH duy nhất đề xuất dự án Luật Bảo vệ quyền riêng tư
- "Quy trình hiệp thương ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến là đúng luật"
Đây
là lần đầu tiên một dự luật được đề xuất bởi một cá nhân ĐBQH. Tuy
nhiên, cũng có dư luận cho rằng bà Đặng Thị Hoàng Yến đề xuất xây dựng
luật này xuất phát từ những chuyện “điều tiếng” cá nhân khi bà bị đưa
lên mặt một số tờ báo trong thời gian qua. Xung quanh chuyện này, Nguoiduatin.vn
đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với bà Đặng Thị Hoàng Yến - chủ tịch
HĐQT Công ty Cổ phần đầu tư Tân Đức, một trong số 40 doanh nhân là Đại
biểu Quốc hội.
"Tôi cảm thấy chưa được bảo vệ đầy đủ..."
Đại biểu QH Đặng Thị Hoàng Yến. |
Thưa bà, vì lý do gì bà lại có tờ trình với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề xuất xây dựng dự án Luật Bảo vệ quyền riêng tư?
Hiện
nay có tình trạng thông tin, hình ảnh cá nhân bị khai thác, sử dụng
tràn lan nhưng không được sự cho phép của chủ nhân, dẫn đến những thiệt
hại vật chất, tinh thần của công dân nhưng chưa có đủ cơ sở pháp lý để
bảo vệ. Rồi rất nhiều người cũng bị vi phạm, chẳng hạn như có em bé học
cùng trường với con tôi tự tử chỉ vì báo chí đăng về bố nó. Chính vì
thế, bảo vệ bí mật riêng tư là cho người ta có quyền làm người thật sự.
Chứ không phải chỉ vì chuyện riêng của mình bị đăng tải trên một số tờ báo khiến bà có đề xuất xây dựng một dự án luật như vậy?
Tôi
không ngại điều ấy, nếu có nói như vậy cũng là điều bình thường. Chẳng
hạn như tôi, một người cũng có một vị trí nhất định trong doanh nghiệp,
tích cực đóng góp trong quá trình phát triển kinh tế nhưng có những
chuyện tôi cảm nhận mình không được bảo vệ. Bởi lẽ, chỉ đến khi mình bị
xâm hại như thế rồi, mình càng hiểu sự cần thiết phải được bảo vệ như
thế nào. Nếu dự án luật được chấp nhận, được ra đời thì không phải chỉ
là để cho mình mà cho tương lai, những người sau này được bảo vệ, chứ
bản thân mình đã bị xâm phạm rồi.
Vậy, thưa bà cơ sở pháp lý của dự án Luật Bảo vệ quyền riêng tư bà đề xuất là gì?
Trong
văn bản gửi đến Quốc hội, tôi rất mong Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem
xét cân nhắc tính chất cần thiết của dự án luật trong việc bảo vệ quyền
riêng tư, quyền con người đang bị lợi dụng trong khi luật pháp chưa có
các quy định rõ ràng. Cho đến nay, tôi vẫn đang chờ nhận được ý kiến
chính thức từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan thẩm tra các dự án luật
đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XIII.
“Tôi tự bỏ tiền túi để thuê chuyên gia soạn luật”
Nhưng từ trước đến nay, việc xây dựng luật chưa từng có tiền lệ khi một cá nhân đề xuất?
Bảo vệ bí mật riêng tư là cho người ta có quyền làm người thật sự. Ảnh minh họa |
Trong
chức năng của đại biểu quốc hội có chức năng làm luật, nhưng có nhiều
lý do, có thể liên quan đến tập quán nên chưa có người đề xuất thôi.
Trong hoạt động Quốc hội của ta thì đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm lại rất
nhiều nên họ không có thời gian để đề xuất xây dựng luật. Còn những đại
biểu Quốc hội chuyên trách lại "ngập đầu" trong những dự án luật của
các bộ, ngành phải thẩm tra, đóng góp ý kiến nên với dự án Luật Bảo vệ
quyền riêng tư, nhiều người cũng biết là cần thiết nhưng chưa đủ sức để
làm.
Nghĩa là những luật để bảo vệ cho quyền của con người vẫn được xếp sau những quyền bảo vệ cho lợi ích ngành, lợi ích xã hội?
Nhiều
người cũng đã nghĩ đến, nhưng họ chưa có thời gian để làm thôi, vì
những dự luật khác quan trọng hơn, cần thiết hơn, bức bách hơn. Nhiều
người nghĩ rằng bản thân con người đã tự bảo vệ được mình rồi thành ra
những luật điều chỉnh những quy định chung trong xã hội được ưu tiên
hơn. Khi tôi tham gia đại biểu Quốc hội và đề xuất Luật Bảo vệ quyền
riêng tư, tôi nghĩ rằng mình muốn đóng góp một điều gì đấy.
Vậy khi bà làm dự án luật ấy có khó khăn, vướng mắc gì không?
Ở
mình chưa có cơ chế để huy động tài chính nhằm xây dựng các dự án luật,
trong khi ở các nước khác chuyện này là hoàn toàn bình thường. Tôi cũng
có năng lực về tài chính nên mạnh dạn đề xuất. Tôi đã vận động một đội
ngũ chuyên gia gồm các luật sư, luật gia có kinh nghiệm ở trong và
ngoài nước để họ nghiên cứu, xây dựng luật.
Nếu như nhận được sự đồng ý của Quốc hội, bà sẵn sàng tự bỏ tiền túi để xây dựng dự án Luật Bảo vệ quyền riêng tư?
Chắc
chắn là như vậy! Bản thân tôi cũng tham gia và tài trợ rất nhiều cho
giáo dục. Bây giờ, nếu được Quốc hội chấp thuận, tôi sẽ trích một phần
tài chính của mình để thực hiện dự luật này. Bản thân tôi cũng không có ý
nghĩ cần phải huy động thêm tiền của người khác.
Xin cảm ơn bà!
Nguyễn My
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét