GS. Trần Đình Sử: HAI CON CHIM - HAI THỜI ĐẠI
Hai con chim, hai thời đại
Trần Đình Sử
Chim nhảy nhót trong lồng
Hót từng hồi lanh lảnh
Ôi mê hoặc giam cầm
Chim quên mình có cánh.
Hót từng hồi lanh lảnh
Ôi mê hoặc giam cầm
Chim quên mình có cánh.
Từ bài thơ này lại bắt gặp bài thơ của Bùi Minh Quốc, nhan đề là :
BI KỊCH HÓT
Tưởng bay ngàn dặm thơ
Hoá vòng vo nhảy nhót
Giữa cái lồng rất to
Tự đan bằng tiếng hót.
Hoá vòng vo nhảy nhót
Giữa cái lồng rất to
Tự đan bằng tiếng hót.
Chợt nhớ đến con chim của Quận He Nguyễn Hữu Cầu thế kỉ XVIII:
Chim oanh nọ vẫy vùng giậu bắc
Đàn loan kia túc tắc cành nam
Mặc bay đông ngữ tây đàm
Chờ khi phương tiện dứt dàm vân lung
Bay vút tận muôn trùng tiêu hán
Phá vòng vây bạn với kim ô
Giang sơn khách diệc tri hồ.
Ôi, sao mà chim của Nguyễn Hữu Cầu to khỏe, mạnh mẽ đến thế !
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, con chim của Tố Hữu cũng tràn đầy sinh khí và tinh thần tự do.
Hãy xem con chim Tố Hữu tung bay trong những ngày tù ngục của đế quốc:
Hãy xem con chim Tố Hữu tung bay trong những ngày tù ngục của đế quốc:
Rồi một hôm nào tôi thấy tôi,
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi,
Say đồng hương nắng vui ca hót,
Trên chín tầng mây bát ngát trời.
Rồi Văn Cao, trong bài ca Đàn chim Việt:
Về đây khi gió mùa thơm ngát
Ôi lũ chim giang hồ
Bao cánh đang cùng dật dờ trên khắp cố đô
Từng đôi trên đất Bắc ríu rít ca …
Mờ mờ trong nắng ven trời
Chim reo thương nhớ chim ngân xa …
Hồn còn vương vấn về xưa
Về nơi hoàng hôn Thái Nguyên tung hoành
Từ Bắc Sơn kia thời tung cánh
Tới đây chim thấy lòng ngập ngừng
Nhớ ai trên mấy đồi Yên Thế
Kìa nước xa xa sông Gấm còn mịt mùng ngoài bến xuân
Ôi lũ chim giang hồ
Bao cánh đang cùng dật dờ trên khắp cố đô
Từng đôi trên đất Bắc ríu rít ca …
Mờ mờ trong nắng ven trời
Chim reo thương nhớ chim ngân xa …
Hồn còn vương vấn về xưa
Về nơi hoàng hôn Thái Nguyên tung hoành
Từ Bắc Sơn kia thời tung cánh
Tới đây chim thấy lòng ngập ngừng
Nhớ ai trên mấy đồi Yên Thế
Kìa nước xa xa sông Gấm còn mịt mùng ngoài bến xuân
Chim đang bay qua Bắc sang Trung
Người Nam còn nghe lời chim nhắn lúc xa
Ai tha hương nghe réo rắt oanh ca
Cánh nhạn vào mây thiết tha
Lưu luyến một trời xa
Người Nam còn nghe lời chim nhắn lúc xa
Ai tha hương nghe réo rắt oanh ca
Cánh nhạn vào mây thiết tha
Lưu luyến một trời xa
Chao ôi, mới có hai trăm năm, tính từ Nguyễn Hữu Cầu, hay tính từ Tố Hữu, Văn Cao mới có sáu bảy chục năm, sao mà chim bây giờ yếu đuối, tội nghiệp, dặt dẹo khác xa chim thời xưa đến thế? Vì sao? Vì đâu? Hỡi đàn chim Việt thân yêu!
Dù sao đây cũng chỉ mới là mấy ví dụ nhỏ, có vẻ ngẫu nhiên, có thể còn có nhiều giống chim khác nữa. Tôi mong có bạn sinh viên nào, hay bạn học viên thạc sĩ nào, hãy làm một luận văn về biểu tượng chim trong thi ca hôm nay. Kết quả chắc sẽ cho ta nhiều điều thú vị.
Trong khi chờ đợi, tôi muốn có lời kêu gọi tha thiết này: Hỡi các loài chim Việt, hãy mạnh khỏe lên, cứng cáp lên, hãy tìm cách vỗ cánh, hướng tới trời cao bát ngát. Còn gì buồn hơn những con chim ỉu xìu?
9 – 7 – 2013
T.Đ.S
Nguồn: Trần Đình Sử blog
-Bà mẹ Anh hùng thi đại học hoặc cao đẳng được cộng 2 điểm
-TP HCM Cục DS và KHHGĐ quy định tuổi sinh đẻ của phụ nữ không quá 33
-Bô xây dựngban hành quy định không cho xây nhái kiến trúc cổ điển Pháp
-BGT cấm người đi xe máy ngực lép
xe Ngoại tỉnh không được vào Hà nội
v v và v v (đủ các bộ các ban )
CHUNG QUY ì chỉ tại thằng đánh máy
Thôi thôi tôi đã biết rồi
Lồng vàng cũng thể là nơi ngục tù
kiếm ăn.Nếu lỡ sổng lồng chúng sẽ không bay đâu xa mà chỉ quanh quẩn đâu đó thôi;cứ mở cửa lồng,chúng
sẽ trở lại kiếm.. cái sổ hưu,rồi ca hát, ăn,ỉa tại chỗ...Hạnh phúc chan! wv.
Phá vòng vây bạn với kim ô
Nghe thật đã!
Tầm vóc này bây giờ tìm đâu ra.
Thằng bé tay cầm cái lồng,
Miệng mời : Chim hỡi ! Vào trong lồng nầy .
Không đâu tươi tốt hơn đây.
Nước trong, gạo trắng sẳn đầy hai lon.
Nào gác tía, nào giường son.
Phong lưu đúng bậc, chẳng còn lo chi.
Chim khôn đang đậu cành si.
Vội vàng cất tiếng, một khi đáp lời :
Thôi thôi ta đã biết rồi .
Lồng vàng âu cũng là nơi ngục hình .
Chi bằng trời rộng thinh thinh.
Ta bay, ta hót mặc tình tự do .
Tưởng bay ngàn dặm thơ/Hoá vòng vo nhảy nhót/ Giữa cái lồng rất to/Tự đan bằng tiếng hót.
Thật sự là một bi kịch hót. Các bạn có hình dung ra vật liệu đan cái lồng ấy ở xứ sở này không? Và bao nhiêu % chim trong Đàn chim Việt đang cam chịu sự nhốt trong cái lồng khổng lồ đó.
- Tư tưởng Mác - Lê nhập khẩu mà không hiểu 2 ông Tây (một ông râu rậm, một ông đầu hói) nói gì, nghĩ gì. Cuối cùng thì chỉ ậm à: còn Đảng, còn mình, mà Đảng thì rất tù mù, trìu tượng "Trăm tay, nghìn mắt, xương sắt, da đồng", nói chung 50 người làm, 500 thằng theo dõi.
- Bở tưởng hay tưởng bở: "Đế quốc ngày nay có biết chăng/ngươi đã già nua, ta trẻ măng/trái đất người ôm ôm chẳng xuể/trời xanh ta vói tận cung trăng". Cả một xã hội lạc quan tếu, Nghị quyết nói như rồng cuốn, thực tại như rồng lộn.
- Mơ tưởng: Muốn làm bạn với tất cả các nước, bản chất là cơ hội chủ nghĩa (cave), nên không có bạn bè tốt, rốt cục chỉ tôn thờ anh bạn vũ phu "4 tốt" mà thôi, mặc dù biết nó hống hách, đểu cáng, sẵn sàng thôn tính biển đảo và cả Đất nước.
- Cuối cùng là không tưởng: cơ chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN - xuống hố cả nút. Trong thực tế là một cơ chế dung dưỡng những đứa con hư, phá gia chi tử (doanh nghiệp nhà nước), là sân sau để tham nhũng và nhãn tiền là đời sống ngày càng khốn khó của nhân dân.