Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

KIẾN TÁNH !

KIẾN TÁNH !
Một chủ đề khiến bao nhiêu cao thủ tu hành từ đầu có tóc đến đầu trọc đã nhảy vào nhảy ra với những thoại đầu nhức đầu, lật ngữa lật nghiên công án, tham tham và tham. Nay mình cũng xin tham gia tham cùng chư vị.
Khi 6 căn tiếp xúc 6 trần thì phát sanh 6 thức, bây giờ khi mắt nhìn thấy các sắc trần, thì liền sanh nhãn thức để nhận diện sắc trần, nhãn thức có thì kéo theo các cảm thọ phát sanh ( thân có khổ, lạc, xả bên trong ý có hữu ưu và xả ).
Khi có cảm thọ thì liền có (tham, sân, si ) khởi sinh nên sẽ làm cho các chấp trước (thiện, ác, cái tôi, chấp pháp cứng nhắt, chấp vào yên lặng bất động) phát sinh, do các sự chấp trước đó, sẽ làm đà cho các pháp hành trong vô minh nên dẫn tới nghiệp, do nghiệp lực đã khởi, nên tạo sức mạnh đẩy thức nghiệp phải sanh trở lại để nhận lấy quả báo. Tất cả những điều trên là những tác động đưa đến tái sanh, tương tục chẳng hồi ngừng nghĩ, từ vô thỉ đến vô chung.
Qua đây, cho thấy tất cả chủng tử nghiệp đều từ các vọng tâm ( tâm thức, vô minh, ái dục, phiền não ), chính do các duyên đó che khuất ánh sáng của bản tánh sáng tỏ từ vô thỉ, nên chúng sanh vọng chạy theo các vọng duyên đó ( duyên khởi, duyên diệt ) mà đánh mất bản tâm của chính mình, vậy thì ngay nơi khi thấy được bản tâm thì sẽ đốn thấy chân như bản tánh ( chân như Phật tánh )
Nói tâm đó là hàm chỉ cả vọng tâm và chân tâm.
Nói Phật Tâm đó chính là chân tâm vì một chữ Phật chỉ sự cùng tột của chân tâm.
Nên khi các câu : Phật tức Tâm, Tâm tức Phật thì đó là cách chỉ cùng tột của bản thể không phải là chỉ vọng tâm vậy.
Nên các chư vị tổ sư chân chính họ lập ngôn lại cho việc dụng diễn thuyết đó là Tánh , chữ Tánh này hàm chỉ sự thường, hàm chỉ tự vốn chẳng sanh nay cũng chẳng diệt, nên khác với thường kiến của ngoại đạo.
Tôi định nghĩa các tập chủng về vọng tâm như thế này : là tập hợp các quá trình từ cái nhìn sai lệch, cái tư duy sai lệch của Nhân Quả, do chẳng xuyên suốt Nhân Quả từ thô thiển đến vi tế ấy nó tạo nên tất cả các chủng tử của nghiệp thức được phát khởi do có nghiệp nên phải chuyển sanh để thọ báo lấy tôi phước, rồi huân tập các vọng ấy vào tàng thức từ vô thỉ tạo nên tập khí xâu dày, đó chính là vô minh, ái dục, phiền não. Do đó, người chưa Thấy Tánh ( kiến tánh ) thì mọi góc nhìn, mọi góc độ tư duy thảy đều là vọng tưởng từ thô thiển đến vi tế .
Vậy thế nào là Thấy Tánh ?
Thấy Tánh ( kiến tánh ) là tập hợp tất cả các góc nhìn chân chánh (chánh kiến, chánh tư duy) đó là sự nhìn xuyên suốt từ Nhân thẳng đến Quả của con mắt Huệ giác vậy. Huệ ở đây hàm chỉ sự sáng tỏ, sáng suốt, con mắt Huệ này nó thấy, nó nghe, nó hay, nó biết, chẳng nhiễm muôn cảnh dù cho lục căn tiếp xúc lục trần, tự tại vô ngại, chẳng xứ sở phương hướng. Do đó, cái nhìn của Huệ là cái nhìn sáng tỏ nhất, chẳng bị ái dục và vô minh chi phối, đây là cái Thấy của tánh thấy, tánh nghe, tánh hay, tánh biết. Như vậy, góc nhìn của tánh biết, tánh hay, tánh thấy, tánh nghe nơi Huệ đó là vô niệm ( niệm sáng tỏ ), đây là chơn tánh thường tự tại.
Người thấy tánh ( Huệ ) luôn trong chánh niệm ( luôn ý thức được việc làm trong mọi thời không phát sanh nghiệp, thấu suốt Nhân Quả ) tức chẳng có vọng niệm khởi sanh, các góc nhìn thảy đều là chân chính luôn đúng với thật tướng các pháp.
Định nghĩa : Tâm ý thức và huệ tuy có chức năng khác nhau, nhưng chúng là một từ góc nhìn ấy ra trần cảnh, chỉ là thức bị vọng tưởng ( ái dục, vô minh, phiền não) chi phối nên chẳng nhìn thấy rỏ, biết rỏ về Nhân và Quả, nên tâm ý thức thì chỉ là vọng tưởng thôi.
Định nghĩa : Góc nhìn của Huệ là góc nhìn chánh kiến, chánh tư duy, cái nhìn trong sáng nhất, chẳng chịu sự chi phối từ vọng tâm ( ái dục, vô minh, phiền não ) đó cũng là góc nhìn của sự giải thoát giác ngộ vậy hay các kinh sách thường diễn thuyết là Tánh Giác.
Do xuất phát từ Huệ nên mình xin viết thêm về Huệ.
“ Trí như mặt trời, Huệ như mặt trăng “
Tại đây có người hỏi, tại sao nói Trí như mặt trời, Huệ như mặt trăng ?
Ví như thế này :
Trí như mặt trời :
Người đời thường vẫn nói, anh này rất thông minh, chi kia rất thông minh, cô kia rất thông minh, bác kia rất thông minh,… điều này cho thấy ai cũng có Trí thông minh cả. Người có trí thông minh, thường giúp họ thăng tiến nhanh trên những bước đường đời, tai sao như thế ?
Ví như thế này : đi học thì thời học 1 biết 2, đọc sách liền hiểu, có thể nói đây là sự nhạy bén của họ. Khi lớn lên đi làm việc ngoài xã hội thì lanh lẹ, nhạy bén được trọng dụng vào những vị trí chủ chốt, đòi hỏi tư duy cao.
Như vậy: Trí tức là tập hợp các khả năng sáng tạo của con người về các phương diện học tập đó là huân tập kiến thức, rồi vận dụng kiến thức đó vào đời sống xã hội đó là hiểu biết và nhận biết. Đó chính là Trí như mặt trời, hàm chỉ sự thông minh vốn có của con người nói riêng, và từ chúng sanh nói chung.
Huệ như mặt trăng :
Thì có một câu hỏi : Tại sao lại như Mặt Trăng ? tại sao lại ám chỉ sự lưu mờ thế kia mà gọi là Huệ ?
Ví như thế này :
Như tôi đã viết trong bài trước (COPY RIGHT ) rằng sự ( thấy rỏ, biết rỏ, sáng tỏ ) xuyên suốt tất cả từ Nhân đến Quả đó là một chính yếu của Phật giáo. Chữ Huệ này chính là đó .
Như vậy : Huệ là tập hợp những khả năng ( thấy rỏ, biết rỏ, sáng tỏ ) đó chính là Huệ.
Tại đây, tôi nói Trí hàm chỉ sự thông minh vốn có của con người về cái hiểu và cái biết. Huệ hàm chỉ cho sự sáng tỏ, sáng suốt của Trí thông minh đó. Nếu không có Huệ thì cái dụng của Trí thông mình sẽ bị vận dụng sai lệch, sai mục đích, đây là tà trí vậy, chính nhờ có Huệ nên Trí thông minh này được vận dụng chẳng sai lệch, đúng mục đích, nên trở thành chánh trí vậy. Chính vì vậy, Trí và Huệ là 2 mặt của nhau chẳng thể tách rời nhau, là thể dụng của nhau.
Ngoài ra, nếu Huệ bị lưu mờ, con người vận dụng trí vào những mục đích sai lệch, đem đến những vô minh trong hành động, do có vô minh sẽ khiến nghiệp tái khởi, do có nghiệp nên phát khởi nghiệp lực đẩy nghiệp thức phải sanh trở lại mà thọ báo tội phước tương ưng. Đây chính là tà Trí Huệ.
Tà Trí Huệ thì có thể nói là chẳng có trí huệ, nó chính là hạt giống nghiệp, nó chính là nội ma. Tà trí huệ là ái dục < Tham, Sân, Si >, vô minh, phiền não, từ thô thiển đến vi tế nhất, cũng là những bước chân bị vô thường chi phối. Đây là tập hợp những ý niệm vọng từ thô thiển cho đến vi tế, là cái nhìn từ Nhân không thấy Quả.
Nhờ có chánh trí huệ phát khởi là nhân của thấu rỏ, biết rỏ các pháp hành hữu vi thiện ác, sự sanh diệt nơi tâm thức, thấy rỏ chân lý bất di bất dịch của Như Lai, nơi thực tướng các pháp khổ, vô thường, vô ngã, do thông đạt các pháp hành thiện ác nên chấm dứt được cái nhân của sanh tử luân hồi, tức vô minh và ái dục đoạn diệt, phiền não hết và chứng nhập vô sanh.
Thế nào là sự sanh diệt nơi tâm thức ?
Trả lời : Một người đang ngồi uống cofe ! mắt đang nhìn thấy một chiếc xe rất đẹp chạy qua, đó là do nhãn thức đồng khởi lên để nhận dạng màu sắc chiếc xe, hình thù xe, khi xe chạy qua thì tâm thức diệt qua, rồi tay lại cầm ly cofe lên uống và thức vị khác khởi lên nhận dạng mùi + vị của cofe. Do đó, 2 tâm thức đã khởi lên nhận diện các trạng thái, điều này cho ta thấy tâm thức sanh diệt liên tục vậy.
Qua đây cho thấy, giáo lý của của Đức Phật là thấy rỏ chân lý < khổ, vô thường, vô ngã > không phải là thấy Tứ Đế, mà Tứ Đế là cái thiết y gắn lên mà thuyết mà giảng. Do vậy, Huệ giúp cho chúng ta thấy rỏ, đâu là khổ, đâu là vô thường, đâu là vô ngã, nếu không có Huệ thì sự nhầm lẫn giữa các cụm :
Vô thường thì cho là Thường.
Khổ thì cho là Lạc
Vô ngã thì cho là Ngã
Chính vì thấy rỏ đâu là khổ, đâu là vô thường, đâu là vô ngã, thì sẽ có chánh kiến, chánh tư duy, chẳng rớt vào tà kiến.
Tại sao thấy rỏ đâu là khổ, đâu là vô thường, đâu là vô ngã thì người ta thành tựu với cái nhìn chánh kiến, chánh tư duy ?
Ví như thế này : Một người đi lạc đường, người này liền hỏi tìm đường đi ra khỏi con đường lạc, thì người này sẽ không bao giờ đi lạc đường nữa vậy.
Lạc đường là ví dụ cho tà kiến ( sự nhầm lẫn : vô thường thì cho là thường, khổ thì cho là lạc, vô ngã thì cho là ngã )
Không đi lạc đường nữa ví dụ cho chánh kiến, chánh pháp ( thấy rỏ đâu là thường, đâu là vô thường, đâu là khổ )
Hỏi tìm đường ra khỏi sự lạc đường ví dụ cho sự tin cần, tin tấn, kiên trì, nỗ lực cho đến khi tìm được trí huệ xuất thế gian.
Trí huệ tôi đang nói ở đây chính là trí huệ thế gian, không có trí tuệ thế gian sẽ không bao giờ xuất thế gian nổi. Cũng thế, không thể từ nơi xuất thế gian mà xuất thế gian, mà ngay nơi thế gian mà xuất thế gian. Nên các thánh nhân mới nói rằng “ Lìa thế tìm bồ đề thì chỉ là tìm sừng thỏ “. Bởi thế nói rằng “ sen vàng phải ngay nơi bùn đen mà lớn, chẳng thể trên đồi cao “.
Trí huệ thế gian dùng để tìm ra các vô minh, ái dục, phiền não mà phá đi chúng, khi đó thức tâm được thanh tịnh, huệ sẽ phát khởi, khi có huệ tức là có sự sáng suốt, sáng tỏ từ nhân đến quả, như vậy pháp hành ( tiêu trừ pháp ác, hộ trì thiện pháp) chẳng sai lầm, luôn đúng với chánh pháp, chánh pháp cũng được hiểu là Bát Chánh Đạo, hoặc đó chính là Giới, Định, Huệ mà hiển lộ niết bàn, hay nói cách khác là hiển lộ đạo tâm.
Pháp hành …..
Bài này cũng chỉ là để tham khảo thêm, hoan hỉ cùng chư vị đạo hữu.
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét