Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Những hình ảnh đầu tiên của Thủ tướng Yingluck tại HN

30/11/2011 18:06

(VTC News) - Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, chiều nay (30/11), Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã có mặt tại Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Theo thông lệ các nước ASEAN, nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Yingluck Shinawatra hôm nay (30/11) đã bắt đầu chuyến thăm hữu nghị đến Việt Nam.
Những hình ảnh đầu tiên của Thủ tướng Yingluck tại HN
 Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng chủ trì nghi thức tiếp đón nữ Thủ tướng Thái Lan

Những hình ảnh đầu tiên của Thủ tướng Yingluck tại HN
 

Những hình ảnh đầu tiên của Thủ tướng Yingluck tại HN

 Click xem ảnh cỡ lớn
Những hình ảnh đầu tiên của Thủ tướng Yingluck tại HN
Trước đó, ngay sát chuyến thăm, hôm 29/11, bà Yingluck đã phải nhập viện vì ngộ độc thức ăn. Người phát ngôn của chính phủ Thái Lan Titima Chaisang cho biết, ngay sau khi xuất viện vào trưa nay, bà Yingluck đã ra thẳng sân bay để sang Việt Nam như kế hoạch.

Người phát ngôn này cũng tiết lộ, khả năng nữ Thủ tướng Thái Lan không thể tham dự tiệc chiêu đãi tối nay do điều kiện sức khỏe.

Nội dung thảo luận giữa hai nước lần này sẽ bao gồm các chủ đề thương mại, đầu tư và du lịch, trong đó có đề xuất thiết lập cơ chế visa một cửa cho tất cả các quốc gia Đông Nam Á. 

Đây là chuyến thăm Hà Nội đầu tiên của bà Yingluck với tư cách Thủ tướng Thái Lan.
Bà Yingluck sinh ngày 21/6/1967, là con út trong gia đình có 9 người con của gia đình ông Lert và bà Yindee Shinawatra (con gái của Công chúa Jantip Raminkwong). Cũng như anh trai mình là cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, bà là thế hệ thứ tư trong một gia đình người Thái gốc Hoa vốn đã chuyển sang họ Shinawatra hiện nay vào năm 1938 vì các lý do chính trị.

Bà Yingluck tốt nghiệp cử nhân Khoa học chính trị và Hành chính công tại Đại học Chiang Mai năm 1988, lấy bằng Thạc sĩ Khoa học chính trị tại Đại học Kentucky, Mỹ năm 1990.

Trước đây bà Yingluck đã làm việc tại công ty Shinawatra Directories và giữ chức vụ giám đốc điều hành của công ty viễn thông di động Advanced Info Service PCL từng thuộc kiểm soát của cựu Thủ tướng Thaksin, sau này công ty đã được bán lại.

Sau khi bán Tập đoàn Shin cho Temasek Holdings, bà Yingluck rời AIS nhưng vẫn làm giám đốc quản lý Công ty TNHH SC Asset, thuộc công ty phát triển bất động sản gia đình Shinawatra.

Cuối năm 2005, bà bán tất cả cổ phiếu tại AIS. Hiện bà đang là một thành viên ủy ban và thư ký của Quỹ Thaicom.

Sau khi giành chiến thắng áp đảo trước ông Abhisit trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua, bà Yingluck được mong đợi sẽ là người đem lại hòa bình cho đất nước chùa Vàng.

Đ.L
Tin liên quan
» Ngắm nữ Thủ tướng Thái Lan đẹp như hoa
» Thủ tướng Yingluck nhập viện ngay sát chuyến thăm VN

» Lũ rút, Thủ tướng Yingluck lái máy kéo ra đồng
» Thủ tướng Yingluck lo đại hồng thủy nhấn chìm Bangkok
» Tại sao Yingluck đeo băng đen khi nhậm chức Thủ tướng?
» Quốc vương Thái Lan phê chuẩn nữ Thủ tướng Yingluck
» Bà Yingluck cùng đối thủ dính cáo buộc gian lận bầu cử
» Thái Lan đón 'triều đại' Yingluck: Tin ở hoa hồng
» 'Yingluck không phải con rối của Thaksin'
» Nữ Thủ tướng Thái Lan bỏ họp APEC để cùng dân chống lũ
» Thái Lan: Trăm phương ngàn kế chống lũ lịch sử
» 3/4 lãnh thổ Thái Lan chìm trong lũ
» Phe “áo đỏ” Thái Lan míttinh lớn ở thủ đô Bangkok
» Thái Lan: Anh em Thaksin có cơ tái ngộ tại Campuchia
Viết thảo luận


Mã xác nhận: loading...
 

Chân dung bà Yingluck Shinawatra

(VOV) - Nhân dịp Thủ tướng Yingluck có chuyến thăm chính thức Việt Nam, VOV Online xin giới thiệu một số hình ảnh về người phụ nữ quyền lực nhất Thái Lan

Bà Yingluck Shinawatra sinh ngày 21/6/1967 tại San Kamphaeng, Thái Lan. Bà là con út trong đại gia đình gồm 9 anh chị em. Hiện nay là Chủ tịch đương nhiệm của Công ty Bất động sản SC Asset Co., Ltd. có trụ sở tại Bangkok.
Tháng 5/2011, Đảng Peu Thai đã đề cử bà Yingluck là ứng cử viên cho chức vụ Thủ tướng.

Bà Yingluck rất được lòng người dân Thái Lan qua những lần xuất hiện trước đám đông.

Trong cuộc bầu cử hồi tháng 7 bà Yingluck phải cạnh tranh với Thủ tướng đương nhiệm lúc đó là
ông Abhisit.

Kết quả chính thức của cuộc bầu cử cho thấy đảng của bà giành được 265 ghế trên tổng số 500 ghế tại Quốc hội Thái Lan, tức đã quá bán để hình thành một chính phủ đa số.

Ngày 8/8/2011, Bà Yingluck được Quốc vương Bhumibol Adulyadej phê chuẩn chính thức là vị Thủ tướng Thái Lan thứ 28, cũng là nữ Thủ tướng đầu tiên.

Ngay sau khi nhậm chức, Bà đã có rất nhiều hoạt động ngoại giao đáng chú ý. Trong ảnh, bà Yingluck trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Obama tại APEC 19.

Thủ tướng Yingluck cùng các nhà lãnh đạo cấp cao trong ASEAN

Trong đợt lụt lội tại Thái Lan vừa qua, Thủ tướng Yingluck rất quan tâm tới tình hình.

Bà trực tiếp tới thăm hỏi những người dân chịu ảnh hưởng của lụt lội.

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Thái Lan Yingluck Shinawatra thăm chính thức Việt Nam ngày 30/11/2011 theo thông lệ ASEAN sau khi mới lên nhậm chức.
Cập nhật 30/11/2011 06:05:00 AM (GMT+7)
Go.vn

Bằng cấp thua 'bằng lòng'

- Trong nhiều cơ quan, không ít người làm việc kém nhưng lại giỏi chiều lãnh đạo. Có người mới phàn nàn rằng, năng lực và bằng cấp cũng không bằng "bằng lòng", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng QH Lê Như Tiến trao đổi.
Chương trình tổng thể cải cách hành chính 10 năm tới nêu đến năm 2020, lương của công chức sẽ đảm bảo cho họ và gia đình sống ở mức trung bình khá. Theo ông, mục tiêu này có khả thi? - Quan điểm của tôi là trả lương phải xứng đáng với giá trị lao động.
Tình trạng hiện nay là lương được trả chưa tương xứng. Có hai tình huống xảy ra:
Thứ nhất, phần lớn trường hợp là lương trả cho người lao động còn thấp như nhiều người đã lên tiếng. Thứ hai là vẫn còn một bộ phận mà công sức làm việc bỏ ra chưa xứng đáng với đồng lương nhận về. Có người chỉ làm việc ở mức 15 - 20% hiệu quả. Nghĩa là họ cũng có mặt 8 tiếng ở cơ quan nhưng chỉ làm những công việc cần tới 1 - 2 tiếng là xong.

  Ông Lê Như Tiến: Trước khi cải cách tiền lương, phải xem lại khâu biên chế và tổ chức. Ảnh: Minh Thăng
Nhìn chung, phải cải cách tiền lương để lương phản ánh đúng hiệu quả và giá trị người lao động. Biện pháp kèm theo là loại khỏi bộ máy những người làm việc chểnh mảng. Thay đổi tư duy trả lương theo bằng cấp thành trả lương theo vị trí và hiệu quả công việc. Chuyện trả lương theo hiệu quả công việc vốn đã được nói nhiều nhưng chưa thực hiện được là bao. Vậy ông có đề xuất gì?
- Tôi chỉ nêu ví dụ là có những chuyên viên tham mưu phải chuẩn hóa vị trí công việc cho họ. Chẳng hạn, theo quý, theo tháng, họ đã xây dựng được bao nhiêu văn bản phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành, tham mưu được bao nhiêu sáng kiến. Tất cả cần phải lượng hóa và cá nhân hóa công việc. Lãnh đạo giao đích danh công việc và ghi nhận thành quả của từng người.
Không nên duy trì cách làm như lâu nay là tập thể hóa công việc. Lãnh đạo không định ra được đầu việc cụ thể cho từng người mà chỉ đánh giá theo công sức lao động chung. Một việc được giao chung cho cả phòng nhưng thực tế trong cả phòng đó chỉ có một người duy nhất thực hiện công việc đó, những người khác không cần làm gì. Kết quả là thiệt thòi.
Ai làm việc tốt thì sếp sẽ thường xuyên giao việc và họ phải làm nhiều việc hơn những người còn lại.
Trong khi đó, tiền lương không được định giá theo công việc mà vẫn theo bằng cấp, số năm công tác. Thậm chí, thâm niên càng cao, lương càng tăng trong khi công sức bỏ ra chưa chắc đã bằng người khác.
Loại bỏ sản phẩm thừa

Về lâu dài, nếu không khắc phục tình trạng này sẽ kéo theo những hệ lụy gì, thưa ông?
- Người ta sẽ chán nản. Lương là một trong các động lực để thúc đẩy người ta phải làm việc. Nhưng cứ nhìn thực tế ở nhiều cơ quan, người không được việc thì ngồi chơi, người làm tốt thì bị giao thêm nhiều việc. Và dù có làm nhiều đến mấy, nhưng vì không phải con ông cháu cha, không cánh hẩu với các sếp nên chế độ đãi ngộ vẫn không cải thiện, thậm chí còn không bằng người khác. Đó là một sự bất công.
Nếu động lực về lương không được kích hoạt thì người lao động sẽ chán nản, trì trệ, hiệu quả lao động kém.
Vừa rồi nhiều công chức nhà nước đã bỏ ra ngoài. Không chỉ vì những nơi đó trả lương cao hơn mà còn do môi trường công tác và thăng tiến là bình đẳng.
Trong khi đó, trong môi trường nhà nước, không ít người làm việc kém nhưng lại giỏi quà cáp, biếu xén, hay chiều chuộng lãnh đạo, biết cách lấy lòng và làm vừa lòng lãnh đạo.
Cho nên nhiều người mới phàn nàn rằng, trong thời buổi hiện nay, năng lực và bằng cấp cũng không bằng "bằng lòng". Đã được sếp "bằng lòng" rồi thì chuyện năng lực, bằng cấp thế nào cũng không cần xét đến.
Nếu những hiện tượng trên vẫn còn được duy trì thì chuyện nâng lương tối thiểu có cải thiện được tình hình không thưa ông?
- Trước khi cải cách tiền lương, phải xem lại khâu biên chế và tổ chức thì cải cách mới đạt hiệu quả đồng bộ. Ví dụ để hoàn thành khối lượng công việc như vậy đáng lẽ chỉ cần ba người là đủ. Nhưng thực tế, phòng ban lại phình ra tới hơn chục người.
Phải sắp xếp lại tổ chức bộ máy, loại bỏ những người không còn cần cho bộ máy. Những sản phẩm thừa không những không có tác động gì đến quá trình phát triển mà còn cản trở sự phát triển.
Tuy nhiên, việc cắt giảm biên chế vẫn chưa đạt mục tiêu và Bộ trưởng Nội vụ đã nói tại kỳ họp Quốc hội vừa qua là từ nay đến năm 2014 sẽ cố gắng nâng mức lương tối thiểu để đáp ứng nhu cầu tối thiểu?

- Sáp nhập bộ máy không làm giảm mà còn tăng thêm số lượng người. Do đó, tôi cho rằng Chính phủ phải báo cáo với QH về kết quả giảm đầu mối, sáp nhập. Nêu các hạn chế, khó khăn để QH đánh giá xem xét và ban hành nghị quyết sau mấy năm thực hiện.
Trước mắt, trong tình hình ngân sách hạn hẹp và nền kinh tế còn khó khăn thì việc trả lương tối thiểu cho nhu cầu tối thiểu chỉ là giải pháp trước mắt. Bởi nhu cầu trong cuộc sống phải là nhu cầu tái tạo sức lao động. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu càng cao. Nếu tiền lương vẫn chỉ để đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu thì không cải thiện được tình hình và không tạo được động lực cho người lao động.
Còn theo lộ trình mỗi năm tăng thêm vài trăm nghìn đồng để cho lương vẫn lẽo đẽo theo tăng giá thì rõ ràng hiệu quả cải cách không bao nhiêu, chỉ là những giải pháp và phản ứng tình thế khi giá tăng cao quá nên anh mới nhích tiền lên chứ không trả theo đúng giá trị lao động. Do đó, nếu không thực hiện các giải pháp đồng bộ về con người thì rồi sẽ vẫn tái diễn tình trạng lách luật, tìm cách để tiêu cực, tham nhũng, chảy máu chất xám.

Lê Nhung

Kết quả khảo sát tuần trước:




Thăm dò ý kiến
Dự thảo Đề án cải cách lương cán bộ, công chức, viên chức 2012 - 2020 đưa ra 3 phương án. Theo bạn, phương án nào là tối ưu? Nếu có đề xuất khác, mời bạn gửi đến banchinhtri@vietnamnet.vn.

Ý kiến bạn đọc

Bùi Anh Tuấn, gửi lúc 30/11/2011 12:09:21
"Rất đúng": Tôi thấy hiện tượng "Bằng cấp thua bằng lòng" thường hay xảy ra trong các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước như: Bệnh viện, trường học, các sở ban ngành hành chính sự nghiệp, nó tạo ra trào lưu và xu hướng bè phái trong công sở, đẩy những người có năng lực thực sự đến với sự tiêu cực không muốn phấn đấu, mà chỉ làm ở mức "Đúng - Đủ - Chính xác". Họ làm việc một cách miễn cưỡng và không muốn thể hiện sự sáng tạo vì họ cho rằng có phấn đấu cũng vậy. Nhiều người tỏ ra bi quan thì chẳng phấn đấu và xin đi học cả đời. Ở cơ quan tôi có anh đi làm được 10 năm, thường không được lòng sếp, thế là anh ta liền xin đi học hết thạc sĩ, đến tiến sĩ.
Nguyễn ngọc Hứa, gửi lúc 30/11/2011 12:07:08
"Chấn chỉnh tuyển dụng": Phóng viên hỏi rất trọng tâm, Tiến nói rất trúng, nhưng thực hiện được như đề xuất của ông Tiến là không kém gì việc lên trời - "loại bỏ những người không còn cần cho bộ máy. Những sản phẩm thừa không những không có tác động gì đến quá trình phát triển mà còn cản trở sự phát triển". Khốn nỗi sản phẩm thừa lại là "con ông cháu cha, cánh hẩu với các sếp". Thu hút nhân tài bằng tiền lương chỉ là một trong nhiều vấn đề cần khắc phục, điều trước tiên là phải chấn chỉnh khâu tuyển dụng, làm sao tránh cho được việc tuyển dụng những "con ông cháu cha" không đủ tiêu chí chứ chưa nói đến không đủ năng lực.
Văn Lâm, gửi lúc 30/11/2011 12:01:48
"Nếu cầu thị...": Người công nhân trong nhà máy có tiêu chuẩn rõ ràng từng bậc thợ, được kiểm nghiệm, giám sát bằng chất lượng sản phẩm còn công chức, viên chức cứ thoải mái tung tăng chả ai đụng được vào nếu mình đã được vào biên chế! Đấy chính là điểm yếu nhất trong cơ chế quản lý công chức, viên chức hiện nay. Phải ngay lập tức xây dựng và áp dụng chức danh tiêu chuẩn nghiệp vụ và định biên công chức, viên chức nếu Chính phủ thực lòng cầu thị muốn có bộ máy quản lý Nhà nước trong sạch, có chất lượng.
Nguyễn Thực Hành, gửi lúc 30/11/2011 11:55:54
"Trả lương theo vị trí": Tôi rất đồng tình với ý kiến trả lương theo vị trí công việc và hiệu quả công tác, nhưng cũng cần đặt tiêu chí thi tuyển cho vị trí công việc đó, nghiêm cấm việc chạy chức chạy quyền, đồng thời cũng cần phải định lượng được khối lương công việc để căn cứ vào đó mà xác định hiệu quả.
Hoang Long_Hà Giang, gửi lúc 30/11/2011 11:59:07
"Tâm đắc": Bài viết rất hay! Đúng với thực trạng hiện nay, cải cách ở tình huống thứ hai trước. Tôi rất tâm đắc với câu "năng lực và bằng cấp cũng không bằng "bằng lòng". Đã được sếp "bằng lòng" rồi thì chuyện năng lực, bằng cấp thế nào cũng không cần xét đến".
Hoàng Thảo Bình, gửi lúc 30/11/2011 11:57:23
"Bằng lòng - Bằng cấp": Bài phỏng vấn hay quá. Trong giới công chức vẫn có câu "Được làm" và "Làm được" khác nhau lắm. "Làm được" chắc gì đã được sếp cho làm. Và "Được làm" chưa chắc là làm được. Buồn lắm.
Nguyễn Hoàng, gửi lúc 30/11/2011 11:58:30
"Nhất trí cao!": Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của ông Lê Như Tiến. Trước khi cải cách tiền lương, phải cải cách công tác tổ chức bộ máy. Phải cá nhân hóa công việc và loại bỏ những người thừa. Hiện nay, trong nhiều cơ quan nhà nước đang có rất nhiều người thừa kém năng lực, là con, em của các lãnh đạo, được bố trí làm những việc không cần thiết, thậm chí sau đó được sắp xếp làm lãnh đạo. Quản lý theo kiểu "không làm được nên phải sai cấp dưới làm", "hành là chính". Việc tập thể hóa công việc khiến một số người phải làm nhiều hơn so với những người khác nhưng lương và thưởng không có gì khác, thậm chí vì quá giỏi nên bị những người khác ghen ghét. Khi khen thưởng thì phải qua mục "bỏ phiếu kín". Rõ ràng, nếu bỏ phiếu chỉ cần đông là thắng. Điều này sẽ dẫn đến sự mất công bằng trong đánh giá và dẫn đến việc trả lương không đúng năng lực cũng như hiệu quả công việc.
 

Tin mới nhất


Các tin khác


Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Quặn lòng nghe nhà giáo kể chuyện về hưu non

- Sau ngày khai giảng năm học mới, ngày 10/9/2011, chúng tôi - hơn 140 thầy cô giáo ở cả 3 cấp học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, được Ủy ban nhân dân huyện và Phòng giáo dục mời lên họp để nghe "vận động" về hưu theo nghị định 132 của Chính phủ.
Về hưu trước tuổi, mọi chế độ được nhà nước thanh toán, người nghỉ được nhận một món tiền nho nhỏ tính theo số năm còn lại. Kể cũng tốt.
Vậy nhưng...Một thầy giáo gầy gò, sự gian khổ hiện rõ trên gương mặt, trên trang phục, phát biểu: Tôi làm nghề dạy học từ thời còn trên bom dưới đạn. Đến nay kể được nghỉ sớm cũng hay.
Vì yêu nghề nên các con - tôi đều hướng chúng theo nghề của bố. Vậy nhưng con tôi học xong sư phạm đã 2 năm nay mà không có việc làm. Nếu tôi nghỉ hưu sớm, đồng lương sẽ sụt mất hai triệu, lấy gì nuôi đứa con đã hai mươi mấy tuổi đầu đang ngồi chờ việc? Giả sử cấp trên cho con tôi đi dạy, kiếm tháng vài triệu nuôi mình để bố khỏi phải nuôi, tôi sẵn sàng về hưu.
Đó cũng là tâm sự của hơn 40 thầy cô trong số hơn 140 thầy cô có mặt hôm đó!
Về hưu. Sau hơn 30 năm làm nghề, dốc hết sức lực, nhiệt tình, tâm huyết để cống hiến cho sự nghiệp trồng người cao cả, là đến tuổi về hưu. Ở trường tôi, để có bữa cơm liên hoan chia tay với người về, mọi người phải góp lại, phần mua quà tặng, phần tổ chức bữa cơm đơn giản. Nhà trường chỉ chi tiền bữa cơm cho người về hưu và Ban giám hiệu. Còn quà tặng của nhà trường là 6 cái chén (không có ấm).
Hơn 30 năm làm nghề cao quí – 6 cái chén quà tặng lúc nghỉ hưu!
Vẫn biết nghề nhà giáo “rất đơn sơ tập giáo án gối đầu” nhưng đơn sơ quá như ở trường tôi quả giống một điều mai mỉa. Và chúng tôi nghe giải thích: được thế là cũng nhiều rồi, không có qui định nào về chế độ quà tặng cho những người nghỉ hưu!
Đầu năm học mới, dư luận cả tỉnh nóng lên về nạn lạm thu các khoản tiền trường. Giám đốc Sở Giáo dục- Đào tạo, tươi cười lên mặt báo trả lời dư luận: Sở đã có công văn hướng dẫn cụ thể các khoản thu đầu năm học, cứ theo công văn mà thực hiện. Đúng như thế thật. Đó là công văn số 768, ký ngày 08/8/2011 của Sở Giáo dục – đào tạo. Có lẽ thấy những khoản nằm trong mục “cấm vận động phụ huynh”, hoặc Giám đốc Sở “không ủng hộ” mà nhà trường vẫn thu, nên ai đó đã tưởng bở, viết thư phản ánh với báo chí.
Điều đó khiến Hiệu trưởng nổi giận.
Trong một cuộc họp toàn thể hội đồng, ông mắng chửi hết lời: người viết thư phản ánh với báo chí là người bất đồng lợi ích với nhà trường. Thấy hiệu trưởng mới mua xe ô tô, trong lòng ghen ghét không chịu nổi nên mới làm vậy. Nếu ai cứ có thói kiện cáo, tôi sẽ dùng quyền Hiệu trưởng để trả về Phòng. Nếu người kiện cáo còn trẻ, họ sẽ bố trí cho một công việc nào đó để làm. Nếu là người già, họ sẽ bắt nghỉ hưu...Chúng ta cần phải bảo vệ tập thể! Tôi cấm mọi người ngồi tụ tập với nhau để đâm chọt.
Trước đó, chúng tôi vừa cùng nhau kí vào bản cam kết, đăng kí một việc làm cụ thể “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do nhà trường phát động. Chắc ai đó muốn thể hiện mình đã thực hiên cam kết ấy. Vì vậy, việc phản ánh nhà trường lạm thu các khoản theo công văn số 768 là việc làm đúng pháp luật, là đấu tranh để bảo vệ cho sự trong sáng của nhà trường, làm cho phụ huynh ngày càng yên tâm, tin tưởng.

Vậy mà tại sao cả tập thể lại phải nghe những lời nói thiếu tính giáo dục của hiệu trưởng? Giả sử, có ai đó học theo hiệu trưởng, nói những lời tương tự với học sinh trong lúc bực bội, có được không?
  • Nguyễn Thị Hương Liên (Kỳ Anh, ngày 01/11/2011)

     

Hoài Linh cô độc - (NLĐ)

GƯƠNG MẶT ĐỀ CỬ MAI VÀNG 2011


Thứ Bảy, 26/11/2011 21:37

Là danh hài mang niềm vui đến cho nhiều người, sống có trách nhiệm với người hâm mộ và luôn sẻ chia với đồng nghiệp nhưng anh lại bảo rằng mình cô độc


Hoài Linh vai Tư Lặn trong phim Hello cô Ba. Ảnh: C.T.V
Năm 2011, khán giả có nhiều cơ hội được gặp gỡ danh hài Hoài Linh qua màn ảnh nhỏ khi anh mở rộng sang lĩnh vực điện ảnh và phim truyền hình. Ngày đi đóng phim, tối diễn hài trên các sân khấu, đôi mắt Hoài Linh trở nên thâm quầng vì thiếu ngủ. Nhưng đối với anh, niềm hạnh phúc lớn nhất là được mang tiếng cười đến cho khán giả.
Kỳ vọng của ông Tư xóm gà
Vai ông Tư trong bộ phim truyền hình dài tập Xóm gà đang phát sóng trên kênh SCTV7 của Hoài Linh nhận được sự yêu mến của đông đảo khán giả. Hoài Linh cho biết: “Vai ông Tư trong phim Xóm gà là vai diễn mà tôi tâm đắc nhất. Vì đây là một vai bi, có nhiều tình cảm phức tạp so với những vai diễn chuyên hài trước đây của tôi”.
Nhân vật ông Tư vốn là một bác sĩ, do tai nạn nghề nghiệp nên ông bị tịch thu bằng cấp và bị cấm hành nghề. Thất chí, ông bỏ bê gia đình, túng quẫn, vô tình đẩy vợ vào vòng tay của người đàn ông khác. Ông Tư chuyển đến sống ở “xóm gà” chuyên chữa bệnh cho các cô gái làm nghề bán phấn buôn hương. Mấy chục năm sau, vợ và con ông trở nên giàu có, còn ông vẫn sống ở một xóm lao động nghèo. Nỗi đau xưa càng dằn vặt khi ông gặp lại vợ con, không dám nhìn con và càng không thể nhận vợ. “Vai diễn để lại ấn tượng mạnh với khán giả tới mức khi phim phát sóng trên truyền hình, mỗi khi ra đường, mọi người thường gọi tôi “ông Tư xóm gà!” và hỏi “ông Tư khỏe không?”- Hoài Linh kể.
Từng 4 năm đoạt 5 Giải Mai Vàng (có một năm đoạt cả giải Nam diễn viên sân khấu và Giải diễn viên hài được yêu thích nhất) Hoài Linh vẫn là một trong những gương mặt sáng giá của hạng mục Diễn viên hài được yêu thích nhất của mùa Giải Mai Vàng 2011, Hoài Linh cho biết: “Mỗi năm, tôi đều đầu tư, tìm kiếm những vở diễn hay để phục vụ khán giả và “canh me” giải thưởng này”. Năm nay, ngoài các vai diễn trên sân khấu kịch, như vai ông Năm trong Thiên hạ đệ nhất nổ, Hoài Linh còn xuất hiện trong lĩnh vực phim truyền hình với các vai: ông ngoại trong Lâu đài tình ái, vai Hùng Phương trong Nợ đa tình và ông Tư trong phim Xóm gà.
Hoài Linh nói: “Phim chiếu Tết Hello cô Ba sắp đóng máy và bộ phim truyền hình dài tập Đua nhau làm giàu dự kiến chiếu vào cuối năm, tôi coi đó như “của để dành” đến mùa Mai Vàng sang năm”.
Quý trọng Mai Vàng
Đối với Hoài Linh, Giải Mai Vàng “chính là sự tổng kết đánh giá của khán giả trong suốt một năm hoạt động đối với nghệ sĩ”.
Hậu Mai Vàng năm 2010, vở Ông ngoại, bà nội hốt bạc sau khi nhận giải Vở diễn được yêu thích nhất, cứ mỗi lần kéo màn lên là khán phòng của sân khấu Nụ Cười Mới đông kín người xem. “Trong điều kiện hiện nay, việc một vở diễn luôn chật kín khán giả như vậy là rất hiếm” - Hoài Linh hào hứng kể.
“Nhận Giải Mai Vàng về, tôi xếp 5 chiếc tượng Mai Vàng trên bàn ở phòng riêng của mình. Bố mẹ tôi không chịu, đã đi  đóng một chiếc tủ kính để đặt hết mấy chiếc tượng Mai Vàng vào, lại còn xếp thêm mấy con gà nhỏ xung quanh, vì tôi tuổi gà mà! Tối đó, bố mẹ thức đợi bằng được tôi đi diễn về. Vừa mở cửa bước vào phòng, đèn bật sáng. Gương mặt bố mẹ tôi tràn đầy hạnh phúc”.
Không thích “CLB fan”
“Mùa Mai Vàng này mấy đứa con của tôi mới vui nè. Thấy báo đăng đề cử Mai Vàng một cái là nó nhắn vô facebook “bầu chọn Mai Vàng cho bố nào”. Nó điện ra tuốt miền Trung, Hà Nội, miền Tây… rủ nhau bình chọn” - anh khoe.
Vui vì thấy khán giả hâm mộ nhộn nhịp rủ nhau lên mạng bầu chọn cho mình nhưng Hoài Linh thú thật: “Tôi không thích có câu lạc bộ người hâm mộ. Tôi sợ nhất là các em từ chuyện yêu thích đến mê tín mình luôn. Tôi cũng biết rằng phải quý mến lắm họ mới làm như vậy. Chứ có ai lặn lội đêm hôm mang  cái này cái kia đến để hễ mình ho một cái là người này đưa gừng, người kia đưa nghệ cho mình. Tôi cũng la rầy các em: Thôi nha, bố tự lo được, các con đừng có làm như vậy. Bố không hợp với cái này, bố không hợp với cái kia... để các em có yêu thích thì cũng chỉ ở mức độ cho phép thôi. Hầu hết các em đang ở tuổi ăn tuổi học, lỡ nó bỏ học, nói dối gia đình bỏ đi chơi rồi có chuyện gì, lúc đó mình có hối hận cũng không kịp”.
Sống vì người khác
Với khán giả ái mộ là vậy nhưng đối với anh em đồng nghiệp dù có bận rộn đến đâu nhưng hễ ai có việc cần đến Hoài Linh là anh nhận lời giúp đỡ ngay. “Trời cho tôi khả năng này, tôi chỉ bỏ công sức một chút là được nên cái gì anh em nhờ là làm liền. Những đồng nghiệp nổi tiếng nhờ mình, mình còn giúp, không lẽ những người còn khó khăn nhờ đến mình lại bỏ? Làm thế chẳng khác nào tham phú phụ bần” - Hoài Linh tâm sự.
Mang nụ cười đến cho khán giả, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, đồng nghiệp nhưng bản thân Hoài Linh lại là người luôn cảm thấy mình cô độc. Anh kể: “Ngày xưa, mỗi lúc gặp khó khăn tôi thường tâm sự với mẹ, mỗi lần về tới nhà là thấy mình bình yên. Bây giờ mẹ đã cao tuổi, không thể tâm sự nhiều như trước, mỗi lúc buồn chuyện gì bên ngoài, tôi lên sân thượng giải tỏa bằng diễn xuất hoặc chạy lên bàn thờ thắp nhang rồi… độc thoại”. Anh tự nhận: “Tôi không cô đơn nhưng tôi cô độc, tôi thích ngồi một mình. Những lúc không phải đi quay phim, không tập vở, tôi thường đi câu cá. Nhìn cái phao nó nhấp lên nhấp xuống là đủ vui rồi”.
Không cần ăn diện
Là một nghệ sĩ nổi tiếng nhưng mỗi lúc gặp anh ngoài đường, chỉ thấy anh mặc áo sơ mi, đội mũ phớt, có lúc anh mặc quần đùi, áo thun. Anh bảo: “Tôi không cần phải ăn diện như người ta. Tướng của tôi đi mua sắm làm gì cho tốn tiền. Tôi toàn mặc quần đùi, áo thun thì mua ở đâu mà không có, người ta đổ đống ngoài đường, lựa mấy cái về mặc là xong. “Bo đì” của tôi có đẹp đâu, đập bẹp một cái là người đi đường người, quần áo đi đường quần áo, mặc đồ đắt tiền làm chi cho phí”.
Ngân Hoa
[Quay lại]
2 ý kiến
  • minh huy
    26/11/2011 23:48
    Nhìn mặt vừa xấu vừa khổ nhưng không hiểu tại sao giàu như vậy... Vừa diễn viên vừa đạo diễn hài, bi thì ai qua mặt được.
  • muopdangcnn@yahoo.com
    26/11/2011 23:57
    Không cô đơn nhưng cô độc! Nghe mà đau thật! Anh sống giữa rừng khán giả hâm mộ từ đầu tới dép mà anh còn cảm thấy cô độc thì quả là đời thê thái! Anh nói đúng! Tận thâm căn thì bất kỳ ai cũng có lúc thấy mình thật cô độc, không cách chi phủ lấp sự cô độc, dù tiền có cao như núi, tình có sâu như biển đi nữa... Khi buồn ngước lên trời và than trời ơi. Khi vui cũng ngước lên trời vuốt lẹ giọt nước mắt mừng tủi. Khi ngủ thì khuôn mặt vẫn ngước hướng về trời cao... Em mong anh lúc nào cũng thấy được khoảng trời bao la, tình người hải hà và rất nhiều người cần đến sự chia sẻ của anh. Khi cô độc, anh ra đầu xóm, ngoắc đại ông bán vé số và dẫn ông ấy đi ăn bánh canh giò heo... Ôi đời vui như Tết. Việc làm bình thường mà ý nghĩa phi thường. Chúc anh luôn hòa đồng với những cảnh nghèo để thấy anh thật là may mắn và hạnh phúc. Đừng buồn anh nhé.

Công khai kết quả xác minh về đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến - (VN Economic)


NGUYỄN VŨ
26/11/2011 20:02 (GMT+7)
picture Bà Đặng Thị Hoàng Yến tại nghị trường.
E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: facebook twitter google rss
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi kết quả xác minh về đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến đến tất cả các vị đại biểu để thông báo công khai với cử tri trong tiếp xúc cử tri sau kỳ họp.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết thông tin này tại buổi họp báo tổng kết kỳ họp Quốc hội chiều 26/11.

Theo thông tin từ một số cơ quan truyền thông, bà Đặng Thị Hoàng Yến, đại biểu Quốc hội tỉnh Long An đã từng bị khởi tố ngày 2/3/1998 vì tội danh “cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” và “chiếm đoạt bí mật Nhà nước”, sau đó bỏ trốn sang Mỹ và bị truy nã.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao cho Ban Công tác đại biểu của Quốc hội tiến hành thẩm tra tư cách đại biểu đối với bà Yến và đến nay đã có kết luận.

Kết quả xác minh “cơ bản là không có vấn đề gì”, ông Phúc cho biết.

Cũng theo ông Phúc, ngày 21/11 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Bộ Công an báo cáo và thấy rằng nhiều vấn đề báo nêu chưa đúng.

Các cơ quan chức năng đã xác nhận, bà Đặng Thị Hoàng Yến chưa bị khởi tố bị can trong vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước năm 1998. Cũng không có tài liệu hay chứng cứ nào xác định bà Yến tham gia đường dây chuyển tiền ra nước ngoài .

Bà Yến chỉ bị cấm xuất cảnh trong thời hạn 2 năm để phục vụ cho công tác điều tra vụ án, Chủ nhiệm Phúc cho biết.

Về một vấn đề đang chờ được tiếp tục xác minh là vụ ly hôn giữa đại biểu Yến và Việt kiều Trần Jimmy, ông Phúc cho hay, do thủ tục và quy trình tố tụng chưa đúng với quy định của pháp luật nên Tòa án nhân dân tỉnh Long An đã kỷ luật một vị thẩm phán liên quan.

Kết quả xác minh các vấn đề còn lại của đại biểu Yến sẽ được báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước 31/12/2012.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Tân Đức, là một trong số 38 doanh nhân trúng cử vào Quốc hội khóa 13. Trước kỳ họp thứ hai, bà Yến đã đề xuất xây dựng Luật Bảo vệ quyền riêng tư.

Dự này luật này đã được đưa vào chương trình chuẩn bị của chương trình xây dựng dự án luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa 13. Nhưng sau đó đã được đưa ra khỏi chương trình do phạm vi điều chỉnh, chính sách, nội dung cơ bản chưa được làm rõ.
Thứ Bảy, 26/11/2011, 09:18 (GMT+7)
Nhiều nỗi âu lo
TT - Sự rời rạc, thiếu sôi động trong phiên chất vấn người đứng đầu ngành giáo dục ngày 24-11 gieo vào dư luận một nỗi lo dai dẳng. Đến bao giờ giáo dục mới thật sự đổi thay, xứng đáng là bệ phóng cho đất nước cất cánh? Công cuộc cải cách giáo dục sẽ tiến hành ra sao khi sau bao nhiêu đóng góp tâm huyết của các chuyên gia, của dư luận xã hội, những người đứng mũi chịu sào dường như vẫn thong thả, an nhàn “đi sau cuộc sống”?
Bất cập của giáo dục được nêu lên quá ngổn ngang, từ giáo dục mầm non đến phổ thông, đại học rồi đào tạo liên kết sau đại học... Động đến đâu, đại biểu, cử tri âu lo đến đấy. Nhưng phiên chất vấn được kỳ vọng sẽ giải tỏa những bức xúc lâu nay, sẽ trao đổi, gợi mở và hiến kế hữu hiệu rốt cuộc chỉ là màn hỏi đáp rời rạc. Sự thiếu lửa có thể thuộc về tính cách, cũng có thể là phương pháp để người trả lời “hóa giải” những câu hỏi hóc búa, làm “nguội” đi những vấn đề “nóng”. Đã bảy lần Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng - chủ tọa kỳ họp - phải nhắc vị bộ trưởng trả lời trúng nội dung câu hỏi.
Thật ra, giáo dục đang tràn đầy hi vọng vào cơ hội đổi thay. Cơ sở vật chất được đầu tư tốt hơn, nhiều cơ sở đào tạo không thiếu thầy giỏi, điều kiện hợp tác quốc tế đang rộng mở. Lớp trẻ khát khao học tập trong một đất nước có truyền thống trọng học trọng tài đang được thắp lửa bởi những hình mẫu mới như Ngô Bảo Châu bên cạnh Steve Job hay Bill Gates... Và điều quan trọng là cả xã hội trong đó có nhiều người có uy tín từng là lãnh đạo ngành giáo dục đều lên tiếng khẳng định cải cách không thể chậm trễ, đó là trách nhiệm với tương lai.
Những ngổn ngang để lại sau gần ba giờ chất vấn có thể sẽ thành nỗi thất vọng kéo dài nếu ngành giáo dục từ chối cơ hội cải cách triệt để đã chín muồi. Làm sao cử tri có thể yên lòng khi lãnh đạo ngành không biến diễn đàn Quốc hội thành nơi sẻ chia những trăn trở, công bố những kế hoạch dài hạn, khơi dậy niềm hi vọng đổi thay ở một lĩnh vực chất chứa nhiều bức xúc? Làm sao những người quan tâm đến giáo dục có thể vui khi đất nước đi vào hội nhập vẫn với một nền giáo dục chắp vá và còn quá nhiều tồn tại, yếu kém?
Tất nhiên, bên ngoài phòng họp, cuộc sống vẫn tiếp diễn. Giáo dục vẫn lấp lánh hi vọng từ những người thầy tài năng, đức độ, từ những tấm gương học trò vượt khó đi lên, những tài năng tầm vóc quốc tế làm rạng danh đất nước... Truyền thống hiếu học vẫn là mạch nguồn nuôi dưỡng dân tộc vượt qua thử thách, khi những ông bố bà mẹ nghèo vật vã mưu sinh vẫn luôn ý thức chắt chiu những gì tốt đẹp nhất cho con cái ăn học nên người. Như thế, giáo dục lẽ ra là niềm hạnh phúc của dân tộc thì lại là nỗi lo lắng, hụt hẫng kéo dài bởi những bất cập cố hữu của ngành vẫn hiển hiện qua nhiều nhiệm kỳ với không biết bao nhiêu phiên chất vấn...
NGỌC HÀ

Cặp đôi hoàn hảo: Ai gục ngã trước vòng chung kết?

26/11/2011 05:41

(VTC News) – Cuộc thi Cặp đôi hoàn hảo (CĐHH) chỉ còn một đêm thi nữa là tới vòng chung kết. 4 cặp còn lại sẽ phải tranh 3 vé vào chung kết. Sẽ có một cặp bị loại là cặp nào?
4 cặp thí sinh xuất sắc nhất CĐHH gồm Đoan Trang – Trấn Thành, Cù Trọng Xoay – Phương Linh, Đàm Vĩnh Hưng – Kim Thư và Ngọc Anh – Quách Ngọc Ngoan sẽ tranh tài vào tối chủ nhật (27/11) để giành 3 vé vào vòng chung kết xếp hạng. Như vậy, sau đêm thi bán kết, sẽ có 1 cặp phải nói lời chia tay khán giả. Cùng điểm lại các sự kiện để đoán xem trong 4 cặp này, ai sẽ là người ra đi?

Trong 4 cặp thí sinh nói trên, càng về những đêm thi cuối thì 2 cặp nổi bật nhất vẫn là Đoan Trang - Trấn Thành và Đàm Vĩnh Hưng – Kim Thư.
Cặp đôi hoàn hảo: Ai gục ngã trước vòng chung kết?
 Đoan Trang - Trấn Thành diễn Thằng gù nhà thờ Đức Bà

Liên tiếp giành điểm số cao ngất từ ban giám khảo, cặp Đoan Trang – Trấn Thành đang chứng tỏ họ là ứng cử viên sáng giá nhất của cuộc thi. Trong đêm thi thứ 6 vừa qua, cặp này đã lập kỷ lục về điểm số ở cả 2 tiết mục.

Ở phần thi acoustic, Đoan Trang - Trấn Thành thể hiện chồng 2 ca khúc rất ăn ý Ngẫu hứng sông Hồng (Trần Tiến) và Ôi quê tôi (Lê Minh Sơn). Họ đã chinh phục được toàn bộ ban giám khảo, giành số điểm tuyệt đối 40 dù phần diễn đánh trống không phải là “độc và lạ” mà đã được Minh Anh – Minh Ánh sử dụng rồi.

Phần thi ở thể loại Musical (thể loại nhạc kịch), Đoan Trang – Trấn Thành thể hiện một phần của vở kịch nổi tiếng thế giới Thằng gù nhà thờ Đức Bà của Victor Hugo hết sức cảm động.

Vai cô vũ nữ xinh đẹp Esmeralda cũng đã từng được Đoan Trang thể hiện cùng “thằng gù Quasimodo”  Y Garia trong đêm nhạc mang chủ đề Notre Dame de Paris (Thằng gù nhà thờ Đức Bà Paris) vào tháng 4/2011. Nhưng với trích đoạn Con chim son trong chiếc lồng diễn cảnh nàng Esmeralda bị tên cha xứ giam cầm và được thằng gù Quasimodo cứu thoát, Đoan Trang – Trấn Thành đã sáng tạo để cho 2 nhân vật nhìn thấy nhau và cảnh thằng gù bị bọn lính bắt khác với nội dung vở kịch. Cả 2 đã đầu tư rất công phu khi đem nguyên chiếc lồng sắt lên sân khấu và tái hiện không gian kịch rất sinh động.
Cặp đôi hoàn hảo: Ai gục ngã trước vòng chung kết?
 Không gian kịch sinh động của Đoan Trang - Trấn Thành

Trấn Thành nhập vai thằng gù Quasimodo thành công đến nỗi nhạc sỹ Lê Minh Sơn có lúc chảy cả nước mắt và khâm phục vì thí sinh không ngửa cổ lên nhưng vẫn hát giọng cao được. Đoan Trang – Trấn Thành đã chọn lựa rất khôn ngoan vì riêng phần nội dung cốt truyện của vở kịch đã chinh phục cảm xúc của khán giả rồi. Chỉ thiếu 1 điểm của đạo diễn Lê Hoàng thì họ đạt số điểm tuyệt đối lần nữa. Đây là cặp mà năng lực bình đẳng với nhau nhất và đảm bảo tốt cả 2 yếu tố ca hát và chiêu trò từ đầu cuộc thi tới giờ

Trong buổi rap nhạc chiều 25/11, Đoan Trang – Trấn Thành chọn 2 ca khúc là Quạt giấyGiận anh cho đêm thi bán kết. Cả 2 tập luyện rất kỹ, lâu nhất trong 3 cặp có mặt, cùng với cặp Đàm Vĩnh Hưng – Kim Thư và Phương Linh – Cù Trọng Xoay. Có thể nói, với phong độ như hiện tại thì Đoan Trang – Trấn Thành cầm chắc tấm vé vào chung kết tranh ngôi.
Cặp đôi hoàn hảo: Ai gục ngã trước vòng chung kết?
“Thầy – trò” Đàm Vĩnh Hưng – Kim Thư Tin ở hoa hồng
Sau đêm thi với chiêu hoán đổi giới tính thành công được khán giả bầu chọn nhiều nhất, Đàm Vĩnh Hưng – Kim Thư được khán giả chờ đợi nhất.
Tuy nhiên, bản acoustic Cho em một ngày (Dương Thụ) khởi đầu của cặp này áp chót với 35 điểm, hơn cặp ít điểm nhất Phạm Văn Mách – Văn Mai Hương chỉ 1 điểm. Kim Thư rất tích cực luyện thanh nên đã tiến bộ rất nhiều nhưng vẫn còn những điểm yếu, nhất là hát sợ sệt, chưa đam mê như đạo diễn Lê Hoàng nhận xét.

Tới tiết mục musical, “thầy – trò” Đàm Vĩnh Hưng – Kim Thư rất biết tận dụng cơ hội khi lấy nội dung từ vở Tin ở hoa hồng (Edicaf) nhằm đúng ngày 20/11 và nhận được những lời có cánh. Tuy nhiên, “chiêu” này đã cũ và chưa có gì đặc biệt nên cũng chỉ được 38 điểm, đồng hạng áp chót với cặp Ngọc Anh – Ngọc Ngoan. Luôn được kỳ vọng cho ngôi vô địch nhưng lần này, suýt nữa cặp Đàm Vĩnh Hưng – Kim Thư giành vé… về!

Đêm thi bán kết tới, Đàm Vĩnh Hưng – Kim Thư thể hiện ca khúc Tình phai và bài hit của Mr. Đàm Nửa vầng trăng.

Cặp này cũng tập luyện rất công phu, rất “sung”: Mr. Đàm thì yêu cầu tay trống “chơi cho banh trống luôn”, còn Kim Thư thì vừa hát vừa nhảy rất sung. Đây là những tiết mục hứa hẹn sẽ làm “nổ tung” nhà thi đấu Phan Đình Phùng vào chủ nhật này (27/11). Những bài hit của Mr. Đàm thường có lượng fan khổng lồ nên chiếc vé vào chung kết không có gì là khó với cặp này.
Cặp đôi hoàn hảo: Ai gục ngã trước vòng chung kết?
Phần thi AcousticTình đảo xa - Biển hát chiều nay của GS Xoay - Phương Linh

Cặp đôi GS Xoay - Phương Linh hầu như không có chiêu trò gì nhiều từ đầu chương trình tới giờ. GS Xoay ôm guitar hát giản dị phần acoustic Tình đảo xa - Biển hát chiều nay cũng không có gì mới mẻ, chỉ có là anh đã… cạo râu. Tuy nhiên, phần thi này lại rất ý nghĩa khi hát về biển đảo, lính đảo.

Phần Musical của cặp này thì chỉ có hình thức là bắt mắt, còn khả năng ca hát lại gây ra tranh cãi cho ban giám khảo.

Can you feel the love tonight được rút ra từ bộ phim hoạt hình Lion king được cặp đôi Xoay – Linh hóa trang thành hai con hổ. Đạo diễn Lê Hoàng “chờ nghe tiếng hổ lại nghe tiếng mèo”, trong khi nhạc sỹ Lê Minh Sơn cho rằng “Đinh Tiến Dũng hát hay nhất trong tất cả các đêm tôi nghe”.

May thay, cặp GS Xoay - Phương Linh giành được nhiều bình chọn nhất của khán giả nên xếp hạng nhì đêm thi, sau cặp Đoan Trang – Trấn Thành và vào thẳng bán kết.

Ở đêm thi tới, cả 2 thể hiện bài hit của Phương Linh – Cơn gió lạ và ca khúc từng đình đám gắn với “nữ hoàng dance” Thu Minh và quán quân VN Idol Uyên Linh – Đường cong. Ca khúc này từng gây chú ý cho công chúng nhưng nó đã được mặc định thành công với 2 tên tuổi kể trên nên rất khó để tìm một giọng ca thể hiện hay hơn. Đây là một thử thách lớn cho cặp này khi chọn dự thi.
Cặp tranh vé vào chung kết cuối cùng là Ngọc Anh – Ngọc Ngoan. “Song Ngọc” từng gây đình đám với nụ “hôn lâu” trên sân khấu và có bước đột phá ngoạn mục ở đêm thi thứ 5 vừa qua, khi mà rất nhiều dự đoán cặp này sẽ giành “vé rớt”. 

Không có chiêu trò gì nhưng “song Ngọc” đã thể hiện sự hòa quyện, ăn ý, giọng hát tốt hơn trong Đường xa ướt mưa (Đức Huy) và All i ask of you (Trích từ vở kịch Bóng ma trong nhà hát). Ban giám khảo đều hết lời khen ngợi và cặp này giành tổng điểm 76, xếp thứ 2 đêm thi sau Đoan Trang – Trấn Thành 79 điểm. Lợi thế nhất của Ngọc Anh – Ngọc Ngoan là ngoại hình đẹp, cân xứng nhất trong tất cả các cặp.

Trong đêm bán kết, “song Ngọc” chọn 2 ca khúc trình diễn đối lập về phong cách: Yêu thương mong manh nồng nàn, lãng mạn vốn là sở trường và Ngọn lửa cao nguyên với chất rock không phải là sở trường. Cả 2 người Bắc kẻ Nam nên khó khăn khi tập luyện hơn các cặp khác.
Cặp đôi hoàn hảo: Ai gục ngã trước vòng chung kết?
  “Song Ngọc” là cặp ngoại hình đẹp nhất và rất ăn ý
Như vậy, với tình hình hiện nay, cặp GS Xoay - Phương Linh và Ngọc Anh – Ngọc Ngoan sẽ phải tranh chiếc vé còn lại để vào chung kết.
Mỗi cặp có một lợi thế riêng: GS Xoay - Phương Linh hiện có lượng fan có vẻ đông đảo hơn và “song Ngọc” có lợi thế về ngoại hình, sự tiến bộ rõ rệt của Ngọc Ngoan nên cơ hội dành cho 2 cặp là 50/50.

Nhưng đó chỉ là những phân tích theo diễn biến bình thường hiện tại, không thể chắc chắn vì những bất ngờ vẫn có thể xảy ra ở cuộc thi.

Cả 2 cặp GS Xoay - Phương Linh và Ngọc Anh – Ngọc Ngoan đang được cho công chúng chú ý hơn nữa vì chuyện “lùm xùm” mà một số báo khui ra, cho rằng Phương Linh “đá đểu” Ngọc Anh giả tạo trên facebook.

Sau đêm thi thứ năm CĐHH (20/11), Phương Linh đã đăng tải trên Facebook mình những dòng tự sự:
"Sao VN mình cứ hay có tư tưởng chia tay phải ôm hôn thắm thiết, khóc lóc, kể lể... Mình càng vào sâu hơn những vòng trong phải mừng chứ (Mừng vì mình xứng đáng được đi tiếp, mừng vì cặp đôi mình không bị loại...). Có rất nhiều lý do để phải vui chứ. Tâm trạng của tôi ra sao tôi sẽ thể hiện như vậy, tôi sẽ không gò ép mình đâu.

Làm người sống chẳng được bao lâu, tôi sẽ sống hết mình và cố gắng để thật lòng nhất. Tôi sẽ không vì những nhận định kiểu vậy để thay đổi điều gì cả. Bạn cũng hãy như thế đi. Vui hơn nhiều!''.


Những dòng này khiến nhiều người nghĩ đến việc Ngọc Anh ôm chầm an ủi Văn Mai Hương đang rơi nước mắt khi bị loại khỏi cuộc thi.

Tuy nhiên, trên trang facebook của mình, Ngọc Anh chia sẻ:
“Cả nhà mình ơi, đôi khi cũng chỉ là một câu nói, chứ không có ý gì đâu... nên đừng suy nghĩ đa chiều quá. Phương Linh chỉ nói theo cảm nhận chứ Ngọc Anh nghĩ không có ý gì đâu".
Ngọc Anh và Phương Linh đã từng là đối thủ ở cuộc thi Sao Mai 2005 và Sao mai điểm hẹn 2006 và hiện giờ là CĐHH.
Trong đêm bán kết, “song Ngọc” chọn 2 ca khúc trình diễn đối lập về phong cách: Yêu thương mong manh nồng nàn, lãng mạn vốn là sở trường và Ngọn lửa cao nguyên với chất rock không phải là sở trường. Cả 2 người Bắc kẻ Nam nên khó khăn khi tập luyện hơn các cặp khác. Lợi thế nhất của Ngọc Anh – Ngọc Ngoan là ngoại hình đẹp, cân xứng nhất trong tất cả các cặp.
Phượng Hoàng
Ảnh: Lý Võ Phú Hưng

Người Việt “khoe hàng” từ bao giờ? - (VNN)


Khi các giáo sĩ phương tây sang Việt Nam truyền đạo vào đầu thế kỷ XVII, họ rất ấn tượng với tổ chức gia đình, tục thờ cúng tổ tiên, và nền nếp Nho giáo của làng. Họ nhận thấy cấu trúc gia đình Việt ràng buộc bởi những chuẩn mực đạo đức được chấp thuận rộng rãi (đạo lý), rằng người đứng đầu gia đình có thẩm quyền giải quyết mọi xung đột bên trong gia đình…
Gia hiến, gia giáo xưa
Alexandre de Rhodes cho rằng một hệ thống (đạo lý) như vậy nếu có ở châu Âu sẽ làm giảm đi tới ¾ số vụ kiện. Những người (Việt) giàu có nhiều vợ và cha mẹ nghèo phải bán con để trả nợ, nhưng gắn bó về (tình cảm và) nghĩa vụ cha con, anh chị em trong gia hệ là vô cùng bền chặt (theo Rome và các sứ mạng truyền giáo, tác giả Chapoulie).


Một quán bar ở miền nam thời tạm chiếm.
Nhưng nếu như ở Nhật hơn trăm năm trước, kẻ cắp bị chôn sống cùng với… cả họ (từ Việt: “cả lò”) nhà mình, kể cả đứa bé nằm trong bụng người con dâu, thì ở Việt Nam, hình phạt gọt đầu bôi vôi dành cho phụ nữ có hoang thai. Và khoe thân xác, khác với ở châu Âu lúc đó đã có thể xem như “tốt đẹp bày ra”, những cặp ngoại tình Việt tới giữa thế kỷ XX, nếu bị phát hiện, vẫn có thể phải chịu hình phạt lột trần như nhộng giữa làng, rồi trói lên bè chuối thả trôi sông… Họ khó có hy vọng được ai cứu.
Thách thức đầu tiên về một hình tượng “nuy”, nhưng kiểu Tây, có thể là Đấu xảo (Triển lãm thuộc địa) năm 1902. Theo tác giả Jean Ajalbert trong Những định mệnh của Đông Dương (Les destinées de l’Indochine, xuất bản 1911), trong gian Mỹ thuật nước Pháp, đã có cả đám người đứng ngẩn ra, hoặc ngượng ngùng che miệng cười trước tấm hình khoả thân, “Người Annam xem ra còn chưa biết tất cả những gì là cơ thể phụ nữ…”. Thời đó, phụ nữ Việt mặc áo cài tới tận cổ và gấu quần phải chấm mắt cá chân.
Nhưng tệ nạn DAI BAY (đi vệ sinh ở nơi công cộng) thì cho tới hôm nay vẫn còn dai dẳng, cho dù nó thể hiện chủ yếu ở đàn ông. Người nước ngoài cho tới hôm nay vẫn không “tiêu hoá” được sự công khai và tuỳ tiện này của các công tử “Hà lội”, ở nhiều góc phố tại Thủ đô văn hiến.
Ràng buộc bởi tập quán
Trong tiến trình “Mỹ hoá” ở miền Nam Việt Nam trong chiến tranh Đông Dương lần thứ II, các tác giả phương Tây vẫn muốn chỉ rõ sự khác biệt giữa “gái ba” ở các đô thị, và phụ nữ Việt Nam.



Thoát y trong một căn cứ Mỹ ở Đà Nẵng, 1967.
Tác giả Richard West trong Thắng lợi ở Việt Nam (Victory in Vietnam) viết rằng không mấy phụ nữ Việt nam, kể cả những ai học tiếng Anh, chấp nhận “lối sống Mỹ”.
West viết:“Phái nữ Việt không hút thuốc, hoặc uống rượu; họ trinh trắng, tiết hạnh; khi khiêu vũ, họ muốn nhảy các điệu tango, rumba cổ, hay foxtrots, hơn là uốn éo một cách lười nhác theo cách mà hiện nay người Mỹ gọi là nhảy (dance). Tất cả những phụ nữ Việt đều nhất quyết mặc áo dài.

Khi tạp chí Playboy ra một số báo về phụ nữ châu Á, trong khi đại diện của nước khác ở châu này hoặc khoả thân, hoặc nửa khoả thân, một phụ nữ Việt Nam (được chụp) vẫn mặc áo dài, kín cổ, dài tay, và chấm đến đầu gối.
Sau sự kiện này, diễn viên điện ảnh Kiều Chinh (được thể hiện mặc áo dài dân tộc trên Playboy) nói rằng cô ta đã giận dữ khi thấy ảnh mình xuất hiện cùng trang với các phụ nữ (nước khác) không mặc quần áo. Cùng kỳ với hàng ngàn phụ nữ Việt làm gái mại dâm cho lính Mỹ, Playboy đã không thể thuyết phục được một diễn viên, một người mẫu, hoặc một nữ thư ký người Việt nào thoát y. Người Việt bảo thủ về trang phục đến mức đề xuất làm trễ cổ áo dài xuống một inch sẽ làm nổ ra một cuộc tranh luận tương đương với tranh cãi ở phương Tây về áo tắm không có nửa trên (topless swim – suit)… Các tranh luận vẫn tiếp tục, nhưng (tới năm 1974), vẫn chưa hề có đề xuất rằng người Việt sẽ chuyển sang mặc các trang phục phương tây”.
Thần “đô la” giáng thế
Tuy nhiên, chỉ thế hệ tới lúc đó đã trưởng thành có cơ đứng vững. Từ năm 1965 chính quyền VNCH cho phép các giải trí trường kinh doanh nghề mại dâm. Nghề tú bà, ma cô từng hình thành từ thời quân đội viễn chinh Pháp, nay công khai phát triển.
Cùng với sự xuất hiện của đồng đô la, lan tràn các quán rượu kiểu Mỹ, hộp đêm, nhà chứa, phòng tắm hơi… Tại đây công khai trao đổi xác thịt, kể cả kiểu đồng tính, mãi xoá đi những điệu vũ thướt tha và chuyện tình “dị chủng” vụng trộm, hoa lá cành kiểu Pháp, tự truyện Continenetal Saigon (xuất bản 1976) của chủ cũ của Hôtel Cotinental đổi phận thành nhà văn Phillippe Franchini, than thở.
Nhưng tìm gạch nối cho hai phong cách ăn chơi Pháp và Mỹ đâu có thiếu. Chẳng hạn, các quán ba có nhảy go – go khá phổ biến ở miền Nam Việt Nam. Đây là điệu nhảy à gogo tiếng Pháp, có nghĩa là (chơi) hết mình, thoải mái (abudance, galore). Vũ nữ có khi mặc hai mảnh, thậm chí một mảnh (topless).
Theo báo Tiền tuyến, Sài Gòn 11/12/1969 nửa triệu lính Mỹ, như trên trời rớt xuống, tiêu tới 30 triệu USD/tháng (tính trượt giá - khảng hơn 200 triệu USD hôm nay). Đây là hiện tượng được các cơ cấu đánh giá thời cuộc của chính quyền Sài Gòn cho là đã làm “thay đổi bộ mặt xã hội miền Nam”, khi một bộ phận dân cư làm “dịch vụ” tại những nơi quân đội nước ngoài trú đóng kiếm tiền “dễ dàng” hơn .
Trong những thay đổi lớn nhất chắc phải kể đến nhân sinh quan. Từ nay, sắc đẹp, kể cả nhờ đồng tiền (mỹ viện), là “tư bản”, xác thịt là hàng hoá. Khoe xác thịt là quảng cáo, là show hàng. Rải rác trong lưu trữ của Mỹ là các tin, ảnh về “thoát y phục vụ binh lính Mỹ” thời tạm chiếm.
Nhảy với… thần chết
Dịch vụ giải trí, theo các tác gia phương tây, là điểm nhấn của hoạt động kinh doanh ở miền Nam thời tạm chiếm. Nhưng nó còn là sự vỡ oà về nếm trải lạc thú theo kiểu yến tiệc trong nguy nan của cả một số người Việt, như chiêm nghiệm cảm giác mạnh một cách “sành điệu”.



Một ban nhạc rock ở Biên Hoà thờii tạm chiếm.
Cuốn “Cuộc chiến của Australia ở Việt Nam” (Vietnam The Australian war, NXB Happer Collins, 815 trang), tác giả Paul Ham đã dành cả một chương mang tên “R&R” (rest and relaxation) để nói về nghỉ ngơi - giải trí của quân đội viễn chinh phe Mỹ tại Nam Việt Nam. Sách có đoạn viết về Sài Gòn những năm cuối thập kỷ 60: “Bên những đại lộ lớn, rợp bóng những hàng cây, cánh nhà giàu Việt Nam mở những tiệc tùng phô phang, đàng điếm, với sò huyết, rượu Pháp, gan ngỗng (foie gras), và trứng cá ngập bàn, trong khi dân đen chui rúc trong những ổ chuột dựng từ vỏ hộp Coke đập bẹt, trệu trạo nắm cơm chim.
Bên bờ sông, rạp Majestic và khách sạn Continental, công trình rập khuôn theo thềm lục địa (Continental Shelf), vẫn còn khét mùi của mốt “nhái” theo Pháp (faux - French) đã suy tàn. Chúng là sân chơi của trác táng thâu đêm, với vài xen có thể mua nổi cả một bạn nhảy tango. Tình dục, á phiện, cờ bạc, nhảy đầm và rock’n roll được xài dữ, theo phong cách Hoàng đế Xê za. ‘Tiệc tùng, yến ẩm, hội hè liên miên’, một nữ y tá người Úc thốt lên, ‘cả Sài Gòn như đều ngấu nghiến những thời khắc mông muội giát vàng của cái thành phố hoang dâm vô độ này, dù vẫn cảm nhận được rằng ngày tận diệt (apocalypse) đã cận kề’.
Được bộ máy chiến tranh của Mỹ tài trợ, mọi thứ thú vui đã xả láng đến mức khản giọng. Nam Việt Nam đã có một quá khứ đủ hùng hậu để làm hài lòng ông chủ Mỹ theo cung cách chợ đen, với hối lộ, đút lót là luật chơi phổ biến…”
Các tác giả phương Tây cho rằng dịch vụ thoát y là cung xuất hiện đáp ứng nhu cầu thanh toán được của các cụm quân viễn chinh. Vẫn theo Richard West, người Mỹ nhận thấy phụ nữ Việt “vụ lợi và có khuynh hướng thương mại (mercenary and commercially minded)”.
Tác giả Paul Ham kể “một vũ nữ ‘hàng ngoại’ (exotic) đến ‘khoe hàng’ (strutted her stuff) trên sân khấu ở trại lính Úc (ở Việt Nam). Đột nhiên, cô gái Việt nhỏ nhắn này giật bỏ cái xu chiêng, cưỡi lên vai một cảnh sát chiến đấu to như bò mộng, ngả người ra đằng sau hắn, và bắt đầu làm tình giả vờ với cái cổ của tay MP này... Đám đông lính tráng sôi lên, chồm lên phía sàn diễn, để rồi bị cảnh sát chiến đấu và ‘các cha tuyên uý giận dữ’ chặn đứng”.
Mới biết một tập thể, từng được dạy dỗ cả về tình dục học và kỹ năng sống, vẫn phải được canh giữ về phần xác, bởi cảnh sát vũ trang, và phần hồn, bởi các linh mục khổ hạnh. Nhưng đám đông lính tráng vẫn “nóng máy”, đến mức súng đạn đã nhiều lần nổ trong các sô diễn này. Truyền thông phương Tây cho hay diễn viên Cathy Wayne đã thiệt mạng trong một vụ như vậy ngay trên sàn diễn.
Năm 1975, Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Nam Việt Nam trên những “chiếc trực thăng cuối cùng”. “Người Mỹ ra đi, nhưng đồng đô la ở lại”, truyền thông Pháp chiêm nghiệm. Ai đó vẫn tìm cách show hàng không vì nghệ thuật đâu, chủ yếu vì tiền xanh thôi.
  • Lê Đỗ Huy (thuật)

     

Tin mới nhất


Các tin khác