-
Khẳng định rằng nếu trong tiết học, khi đã tập trung vào bài giảng thì
giáo viên luôn hết sức cẩn trọng với từ ngữ nên rất ít sai nhưng khi trò
chuyện từ Hiệu phó, Hiệu trưởng của một số trường tiểu học vẫn liên tục
mắc lỗi nói ngọng.
Một cựu sinh viên báo chí quê ở xã Đông Hội (huyện Đông Anh) tâm sự: “Mãi lên ĐH, học cùng các bạn ở nhiều tỉnh thành mình mới biết là đang nói ngọng phụ âm “l,n”. Ngày trước thầy cô gần như không để ý, thậm chí có khi nói ngọng cùng cũng nên.
Giờ lên ĐH, bạn bè có khi cười, có khi chỉ trích nên xấu hổ lắm, cứ đến chỗ nào chuẩn bị có từ phát âm bằng những phụ âm đầu này là mình lại phải “phanh” lại, nói thật chậm”.
Một cựu sinh viên báo chí quê ở xã Đông Hội (huyện Đông Anh) tâm sự: “Mãi lên ĐH, học cùng các bạn ở nhiều tỉnh thành mình mới biết là đang nói ngọng phụ âm “l,n”. Ngày trước thầy cô gần như không để ý, thậm chí có khi nói ngọng cùng cũng nên.
Giờ lên ĐH, bạn bè có khi cười, có khi chỉ trích nên xấu hổ lắm, cứ đến chỗ nào chuẩn bị có từ phát âm bằng những phụ âm đầu này là mình lại phải “phanh” lại, nói thật chậm”.
Để dạy được các trò, trước hết giáo viên cần phải đạt chuẩn về phát âm. Trong ảnh: Trong ảnh: một tiết học của cô trò Trường Tiểu học Vĩnh Ngọc (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội). |
Nói ngọng không trừ cả Hiệu trưởng
Trong quá trình tới gặp, làm việc với một số trường tiểu học thuộc huyện Đông Anh và Mê Linh (Hà Nội) PV và các thầy cô là lãnh đạo nhà trường lại được một phen cười nghiêng ngả khi phát hiện chính các vị này vẫn còn nói ngọng, thậm chí khá nặng.
Khi được hỏi về công tác dạy HS cách luyện phát âm đúng, chuẩn, một hiệu trưởng cho biết: “Lăm lay chúng tôi mới bắt đầu triển khai việc lày. Lói chung là cũng khá vất vả nhưng phải làm quyết liệt thì mới mong thay đổi thực trạng này”. (Những từ gạch chân là lỗi phát âm của giáo viên).
Chưa hết, vị hiệu phó của trường, phụ trách chính mảng này khi trao đổi với PV cũng ít nhiều mắc lỗi nói ngọng: “Cần thiết và quan trọng là giáo viên cần thường xuyên uốn lắn cho HS. Các giáo viên khi nhận chủ trương lày cũng bàn tán khá sôi lổi”. So sánh về mức độ thì vị hiệu phó tự nhận “ít nhiều vẫn nhẹ hơn chị hiệu trưởng”.
Một vị hiệu phó ở trường tiểu học khác ngoài lỗi phát âm sai phụ âm “n” thành “l” thì còn lỗi nói nhanh hay bị vấp, khó nghe. Một vị hiệu phó khác, ở mức độ nhẹ hơn cả trong số các vị mắc lỗi phát âm thì ít nhiều có giọng khá nặng, thi thoảng phát âm sai phụ lâm “l” thành “n”.
Thông báo của Hiệu phó Trường Tiểu học Tiền Phong A (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội) Đặng Quang Hà cho biết hiện trường có hơn 20% trong tổng số 38 giáo viên của trường ít nhiều còn nói ngọng. Con số này ở Trường Tiểu học Đại Thịnh A là hơn 30% trong tổng số 20 giáo viên.
Không đưa ra con số cụ thể nhưng theo Hiệu phó Trường Tiểu học Vĩnh Ngọc (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội) Nguyễn Thị Dung con số này “vẫn còn đấy, dù không nhiều”.
Thực sự nguy hại
Nguyên nhân được đưa ra theo lý giải của lãnh đạo các nhà trường: “Do các giáo viên phần lớn là người địa phương hoặc về làm dâu tại địa phương, từ phong tục đến cả lời ăn tiếng nói hàng ngày dễ dàng thấm vào người. Nhiều chị em đôi khi nói sai nhưng không có ai phát hiện, giúp đỡ nên mặc định việc đó không sai”.
“Có thể bình thường mình giao tiếp anh nói ngọng tôi và anh cười với nhau được. Nhưng thật nguy hại khi mình là giáo viên mà còn nói ngọng vì nói rộng ra phát âm đúng thì anh mới hiểu đúng từ ấy dùng trong hoàn cảnh nào, từ đó dẫn tới những cảm thụ đúng. Ví như nói “Hà Lội” thì Hà Nội đang lụt to rồi, Cổ Loa mà thành “Cổ Noa” thì thật buồn cười” – Hiệu phó Trường Tiểu học Vĩnh Ngọc phân tích.
“Bản thân khi nói ngọng tự anh sẽ mất tự tin. Việc này sẽ ảnh hưởng nhiều tới tính mô phạm trong nhà trường” – Hiệu phó Trường Tiểu học Tiền Phong A bổ sung.
Còn theo Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Diễn (Từ Liêm, Hà Nội) Nguyễn Thị Ngọc Oanh: Thật khó chấp nhận khi giáo viên còn nói ngọng. “Giáo viên sẽ không thể tạo ra một thế hệ học sinh chuẩn khi chính mình còn chưa chuẩn. Tác động thì đơn giản và dễ thấy thôi. Ví như những cuộc gặp với phụ huynh học sinh, anh nói ngọng thì không hiểu phụ huynh sẽ nhận xét về anh như thế nào”.
Cũng theo bà Oanh: “Bây giờ thì mình không rõ lắm. Nhưng ngày trước thi vào sư phạm ngoài các môn thi kiến thức, muốn là SV của trường chúng tôi còn phải thi đọc, viết trên bảng. Nếu không qua thì không được tuyển vào. Khắt khe thế cơ mà”.
“Tôi nghĩ bản thân giáo viên khi biết mình nói ngọng đều rất ý thức họ có thể sai khi giao tiếp, song khi đứng lớp ai cũng rất cẩn trọng. Thế nên chỉ căn cứ vào việc nói ngọng mà không nhận các giáo viên về trường (nếu xét tuyển có thêm việc này) thì cũng hơi thiệt thòi cho những người giỏi thực sự” – hiệu phó Trường Tiểu học Ngô Tất Tố (xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) Nguyễn Mai Hoa chia sẻ quan điểm.
Trường tổ chức thi thơ có phụ âm “l,n”, trao quà cho giáo viên
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại Thịnh A Phạm Thị An cho biết: “Để giúp giáo viên còn nói ngọng hai phụ âm “l,n” trong các giờ sinh hoạt công đoàn hoặc tổ chuyên môn chúng tôi thường cho các giáo viên đứng lên tập nói.
Và đó không phải là những bài đọc khô khan. Trường vẫn phát động thi sáng tác thơ có chứa các phụ âm “l,n”. Mọi người sẽ lên đọc tác phẩm của mình. Thường chúng tôi khuyến khích theo lối sáng tác hóm hỉnh để mọi người dễ nghe, dễ nhớ.
Những ai còn mắc lỗi sẽ được chỉ ra và được giúp đỡ. Còn phần thưởng cho người xuất sắc có khi chỉ là tràng pháo tay hoặc món quà nho nhỏ như chiếc khăn tay, hoặc vui vẻ hơn khi có một vài gói kẹo góp vào”.
Văn Chung
Trong quá trình tới gặp, làm việc với một số trường tiểu học thuộc huyện Đông Anh và Mê Linh (Hà Nội) PV và các thầy cô là lãnh đạo nhà trường lại được một phen cười nghiêng ngả khi phát hiện chính các vị này vẫn còn nói ngọng, thậm chí khá nặng.
Khi được hỏi về công tác dạy HS cách luyện phát âm đúng, chuẩn, một hiệu trưởng cho biết: “Lăm lay chúng tôi mới bắt đầu triển khai việc lày. Lói chung là cũng khá vất vả nhưng phải làm quyết liệt thì mới mong thay đổi thực trạng này”. (Những từ gạch chân là lỗi phát âm của giáo viên).
Chưa hết, vị hiệu phó của trường, phụ trách chính mảng này khi trao đổi với PV cũng ít nhiều mắc lỗi nói ngọng: “Cần thiết và quan trọng là giáo viên cần thường xuyên uốn lắn cho HS. Các giáo viên khi nhận chủ trương lày cũng bàn tán khá sôi lổi”. So sánh về mức độ thì vị hiệu phó tự nhận “ít nhiều vẫn nhẹ hơn chị hiệu trưởng”.
Một vị hiệu phó ở trường tiểu học khác ngoài lỗi phát âm sai phụ âm “n” thành “l” thì còn lỗi nói nhanh hay bị vấp, khó nghe. Một vị hiệu phó khác, ở mức độ nhẹ hơn cả trong số các vị mắc lỗi phát âm thì ít nhiều có giọng khá nặng, thi thoảng phát âm sai phụ lâm “l” thành “n”.
Thông báo của Hiệu phó Trường Tiểu học Tiền Phong A (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội) Đặng Quang Hà cho biết hiện trường có hơn 20% trong tổng số 38 giáo viên của trường ít nhiều còn nói ngọng. Con số này ở Trường Tiểu học Đại Thịnh A là hơn 30% trong tổng số 20 giáo viên.
Không đưa ra con số cụ thể nhưng theo Hiệu phó Trường Tiểu học Vĩnh Ngọc (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội) Nguyễn Thị Dung con số này “vẫn còn đấy, dù không nhiều”.
Thực sự nguy hại
Nguyên nhân được đưa ra theo lý giải của lãnh đạo các nhà trường: “Do các giáo viên phần lớn là người địa phương hoặc về làm dâu tại địa phương, từ phong tục đến cả lời ăn tiếng nói hàng ngày dễ dàng thấm vào người. Nhiều chị em đôi khi nói sai nhưng không có ai phát hiện, giúp đỡ nên mặc định việc đó không sai”.
“Có thể bình thường mình giao tiếp anh nói ngọng tôi và anh cười với nhau được. Nhưng thật nguy hại khi mình là giáo viên mà còn nói ngọng vì nói rộng ra phát âm đúng thì anh mới hiểu đúng từ ấy dùng trong hoàn cảnh nào, từ đó dẫn tới những cảm thụ đúng. Ví như nói “Hà Lội” thì Hà Nội đang lụt to rồi, Cổ Loa mà thành “Cổ Noa” thì thật buồn cười” – Hiệu phó Trường Tiểu học Vĩnh Ngọc phân tích.
“Bản thân khi nói ngọng tự anh sẽ mất tự tin. Việc này sẽ ảnh hưởng nhiều tới tính mô phạm trong nhà trường” – Hiệu phó Trường Tiểu học Tiền Phong A bổ sung.
Còn theo Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Diễn (Từ Liêm, Hà Nội) Nguyễn Thị Ngọc Oanh: Thật khó chấp nhận khi giáo viên còn nói ngọng. “Giáo viên sẽ không thể tạo ra một thế hệ học sinh chuẩn khi chính mình còn chưa chuẩn. Tác động thì đơn giản và dễ thấy thôi. Ví như những cuộc gặp với phụ huynh học sinh, anh nói ngọng thì không hiểu phụ huynh sẽ nhận xét về anh như thế nào”.
Cũng theo bà Oanh: “Bây giờ thì mình không rõ lắm. Nhưng ngày trước thi vào sư phạm ngoài các môn thi kiến thức, muốn là SV của trường chúng tôi còn phải thi đọc, viết trên bảng. Nếu không qua thì không được tuyển vào. Khắt khe thế cơ mà”.
“Tôi nghĩ bản thân giáo viên khi biết mình nói ngọng đều rất ý thức họ có thể sai khi giao tiếp, song khi đứng lớp ai cũng rất cẩn trọng. Thế nên chỉ căn cứ vào việc nói ngọng mà không nhận các giáo viên về trường (nếu xét tuyển có thêm việc này) thì cũng hơi thiệt thòi cho những người giỏi thực sự” – hiệu phó Trường Tiểu học Ngô Tất Tố (xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) Nguyễn Mai Hoa chia sẻ quan điểm.
Trường tổ chức thi thơ có phụ âm “l,n”, trao quà cho giáo viên
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại Thịnh A Phạm Thị An cho biết: “Để giúp giáo viên còn nói ngọng hai phụ âm “l,n” trong các giờ sinh hoạt công đoàn hoặc tổ chuyên môn chúng tôi thường cho các giáo viên đứng lên tập nói.
Và đó không phải là những bài đọc khô khan. Trường vẫn phát động thi sáng tác thơ có chứa các phụ âm “l,n”. Mọi người sẽ lên đọc tác phẩm của mình. Thường chúng tôi khuyến khích theo lối sáng tác hóm hỉnh để mọi người dễ nghe, dễ nhớ.
Những ai còn mắc lỗi sẽ được chỉ ra và được giúp đỡ. Còn phần thưởng cho người xuất sắc có khi chỉ là tràng pháo tay hoặc món quà nho nhỏ như chiếc khăn tay, hoặc vui vẻ hơn khi có một vài gói kẹo góp vào”.
Văn Chung
Tin mới nhất
- Nỗi đau kép của người vợ đại gia (5 giờ trước)
- Bà tôi kể, mẹ con Cám bị đày ra biển... (15 giờ trước)
- Người soạn sách: Tại sao tôi chọn Tấm Cám? (15 giờ trước)
- 'Hà Lội' chữa 'lói ngọng' (09/11/2011)
- 100.000USD cho “ý tưởng quy hoạch khu đô thị đại học tỉnh” (08/11
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét