Dạy thêm vẫn là thu nhập chính
05/04/2012 3:11
Dạy thêm - học thêm là một nhu cầu có thật nên dù Bộ GD-ĐT có
quy định quản lý theo chiều hướng hạn chế, nhưng trên thực tế việc này
vẫn diễn ra công khai.
Đăng ký trước một năm
Chúng tôi tới lớp dạy thêm môn vật lý của thầy L.D.Đ - giáo viên Trường THPT Gia Định trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Trừ thứ hai và thứ sáu không có lớp học, các ngày còn lại trong tuần thầy dạy mỗi ngày từ 1 - 3 ca, riêng thứ bảy, chủ nhật dạy cả ngày. Học sinh (HS) học 2 buổi/tuần, mỗi buổi khoảng 90 phút, học phí khoảng 1,5 triệu đồng/3 tháng/HS. Lớp học của thầy từ 40 - 50 HS, mỗi tháng thu nhập từ việc dạy thêm cũng hơn 50 triệu đồng. Tuy vậy, vào học lớp của thầy cũng không dễ. Thông thường chỉ HS nào theo học từ lớp 10 mới có cơ hội học chuyển tiếp lên, còn HS mới xin học giữa chừng thì rất khó.
HS tại TP.HCM đều biết đến lớp dạy thêm ở Q.Phú Nhuận của giáo viên
một trường THPT chuyên. Để được vào những lớp của thầy, ngay từ đầu năm
lớp 8, phụ huynh đã phải đăng ký để có chỗ học cho con em khi vào lớp 9.
Thầy dạy thêm chuyên nghiệp đến nỗi tạo riêng một website để thông báo
thời khóa biểu cho từng năm học.
Cũng là giáo viên của một trường THPT chuyên tại TP.HCM nhưng thầy N.H dạy từng nhóm tối đa 10 HS theo yêu cầu. Đây chủ yếu là những HS con em gia đình khá giả và như lời thầy thì có em nhà giàu "không thể tưởng tượng". Phụ huynh tự đứng ra tổ chức lớp, tìm địa điểm phù hợp, tự thu học phí, thầy chỉ việc đến dạy và cuối tháng nhận thù lao. “Nói chung thu nhập cao hơn gấp nhiều lần lương giáo viên. Thu nhập của tôi như vậy là ít chứ có giáo viên chỉ cần vài năm dạy thêm đã mua biệt thự trong nội thành", thầy H. thông tin.
Có cả trợ giảng
Theo lời giới thiệu, chúng tôi tìm tới lớp dạy thêm tiếng Anh của thầy N.C.D đường Huỳnh Văn Bánh, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Lớp học là phòng khách của gia đình và khoảng sân trước nhà. Khi giảng bài, thầy thường đứng sát cổng và dạy 2 lớp cùng một lúc. Có ngày, HS đông quá, thầy quản không nổi thì nhờ một "trợ giảng" tên Lan quản lý lớp nhỏ bên trong. Do vậy mà tiếng giảng bằng micro bên ngoài của thầy hòa cùng với lời giảng của cô Lan bên trong nhiều khi tạo thành tạp âm, HS rất khó phân biệt. HS học 2 buổi/tuần, mỗi buổi 90 phút, tùy từng khối lớp, học phí dao động từ 130.000 đến 150.000 đồng/tháng. Trung bình mỗi tháng khoảng 10 lớp, mỗi lớp khoảng 50 HS. Với mức học phí như trên, hằng tháng thầy thu nhập khoảng 75 triệu đồng.
Khi đề nghị nhận định một cách khách quan về việc dạy thêm - học thêm, thầy N.H cho biết: "Từ khung chương trình của Bộ GD-ĐT, hiện nay trường nào cũng tổ chức soạn giáo án có khối lượng bài tập gấp 10 lần sách giáo khoa. Vì vậy, để giải quyết hết khối lượng bài tập, HS phải tìm thầy cô hướng dẫn cho mình cách làm bài. Bên cạnh đó, lý do quan trọng hơn cả là nếu chỉ chăm chăm vào sách giáo khoa thì HS khó có thể đậu ĐH vì khoảng cách giữa đề thi tốt nghiệp và đề thi tuyển sinh ĐH như một trời một vực. Thế nên HS chỉ còn cách là đi học thêm".
Do đó, bao năm qua việc dạy thêm-học thêm bị xã hội lên án nhưng chưa
khi nào giải quyết được một cách triệt để. Ông Võ Anh Dũng - Hiệu
trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), từng chia sẻ với báo
chí về vấn đề này rằng: "Nếu nói đó là hệ lụy của chương trình học hiện
nay quá nặng thì chưa đủ mà cốt lõi của vấn đề này nằm ở chỗ chế độ thi
cử, tuyển sinh cũng như kế hoạch phân luồng HS ở bậc học phổ thông chưa
tốt. Vì vậy, hầu hết HS đều có tâm lý tốt nghiệp THPT là phải vào ĐH
trong khi lối vào bậc học này vô cùng nhỏ hẹp. Thế nên việc dạy thêm -
học thêm sẽ còn tiếp tục diễn ra".
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hiệu trưởng các trường có trách nhiệm quản lý việc DT của giáo viên. Một hiệu trưởng khẳng định: “Đây là nhiệm vụ bất khả thi vì mỗi trường có hàng trăm giáo viên mà địa bàn cư trú khác nhau, có người tổ chức dạy tại nhà, có người thuê địa điểm, có người đến nhà HS… hiệu trưởng nào kiểm tra cho xuể. Trong khi đó luật Viên chức cho phép người lao động được làm thêm ngoài giờ hành chính những việc thuộc chuyên môn của mình. Thế nên, nhà nước cấm cũng rất khó". Có hiệu trưởng còn cho biết thêm: "Dù xã hội không đồng tình nhưng nhu cầu HS vẫn nhiều và thu nhập của việc làm này không hề thấp. Chi bằng, hãy coi đó là một nghề. Cũng như ngành y, bác sĩ được mở phòng khám tư thì đến lúc nhà nước cũng có quy định cụ thể về việc mở lớp học thêm. Quyền quản lý, giám sát thuộc các địa phương từ cấp phường, xã trở lên. Nếu địa điểm nào tổ chức lớp dạy không có phép thì xử lý".
Đăng ký trước một năm
Chúng tôi tới lớp dạy thêm môn vật lý của thầy L.D.Đ - giáo viên Trường THPT Gia Định trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Trừ thứ hai và thứ sáu không có lớp học, các ngày còn lại trong tuần thầy dạy mỗi ngày từ 1 - 3 ca, riêng thứ bảy, chủ nhật dạy cả ngày. Học sinh (HS) học 2 buổi/tuần, mỗi buổi khoảng 90 phút, học phí khoảng 1,5 triệu đồng/3 tháng/HS. Lớp học của thầy từ 40 - 50 HS, mỗi tháng thu nhập từ việc dạy thêm cũng hơn 50 triệu đồng. Tuy vậy, vào học lớp của thầy cũng không dễ. Thông thường chỉ HS nào theo học từ lớp 10 mới có cơ hội học chuyển tiếp lên, còn HS mới xin học giữa chừng thì rất khó.
Thu nhập của tôi như vậy là ít chứ có giáo viên chỉ cần vài năm dạy thêm đã mua biệt thự trong nội thành |
||
Một giáo viên dạy thêm |
||
Cũng là giáo viên của một trường THPT chuyên tại TP.HCM nhưng thầy N.H dạy từng nhóm tối đa 10 HS theo yêu cầu. Đây chủ yếu là những HS con em gia đình khá giả và như lời thầy thì có em nhà giàu "không thể tưởng tượng". Phụ huynh tự đứng ra tổ chức lớp, tìm địa điểm phù hợp, tự thu học phí, thầy chỉ việc đến dạy và cuối tháng nhận thù lao. “Nói chung thu nhập cao hơn gấp nhiều lần lương giáo viên. Thu nhập của tôi như vậy là ít chứ có giáo viên chỉ cần vài năm dạy thêm đã mua biệt thự trong nội thành", thầy H. thông tin.
Có cả trợ giảng
Theo lời giới thiệu, chúng tôi tìm tới lớp dạy thêm tiếng Anh của thầy N.C.D đường Huỳnh Văn Bánh, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Lớp học là phòng khách của gia đình và khoảng sân trước nhà. Khi giảng bài, thầy thường đứng sát cổng và dạy 2 lớp cùng một lúc. Có ngày, HS đông quá, thầy quản không nổi thì nhờ một "trợ giảng" tên Lan quản lý lớp nhỏ bên trong. Do vậy mà tiếng giảng bằng micro bên ngoài của thầy hòa cùng với lời giảng của cô Lan bên trong nhiều khi tạo thành tạp âm, HS rất khó phân biệt. HS học 2 buổi/tuần, mỗi buổi 90 phút, tùy từng khối lớp, học phí dao động từ 130.000 đến 150.000 đồng/tháng. Trung bình mỗi tháng khoảng 10 lớp, mỗi lớp khoảng 50 HS. Với mức học phí như trên, hằng tháng thầy thu nhập khoảng 75 triệu đồng.
Khi đề nghị nhận định một cách khách quan về việc dạy thêm - học thêm, thầy N.H cho biết: "Từ khung chương trình của Bộ GD-ĐT, hiện nay trường nào cũng tổ chức soạn giáo án có khối lượng bài tập gấp 10 lần sách giáo khoa. Vì vậy, để giải quyết hết khối lượng bài tập, HS phải tìm thầy cô hướng dẫn cho mình cách làm bài. Bên cạnh đó, lý do quan trọng hơn cả là nếu chỉ chăm chăm vào sách giáo khoa thì HS khó có thể đậu ĐH vì khoảng cách giữa đề thi tốt nghiệp và đề thi tuyển sinh ĐH như một trời một vực. Thế nên HS chỉ còn cách là đi học thêm".
Lớp học thêm tiếng Anh tại nhà một giáo viên ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: M.L |
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hiệu trưởng các trường có trách nhiệm quản lý việc DT của giáo viên. Một hiệu trưởng khẳng định: “Đây là nhiệm vụ bất khả thi vì mỗi trường có hàng trăm giáo viên mà địa bàn cư trú khác nhau, có người tổ chức dạy tại nhà, có người thuê địa điểm, có người đến nhà HS… hiệu trưởng nào kiểm tra cho xuể. Trong khi đó luật Viên chức cho phép người lao động được làm thêm ngoài giờ hành chính những việc thuộc chuyên môn của mình. Thế nên, nhà nước cấm cũng rất khó". Có hiệu trưởng còn cho biết thêm: "Dù xã hội không đồng tình nhưng nhu cầu HS vẫn nhiều và thu nhập của việc làm này không hề thấp. Chi bằng, hãy coi đó là một nghề. Cũng như ngành y, bác sĩ được mở phòng khám tư thì đến lúc nhà nước cũng có quy định cụ thể về việc mở lớp học thêm. Quyền quản lý, giám sát thuộc các địa phương từ cấp phường, xã trở lên. Nếu địa điểm nào tổ chức lớp dạy không có phép thì xử lý".
6 điểm mới trong Dự thảo quy định quản lý dạy thêm - học thêm Ông Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ GD Trung học Bộ GD-ĐT, cho biết Dự thảo quy định quản lý dạy thêm - học thêm sắp ban hành có 6 điểm mới: 1. Không được cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm hoặc dạy thêm trước những nội dung mà giờ chính khóa sẽ dạy. 2. Quy định thời lượng dạy thêm cho một HS/tuần, số tiết/ buổi học và thời gian của mỗi tiết học đối với từng cấp học. 3. Đối với dạy thêm - học thêm trong nhà trường: - HS muốn học thêm phải tự viết đơn xin học thêm gửi nhà trường; cha mẹ HS (hoặc người giám hộ) có con em xin học thêm phải trực tiếp ký, ghi nội dung cam kết với nhà trường. - Nhà trường phải phân loại HS theo học lực và tổ chức dạy thêm theo nhóm trình độ HS (không tổ chức lớp dạy thêm - học thêm theo các lớp học chính khóa). - Giáo viên muốn dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm, nhà trường xét duyệt danh sách, phân công giáo viên, xếp thời khóa biểu dạy thêm phù hợp với trình độ HS. 4. Đối với dạy thêm - học thêm ngoài nhà trường, tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức hoạt động dạy thêm - học thêm phải ký cam kết với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt điểm dạy thêm - học thêm về thực hiện đúng các quy định dạy thêm - học thêm và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm - học thêm; phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin công cộng của địa phương (xã, phường, thị trấn) và tại địa điểm tổ chức dạy thêm trước khi thực hiện dạy thêm về: giấy phép dạy thêm - học thêm, danh sách người dạy thêm, danh sách người học, nội dung, chương trình dạy thêm - học thêm, thời khóa biểu, mức thu tiền học thêm. 5. Một số nội dung trước đây giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản quy định thì lần này được quy định thống nhất trên toàn quốc như: quy định tổ chức hoạt động dạy thêm - học thêm trong và ngoài nhà trường; thu và quản lý tiền học thêm; tiêu chuẩn đối với người dạy thêm; thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm - học thêm; thời hạn, gia hạn, thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm - học thêm... 6. Quy định cụ thể hơn về trách nhiệm quản lý dạy thêm - học thêm của các cấp chính quyền từ cấp tỉnh, huyện đến xã; các cấp quản lý giáo dục từ sở, phòng GD-ĐT đến các cơ sở giáo dục; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm - học thêm và của người dạy thêm.
Tuệ Nguyễn (ghi)
|
Bích Thanh - Minh Luân
Từ khóa
BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (2)
Thu Nga - TPHCM
Học
thêm không phải nhu cầu bức thiết. Học thêm theo phong trào, học thêm
do sợ con mình bị đì, học thêm do thấy ai cũng đầu thư học thêm, học
thêm do lo sợ kiến thức truyền đạt ở trường không đủ như nơi dạy
thêm.....hàng trăm lý do để học thêm và xét cho cùng học thêm vì ai cũng
dạy thêm. Nếu B GDĐT nghiêm cấm dạy thêm và giáo viên chú tâm giảng dạy
ở lớp, học sinh học gì thi nấy trong chương trình học ở trường thì chắc
chắn một điều không phụ huynh nào muốn con mình đi học thêm.
Dương Văn Ngọc - Huyện Long Điền BRVT
Việc
"dạy thêm, học thêm" là một vấn đề nan giải của ngành GD trước sự phản
ánh của dư luận phụ huynh về những tiêu cực về phía GV khi tổ chức lớp!
Nhưng cấm hay không cấm GV dạy thêm? Bộ từng chỉ đạo cấm GV dạy thêm
nhưng vẫn có GV vi phạm không quản lý xuể và nay thì không cấm do Luật
Viên chức cho phép người lao động có quyền làm thêm ngoài giờ hành chính
nên quản lý chặt việc dạy thêm bằng pháp lý.
Nhìn vào sự thật, tiêu cực xảy ra do con người chứ không do đồng lương chi phối! Nhiều công chức có thu nhập cao vẫn tham nhũng nhưng nếu đồng lương quá thấp không đáp ứng đủ nhu cầu thì xảy ra tiêu cực! Các em HS tiếp thu bài chưa kịp, trình độ hạn chế... nếu không có lớp dạy thêm thì làm sao có điều kiện nâng cao năng lực học tập của mình? GV nhờ dạy thêm mới tăng thu nhập để cải thiện đời sống, bù đắp sức lao động để có điều kiện giảng dạy trên lớp tốt hơn! Đôi bên đều có lợi.
Chuyện GV dạy thêm hàng tháng thu vào hàng chục, hàng trăm triệu là số ít ở các TP lớn. Đa số GV chúng tôi ở vùng núi, vùng nông thôn khi tổ chức dạy thêm chỉ để giúp các em yếu kém chứ còn thu nhập thì lèo tèo vài em, mỗi em thu được 150-200 nghìn/tháng, thậm chí có em quá nghèo phải dạy "từ thiện", thì hàng tháng tăng thu nhập cao lắm cũng 2-3 triệu...là cùng!
Nhìn vào sự thật, tiêu cực xảy ra do con người chứ không do đồng lương chi phối! Nhiều công chức có thu nhập cao vẫn tham nhũng nhưng nếu đồng lương quá thấp không đáp ứng đủ nhu cầu thì xảy ra tiêu cực! Các em HS tiếp thu bài chưa kịp, trình độ hạn chế... nếu không có lớp dạy thêm thì làm sao có điều kiện nâng cao năng lực học tập của mình? GV nhờ dạy thêm mới tăng thu nhập để cải thiện đời sống, bù đắp sức lao động để có điều kiện giảng dạy trên lớp tốt hơn! Đôi bên đều có lợi.
Chuyện GV dạy thêm hàng tháng thu vào hàng chục, hàng trăm triệu là số ít ở các TP lớn. Đa số GV chúng tôi ở vùng núi, vùng nông thôn khi tổ chức dạy thêm chỉ để giúp các em yếu kém chứ còn thu nhập thì lèo tèo vài em, mỗi em thu được 150-200 nghìn/tháng, thậm chí có em quá nghèo phải dạy "từ thiện", thì hàng tháng tăng thu nhập cao lắm cũng 2-3 triệu...là cùng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét