Cách đây không lâu, tôi được đọc bài Có nên “nhập khẩu” chữ cái?
Đăng trên số 137 ra ngày 27/8/2011, tôi rất vui mừng khi thấy báo Sức
khỏe&Đời Sống đã mở rộng phạm vi để đăng thể loại bài có tính chất
ngôn ngữ học này và cũng xin chúc mừng tác giả đã tìm đúng chỗ để đăng
cho có tác dụng rộng rãi.
Thế nhưng, kể cả từ khi trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, để tranh thủ sự đoàn kết toàn dân trong khi đất nước còn đang nước sôi lửa bỏng, Người cũng không gò ép phải vội vàng cải cách chữ quốc ngữ.
Hiện nay, có rất nhiều nước sử dụng bảng chữ cái La-tinh, có thêm bớt
hoặc thay đổi chút ít, kể cả về cách phát âm. Thí dụ, trong tiếng Đức,
chữ s đọc như chữ z và ngược lại, chữ z đọc như chữ s. Trong tiếng
Hungari, chữ a đọc như chữ o của ta, chữ á đọc là “a”, chữ c đọc như chữ
x, hơi rít một chút, chữ h đọc là “ha”. Trong tiếng Anh, chữ a đọc là
“ây”, chữ e đọc là i, chữ i lại đọc là “ai”, chữ b đọc là “bi”, chữ c
đọc là “xi”...
Sự thêm bớt chữ cái và thay đổi cách đọc của một số chữ cái như trên thuộc về sở quyền của quốc dân các nước đó, trên thế giới không ai được phép chỉ trích, phê phán.
Từ khi Cách mạng Tháng 8 thành công, hội Truyền bá quốc ngữ của ta phối hợp cùng Bình dân học vụ của Bộ Giáo dục đã mạnh dạn chuyển âm cho những chữ phụ âm từ những âm “ê” thành âm “ờ” như b (bê), c (xê), d (dê), đ (đê), g (giê)... thành “bờ, cờ, dờ , đờ, giờ”... để cho người dân bình thường dễ học và chóng xóa được nạn mù chữ. Đây là một sáng kiến vô cùng to lớn và hữu ích. Thế nhưng, chưa hề có ai nêu ý kiến áp dụng cách học này cho cả hệ học chính quy. Thật là một điều rất đáng tiếc.
Không biết từ bao giờ, các cháu học vỡ lòng và lớp 1 đã được học các chữ cái và đánh vần theo kiểu “Bình dân học vụ” trước đây. Tôi thật sự vui mừng khi thấy các cháu tôi cũng được thụ hưởng cách học này, vừa dễ vừa nhanh. Nhưng tôi vẫn còn lo lắng rằng trong một thời gian sau, các cháu lại phải học bảng chữ cái cũ “a, bê, xê, dê, đê…” phức tạp và khó hiểu cho những khối óc còn non nớt của các cháu.
Chúng tôi thiết nghĩ, đối với người Việt Nam chúng ta, bảng chữ cái đọc theo kiểu “Bình dân học vụ” là rất hợp lý, rất phù hợp cho mọi đối tượng học tập và nên coi đó là bảng chữ cái chính quy của tiếng Việt hiện nay. Chỉ có điều, nên hoàn chỉnh một chút, bỏ chữ “đ”, thay bằng chữ “d”, thêm chữ z, thay cho chữ “d” hiện nay, thêm chữ “w” vì đã từng được dùng nhiều từ lâu. Tóm lại, chúng ta sẽ có tổng cộng 32 chữ cái, đọc theo kiểu “Bình dân học vụ”.
Những chữ α, β, γ, δ, λ, µ… không thể để vào bảng chữ cái của tiếng Việt được vì chúng không tham gia vào việc cấu từ của chữ Việt.
Ở nước ta, có nhiều tác giả đã dùng những chữ cái mới ngoài bảng
chữ cái chính thống của chữ quốc ngữ. Trước hết, thiết nghĩ phải nhắc
đến ông Nguyễn Văn Vĩnh cách đây gần một thế kỷ đã dùng chữ cái f làm
dấu huyền (-), dùng chữ j làm dấu nặng (.), ghép chữ w với chữ u để
thành chữ ư, ghép chữ w với chữ o để thành chữ ơ trong chữ quốc ngữ mới
của mình, để không phải dùng những con dấu rời đúc bằng chì rất chóng
mòn, làm nhòe đi khi in. Những chữ f, j, w vẫn chưa có trong bảng chữ
cái tiếng Việt.
Tác giả Nguyễn Ái Quốc đã rất phóng khoáng khi bỏ chữ đ và thay chữ đ
bằng chữ d, đồng thời lấy chữ z chay cho chữ d. Thí dụ, dộc lập, zân
chủ. Người cũng đã dùng chữ k thay cho chữ c khi đứng trước các nguyên
âm a, o, ô, ơ với các chữ khi không có dấu sắc, đọc như đã có dấu sắc
thì Người cũng bỏ luôn dấu sắc. Thí dụ, dường kach mệnh. Thế nhưng, kể cả từ khi trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, để tranh thủ sự đoàn kết toàn dân trong khi đất nước còn đang nước sôi lửa bỏng, Người cũng không gò ép phải vội vàng cải cách chữ quốc ngữ.
|
Sự thêm bớt chữ cái và thay đổi cách đọc của một số chữ cái như trên thuộc về sở quyền của quốc dân các nước đó, trên thế giới không ai được phép chỉ trích, phê phán.
Từ khi Cách mạng Tháng 8 thành công, hội Truyền bá quốc ngữ của ta phối hợp cùng Bình dân học vụ của Bộ Giáo dục đã mạnh dạn chuyển âm cho những chữ phụ âm từ những âm “ê” thành âm “ờ” như b (bê), c (xê), d (dê), đ (đê), g (giê)... thành “bờ, cờ, dờ , đờ, giờ”... để cho người dân bình thường dễ học và chóng xóa được nạn mù chữ. Đây là một sáng kiến vô cùng to lớn và hữu ích. Thế nhưng, chưa hề có ai nêu ý kiến áp dụng cách học này cho cả hệ học chính quy. Thật là một điều rất đáng tiếc.
Không biết từ bao giờ, các cháu học vỡ lòng và lớp 1 đã được học các chữ cái và đánh vần theo kiểu “Bình dân học vụ” trước đây. Tôi thật sự vui mừng khi thấy các cháu tôi cũng được thụ hưởng cách học này, vừa dễ vừa nhanh. Nhưng tôi vẫn còn lo lắng rằng trong một thời gian sau, các cháu lại phải học bảng chữ cái cũ “a, bê, xê, dê, đê…” phức tạp và khó hiểu cho những khối óc còn non nớt của các cháu.
Chúng tôi thiết nghĩ, đối với người Việt Nam chúng ta, bảng chữ cái đọc theo kiểu “Bình dân học vụ” là rất hợp lý, rất phù hợp cho mọi đối tượng học tập và nên coi đó là bảng chữ cái chính quy của tiếng Việt hiện nay. Chỉ có điều, nên hoàn chỉnh một chút, bỏ chữ “đ”, thay bằng chữ “d”, thêm chữ z, thay cho chữ “d” hiện nay, thêm chữ “w” vì đã từng được dùng nhiều từ lâu. Tóm lại, chúng ta sẽ có tổng cộng 32 chữ cái, đọc theo kiểu “Bình dân học vụ”.
Những chữ α, β, γ, δ, λ, µ… không thể để vào bảng chữ cái của tiếng Việt được vì chúng không tham gia vào việc cấu từ của chữ Việt.
Nguyễn Khắc Liêu
Trưởng đơn vị Thẩm mỹ da Bệnh viện Da liễu (TP HCM), chi phí xét nghiệm da liễu có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nám, tàn nhang nhưng ...
Trả lờiXóaTại phòng khám đa khoa âu á sẽ là địa chỉ đáng tin cậy cho mọi người.