TPHCM:
GS Nguyễn Đăng Hưng lên tiếng về việc ĐH Tôn Đức Thắng khởi kiện
(Dân trí) - Trước thông tin Trường ĐH Tôn Đức Thắng khởi kiện Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng vì vi phạm hợp đồng, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với nhà khoa học này về những vấn đề liên quan.
>> ĐH Tôn Đức Thắng kiện GS Nguyễn Đăng Hưng vì vi phạm hợp đồng
Ông có thể cho độc giả hiểu rõ hơn về tờ tạp chí Asian Pacific Journal of Computational Engineering (APJCEN) của nhà xuất bản (NXB) Springer mà ông là Tổng biên tập, còn ĐH Tôn Đức Thắng tuyên bố mình là nhà sáng lập. Đây cũng là căn nguyên phát sinh ra những khúc mắc chưa thể hóa giải được?
APJCEN là tờ báo quốc tế về khoa học tính toán, được Springer, một trong ba NXB quan trọng nhất của thế giới về khoa học ủng hộ. APJCEN như cô gái đẹp, bao nhiêu người ngưỡng mộ. Cô gái được nuôi dưỡng trong thuở thai nghén sau đó ra đời tại một gia đình. Nhưng ông chủ gia đình lại không có tinh thần khách quan, vô tư mà tìm mọi cách chiếm đoạt, ức hiếp để cho cô gái phải thoát thân, đi tá túc ở một gia đình láng giềng.
Trong hợp đồng làm việc ký với ĐH Tôn Đức Thắng, ông phải có trách nhiệm: “Lên kế hoạch với sự hỗ trợ nhân sự và tài chính của ĐH Tôn Đức Thắng, xây dựng một tạp chí khoa học bằng tiếng Anh với mục tiêu được cộng đồng quốc tế công nhận theo tiêu chuẩn ISI trong tương lai. Củng cố và đào tạo nhân lực có thể vận hành và đảm đương việc thẩm định bài vở cho tạp chí”. Ông làm việc cho ĐH Tôn Đức Thắng, vậy sao “trái ngọt” không phải của trường này?
Hợp đồng chỉ nhắc khả năng ra tờ báo nhưng chưa hề nói tới Tổng biên tập, cấu trúc của tờ báo như thế nào. Để ra một tờ báo theo thông lệ quốc tế, việc đầu tiên phải hình thành Ban biên tập (BBT). Vì biết đây là việc khó, tôi đã do dự gần 2 tháng nhưng tôi quyết định vào cuộc và viết hàng trăm thư điện tử cho các nhà khoa học quen biết của tôi. Có 45 người là Giáo sư, Tiến sĩ, nhà khoa học cao cấp có vị trí hàng đầu tại châu Âu, Hoa Kỳ đồng ý tham gia BBT. Đây là một vinh dự cho tôi.
Lúc ấy, TS Lê Văn Út là người mới về ĐH Tôn Đức Thắng, chưa có việc gì bận bịu nên tôi chọn anh ấy làm trợ lý. Anh ấy giúp tôi lập hồ sơ, chuyển danh sách và chốt danh sách những nhà khoa học đã đồng ý vào BBT. Tôi là người chốt lại bản chính thức. Khi có bản danh sách này, tôi viết thư và gửi kèm danh sách thành viên BBT đến các nhà xuất bản để mong mỏi sự hợp tác. Tôi tự mình chọn địa bàn châu Mỹ, giao Út địa bàn châu Âu. Chính Út đã gửi hồ sơ cho NXB Springer với tư cách là trợ lý cho GS Nguyễn Đăng Hưng và được chấp thuận.
Sự ủng hộ của Springer thể hiện qua email đầu tiên. Email đó chỉ gửi cho tôi là Tổng biên tập và chỉ đính kèm thêm cho Út.
Springer ủng hộ tờ báo này vì người đề xướng là Giáo sư Hưng, một nhà khoa học lừng danh của thế giới và có nhiều hoạt động cơ học tính toán nổi tiếng tại Việt Nam. Mặt khác, Springer ủng hộ vì tờ báo có BBT gồm các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới, trong đó có người đã từng cộng tác cho NXB này nhiều năm qua.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng. (Ảnh: Lê Phương)
Vậy ông bác bỏ vai trò sáng lập của ĐH Tôn Đức Thắng và công sức của trợ lý Lê Văn Út?
NXB chọn chúng tôi vì uy tín của tôi và BBT chứ không phải của ông Út hay ông Lê Vinh Danh, hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng. Ông Danh không thể bổ nhiệm tôi làm việc với Springre. Đây là quan điểm sai trái về quyền lực. Tôi không phủ nhận Út thành công với Springer nhưng với tư cách là trợ lý của tôi. Anh ấy khá may mắn khi Springer có chủ trương xoay trục về châu Á nên ủng hộ. Tôi không đưa Út vào BBT vì anh ấy là nhà toán học.
Một tạp chí khoa học tính toán thì NXB chọn Tổng biên tập là một nhà cơ học tính toán là tất yếu. Một nhà toán học thì sao đủ uy tín để quy tụ đông đảo các nhà khoa học như vậy? Cái cương quyết của tôi là cương quyết của nhà khoa học chứ không phải là người có quyền lực. Tôi không cương quyết thì làm sao có một tờ báo uy tín quốc tế. Đấy là lý do tôi đi tá túc tại ĐH Việt – Đức (VGU). Đừng đưa ra những đòi hỏi phi lý. Đấy là căn bản của mọi sự đổ vỡ.
Báo chí Việt Nam, cơ quan chủ quản là người bổ nhiệm Tổng biên tập. Còn với APJCEN thì nếu ĐH Tôn Đức Thắng là cơ quan chủ quản thì họ phải là người bổ nhiệm ông?
Bản chất tờ báo này là tờ báo online quốc tế chứ không phải là tờ báo ở Việt Nam hay của Việt Nam. Nó chỉ có điều đặc biệt là có màu sắc rất Việt Nam. Vì APJCEN có Tổng biên tập và một số các nhà khoa học là người Việt Nam và Việt kiều tham gia tích cực, đông đảo. Lại nữa, APJCEN có địa chỉ, ban thư ký tại Việt Nam.
Vì là tờ báo quốc tế, do một NXB quốc tế chuyên nghiệp là Springer đứng ra tài trợ, ủng hộ, quảng bá thì quy chế của nó như quy chế của các tờ báo khác mà Springer là NXB. APJCEN, theo thông lệ quốc tế, Springer là chủ quản. Điều này đã khẳng định trong hợp đồng mà Springer ký trước khi tờ báo ra đời. NXB và BBT đã có hợp đồng. Cơ sở của hợp đồng này, NXB lo phần xác, còn Ban biên tập lo phần hồn. Tổng biên tập có toàn quyền về nội dung của tờ báo. Theo Springer, báo khoa học thì của các nhà khoa học, ít ra là về nội dung, tay ngang không có quyền gì hết.
Thoả thuận sáng lập có 2 bên ký là NXB và Tổng biên tập tương lai là tôi. Nếu phải xác định ai là người sáng lập tờ báo thì chỉ có 2 người là BBT mà tôi là người đại diện và NXB Springer. Hợp đồng có 2 chữ ký là người đại diện của NXB tại Singapore và người đại diện NXB trung ương ở Đức.
Nếu phủ nhận vai trò nhà sáng lập của ĐH Tôn Đức Thắng, tại sao logo của trường này lại xuất hiện ở bìa tạp chí?
Chính tôi là người can thiệp với NXB treo logo Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở trang bìa vì tôi biết trường muốn quảng bá hình ảnh của mình. Đây là lần đầu tiên mà NXB chuẩn y theo yêu cầu của tôi. Hơn một năm rồi, logo ĐH Tôn Đức Thắng xuất hiên trên online của Springer ở trang bìa. Đây là hỗ trợ rất quý giá cho một trường muốn quảng bá hình ảnh khoa học của mình. Giá trị nếu tính ra tiền cho quảng bá quốc tế như vậy không nhỏ. Tôi chắc chắn giá trị này cao gấp 10 lần mà tiền lương mà ĐH Tôn Đức Thắng trả cho tôi.
Khi tôi báo tôi đã tá túc tại Việt Đức thì NXB lấy logo ĐH Tôn Đức Thắng xuống, để logo ĐH Việt Đức lên dù trường này không đòi hỏi gì cả.
Vậy tương lai của tạp chí sẽ như thế nào khi dính phải vụ “lùm xùm” này?
Tôi là cố vấn của ĐH Việt Đức trước khi là cố vấn của ĐH Tôn Đức Thắng. Chính người Đức mời tôi làm cố vấn. Khi tôi ký hợp đồng với ĐH Tôn Đức Thắng, không có nghĩa là tôi chấm dứt các hợp đồng khác. ĐH Việt Đức hiện có một PGS là học trò cũ của tôi và được bổ nhiệm là Phó Tổng biên tập tạp chí. Họ đã lập ban thư ký mới hỗ trợ cho tôi trong việc làm báo. Tôi về đây là lẽ hoàn toàn tự nhiên, không đòi hỏi gì cả.
Sắp tới, với sự hỗ trợ của Springer, ĐH Việt Đức và BBT, chúng tôi sẽ ra mắt tờ báo online này.
Xin cảm ơn Giáo sư.
Công Quang thực hiện
Các bài mới
Minh chứng về bất cập của việc nhân hệ số điểm ưu tiên (10/8)
Điểm chuẩn ĐH Ngoại ngữ, ĐH Sư phạm Đà Nẵng (10/8)
ĐH Cần Thơ công bố điểm trúng tuyển (10/8)
Đại học kiểu "học đại" còn hơn học nghề nghiêm túc?! (10/8)
“Bệnh thành tích” gây khó khăn cho đổi mới giáo dục phổ thông (10/8)
Thủ khoa Học viện Quân y muốn trở thành bác sĩ thật giỏi (10/8)
Đặt bể bơi ngay giữa phòng ký túc xá để chống nóng (10/8)
ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM công bố điểm chuẩn và điểm xét tuyển NV bổ sung (10/8)
Kiến nghị Bộ GD-ĐT vào cuộc vụ “lùm xùm” tại ĐH Hoa Sen (10/8)
Chỉ viết kiểm điểm là xong? (10/8)
Các bài đã đăng
Điểm chuẩn, điểm chuẩn xét NV2 vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ĐH Nguyễn Trãi (9/8)
Điểm chuẩn trúng tuyển vào ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM (9/8)
Bộ GD-ĐT giải thích việc nhân hệ số điểm ưu tiên (9/8)
Điểm chuẩn ĐH Bách khoa và ĐH Kinh tế Đà Nẵng (9/8)
Ngành đăng ký môn thi chính, điểm ưu tiên được nhân 4 chia 3 (9/8)
ĐH Sư phạm Hà Nội 2 công bố điểm chuẩn NV1 (9/8)
Đồng Tháp: Cấm phân công giáo viên bán đồng phục cho học sinh (9/8)
ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM: 206 chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung (9/8)
Điểm chuẩn ĐH Y dược Thái Bình, Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng (9/8)
Chương trình tiếng Anh Cambrigde: Phải minh bạch để phụ huynh không thấy thiệt thòi (9/8)
|
TIÊU ĐIỂM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét