BÁT NHÃ TÂM KINH
Bát Nhã chia làm ba phần :
Văn tự Bát Nhã
Quán chiếu Bát Nhã
Thật tướng Bát Nhã
Văn tự là chữ nghĩa để chúng ta đọc tụng. Hiểu nghĩa.
Quán chiếu là xem xét soi thấu.
Thật tướng là chỗ chân thật Niết bàn.
Văn tự Bát Nhã ví như con thuyền.
Quán chiếu Bát Nhã ví như ra công chèo bơi.
Thật tướng Bát Nhã ví như bờ bên kia.
Người muốn qua bờ bên kia. Khi xuống thuyền rồi hài lòng ở đó thì không bao giờ toại nguyện. Cần phải chèo bơi mới mong tới bờ kia. Tới bờ rồi chúng ta mới tự tại đạt được sở nguyện của mình. Vì thế Bát Nhã Tâm Kinh đặt nặng ở hai chữ CHIẾU KIẾN tức là quán chiếu Bát Nhã.
Trong bài BÁT NHÃ TÂM KINH. Nếu chúng ta ứng dụng triệt để thì con đường tu hành đã sẵn đầy đủ trong đó chớ không đâu xa.
Nếu chúng ta hằng dùng trí tuệ Bát Nhã soi mãi. Thấy rõ ràng tất cả thân cảnh đều là duyên hợp không có tự tánh. Tức là không cố định. Bởi tất cả pháp đều là tùy duyên biến đổi không cố định. Thử hỏi chúng ta nhằm vào đâu mà chấp ? Nếu chấp là chấp vào cái gì cố định.
Bây giờ khônh cố định là phải. Không cố định là quấy. Không cố định là hơn. Không cố định là thua. Tất cả đều không cố định thì thử hỏi chấp vào cái gì ? Phá hết các chấp rồi là hết khổ. Hết khổ thì tâm không còn bị ngăn. Bị chướng. Dứt hết các điên đảo mộng tưởng. Được hoàn toàn không sanh. Không diệt. Đây tức là TÂM KINH
TÂM KINH là con đường chư Bồ tát đã đi. Chư Phật cũng từ đó mà chứng đạo.
Ngày nay chúng ta tu. Đâu có lối nào khác hơn. Cho nên các thời kinh đều dùng bài BÁT NHÃ TÂM KINH để kết thúc.
Người học đạo nếu thật tình muốn tiến tu để thoát ly sanh tử. Thì không ai mà không ứng dụng trí tuệ Bát Nhã.
Chính Lục Tổ ngộ cũng từ kinh Kim Cang Bát Nhã. Đến khi dạy ngài cũng lấy phẩm Bát Nhã làm quan trọng. Và đến giờ phó chúc ngài cũng dùng tinh thần Bát Nhã để nhắc nhở đồ đệ.
Cữa Thiền là cửa KHÔNG. Không đây là không cố định. Dùng trí tuệ Bát Nhã thấy các pháp không cố định là thấy cửa vào nhà Thiền.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Bát Nhã chia làm ba phần :
Văn tự Bát Nhã
Quán chiếu Bát Nhã
Thật tướng Bát Nhã
Văn tự là chữ nghĩa để chúng ta đọc tụng. Hiểu nghĩa.
Quán chiếu là xem xét soi thấu.
Thật tướng là chỗ chân thật Niết bàn.
Văn tự Bát Nhã ví như con thuyền.
Quán chiếu Bát Nhã ví như ra công chèo bơi.
Thật tướng Bát Nhã ví như bờ bên kia.
Người muốn qua bờ bên kia. Khi xuống thuyền rồi hài lòng ở đó thì không bao giờ toại nguyện. Cần phải chèo bơi mới mong tới bờ kia. Tới bờ rồi chúng ta mới tự tại đạt được sở nguyện của mình. Vì thế Bát Nhã Tâm Kinh đặt nặng ở hai chữ CHIẾU KIẾN tức là quán chiếu Bát Nhã.
Trong bài BÁT NHÃ TÂM KINH. Nếu chúng ta ứng dụng triệt để thì con đường tu hành đã sẵn đầy đủ trong đó chớ không đâu xa.
Nếu chúng ta hằng dùng trí tuệ Bát Nhã soi mãi. Thấy rõ ràng tất cả thân cảnh đều là duyên hợp không có tự tánh. Tức là không cố định. Bởi tất cả pháp đều là tùy duyên biến đổi không cố định. Thử hỏi chúng ta nhằm vào đâu mà chấp ? Nếu chấp là chấp vào cái gì cố định.
Bây giờ khônh cố định là phải. Không cố định là quấy. Không cố định là hơn. Không cố định là thua. Tất cả đều không cố định thì thử hỏi chấp vào cái gì ? Phá hết các chấp rồi là hết khổ. Hết khổ thì tâm không còn bị ngăn. Bị chướng. Dứt hết các điên đảo mộng tưởng. Được hoàn toàn không sanh. Không diệt. Đây tức là TÂM KINH
TÂM KINH là con đường chư Bồ tát đã đi. Chư Phật cũng từ đó mà chứng đạo.
Ngày nay chúng ta tu. Đâu có lối nào khác hơn. Cho nên các thời kinh đều dùng bài BÁT NHÃ TÂM KINH để kết thúc.
Người học đạo nếu thật tình muốn tiến tu để thoát ly sanh tử. Thì không ai mà không ứng dụng trí tuệ Bát Nhã.
Chính Lục Tổ ngộ cũng từ kinh Kim Cang Bát Nhã. Đến khi dạy ngài cũng lấy phẩm Bát Nhã làm quan trọng. Và đến giờ phó chúc ngài cũng dùng tinh thần Bát Nhã để nhắc nhở đồ đệ.
Cữa Thiền là cửa KHÔNG. Không đây là không cố định. Dùng trí tuệ Bát Nhã thấy các pháp không cố định là thấy cửa vào nhà Thiền.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét