Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Hình "cơ" của Nick Nhân Quả - giải thích chủ quan mà chưa đạt ý cùa Di Lac Ha Lai



  • Di Lạc Hạ LaiCác quả vị Tu chứng có thể nhìn thấy trên bàn tay: Đối với bàn tay, ngón trỏ và ngón cái là quan trọng nhất, không có nó thì bàn tay coi như vô dụng.
    Chẳng hạn Bậc Tu đắc Pháp Chơn Không, không ràng buộc cha mẹ anh em, Thầy Tổ, nơi hạnh nguyện cho là h
    uyễn, không đặt nặng Bổn phận trách nhiệm Thế gian lẫn xuất Thế gian, không còn thương ghét, chỉ muốn tham thiền Nhập định, an trụ nơi Pháp Chơn Không, Bậc này khi thành Phật gọi là Bích Chi Phật, tự tu tự chứng, không màng nơi Hạnh nguyện xây dựng Phật pháp và giáo hóa chúng sanh, theo hình trên thì vị này đang ngồi ở gần cổ tay. Chỗ này không phải là chỗ quan trọng tren bàn tay.
    Quý vị hãy nhìn vào bàn tay, Ở ngón trỏ là Bậc Hộ pháp Bồ tát, từ lúc tu đến Sở Đắc Chân Lý, lướt qua Pháp Chân Không, thi hành Hạnh Nguyện không ngừng nghỉ, khi tròn nguyện được TRI KIẾN PHẬT. Bậc này phải nương theo DIỆU DỤNG khi Thuận Hành lúc Nghịch Pháp của Đức Phật hóa độ mới thành tựu Chánh Giác Lý Sự đồng song Tánh Tướng duy nhất, Hành Thâm Pháp Giới cho thật nhiều để thật GIÁC mà đoạt đến BÁT NHÃ TRÍ. 
    Bồ Tát đắc pháp CHÂN KHÔNG, đó là TỊNH ĐỘ của Bồ Tát, nên thành tựu công đức sung mãn đặng trọn lãnh lấy cõi Phật. Chớ vì Chân Không mà trụ không. Chớ vì sắc pháp Thân Phật mà chấp Có để an trụ. Nên thành tựu Chân Sắc Pháp Thông thật tỏ rõ Có Không toàn giác.

    Bồ Tát thực hành VÔ NGẠI ĐẠI BI TỔNG TRÌ ĐÀ LA NI TẠNG hoàn toàn CHÁNH GIÁC, gọi là Bồ tát Ma ha Tát (Đại Bồ Tát). Bậc này nằm ở ngón trỏ, chỉ đạo các Hàng Long Thần Hộ Pháp, Tiên Thần Thánh chúng, Dạ Xoa La sát Quỷ vương phụng hành xây dựng Chánh pháp.
    Nếu Bồ Tát đắc Chân Không thọ chấp nơi Chân Không sinh ra bê trễ Hạnh Nguyện, lại quyết định cho Hạnh Nguyện là mê chấp chẳng chịu Hành Thâm Pháp Giới thi hành Hạnh Nguyện đến LÝ SỰ đồng song Chánh Giác, chỉ bình thường hóa sống theo Lý Chân Không, thì Bồ Tát ấy vào nơi TỊNH BIỆT, đó chính là một trở ngại không nhỏ.

    Ở Ngón cái là Chư Vị Long Thần Hộ Pháp Hộ trì Tam Bảo và các Bậc Tín Tu không ngừng nghỉ, họ chuyên sâu mỗi một Pháp Môn, khi thành Phật gọi là Phật giới, như Đường Tam Ta.ng Chiên Đàn Công Đức Phật (Phật giới), Tề Thiên Đại Thánh (Đấu Chiến Thắng Phật-Phật giới).

    Lúc Bồ Tát nương theo DIỆU DỤNG của Đức Phật được hóa độ của Phật, Bồ Tát liền thật biết: Chủng Tánh Chúng Sanh, Chủng Tánh của Bồ Tát và Chủng Tánh Phật, tuy bình đẳng, nhưng bất bình đẳng, do lẽ ấy nên tác tạo Chánh Báo, Thọ Báo sai biệt, vì vậy mà Tu Chứng có thứ lớp, hiểu biết có tuần tự, Bồ Tát thật rõ, còn rõ hơn thế nữa, lìa 62 kiến chấp khỏi lầm hết mê đoạt rốt ráo Vô Thượng Chánh Giác.

    Nếu Bồ Tát chẳng chấp Lý Chân Không mà không bước vào Hạnh Nguyện độ sanh, dù vô tình hoặc cố ý cũng vẫn bị Lý Chân Không làm chủ ngăn ngại chướng cách, thì Bồ Tát làm thế nào thành tựu công đức lãnh lấy cõi Phật? Lý Chân Không là một Lý trong thời HẠ KIẾP thường vấp phải, nên Đức Bổn Sư đã nói trong Kinh Viên Giác Lý Chướng đến Sự Chướng để đời sau xem làm gương phá chấp Hạnh Nguyện đầy đủ thành tựu. Chân Không chẳng phải rổng không như Bồ Tát tưởng, Lý Chân Không thường chướng nên Pháp Tạng vẫn thường nói như câu:

    Chân Không nào phải hồn vô tận, 
    Thật tỏ muôn phương diệu độ đồng,
    Nếu biết sớm chiều chưa thoải mái,
    Hương nguyền gìn giữ trọn tình trong. 

    Bồ Tát đắc pháp Chân Không nhưng thật thà chưa thoải mái, ấy là Bồ Tát cầu tiến bộ đến DIỆU QUẢ, tuy chưa thoải mái nhưng Hạnh Nguyện giữ đều, đó chính là bậc biết tu trì Phật Quả vậy.

    Bằng Bồ Tát đắc pháp Chân Không thấy mình tiến bộ Tự Tại Vô Ngại, thì Bồ Tát hãy HÀNH THÂM BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA đi, nếu không sẽ Vĩnh Viễn nơi PHI ĐẠO, chẳng Suốt ĐẠO, vì sao? Vì Kinh Bát Nhã Phật có dặn: “Nếu mình còn thấy, mình là Bồ Tát Tự Tại Vô Ngại thì phải Hạnh Nguyện Thâm Nhập Bát Nhã đặng đoạt Bát Nhã Trí.”

    Ở giữa lòng bàn tay là Phật, thời toàn Giác không thiếu sót. 
    Còn như Bồ Tát cho đến Đại Bồ Tát hãy còn thiếu sót, do thiếu sót nên chưa Chánh Giác. Bởi vậy Phật thấy Bồ Tát hãy còn lầm mê, Bồ Tát nhìn chúng sanh đang mê lầm. Bồ Tát không bao giờ biết nổi Phật, thì làm sao biết đặng DIỆU DỤNG của Phật? Chúng sanh chẳng bao giờ biết nổi Bồ Tát thì làm sao biết được sự Độ Sanh của Bồ Tát? Đó là những vị ở các ngón còn lại: Thinh Văn, A la Hán, Duyên giác.

    Còn Chúng sanh mong TRI KIẾN hãy CỔI GIẢI TÂM, phá lầm chấp công phu Tín Tâm tu không ngừng nghỉ liền đến TRI KIẾN.
    Tất cả những bậc từ Sơ Phát tâm đến Vô Thượng Đẳng Chánh giác đều phải tu trên nền tảng Bồ đề Tâm (chính là hình bàn tay nằm trên lá Bồ đề), không có Tâm Từ bi hỷ xả sẽ bị sa vào ngoại đạo, tà giáo.Lúc xem Kinh hoặc nghe Giáo Lý, nên nhận định để tỏ biết nghĩa Kinh cùng Giáo Lý chỉ dạy. Đối với PHẬT PHÁP chẳng có pháp nào lớn nhỏ, miễn Chân Phật Tử nhận đặng là quý, biết đặng là hay, thích đặng là tốt. Từ VÔ THƯỜNG tu đến THƯỜNG CÒN. Từ VÔ NGÃ sát thật VÔ NGÃ tu hành đến CHÂN NGÃ. Tất cả GIÁO LÝ của Đức Phật có thể giúp các Tín Tâm tu hành TỰ TÁNH TỎ TÁNH, các Pháp Môn đều nơi Tự Tánh, các Giáo Lý Kinh Điển cốt đem đến nơi Tự Giác đó chính là yếu điểm tu hành vậy.
  • Nhuận Mỹ Nam Mô A Di Đà Phật
    Nmỹ xin cảm ơn quý HH T ạ
    A Di Đà Phật !
  • Chi Tran Các huynh cho em hỏi. Có ng vì sân si thốt lời thề độc . Nhân quả thì nó kg bao giờ mất . Vậy nếu muốn hóa giải lời thề độc đó phải làm như thế nào. Nhờ các sư huynh tiền bối chỉ dạy thêm để giúp ng. Em thật tình lù mù quá. A Di Đà Phật.
  • Não Vô Sau này không thề độc nữa . Va sau này nói cái gì là phải làm . Đừng nói 1 đường làm một nẻo . từ từ sẽ hoá giải thôi hahahehe
  • Chi Tran A di Đà phật
  • Dư Anh HiếuDi Lac Ha Lai.
    Huynh nói từ có thể theo Đệ là chính xác!
    Đã có thời gian duanhhoang đã nảy sinh quan điểm quy tất cả mọi người đều là vị trí nào đó trên cơ thể người!
    ...Xem thêm
  • Vô Thường 6 vị La Hán tượng trưng cho 6 căn(mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) 6:căn thanh tịnh thì phát sinh trí huệ, có trí huệ thì sẽ giác ngộ... ( GIÁC NGỘ)
  • Nhân QuảNhân Quả đưa ra ý hiểu chủ quan hết sức tóm tắt hình cơ trên:

    LÁ BỒ ĐỀ: Dụ cho nền tảng của Như Lai Tạng. Bồ là lớn lao, bao trùm. Đề là đề tài. Vô lượng mọi sự vật, sự việc, con người, chúng sanh, vạn vật không thể tính đếm chính là đối tượng lý trị 
    ...Xem thêm
  • Nhuận Mỹ Nam Mô A Di Đà Phật
    HH nhận mìn nè @!
  • Nhuận Mỹ Da HH dễ hiểu ạ,
    A Di Đa Phật
  • Nhân Quả Vô Thường: Chớ nhìn ra ngoài, bao nhiêu vị ấy ẩn dụ chỉ một người phát tâm tu hành thôi. Như Đệ, Muội, ta, tất cả mọi người tu mà thôi.
    • Nhân QuảNhân Quả đưa ra ý hiểu chủ quan hết sức tóm tắt hình cơ trên:

      LÁ BỒ ĐỀ: Dụ cho nền tảng của Như Lai Tạng. Bồ là lớn lao, bao trùm. Đề là đề tài. Vô lượng mọi sự vật, sự việc, con người, chúng sanh, vạn vật không thể tính đếm chính là đối tượng lý trị 
      và hành dụng của Như Lai.

      NGÓN ÚT: Chỉ cho việc trải qua phiền não nhiều, nay đã tỉnh thức, biết phát tâm, bắt đầu ngồi lại, mắt hướng ra ngoài để nhìn nhận lại thực thể bồ đề ngoài thế gian... Tìm hiểu để BIẾT NGOÀI.

      NGÓN NHẪN: Đã có sự hiểu ít nhiều, bèn quay ngang ngang, ko còn nhìn ra ngoài nữa, tiếp tục tu hành, soi chiếu đối ứng giữa ngoại cảnh và mình... HIỂU NGOÀI - TÌM HIỂU để Biết MÌNH.

      NGÓN GIỮA: Nguyên liệu cảnh ngoài nỗi trong đã đủ, ta ngồi xuống quán suy nghiền ngẫm thâm sâu vào trong, khai quật tronn tâm mình ra thôi, ko nhìn ngoài, ngó ngang gì nữa cả... QUÁN TƯỞNG HẾT THẢY.

      NGÓN TRỎ: Qua quán suy đã nhận thấy vấn đề: Người đứng ngón này dùng ngón tay trỏ của tay phải mà chỉ vào hình tượng một vị thần mang cây trụ trượng, trên đầu cây có một quả cầu. Vị này là ẩn dụ cho Như Lai. Người tu đã đến bước này thì trân nhận ra được: Àh, ra thế, Như Lai là giải pháp đối trị toàn bộ tất thảy Bồ Đề thế gian và vũ trụ. Nên Như Lai phải ở ngón cái, #01. TỎ THẤY NHƯ LAI.

      NGÓI CÁI: NHƯ LAI, là giải pháp bậc nhất, Vô Thượng, đối trị toàn bộ tất thảy Bồ Đề thế gian và vũ trụ. Nên Như Lai phải ở ngón cái, #01.

      SAU NGÓN CÁI: Hành trì Như Lai. DIỆU DỤNG PHÁP THÂN NHƯ LAI. Người ngồi dưới gốc ngón cái: Diệu dụng chân như vào cuộc sống thường nhật. Núi vẫn là núi, sông vẫn là sông thôi, nhưng nay đã khác ở cách nhìn. Trước là nhìn theo lối phàm phu, phàm ngã, nay là nhìn theo lối thánh nhân, chân ngã... DIỆU DỤNG PHÁP THÂN NHƯ LAI.

      Hình ngồi ở cườm tay, là nấc cuối cùng là VIÊN MÃN BỒ ĐỀ - VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC. Cảnh giới siêu diệu này chỉ có thể có được khi tôn trọng tất cả sự thật chân như, uyên nguyên thỉ thổ của mọi sự vật sự việc hiện tượng, con người, vạn vật. Chữ Phật vòng tròn to nhất khắp lòng bàn tay, là ý này: PHẬT: là sự thật nhất như, không sai khác.

      Cuối cùng, bàn tai này là bàn tay trái. Dụng ý: Có ngang trái sự đời, có phiền não thì mới phát tâm tu, mới Bồ Đề.

      Ý nghĩa chính yểu của hình cơ này cơ bản theo chủ quan của NQ chỉ có vậy.

      Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !
      Nam Mô A Di Đà Phật !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét