Thi ĐH 2015: Thêm 1 phương án mới nữa
Chủ nhật, 10:00 | 03/08/2014
( Học đường ) - Theo cách thay đổi như trên học sinh sẽ có nhiều hơn các phương án tự chọn mà không làm cho kỳ thi trở nên nặng nề hơn.Tôi nghĩ rằng với cách cải tiến nhỏ này, rất nhiều học sinh sẽ đăng ký thi nhiều hơn 2 môn Tự chọn, thậm chí sẽ có rất nhiều em đăng ký thi cả 6 môn, đó là điều tốt đối với phong trào học đều các môn của học sinh. Mặt khác với sự mở rộng này, các trường ĐH sẽ có nhiều phương án để tuyển sinh hơn dựa trên kết quả thi này.
Phân tích 3 phương án thi Quốc gia 2015
Theo tôi, trong 3 phương án (PA) kỳ thi Quốc gia 2015, PA 1 gần giống kỳ thi TN THPT năm nay, như vậy dễ được xã hội chấp nhận hơn. Hai PA còn lại có vẻ ưu việt hơn nhưng chưa thể áp dụng ngay vì còn quá mới, các PA này nếu áp dụng ngay sẽ gây sốc cho xã hội. Do vậy tạm thời vẫn phải dùng PA1.
Các PA2 và 3 của kỳ thi Quốc gia 2015 sẽ cần có lộ trình.
Kỳ thi Quốc gia 2015 nên tổ chức theo phương án nào?
Một số chuyên gia phát biểu nếu thi theo PA1, HS sẽ học lệch và không thể có phương án tuyển sinh đại học từ kết quả của PA1 này. Thậm chí có 1 chuyên gia còn đề nghị tăng số môn thi lên 6 (chọn 6/8) cốt để đại học dễ tuyển hơn. Các ý kiến này đều có lý đúng nhưng vấn đề là không thể làm cho kỳ thi này trở nên nặng nề đối với học sinh. Do vậy PA1 cần được cải tiến.
Một số bạn cũng lên tiếng là chưa thể đưa ngay môn Ngoại ngữ thành môn bắt buộc vào PA1 vì hiện tại tình trạng học và dạy môn này tại rất nhiều địa phương còn rất kém hiệu quả. Do vậy nên đưa môn tiếng Anh thành môn tự chọn. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có lộ trình để đưa môn Ngoại ngữ vào bắt buộc sau 8-10 năm nữa.
Về ý kiến sợ học sinh học lệch tôi có suy nghĩ sau: vấn đề này không thể giải quyết trọn vẹn trong điều kiện của Việt Nam. Việc đưa môn Toán + Ngữ văn thành môn bắt buộc đã là một tiến bộ lớn. Việc cho học sinh lựa chọn các môn cũng là một hướng mở để khuyến khích các em học đều các môn. Kết hợp với yêu cầu tuyển sinh đại học đa dạng khác nhau nên mở rộng các môn tự chọn để các em có thể thi nhiều môn hơn để lấy kết quả tốt hơn cho tốt nghiệp và tuyển sinh đại học.
Về ý kiến sợ học sinh học lệch tôi có suy nghĩ sau: vấn đề này không thể giải quyết trọn vẹn trong điều kiện của Việt Nam. Việc đưa môn Toán + Ngữ văn thành môn bắt buộc đã là một tiến bộ lớn. Việc cho học sinh lựa chọn các môn cũng là một hướng mở để khuyến khích các em học đều các môn. Kết hợp với yêu cầu tuyển sinh đại học đa dạng khác nhau nên mở rộng các môn tự chọn để các em có thể thi nhiều môn hơn để lấy kết quả tốt hơn cho tốt nghiệp và tuyển sinh đại học.
Đề xuất phương án thứ 4 kỳ thi Quốc gia 2015
Từ các suy nghĩ trên, phương án đề xuất và góp ý của tôi là:
- Học sinh thi bắt buộc 2 môn: Toán, Ngữ văn.
- Các môn tự chọn là: Ngoại ngữ, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa.
- Mỗi HS bắt buộc phải chọn tối thiểu là 2 môn và tối đa là cả 6 môn Tự chọn này.
- Điểm tốt nghiệp phổ thông được tính là điểm Toán + Ngữ văn + điểm của 2 môn Tự chọn cao nhất trong các môn đã thi.
- Điểm Toán + Văn + tất cả các môn Tự chọn được dùng để đăng ký và tuyển sinh vào đại học.
Theo cách thay đổi như trên học sinh sẽ có nhiều hơn các phương án tự chọn mà không làm cho kỳ thi trở nên nặng nề hơn.Tôi nghĩ rằng với cách cải tiến nhỏ này, rất nhiều học sinh sẽ đăng ký thi nhiều hơn 2 môn Tự chọn, thậm chí sẽ có rất nhiều em đăng ký thi cả 6 môn, đó là điều tốt đối với phong trào học đều các môn của học sinh. Mặt khác với sự mở rộng này, các trường ĐH sẽ có nhiều phương án để tuyển sinh hơn dựa trên kết quả thi này.
- Các môn tự chọn là: Ngoại ngữ, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa.
- Mỗi HS bắt buộc phải chọn tối thiểu là 2 môn và tối đa là cả 6 môn Tự chọn này.
- Điểm tốt nghiệp phổ thông được tính là điểm Toán + Ngữ văn + điểm của 2 môn Tự chọn cao nhất trong các môn đã thi.
- Điểm Toán + Văn + tất cả các môn Tự chọn được dùng để đăng ký và tuyển sinh vào đại học.
Theo cách thay đổi như trên học sinh sẽ có nhiều hơn các phương án tự chọn mà không làm cho kỳ thi trở nên nặng nề hơn.Tôi nghĩ rằng với cách cải tiến nhỏ này, rất nhiều học sinh sẽ đăng ký thi nhiều hơn 2 môn Tự chọn, thậm chí sẽ có rất nhiều em đăng ký thi cả 6 môn, đó là điều tốt đối với phong trào học đều các môn của học sinh. Mặt khác với sự mở rộng này, các trường ĐH sẽ có nhiều phương án để tuyển sinh hơn dựa trên kết quả thi này.
Bùi Việt Hà
(Nguyên Giảng viên HVKTQS, giám đốc Cty Schoolnet, tác giả SGK Tin học)
(Nguyên Giảng viên HVKTQS, giám đốc Cty Schoolnet, tác giả SGK Tin học)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét