Viết gì nữa về vụ Nhã Thuyên???
Chu Mộng Long – Định không viết gì nữa về vụ Nhã Thuyên cho “đúng định hướng”, nhưng sau khi đọc bài viết của PGS.TS. Ngô Văn Giá (Tại đây) không thể không nói tiếp. Với bài viết thanh minh thanh nga kiểu ấy, ai bái phục không biết chứ tôi thì coi thường. Những lập luận công khai của những người từng chủ trương bỏ rọ trôi sông cô gái Nhã Thuyên chẳng làm cho ai tâm phục khẩu phục, trong khi bài viết của ông Ngô Văn Giá lại thể hiện rõ sĩ khí Bắc Hà thời nay: cúi đầu khuất phục trước cường quyền hơn là thẳng thắn đối thoại trên tinh thần dân chủ, bình đẳng trong học thuật.
Bằng chứng là trên bài viết ấy, ông Giá không bảo vệ được lời nhận xét và con điểm 10 mà ông đã bỏ phiếu cho luận văn của Nhã Thuyên, hơn nữa còn cố tìm cách né tránh đối thoại, tranh luận sòng phẳng.
Sự thật là họ có nói gì về phương pháp chấm điểm của Hội đồng cũ đâu mà đưa ra để thanh minh?
Vào thời điểm nóng nhất, tôi đã công khai bộc lộ quan điểm trên gần chục bài viết lớn nhỏ về vụ Nhã Thuyên, không phải bảo vệ Nhã Thuyên hay nhóm Mở miệng, mà bảo vệ cho một môi trường khoa học lành mạnh, trong sáng, cởi mở theo quan điểm giáo dục hiện đại mà Bộ GD&ĐT lâu nay vẫn chủ trương, vạch trần và cảnh báo những thủ đoạn nhân danh, giả hình để quy chụp chính trị thô bạo, kể cả những dấu hiệu thù hằn cá nhân.
Ấy là lúc cần tiếng nói khách quan của người ngoài cuộc như tôi, như TS. Vũ Thị Phương Anh, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên… hay GS Trần Đình Sử.
Lúc ấy, những người trong cuộc như PGS. Nguyễn Văn Long, PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp, PGS.TS. Ngô Văn Giá, TS. Chu Văn Sơn, TS. Nguyễn Phượng im lặng là phải.
Có lẽ tiếng nói của chúng tôi khi ấy đã giúp cho các cơ quan chức năng phải thận trọng trong hành xử, cho nên sự việc bớt căng thẳng và chìm lắng cả năm trời nay. Lúc đó, có người nói với tôi rằng, tất cả chỉ là dư luận, có ai đã làm gì Nhã Thuyên hay bà Nguyễn Thị Bình đâu. Có nghĩa là họ cũng đang cần lắng nghe tiếng nói từ nhiều phía?!
Tôi tin, tranh luận học thuật là chuyện đương nhiên chấp nhận trong thời đại toàn cầu hóa, khác với tình thế lịch sử không còn lựa chọn nào khác như thời Nhân văn – Giai phẩm.
Nhưng không ngờ, sau cả năm trời “hoãn binh” đó, có một số kẻ đã âm thầm “xử kín” Nhã Thuyên và người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Bình, nhờ bức đơn thư của bà Bình gửi báo chí kêu cứu mới lộ chuyện ra ngoài.
Bây giờ thì đến lúc các ông trong Hội đồng cũ: Nguyễn Văn Long, Nguyễn Đăng Điệp, Ngô Văn Giá, Chu Văn Sơn, Nguyễn Phượng lên tiếng rồi đấy, nếu các ông này biết tự trọng. Chỉ có 2 lí do cho các ông im lặng. 1) Các ông đã sai hoàn toàn khi chấm điểm xuất sắc cho Nhã Thuyên, bây giờ phải ngậm miệng. 2) Hèn!
Không có lí do chính đáng nào khác cho sự im lặng, trừ phi Hội đồng các ông này vô trách nhiệm với bản nhận xét và lá phiếu của mình, hoặc chấp nhận kết quả của Hội đồng thẩm định là đúng!
Người ta không cho đối thoại giữa hai hội đồng theo đúng thủ tục pháp lý thì các ông có quyền khiếu nại hoặc lên tiếng trước công luận để tự bảo vệ mình. Bởi vì, sự phủ định Nhã Thuyên hay người hướng dẫn Nguyễn Thị Bình chỉ là chuyện nhỏ. Phủ định kết quả của cả một Hội đồng mới là chuyện lớn, là một sự sỉ nhục, biến môi trường khoa học thành nơi thanh toán lẫn nhau của băng nhóm phi học thuật, chưa kể, nếu như chấp nhận việc tước bằng thạc sĩ của Nhã Thuyên là đúng, thì cả Hội đồng cũ từng cho điểm tuyệt đối cho Nhã Thuyên phải bị kỉ luật mới đảm bảo sự sòng phẳng, minh bạch!
Loại trừ những bài viết quy kết, chụp mũ với động cơ phi học thuật kiểu Nguyễn Văn Lưu, Đông La,… bây giờ chưa nói được Hội đồng nào đúng, Hội đồng nào sai, nhưng tôi cứ nghĩ, cái điểm 10 tuyệt đối mà Hội đồng cũ đã bỏ phiếu kia có khi nhất thời chỉ là “tiểu khí” (chữ dùng của GS. Nguyễn Đăng Mạnh) của trí thức nửa mùa, còn bây giờ thấy lâm nguy những người này đã hoảng sợ bỏ chạy thoát thân hay tìm kế an thân???
Xin lỗi tôi phải nặng lời một cách chính đáng, nếu các vị thành viên trong Hội đồng cũ im lặng hay trả lời cho qua chuyện theo cách của PGS.TS. Ngô Văn Giá! Mong các ông sẽ không hoàn toàn như tôi nghĩ.
Các bài viết liên quan:
Vụ Nhã Thuyên: PGS.TS NGÔ VĂN GIÁ LÊN TIẾNG
PGS. TS Ngô Văn Giá, Chủ nhiệm Khoa Sáng tác - Lý luận- Phê bình Văn học, ĐH Văn hoá Hà Nội. |
Lời dẫn của Lâm Khang chủ nhân:
Từ hôm xảy ra vụ Nhã Thuyên đến nay, tôi cứ nghe ngóng xem các vị trong Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) có ai lên tiếng không. Đến hôm nay, đọc được bài này của Ông Văn Giá, Nhà văn, PGS. TS, thành viên Hội đồng thì lòng tôi đã được dịu lại rất nhiều. Tôi cũng có trong tay toàn văn bản copy luận văn của Đỗ Thị Thoan, nhưng mà tôi nén lòng không đọc 3 chương của luận văn, mà chỉ đọc phần Mở đầu (lý do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục lục) và Kết luận, Danh mục tham khảo. Tôi không đọc, vì tôi sợ là mình đọc rồi không kìm lòng lại viết một bài nhận xét mà mình không phải là người chuyên về văn học hiện đại, không theo dõi cập nhật tình hình văn học (mặc dù đã đọc cũng khá nhiều tác phẩm của nhóm Mở miệng) mà phán điều này điều nọ thì nó sẽ ảnh hưởng đến bầu không khí chung. (như bà giáo sư Đặng Thanh Lê không phải là người chuyên về văn học hiện đại vẫn nhận lời ngồi vào hội đồng thẩm định - mà lại ở vị trí Phản biện mới chết chứ - thì tôi cho là rất dại, rất dở - mặc dù bà đã 82 tuổi. Ngoài tám chục tuổi đầu rồi, ai mà bắt bà phải đánh đu với mấy cu cậu Đoàn Đức Phương, Phan Trọng Thưởng, Lê Quang Hưng, Nguyễn Duy Đức !!!)
Hôm nay, đọc bài này của Văn Giá, tôi xin ngả mũ bái phục Ông! Bài viết của ông có cái đại lượng của một ông thầy đang chăm bẵm vườn ươm văn chương, có cái nghiêm cẩn của một vị giám khảo, có cái trải đời - trải nghiệm của một nhà văn mà danh vọng có được chỉ nhờ nội lực của ngòi bút! ...
Vì đọc được bài này, sau hôm nay tôi sẽ đọc hết cuốn luận văn của Nhã Thuyên và ngưng đăng tải ở đây các bài xung quanh "Vụ Nhã Thuyên", với mong muốn các nhà giáo, nhà sư phạm, nhà tuyên huấn - tuyên giáo, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, nhà văn, nhà báo, nhà quản lý....tất tần tật các ông bà liên quan đến cái luận văn này (đặc biệt là các cá nhân và đoàn thể, tổ chức từng chõ mồm chửi cô Nhã Thuyên một cách vô lối), hãy dành thời gian mà đọc bài này, học ở ông Văn Giá cái đạo đức của người làm Thầy, cái khoáng đạt của người làm Văn, cái lịch thiệp của một người đang ở trên người khác, cái văn hóa của một người đang đối thoại!
Lâu lắm chưa ngả mũ, hôm nay ngả mũ trước ông Văn Giá! Thật đã quá!
Lâu lắm chưa ngả mũ, hôm nay ngả mũ trước ông Văn Giá! Thật đã quá!
_____________
Luận văn, phê bình luận văn và…
Ngô Văn Giá
Ngày mới rầm rộ vụ Nhã Thuyên (quãng tháng 6-7/2013), mình viết bài này, đã định công bố, nhưng rồi lại thôi. Nay thì vụ việc Nhã Thuyên đã dường như ngã ngũ (theo một cách nào đấy). Với một tâm trạng buồn rầu, xin chia sẻ cùng các bạn “phây” của mình nhé!Tác giả
Thưa rằng, tôi là người có liên đới đến câu chuyện luận văn Thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) đang gây nóng trên văn đàn hiện nay. Nói là liên đới vì: thứ nhất, tôi là thành viên trong Hội đồng chấm luận văn này; thứ hai, tôi được/bị một vài bài viết của người này người khác nhắc đến trực tiếp, hoặc gián tiếp (khi quy trách nhiệm cho Hội đồng). Cho nên tôi thấy có trách nhiệm phải nói đôi lời.
1. Tất cả các ý kiến phê phán luận văn của Đỗ Thị Thoan hiện nay (như đang thấy trên một số tờ báo chính thống) đều là của những người hoạt động ngoài lĩnh vực học đường. Họ đọc luận văn này trong tâm thế của người ngoài cuộc. Nếu ai từng kinh qua hoạt động đào tạo ở nhà trường đều biết mỗi khi chấm khóa luận, luận văn, luận án của sinh viên/học viên/nghiên cứu sinh bao giờ cũng phải giải quyết hài hòa ba yêu cầu chủ yếu: (1) các phương pháp và thao tác nghiên cứu; (2) các kết quả nghiên cứu; và (3) triển vọng học thuật của người nghiên cứu được bộc lộ qua toàn bộ quá trình thực hiện đề tài. Với yêu cầu (1), các phương pháp và thao tác nghiên cứu nhằm trang bị cho người tập làm khoa học biết được với đối tượng ấy phải có phương pháp và thao tác nghiên cứu nào phù hợp và hiệu quả; mỗi phương pháp, thao tác ấy là gì và ứng dụng như thế nào. Với yêu cầu (2) chính là cách thức triển khai nội dung văn bản khoa học, logic của các chương tiết cùng những kết quả nghiên cứu đạt được. Còn yêu cầu (3) cũng hết sức quan trọng, nhằm đánh giá được năng lực tư duy, độ mẫn cảm khoa học, khả năng nghiên cứu độc lập hoặc hợp tác… của người nghiên cứu.
Như vậy, điểm số/thứ bậc của một bản luận văn/luận án không phải là sự chia đều của 3 yêu cầu đó, mà tùy từng trường hợp có sự phân lượng cần thiết. Làm thạc sĩ là bước đầu học cách nghiên cứu (làm xong tiến sĩ cũng mới chỉ được xét nhận là người có khả năng nghiên cứu độc lập). Nên không thể đòi hỏi những kết quả khoa học ở các luận văn của họ luôn luôn đúng. Nó cho phép độ dung sai nhất định, với điều kiện cái sai đó cho thấy nỗ lực tư duy của người làm khoa học. Đó là những cái sai lương thiện, có khả năng thúc đẩy tư duy để hướng tới cái đúng, cái khác. Nó ngược lại với những cái đúng nhạt nhẽo và vô ích. Ở đời không thiếu gì những cái đúng vô ích. Có thể trong luận văn của Đỗ Thị Thoan có những chỗ chưa kín kẽ, chưa thỏa đáng, nhưng đã thấy rõ một nội lực tư duy khoa học văn học đầy triển vọng.
2. Đỗ Thị Thoan là một người trẻ. Khi bảo vệ luận văn, cô ấy mới 24 tuổi. Cô ấy có một tài sản vô giá là tuổi trẻ mà chúng ta (gồm cả tôi và những người đang lên tiếng phê phán cô ấy) đã hết thời rồi. “Khi người ta trẻ” (tên một truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh) mà! Một người trẻ có cái say mê, háo hức, có cái khao khát khẳng định cá tính, bản ngã của mình. Đỗ Thị Thoan trong khi làm thạc sĩ, cô ấy đã/đang là người viết - người viết trẻ. Người viết nào cũng có cái khao khát mạnh mẽ và chính đáng khẳng định tiếng nói riêng của mình. Huống chi đây lại là người viết trẻ. Vì thế cái nhiệt tâm khẳng định tiếng nói của một chủ thể ý thức, chủ thể viết là một nhu cầu chính đáng và cần được tôn trọng.
Tôi thích tinh thần trẻ trong lao động khoa học, trong lao động viết. Họ đọc, học, viết với một tinh thần say mê vô tư, không vụ lợi, nhằm truy cầu học vấn và tri thức, nỗ lực xác lập tư cách trí thức của mình. Thế thôi. Nó ngược lại với không ít người trẻ (nhất là trong cơ quan công quyền) hiện nay: xa rời chuyên môn, lười đọc sách, không có khát vọng tri thức, chuyên tìm cách lấy lòng cấp trên hòng kiếm chác chức tước, địa vị, mau chóng biến thành một thứ công chức nô bộc hoặc thư lại. Thử hỏi, liệu xã hội có thể trông chờ được gì vào những người trẻ như vậy.
Đỗ Thị Thoan là một người có khao khát tri thức, dấn thân vào con đường chữ nghĩa, từ bé đến lớn chỉ biết có việc học và học, ngoài ra không biết làm gì khác. Một người như vậy bị quy cho cái tội phản động, chống đối chế độ. Hỡi ôi, làm kẻ phản động chống đối chế độ chả lẽ lại dễ đến thế được sao!?
Khích lệ những người trẻ tuổi lao động, học tập và sáng tạo mới khó, chứ quy kết họ thiết tưởng không khó lắm, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
3. Khi viết những dòng này, ngay từ đầu tôi tự dặn mình không để bị rơi vào những tranh cãi (dù là học thuật hay ý thức hệ) đang bị gây nhiễu. Tôi cứ nghĩ đến một luận bàn triết học của nhà triết học F. Jullien về Mạnh Tử, trong đó ông có phân tích một chiêm nghiệm của Mạnh Tử như sau: [“Người ta ai cũng có lòng thương xót, lòng chẳng nỡ đối với việc này hoặc việc khác”, từ đó Mạnh tử suy ra: đem tấm lòng chẳng nỡ ấy (đối với người khác) phổ cập đến những điều mình còn nỡ (còn đang tâm đối với người khác), đó là “nhân” vậy] (Xác lập cơ sở cho đạo đức của F. Jullien, Hoàng Ngọc Hiến dịch và giới thiệu, NXB Đà Nẵng, 2000, tr12).
“Lòng chẳng nỡ” (ngược lại với “đang tâm”) không phải là một khái niệm triết học, mà là một kinh nghiệm tồn tại. Hay nói cách khác, nó là một ý niệm thuộc về minh triết. Mà minh triết sinh ra không để cãi lý. Nó để cảm thấu. Và một khi đã cảm thấu được, nó có khả năng “sàng lọc các lý lẽ” (F. Jullien).
Đến đây, tôi thấy mình nên dừng lại.
Ngày 16.7.2013
V. G.
____________
Tin mới nhận từ TS. Vu Thi Phuong Anh
1. Tất cả các ý kiến phê phán luận văn của Đỗ Thị Thoan hiện nay (như đang thấy trên một số tờ báo chính thống) đều là của những người hoạt động ngoài lĩnh vực học đường. Họ đọc luận văn này trong tâm thế của người ngoài cuộc. Nếu ai từng kinh qua hoạt động đào tạo ở nhà trường đều biết mỗi khi chấm khóa luận, luận văn, luận án của sinh viên/học viên/nghiên cứu sinh bao giờ cũng phải giải quyết hài hòa ba yêu cầu chủ yếu: (1) các phương pháp và thao tác nghiên cứu; (2) các kết quả nghiên cứu; và (3) triển vọng học thuật của người nghiên cứu được bộc lộ qua toàn bộ quá trình thực hiện đề tài. Với yêu cầu (1), các phương pháp và thao tác nghiên cứu nhằm trang bị cho người tập làm khoa học biết được với đối tượng ấy phải có phương pháp và thao tác nghiên cứu nào phù hợp và hiệu quả; mỗi phương pháp, thao tác ấy là gì và ứng dụng như thế nào. Với yêu cầu (2) chính là cách thức triển khai nội dung văn bản khoa học, logic của các chương tiết cùng những kết quả nghiên cứu đạt được. Còn yêu cầu (3) cũng hết sức quan trọng, nhằm đánh giá được năng lực tư duy, độ mẫn cảm khoa học, khả năng nghiên cứu độc lập hoặc hợp tác… của người nghiên cứu.
Như vậy, điểm số/thứ bậc của một bản luận văn/luận án không phải là sự chia đều của 3 yêu cầu đó, mà tùy từng trường hợp có sự phân lượng cần thiết. Làm thạc sĩ là bước đầu học cách nghiên cứu (làm xong tiến sĩ cũng mới chỉ được xét nhận là người có khả năng nghiên cứu độc lập). Nên không thể đòi hỏi những kết quả khoa học ở các luận văn của họ luôn luôn đúng. Nó cho phép độ dung sai nhất định, với điều kiện cái sai đó cho thấy nỗ lực tư duy của người làm khoa học. Đó là những cái sai lương thiện, có khả năng thúc đẩy tư duy để hướng tới cái đúng, cái khác. Nó ngược lại với những cái đúng nhạt nhẽo và vô ích. Ở đời không thiếu gì những cái đúng vô ích. Có thể trong luận văn của Đỗ Thị Thoan có những chỗ chưa kín kẽ, chưa thỏa đáng, nhưng đã thấy rõ một nội lực tư duy khoa học văn học đầy triển vọng.
2. Đỗ Thị Thoan là một người trẻ. Khi bảo vệ luận văn, cô ấy mới 24 tuổi. Cô ấy có một tài sản vô giá là tuổi trẻ mà chúng ta (gồm cả tôi và những người đang lên tiếng phê phán cô ấy) đã hết thời rồi. “Khi người ta trẻ” (tên một truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh) mà! Một người trẻ có cái say mê, háo hức, có cái khao khát khẳng định cá tính, bản ngã của mình. Đỗ Thị Thoan trong khi làm thạc sĩ, cô ấy đã/đang là người viết - người viết trẻ. Người viết nào cũng có cái khao khát mạnh mẽ và chính đáng khẳng định tiếng nói riêng của mình. Huống chi đây lại là người viết trẻ. Vì thế cái nhiệt tâm khẳng định tiếng nói của một chủ thể ý thức, chủ thể viết là một nhu cầu chính đáng và cần được tôn trọng.
Tôi thích tinh thần trẻ trong lao động khoa học, trong lao động viết. Họ đọc, học, viết với một tinh thần say mê vô tư, không vụ lợi, nhằm truy cầu học vấn và tri thức, nỗ lực xác lập tư cách trí thức của mình. Thế thôi. Nó ngược lại với không ít người trẻ (nhất là trong cơ quan công quyền) hiện nay: xa rời chuyên môn, lười đọc sách, không có khát vọng tri thức, chuyên tìm cách lấy lòng cấp trên hòng kiếm chác chức tước, địa vị, mau chóng biến thành một thứ công chức nô bộc hoặc thư lại. Thử hỏi, liệu xã hội có thể trông chờ được gì vào những người trẻ như vậy.
Đỗ Thị Thoan là một người có khao khát tri thức, dấn thân vào con đường chữ nghĩa, từ bé đến lớn chỉ biết có việc học và học, ngoài ra không biết làm gì khác. Một người như vậy bị quy cho cái tội phản động, chống đối chế độ. Hỡi ôi, làm kẻ phản động chống đối chế độ chả lẽ lại dễ đến thế được sao!?
Khích lệ những người trẻ tuổi lao động, học tập và sáng tạo mới khó, chứ quy kết họ thiết tưởng không khó lắm, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
3. Khi viết những dòng này, ngay từ đầu tôi tự dặn mình không để bị rơi vào những tranh cãi (dù là học thuật hay ý thức hệ) đang bị gây nhiễu. Tôi cứ nghĩ đến một luận bàn triết học của nhà triết học F. Jullien về Mạnh Tử, trong đó ông có phân tích một chiêm nghiệm của Mạnh Tử như sau: [“Người ta ai cũng có lòng thương xót, lòng chẳng nỡ đối với việc này hoặc việc khác”, từ đó Mạnh tử suy ra: đem tấm lòng chẳng nỡ ấy (đối với người khác) phổ cập đến những điều mình còn nỡ (còn đang tâm đối với người khác), đó là “nhân” vậy] (Xác lập cơ sở cho đạo đức của F. Jullien, Hoàng Ngọc Hiến dịch và giới thiệu, NXB Đà Nẵng, 2000, tr12).
“Lòng chẳng nỡ” (ngược lại với “đang tâm”) không phải là một khái niệm triết học, mà là một kinh nghiệm tồn tại. Hay nói cách khác, nó là một ý niệm thuộc về minh triết. Mà minh triết sinh ra không để cãi lý. Nó để cảm thấu. Và một khi đã cảm thấu được, nó có khả năng “sàng lọc các lý lẽ” (F. Jullien).
Đến đây, tôi thấy mình nên dừng lại.
Ngày 16.7.2013
V. G.
____________
Tin mới nhận từ TS. Vu Thi Phuong Anh
Bạn hãy vào trang-:
http://kesach.org/wp-content/uploads/nhathuyen/LuanVanNhaThuyen-ViTriKeBenLe.pdf
để đọc luận văn của tác giả Đỗ Thị Thoan đã. Ở luận văn này (nếu bạn hiểu được) thì cách đặt vấn đề và cách tiếp cận vấn đề với một phương pháp khoa học sáng tạo rất tinh túy của một giảng viên trẻ. Chính cái nhiệt tình mới thúc đẩy lòng đam mê khoa học, từ sự đam mê khoa học mới dẫn đến sự sáng tạo trong khoa học và chính cái sáng tạo khoa học ấy đã làm nên cái giá điểm 10/10 của Nhã Thuyên bạn ạ ! Khoa học phải luôn đổi mới, nhất là khoa học xã hội, nó kị với sự xơ cứng (đã xơ cứng thì chỉ có cắt bỏ chứ không trông mong sự phát triển ở khu vực đó nữa). Bạn nên đọc nó và không chỉ một lần. Chúc bạn may mắn để tìm thấy cái hay luận văn này !
Ông không rơi vào tranh cãi, chỉ dùng cái tâm của người thầy tát vào mặt bọn người tiểu nhân.
Hỡi những kẻ đốn mạt về học thuật, về nhân cách nên...tìm đến thầy Ngô Văn Giá để được...ban cho những liều thuốc để chữa trị!!!
" Lòng chẳng nỡ" , theo kinh nghiệm trong dân gian không phải là khái niệm về triết học của người Việt ( Tuy nhiên ai đó soi rọi câu nói nầy và thấy nó cũng là triết học cũng chả sao " . Vì cái " Lòng" không là lý trí , trí tuệ , mà cái lòng có thể là bụng dạ , là cái tâm . Nơi phát xuất để con người biết thương yêu nhau , tử tế với nhau , là " Máu chảy ruột mềm" , là nơi để con người biết nên làm hay không nên làm. Giá trị của lòng còn quí và đẹp vượt lên trên cả liêm sĩ và tự trọng.
Ts NVG nói :"....nó là ý niệm thuộc về minh triết. mà minh triết sinh ra không để cải lý. Nó để cảm thấu". Cảm thấu là cái từ dành để dùng riêng cho những sinh vật trên mặt đất nầy ! Ví dụ " Con sư tử con nó cảm thấu được nỗi đau của vết thương từ sư tử mẹ của nó " *. Trong khoa học vật lý thì có từ thẩm thấu để dành cho cây cỏ hay sỏi đá , nhưng có vài người họ thay thế cảm thấu băng thẩm thấu , để những ai không cảm nhận được cảm thấu bằng cái lòng thì hiểu được bằng mắt cho nó dể.
Tôi học chưa hết trung học vì cái ngày 30- 4 - 1975. Từ đó đến giờ là 39 năm , tôi chỉ lao động bằng chân tay , nên văn không ôn võ không luyện , xin bà con bỏ qua lỗi chính tả hỏi ngã của tôi
* Con sư tử con biết cảm thấu....Còn con người lại không biết , mấy chục tờ báo , mấy chục anh đàn ông xúm vào người con gái Nhã Thuyên !
Luận văn đã được cả Hội đồng chấm, nay những vị không có chuyên môn về dạy học "thẩm định" lại cả hội đồng chấm luận văn - những người thầy thực sự - là nghĩa làm sao?
Còn các bằng TS, thạc sĩ của các quan học giả bằng thật đầy rẫy chốn quan trường thì mới là khoa học chắc?
Nói không ngoa đâu, nhiều luận văn, luận án của các quan là do người khác viết cho. Các quan quan tâm nhất là có được mảnh bằng TS, Ths để tô hồng lý lịch, làm chất phụ gia cho đồng tiền mua quan bán tước.
Tước đoạt bằng thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan khác nào tiêu diệt một trí thức trẻ. Bắt tuổi trẻ phải ngoan ngão như bầy cứu, nói sao nghe vậy, bảo làm gì làm nấy.
Con cháu các quan thì được dàn dựng để có bằng này cấp nọ, nay làm quan bé, mai chuyển chỗ làm quan lớn, rồi "luân chuyển", rồi rút lên, rồi quy hoạch để thừa kế nghề quan của cha ông được dựng lên bởi xương máu của hàng triệu đồng bào, chiến sĩ trong các cuộc chiến tranh.
đảng cho mình là trên hết và LUÔN LUÔN ĐÚNG ! có đúng không ? đây là đề tài cần nghiên cứu.
Và bi kịch của con người là như thế. Bruno đã bị bọn bất lương thiêu sống; Moro cũng bị tử hình bởi bọn bất lương... Thịt người chết thiêu còn khét lẹt trái đất; máu người bị chặt đầu còn chảy khắp nhân gian; oan khuất của nhóm Nhân văn ngày nào còn lẩn khuất đâu đây... Nhưng không vì thế mà trái đất trở thành hình vuông và bất động... Nhân loại vẫn may mắn có những con người thực sự là người.
Cảm ơn Văn Giá.
Cũng xin trân trọng cảm ơn TS . Nguyễn Xuân Diện về tấm lòng liên tài. Tôi vẫn cho rằng, cách ứng xử với Tài Hoa là tiêu chí cao nhất để "định giá" nhân cách của một người trí thức; p.a bản chất của một thể chế xã hội...
Anh không chọn con đường tranh cãi học thuật, vì theo anh, để "không để bị rơi vào những tranh cãi (dù là học thuật hay ý thức hệ) đang bị gây nhiễu". Đúng là lúc này, đặc biệt là vụ này, nó không những bị nhiễu mà còn trong tầm ngắm có bài bản, có chỉ huy. 6 thầy trong hội đồng chấm làm sao cãi nổi 700 báo, đài với hàng trăm GSTS được trang bị đầy mình, lại có hàng nghìn dư luận viên trong vai "quần chúng tự phát", lại có những nhân vật trùm khủng bố như Đông La... xung trận. Nhà bác học Bruno (kẻ "phản động" dám nói trái đất quay quanh mặt trời) đã bị cắt lưỡi trước khi bị lên giàn lửa, nhưng giả sử không bị cắt lưỡi chắc ông cũng chẳng cãi làm gì.
Tôi thực sự kính trọng một trí thức có tâm như Ts Ngô Văn Giá , khi đọc những dòng trên của ông , cũng như rất cảm kích sự dũng cảm và tài năng của cô Nhã thuyên - Đỗ thì thoan . Đất nước rất cần những người trí thức như các vị .
Để gió cuốn đi
Chiếu theo luật thì việc Hội đồng thẩm định được thành lập để đánh giá lại luận văn thạc sĩ của cô Nhã Thuyên có vẻ như không đúng luật.. Đây là vấn đề khoa học nên phải được đối xử đúng với bản chất của khoa học.. Có người không am hiểu về văn học năm trong hội đồng thẩm định để rồi bác bỏ một luận văn đạt điểm tuyệt đối là một sự xúc phạm đến khoa học và những người trong Hội đồng chấm luận văn. Không biết PGS TS Lê Quang Hưng (Chủ nhiệm khoa Việt Nam học) và PGS TS Nguyễn Huy Đức (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) có rfnh về VH không, hay chỉ rành về chuyên môn của các ông là triết học Mác – Lê nin?
- PGS TS Nguyễn Thị Bình và các thành viên Hội đồng Chấm luận văn hoàn toàn có quyền khiếu nại v/v này. Nếu người giải quyết khiếu nại là Hiệu trưởng trường Đại học SP bác bỏ đơn khiếu nại thì các thầy có quyền khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa để Tòa xét xử. Tòa sẽ trưng cầu một Hội đồng giám định với những giám định viên về văn học có tầẻm cỡ và độc lập, không bị chi phối bởi mệnh lệnh hành chính để đưa ra kết luận làm căn cứ đe Tòa xét xử (tất nhiên là Tòa cũng phải độc lập đúng nghĩa)
PGS TS Nguyễn Thị Bình có quyền khiếu nại v/v cho nghỉ hưu trước tuổi trái luật công chức. Chị Bình có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền
Cháu Đỗ Thị Thoan làm đơn khiếu nại việc thu hồi bằng thạc sĩ. Cháu cứ nhận rồi căn cứ vào QĐ đó mà khiếu nại. Bằng thạc sĩ đã được cấp 3 năm, không hề có một căn cứ nào để thu hồi.
Để giải quyết vụ này, cần phải có một Hội đồng thẩm định độc lập, các thành viên trong Hội đồng phải được các bên đồng ý.
Công trình của cô bỗng nhiên nổi tiếng. Nếu không có những vụ lùm xùm như vậy, luận văn của cô cũng chỉ được nhắc đến trong một công đồng nào đó thôi, cô ạ.
Theo tôi nghĩ, việc chấm lại luận văn của cô như một hình thức 'chấm phúc khảo" vậy. nếu có sự đánh giá không đồng nhất giữa hội đồng mới và hội đồng cũ, thì cần tiến hành đối chất giữa hai hội đồng.
Không có đối chất, nghĩa là có gì đó không minh bạch rồi.
Mấy ai biết cái luận văn của Nhã Thuyên-trừ mấy ông trong hội đồng chấm luận văn,thế mà ngày nay có hàng vạn người tìm đọc (tuy khó đọc hết).
Xin đừng hiểu nhầm thiện ý của những người tước bằng của Nhã Thuyên nhá,nhá! Họ là những NGƯỜI CÓ CÔNG trong việc truyền bá thơ của nhóm MỞ MIỆNG đấy.
Các vị thấy không?
http://chumonglong.wordpress.com/2014/03/30/viet-gi-nua-ve-vu-nha-thuyen/#more-6104
http://badamxoevietnam2.wordpress.com/2014/04/03/ngo-van-gia-de-nhat-anh-hung-cua-hoi-dong-chuot/
http://chumonglong.wordpress.com/2014/03/30/viet-gi-nua-ve-vu-nha-thuyen/#more-6104
http://badamxoevietnam2.wordpress.com/2014/04/03/ngo-van-gia-de-nhat-anh-hung-cua-hoi-dong-chuot/