Hiệu trưởng chuyển 41 giảng viên đi... quét rác
Mới đảm nhiệm chức vụ không lâu, Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật công
nghiệp Thái Nguyên Phan Quang Thế đã điều chuyển 41 cán bộ, giảng viên
làm việc không đúng chuyên môn.
“Nỗi sỉ nhục trong đời giảng dạy”
Báo NTNN nhận được đơn thư tố cáo ông Phan Quang Thế - Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên đã liên tiếp ra các quyết định điều chuyển 41 cán bộ, giảng viên thôi giảng dạy để làm việc tại các lĩnh vực khác, trái chuyên môn...
Thầy Nguyễn Hồng Quang - vốn là giảng viên bộ môn Giáo dục thể chất (thuộc Khoa Cơ bản) bức xúc kể: “Từ 1.1.2008, tôi được nhà trường ký hợp đồng lao động không thời hạn làm giảng viên bộ môn Giáo dục thể chất. Trong quá trình giảng dạy, tôi không hề bị kỷ luật gì. Tháng 8.2010, tôi thi đỗ cao học tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1.
Bất ngờ ngày 17.11.2011, tôi nhận được quyết định điều chuyển sang Phòng Quản trị - Phục vụ”. Sau khi bị thuyên chuyển, thầy Quang được phân công vào tổ Thiết bị và được “ưu ái” giao cho nhiệm vụ quét giảng đường.
Theo lời thầy Quang, thầy phải quét 8 phòng mỗi ngày. Sau một thời gian đấu tranh cũng như được sự giúp đỡ của đồng nghiệp, thầy Quang mới được chuyển sang làm nhiều công việc hơn như quét dọn sân tennis, nhà thi đấu, khuân bàn ghế…
“Đây là nỗi sỉ nhục trong cuộc đời giảng dạy của tôi. Người nhà tôi cũng bị sốc, còn tôi bị giảm cân vì suy nghĩ quá nhiều” - thầy Quang rơm rớm nước mắt.
Cách đây hơn 2 tháng, thầy tiếp tục được các “sếp” chỉ đạo thôi không phải quét rác nữa mà “được” đóng, mở sân nhà thi đấu và dạy kiêm nhiệm 2 lớp.
Đổ lỗi cho... cấp dưới
Sau khi nhận được thông tin tố cáo ông Phan Quang Thế, phóng viên Báo NTNN đã liên hệ với ông Thế để trao đổi trực tiếp, nhằm làm rõ những tố cáo của tập thể giảng viên trong trường. Nhưng không hiểu vì lý do gì, ông Thế cố tình né tránh trách nhiệm, đẩy qua cho cấp dưới.
Tại buổi làm việc với báo chí, PGS-TS Nguyễn Như Hiển - Phó Hiệu trưởng
Trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên thừa nhận: “Trong thời gian
qua, nhà trường có ra quyết định điều chuyển 41 cán bộ, giảng viên sang
một số bộ phận khác nhưng phục vụ cho mục đích, yêu cầu công việc chung
của nhà trường”.
Ông Hiển tỏ vẻ trách móc cán bộ giáo viên của trường: “Điều chuyển cán bộ giảng viên của trường là quyền của hiệu trưởng, nếu anh nào không làm được thì báo cáo thẳng, trả lại quyết định, nhà trường sẽ xem xét xử lý trường hợp đó. Sao lại đi nói ra ngoài?”.
Khi được hỏi, việc thuyên chuyển cán bộ, giảng viên sang bộ phận, lĩnh vực, chuyên môn khác đúng quy định hay không, ông Hiển thừa nhận: Đúng là có sự vội vàng, đường đột trong việc điều chuyển cán bộ. Tuy nhiên, ông Hiển lại đổ lỗi này là do “các phòng ban cấp dưới làm máy móc, cứng nhắc, thiếu kinh nghiệm, chưa tiếp xúc với những người bị điều chuyển… nên đã gây phản ứng không đáng có”.
Về thông tin các giảng viên tố cáo ông Hiệu trưởng Thế ưu ái cho em trai mình thầu nhà ăn, con gái dễ dàng đi nghiên cứu trong khi gây khó cho các giảng viên khác, ông Hiển cho biết: “Khu vực nhà ăn của trường được anh Hưng - em ruột thầy Thế - vào thầu. Nhà trường miễn thu 6 tháng đầu cho anh Hưng. Nhà ăn này là quần thể 4 phòng ăn, phục vụ mỗi ngày 2.000 SV của trường. Ông Hiển không bình luận việc hiệu trưởng để em trai vào “thầu” nhà ăn thì có vi phạm nguyên tắc quản lý hay không”.
Nhiều giáo viên bày tỏ bức xúc về quyết định điều chuyển trái chuyên môn của lãnh đạo Trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên. |
“Nỗi sỉ nhục trong đời giảng dạy”
Báo NTNN nhận được đơn thư tố cáo ông Phan Quang Thế - Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên đã liên tiếp ra các quyết định điều chuyển 41 cán bộ, giảng viên thôi giảng dạy để làm việc tại các lĩnh vực khác, trái chuyên môn...
Thầy Nguyễn Hồng Quang - vốn là giảng viên bộ môn Giáo dục thể chất (thuộc Khoa Cơ bản) bức xúc kể: “Từ 1.1.2008, tôi được nhà trường ký hợp đồng lao động không thời hạn làm giảng viên bộ môn Giáo dục thể chất. Trong quá trình giảng dạy, tôi không hề bị kỷ luật gì. Tháng 8.2010, tôi thi đỗ cao học tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1.
Bất ngờ ngày 17.11.2011, tôi nhận được quyết định điều chuyển sang Phòng Quản trị - Phục vụ”. Sau khi bị thuyên chuyển, thầy Quang được phân công vào tổ Thiết bị và được “ưu ái” giao cho nhiệm vụ quét giảng đường.
Theo lời thầy Quang, thầy phải quét 8 phòng mỗi ngày. Sau một thời gian đấu tranh cũng như được sự giúp đỡ của đồng nghiệp, thầy Quang mới được chuyển sang làm nhiều công việc hơn như quét dọn sân tennis, nhà thi đấu, khuân bàn ghế…
“Đây là nỗi sỉ nhục trong cuộc đời giảng dạy của tôi. Người nhà tôi cũng bị sốc, còn tôi bị giảm cân vì suy nghĩ quá nhiều” - thầy Quang rơm rớm nước mắt.
Cách đây hơn 2 tháng, thầy tiếp tục được các “sếp” chỉ đạo thôi không phải quét rác nữa mà “được” đóng, mở sân nhà thi đấu và dạy kiêm nhiệm 2 lớp.
Đổ lỗi cho... cấp dưới
Sau khi nhận được thông tin tố cáo ông Phan Quang Thế, phóng viên Báo NTNN đã liên hệ với ông Thế để trao đổi trực tiếp, nhằm làm rõ những tố cáo của tập thể giảng viên trong trường. Nhưng không hiểu vì lý do gì, ông Thế cố tình né tránh trách nhiệm, đẩy qua cho cấp dưới.
Ngoài sai sót trong việc luân chuyển giảng viên, ông
Thế còn cho chặt hết cấy cối ở trong phạm vi toàn trường và đào các cây
đa do lãnh đạo Đảng, Nhà nước trồng khi về thăm và làm việc với trường.
|
Ông Hiển tỏ vẻ trách móc cán bộ giáo viên của trường: “Điều chuyển cán bộ giảng viên của trường là quyền của hiệu trưởng, nếu anh nào không làm được thì báo cáo thẳng, trả lại quyết định, nhà trường sẽ xem xét xử lý trường hợp đó. Sao lại đi nói ra ngoài?”.
Khi được hỏi, việc thuyên chuyển cán bộ, giảng viên sang bộ phận, lĩnh vực, chuyên môn khác đúng quy định hay không, ông Hiển thừa nhận: Đúng là có sự vội vàng, đường đột trong việc điều chuyển cán bộ. Tuy nhiên, ông Hiển lại đổ lỗi này là do “các phòng ban cấp dưới làm máy móc, cứng nhắc, thiếu kinh nghiệm, chưa tiếp xúc với những người bị điều chuyển… nên đã gây phản ứng không đáng có”.
Về thông tin các giảng viên tố cáo ông Hiệu trưởng Thế ưu ái cho em trai mình thầu nhà ăn, con gái dễ dàng đi nghiên cứu trong khi gây khó cho các giảng viên khác, ông Hiển cho biết: “Khu vực nhà ăn của trường được anh Hưng - em ruột thầy Thế - vào thầu. Nhà trường miễn thu 6 tháng đầu cho anh Hưng. Nhà ăn này là quần thể 4 phòng ăn, phục vụ mỗi ngày 2.000 SV của trường. Ông Hiển không bình luận việc hiệu trưởng để em trai vào “thầu” nhà ăn thì có vi phạm nguyên tắc quản lý hay không”.
- Theo Thắng Quang (báo Nông thôn ngày nay)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét