Trần Đình Sử: ĐÔI ĐIỀU THƯA LẠI VỚI NHÀ THƠ TRẦN TRƯƠNG
Lời dẫn của Lâm Khang chủ nhân: Vừa qua, chúng tôi có đăng tải bài viết "Nghề văn không sang trọng" của tác giả Trần Đình Sử (ảnh bên). Tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, một nhà nghiên cứu hàn lâm, một nhà sư phạm từng giảng dạy Lí luận Văn học hơn 50 năm tại các đại học. Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ cho cụm công trình nghiên cứu về Thi pháp học. Ông cũng từng là ủy viên Hội đồng Lí luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương.
Bài viết nhỏ, ghi lại tâm tư của GS. TS Nhà văn Trần Đình Sử được nhiều người tán thưởng và bàn luận. Đã có 3 bài viết trao đổi thêm xung quanh bài của Trần Đình Sử. Đầu tiên là bài "Nghề văn không sang trọng thì nghề nào hơn" của Nguyễn Hoàng Đức đăng trên trang Nguyễn Tường Thụy, rồi đến bài "Nghề văn không sang trọng nhưng văn chương lại cần sự sang trọng" của đạo diễn - nhà báo Nguyễn Anh Tuấn đăng trên TranNhuong.com, và gần đây nhất là bài "Mấy lời với ông Trần Đình Sử" của nhà văn Trần Trương cũng đăng trên TranNhuong.com.
Mặc dù tôi đã biết về ông Trần Trương, một người có khuôn mặt phúc hậu, tướng mạo khá đẹp đẽ, dáng vẻ hào hoa phong nhã, giọng nói vang như chuông và âm sắc đẹp, tuổi đã cao mà vẫn còn mẹ già để phụng dưỡng, nhưng ẩn giấu đằng sau đó là một nhân cách không tương xứng; ấy vậy mà tôi vẫn quá bất ngờ khi đọc bài của ông. Tôi nghĩ, chắc Giáo sư Trần Đình Sử sẽ không mất thời giờ với ông Trần Trương. Chắc là thế rồi!
Ấy thế mà trưa nay (16.8), tôi lại nhận được bài viết của ông về bài của Trần Trương, thì đây, khi đọc hết, mới thấy Trần Đình Sử không chỉ dành bài này cho một Trần Trương. Trên văn đàn quốc doanh nước nhà sao mà lắm Trần Trương đến thế!
Đôi điều thưa lại với nhà thơ Trần Trương
Trần Đình Sử
Tôi là một nhà khoa học nhân văn, trong thời buổi đổi mới, có rất nhiều vấn đề lí luận văn học cần được nhận thức lại, vì thế mà tôi đã cố gắng nêu nhiều vấn đề. Tôi tự thấy mình có khả năng và điều kiện đối thoại với các bạn bè, đồng nghiệp trên các vấn đề ấy, ngõ hầu đưa nền tư duy lí thuyết của chúng ta tiến thêm cho kịp các nước tiên tiến. Nhưng hóa ra ước mong của tôi chỉ là ảo vọng hão huyền. Bởi khi tôi đọc bài Mấy lời với ông Trần Đình Sử đăng ngày 15/8/2013 trên trang Trannhuong.com của nhà thơ Trần Trương thì tôi hoàn toàn thất vọng. Hóa ra ở Việt Nam hiện nay vẫn hoàn toàn không có đối thoại. Thì xin hãy đọc kĩ bài của nhà thơ Trần Trương.
Thay vì đối thoại, nhà thơ Trần Trương chọn cách bôi bác, chế giếu, nói kháy, xách mé. Ông bảo tôi đi học ở Trung Quốc vào thời Cách mạng văn hóa, nhưng ông không biết rằng, thời cách mạng văn hóa ở Trung Quốc các trường đại học đều đóng của, sinh viên đi lao động cải tạo ở nông thôn, còn lưu học sinh nước ngoài thì ai về nước nấy. Anh đọc câu vè : “Trình độ văn hóa cấp ba,Thế mà bỗng chốc được là giáo sư, Giáo sư mà dốt bỏ xừ, Tiếng Tây chỉ thuộc mỗi từ..”Măng-giê”(Tiếng Pháp= Ăn).” Có thể nước ta trong thời buổi háo danh có người gian lận về bằng cấp, nhưng nói chung về giáo sư Việt Nam, nói riêng về tôi là không đúng và là xúc phạm danh dự. Tôi bảo vệ tiến sĩ năm 1980, phong phó giáo sư năm 1990, phong giáo sư năm 1996, là một quá trình phấn đấu cật lực về chuyên môn, không ai được xúc phạm. Từ năm 1961, trong hơn nửa thế kỉ, tôi đã đào tạo hàng ngàn sinh viên đại học, hàng trăm thạc sĩ, ba chục tiến sĩ, trong các học trò đó có nhiều người đã thành giáo sư, phó giáo sư , có người làm thứ trưởng, vụ trưởng, viện trưởng, trưởng khoa, chủ nhiệm bộ môn, trưởng phòng đào tạo…Tôi đã là Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo Nhân dân, đã nhân giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ từ năm 2000, thì những lời nói như trên là sàm sở, thiếu đứng đắn. Ông bảo tôi chỉ là phó tiến sĩ, “sau này tự nhiên thành giáo sư”. Xin thưa không có gì tự nhiên hết, đó là chủ trương của Nhà nước ta, muốn chuân hóa đào tạo cán bộ. Ông đã không biết mà lại nói xách mé. Toàn bộ phó tiến sĩ ở nước ta đều là tiến sĩ cả, không riêng một mình ai. Vậy thì có gì đáng chế giễu ở đây? Ông chê tôi dốt ngoại ngữ, không đọc được tác phẩm “bản ngữ”, mà chỉ đọc theo bản dịch. Ông không biết rằng tôi đã dịch bảy cuốn sách khoa học từ tiếng Nga và tiếng Trung, tái bản nhiều lần và cho đến nay vẫn tiếp tục dịch, lược thuật, giới thiệu các tài liệu nước ngoài cho bạn đọc Việt Nam. Ông chê chúng tôi dốt, không đọc được “Bản ngữ” nước ngoài, ông phê thế chúng tôi không hiểu được, bởi vì “bản ngữ” là tiếng mẹ đẻ của người nói, mà chúng tôi có phải là nguời nước ngoài đâu. Muốn chê đúng thì phải nói không đọc được “nguyên bản” tiếng nước ngoài, chứ không phải là bản ngữ như ông nói. Ông nói cũng đúng với nhiều trường hợp, nhưng không đúng với tôi. Ông thấy đấy, những lời xách mé, chế giếu của ông đều không đúng sự thực và không có chút giá trị gì, ngoài sự chúng tỏ là ông còn hạn chế nhiều về hiểu biết. Ông là nhà thơ mà không biết rằng, mọi châm biếm, chế giễu chỉ có giá trị khi nó đi đối với sự thật. Sự dối trá, bịa đặt chỉ là sự phỉ báng vớ vẩn.
Nói cho đúng, ông Trần Trương cũng có lúc muốn trao đổi lại về vấn đề nghề văn không sang trọng của tôi. Nhưng ý kiến của ông đầy mâu thuẫn và sai lầm. Thoạt đầu ông phủ nhận việc có người xướng ra cái thuyết nghề văn sang trọng”. Ông viết : “có ai nói nghề văn là nghề sang trọng đâu?, chắc ông (tức là tôi – TĐS chú) có nghe đâu đó ở những “diến đàn” bia bọt nào đó, chứ trên văn đàn chính thống ở các hội nghị nghiêm chỉnh không có vị lãnh đạo hoặc nhà văn nào dám nói thế..” Nhưng cách đó mấy dòng ông lại viết: “Tôi hiểu cao qúi và sang trọng có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Làm một hành động cao quý hay viết một tác phẩm hay đến mức cao quí thì đó cũng có thể là sang trọng. Nhưng khi tác giả được nhìn nhận là sang trọng thì chắc chắn họ có những tác phẩm cao quý.” Câu này chứng tỏ ông là người ủng hộ thuyết nhà văn sang trọng chứ chối làm sao được. Tôi nói có đối tượng đấy chứ, không nói không bao giờ. Xin lưu ý với ông là nhiều lời nói chính thống và ở hội nghọ nghiêm chỉnh không tác động vào con người mạnh mẽ bằng lời nói ở diễn đàn bia bọt đâu. Cái thiếu sót thứ nhất của ông là không phân biệt được nghĩa của từ sang trọng và từ cao quý, lẫn lộn chúng với nhau. Sang trọng là từ chỉ sự giàu có, quyền thế hơn người về địa vị, quan chức, của cải vật chất, ví như nhà cửa sang trọng, áo quần sang trọng, đồng hồ sang trọng, địa vị sang trọng, đám ma sang trọng, đám cưới sang trọng…Trong các trường hợp ấy không thể thay thế chữ cao quý vào được. Những cái sang trọng thường nằm ở bên ngoài con người, ai nhìn cũng thấy được. Thấy một người đi ô tô đắt tiền, ăn mặc chưng diện, ta có thể nói ngay, một người sang trọng. Nhưng người ấy có cao quý hay không là chuyện khác, bởi cái cao quý nhìn bề ngoài không thấy được. Phải sống, giao tiếp, thể nghiệm mới nhận thấy. Chữ cao quý chỉ phẩm chất về tinh thần, cho nên tôi nói, nghề văn cần cao quý, chứ không cần sang trọng. Chữ nghề văn sang trọng nó không thích hợp và dễ gây ngộ nhận. Thiếu sót thứ hai là do không phân biệt được hai từ đó cho nên lập luận không chặt chẽ. Cái lập luận của ông cho rằng “khi tác giả được nhìn nhận là sang trọng thì chắc chắn họ có những tác phẩm cao quý.” là không đúng. Trước khi “vụ thơ” Hoàng Quang Thuận đổ bể, hẳn mọi người đều thấy là ông ấy sang trọng, có chức vụ “viện trưởng”, đi ô tô, có nhiều tiền, nghĩ rằng thơ ông ấy “chắc chắn” là cao quý, rồi hết lời ca ngợi. Nhưng khi ca ngợi rồi thì mới biết thơ ông ấy không cao quý gì cả. Đó, nhầm lẫn sang trọng với cao quý tai hại như vậy đó.
Điều quan trọng nhất cuối cùng là ông không hiểu nội dung bài viết ngắn của tôi. Đúng như PGS Nguyễn Thị Minh Thái có nói, “bi kịch đọc không vỡ chữ”. Đã đọc không hiểu thì khó bàn bạc được gì cho rõ ràng. Ông không hiểu thì ông suy diễn : “Tự nhiên ông (tức là tôi - TĐS) đặt điều ra là nghề văn là nghề không sang trọng rồi có vẻ muốn bôi bác Hội Nhà văn.” Xin hỏi ông Trương, tôi có vẽ bôi bác Hội nhà văn ở chỗ nào? Xin ông cho biết câu chữ cụ thể nào thể hiện sự bôi bác đó ? Ông có biết là ông đang vu cáo tôi không? Hiện tượng háo danh đã rất phổ biến trong thực tế, là một hiện tượng tâm lí xã hội, không phụ thuộc vào Hội nhà văn. Chính hiện tượng đó gây gánh nặng, áp lực cho Hội nhà văn đấy. Đả phá tâm lí ấy chính là giúp cho Hội nhà văn nhẹ gánh hơn. Ông lại nói : “Cách viết của ông (tức là tôi – TĐS) trong mấy bài viết gần đây tôi thấy :”Loằng ngoằng” quá”. Tôi là người làm lí thuyết, thích tư duy logich rạch ròi, không tư duy được theo kiểu nhà thơ, cho nên không biết thế nào “loằng ngoằng”.
Dù có thất vọng thế nào thì con đường đi tới của lí luận phê bình vẫn phải là đối thoại, chứ không phải đối đầu. Muốn đối thoại thì ta phải học, trước hết cần biết tôn trọng người đối thoại. Sau là lắng nghe ý kiến trái chiều của người ta. Sau nữa cũng cần có chung một nền tảng tri thức. Hiện nay trong xã hội ta đang thịnh hành các khung tri thức khác nhau. Rất đông người theo hệ tri thức tiền hiện đại (cổ điển), một số người theo tri thức hiện đại, một số khác trẻ hơn theo tri thức hậu hiện đại. Thế là khó hiểu nhau rồi. Chúng ta không thể tiêu diệt người theo khung tri thức này, bỏ tù người theo khung tri thức kia. Để hiểu nhau chỉ có con đường đối thoại. Đối thoại là đi tìm cái chung chân lí. Chỉ cho mình là duy nhất đúng, cứ thế mà kết luận, xử lí thì có cần đối thoại nữa hay không?
Trần Đình Sử
Thay vì đối thoại, nhà thơ Trần Trương chọn cách bôi bác, chế giếu, nói kháy, xách mé. Ông bảo tôi đi học ở Trung Quốc vào thời Cách mạng văn hóa, nhưng ông không biết rằng, thời cách mạng văn hóa ở Trung Quốc các trường đại học đều đóng của, sinh viên đi lao động cải tạo ở nông thôn, còn lưu học sinh nước ngoài thì ai về nước nấy. Anh đọc câu vè : “Trình độ văn hóa cấp ba,Thế mà bỗng chốc được là giáo sư, Giáo sư mà dốt bỏ xừ, Tiếng Tây chỉ thuộc mỗi từ..”Măng-giê”(Tiếng Pháp= Ăn).” Có thể nước ta trong thời buổi háo danh có người gian lận về bằng cấp, nhưng nói chung về giáo sư Việt Nam, nói riêng về tôi là không đúng và là xúc phạm danh dự. Tôi bảo vệ tiến sĩ năm 1980, phong phó giáo sư năm 1990, phong giáo sư năm 1996, là một quá trình phấn đấu cật lực về chuyên môn, không ai được xúc phạm. Từ năm 1961, trong hơn nửa thế kỉ, tôi đã đào tạo hàng ngàn sinh viên đại học, hàng trăm thạc sĩ, ba chục tiến sĩ, trong các học trò đó có nhiều người đã thành giáo sư, phó giáo sư , có người làm thứ trưởng, vụ trưởng, viện trưởng, trưởng khoa, chủ nhiệm bộ môn, trưởng phòng đào tạo…Tôi đã là Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo Nhân dân, đã nhân giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ từ năm 2000, thì những lời nói như trên là sàm sở, thiếu đứng đắn. Ông bảo tôi chỉ là phó tiến sĩ, “sau này tự nhiên thành giáo sư”. Xin thưa không có gì tự nhiên hết, đó là chủ trương của Nhà nước ta, muốn chuân hóa đào tạo cán bộ. Ông đã không biết mà lại nói xách mé. Toàn bộ phó tiến sĩ ở nước ta đều là tiến sĩ cả, không riêng một mình ai. Vậy thì có gì đáng chế giễu ở đây? Ông chê tôi dốt ngoại ngữ, không đọc được tác phẩm “bản ngữ”, mà chỉ đọc theo bản dịch. Ông không biết rằng tôi đã dịch bảy cuốn sách khoa học từ tiếng Nga và tiếng Trung, tái bản nhiều lần và cho đến nay vẫn tiếp tục dịch, lược thuật, giới thiệu các tài liệu nước ngoài cho bạn đọc Việt Nam. Ông chê chúng tôi dốt, không đọc được “Bản ngữ” nước ngoài, ông phê thế chúng tôi không hiểu được, bởi vì “bản ngữ” là tiếng mẹ đẻ của người nói, mà chúng tôi có phải là nguời nước ngoài đâu. Muốn chê đúng thì phải nói không đọc được “nguyên bản” tiếng nước ngoài, chứ không phải là bản ngữ như ông nói. Ông nói cũng đúng với nhiều trường hợp, nhưng không đúng với tôi. Ông thấy đấy, những lời xách mé, chế giếu của ông đều không đúng sự thực và không có chút giá trị gì, ngoài sự chúng tỏ là ông còn hạn chế nhiều về hiểu biết. Ông là nhà thơ mà không biết rằng, mọi châm biếm, chế giễu chỉ có giá trị khi nó đi đối với sự thật. Sự dối trá, bịa đặt chỉ là sự phỉ báng vớ vẩn.
Nói cho đúng, ông Trần Trương cũng có lúc muốn trao đổi lại về vấn đề nghề văn không sang trọng của tôi. Nhưng ý kiến của ông đầy mâu thuẫn và sai lầm. Thoạt đầu ông phủ nhận việc có người xướng ra cái thuyết nghề văn sang trọng”. Ông viết : “có ai nói nghề văn là nghề sang trọng đâu?, chắc ông (tức là tôi – TĐS chú) có nghe đâu đó ở những “diến đàn” bia bọt nào đó, chứ trên văn đàn chính thống ở các hội nghị nghiêm chỉnh không có vị lãnh đạo hoặc nhà văn nào dám nói thế..” Nhưng cách đó mấy dòng ông lại viết: “Tôi hiểu cao qúi và sang trọng có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Làm một hành động cao quý hay viết một tác phẩm hay đến mức cao quí thì đó cũng có thể là sang trọng. Nhưng khi tác giả được nhìn nhận là sang trọng thì chắc chắn họ có những tác phẩm cao quý.” Câu này chứng tỏ ông là người ủng hộ thuyết nhà văn sang trọng chứ chối làm sao được. Tôi nói có đối tượng đấy chứ, không nói không bao giờ. Xin lưu ý với ông là nhiều lời nói chính thống và ở hội nghọ nghiêm chỉnh không tác động vào con người mạnh mẽ bằng lời nói ở diễn đàn bia bọt đâu. Cái thiếu sót thứ nhất của ông là không phân biệt được nghĩa của từ sang trọng và từ cao quý, lẫn lộn chúng với nhau. Sang trọng là từ chỉ sự giàu có, quyền thế hơn người về địa vị, quan chức, của cải vật chất, ví như nhà cửa sang trọng, áo quần sang trọng, đồng hồ sang trọng, địa vị sang trọng, đám ma sang trọng, đám cưới sang trọng…Trong các trường hợp ấy không thể thay thế chữ cao quý vào được. Những cái sang trọng thường nằm ở bên ngoài con người, ai nhìn cũng thấy được. Thấy một người đi ô tô đắt tiền, ăn mặc chưng diện, ta có thể nói ngay, một người sang trọng. Nhưng người ấy có cao quý hay không là chuyện khác, bởi cái cao quý nhìn bề ngoài không thấy được. Phải sống, giao tiếp, thể nghiệm mới nhận thấy. Chữ cao quý chỉ phẩm chất về tinh thần, cho nên tôi nói, nghề văn cần cao quý, chứ không cần sang trọng. Chữ nghề văn sang trọng nó không thích hợp và dễ gây ngộ nhận. Thiếu sót thứ hai là do không phân biệt được hai từ đó cho nên lập luận không chặt chẽ. Cái lập luận của ông cho rằng “khi tác giả được nhìn nhận là sang trọng thì chắc chắn họ có những tác phẩm cao quý.” là không đúng. Trước khi “vụ thơ” Hoàng Quang Thuận đổ bể, hẳn mọi người đều thấy là ông ấy sang trọng, có chức vụ “viện trưởng”, đi ô tô, có nhiều tiền, nghĩ rằng thơ ông ấy “chắc chắn” là cao quý, rồi hết lời ca ngợi. Nhưng khi ca ngợi rồi thì mới biết thơ ông ấy không cao quý gì cả. Đó, nhầm lẫn sang trọng với cao quý tai hại như vậy đó.
Điều quan trọng nhất cuối cùng là ông không hiểu nội dung bài viết ngắn của tôi. Đúng như PGS Nguyễn Thị Minh Thái có nói, “bi kịch đọc không vỡ chữ”. Đã đọc không hiểu thì khó bàn bạc được gì cho rõ ràng. Ông không hiểu thì ông suy diễn : “Tự nhiên ông (tức là tôi - TĐS) đặt điều ra là nghề văn là nghề không sang trọng rồi có vẻ muốn bôi bác Hội Nhà văn.” Xin hỏi ông Trương, tôi có vẽ bôi bác Hội nhà văn ở chỗ nào? Xin ông cho biết câu chữ cụ thể nào thể hiện sự bôi bác đó ? Ông có biết là ông đang vu cáo tôi không? Hiện tượng háo danh đã rất phổ biến trong thực tế, là một hiện tượng tâm lí xã hội, không phụ thuộc vào Hội nhà văn. Chính hiện tượng đó gây gánh nặng, áp lực cho Hội nhà văn đấy. Đả phá tâm lí ấy chính là giúp cho Hội nhà văn nhẹ gánh hơn. Ông lại nói : “Cách viết của ông (tức là tôi – TĐS) trong mấy bài viết gần đây tôi thấy :”Loằng ngoằng” quá”. Tôi là người làm lí thuyết, thích tư duy logich rạch ròi, không tư duy được theo kiểu nhà thơ, cho nên không biết thế nào “loằng ngoằng”.
Dù có thất vọng thế nào thì con đường đi tới của lí luận phê bình vẫn phải là đối thoại, chứ không phải đối đầu. Muốn đối thoại thì ta phải học, trước hết cần biết tôn trọng người đối thoại. Sau là lắng nghe ý kiến trái chiều của người ta. Sau nữa cũng cần có chung một nền tảng tri thức. Hiện nay trong xã hội ta đang thịnh hành các khung tri thức khác nhau. Rất đông người theo hệ tri thức tiền hiện đại (cổ điển), một số người theo tri thức hiện đại, một số khác trẻ hơn theo tri thức hậu hiện đại. Thế là khó hiểu nhau rồi. Chúng ta không thể tiêu diệt người theo khung tri thức này, bỏ tù người theo khung tri thức kia. Để hiểu nhau chỉ có con đường đối thoại. Đối thoại là đi tìm cái chung chân lí. Chỉ cho mình là duy nhất đúng, cứ thế mà kết luận, xử lí thì có cần đối thoại nữa hay không?
T.Đ.S
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét