Trần Đình Triển: LÊ HOÀNG - HỢM HĨNH, VÔ VĂN HÓA
LÊ HOÀNG - hợm hĩnh, vô văn hóa
Trần Đình Triển
Tôi không quan tâm đến các chương trình giải trí trên truyền hình, phần vì không có thời gian, phần vì quá nhiều chương trình, vả lại hầu hết nội dung đều nhạt nhẽo, vô duyên, pha trò một cách “rẻ tiền”,… làm tha hóa nhân cách và văn hóa;…Đúng như Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, đã khẳng định: “Hệ thống thông tin đại chúng phát triển thiếu quy hoạch khoa học, gây lãng phí nguồn lực và quản lý không theo kịp sự phát triển. Một số cơ quan truyền thông có biểu hiện thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích”.
Hôm nay nhân ngày nghỉ, đọc thông tin trên báo và trên mạng xã hội thấy xôn xao về 2 con người có tên Lê Hoàng và Triệu Thị Hà ngồi chễm chệ trên ghế, được kê trên những chồng sách. Tôi có chút tò mò xem họ là ai ?
Hóa ra, Lê Hoàng là nhà báo, đạo diễn,…tham gia trên chương trình “Chuyện đêm khuya” và “ Đội tuyển tôi yêu”. Câu hỏi đầu tiên của tôi là: Tại sao truyền hình lại đưa con người này lên trước công chúng? Về hình thức: mắt nhìn sấp, chăm chăm nhìn chân, nhìn váy đối phương, giọng nói thì uốn éo, ngôn ngữ kệch cỡm đôi lúc pha chút kiêu căng.
Hóa ra, Lê Hoàng là nhà báo, đạo diễn,…tham gia trên chương trình “Chuyện đêm khuya” và “ Đội tuyển tôi yêu”. Câu hỏi đầu tiên của tôi là: Tại sao truyền hình lại đưa con người này lên trước công chúng? Về hình thức: mắt nhìn sấp, chăm chăm nhìn chân, nhìn váy đối phương, giọng nói thì uốn éo, ngôn ngữ kệch cỡm đôi lúc pha chút kiêu căng.
Triệu Thị Hà (Vụ scandal “trả vương miện” hoa hậu các dân tộc Việt Nam vừa mới trôi qua chưa được bao lâu ); thử hỏi cơ quan truyền thông, lời cha ông ta dạy “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”, “ Cái nết đánh chết cái đẹp”,…để ở đâu? Mà cứ nhăm nhăm nhìn vào mông má, áo váy,..để dựng lên như hàng mẫu?. Tôi tin rằng Lê Hoàng chắc chắn bằng cấp và kinh nghiệm sống hơn Triệu Thị Hà; nhưng sau sự sai lầm đó, Hà còn biết nhận thiếu sót, xin lỗi mọi người. “Trao đổi với Dân trí, quản lý của Triệu Thị Hà cũng đã thẳng thắn phát biểu: “Do phòng quay tối và trời mưa lớn nên không hề biết đang ngồi trên sách. Lỗi này có thể là do phía ban tổ chức không cẩn thận. Bản thân tôi cũng như Triệu Thị Hà đều là những người yêu quí sách và mê đọc văn học. Nhưng qua chuyện này, tôi nghĩ đây cũng là bài học đắt giá để chúng tôi rút kinh nghiệm. Một lần nữa, xin đại diện cho Hà gửi lời xin lỗi đến mọi người, mong mọi người thông cảm bỏ qua sơ suất không hề chủ đích của Hà”.
Còn Lê Hoàng thì sao? Trả lời trên báo Dân trí: “Tôi không tham gia mạng xã hội nên cũng không biết sự việc về bức ảnh đang gây xôn xao dư luận như bạn nói. Nhưng tôi nghĩ là, chỉ mới một bức ảnh thì chưa đủ để kết luận về một sự việc. Cũng như việc chúng tôi ngồi lên trên sách chưa chắc là chúng tôi thiếu sự tôn trọng đối với sách. Một người chụp ảnh với rất nhiều quyển sách được nâng niu, treo trên tường, trên kệ chưa hẳn người đó đã yêu sách, hay một anh chàng đội lên đầu cả đống sách cũng chưa thể kết luận rằng anh ta quý trọng sách, nhỡ đâu là những quyển sách ‘lậu’ thì điều đó lại càng tệ hại hơn?!”.“Trong xã hội có đủ loại người thì sách cũng có đủ loại sách, có sách tốt và cũng có sách xấu. Chỉ với một bức ảnh của ai đó ngồi lên trên sách thôi mà mọi người đã quy chụp là thiếu văn hóa hay không yêu quý sách, không biết đọc sách thì liệu rằng có quá vội vàng hay không?! Tại sao mọi người không nghĩ rằng, chúng tôi đang ngồi lên trên những quyển sách “xấu” và việc này cũng có một dụng ý nào đó của chương trình chẳng hạn.”.
Trời ! Hết bàn về sự biện hộ này: “Chỉ mới một bức ảnh thì chưa đủ để kết luận về một sự việc”!”. “Trong xã hội có đủ loại người thì sách cũng có đủ loại sách, có sách tốt và cũng có sách xấu”; “Tại sao mọi người không nghĩ rằng, chúng tôi đang ngồi lên trên những quyển sách “xấu”.
Với những vi phạm trên của Lê Hoàng, thiết nghĩ các cơ quan có thẩm quyền quán triệt Nghi quyết nói trên của Đảng, Luật Di sản văn hóa, Luật Báo chí, Luật Xử phạt vi phạm hành chính,…có hình thức xử lý nghiêm minh đối với Lê Hoàng, để giáo dục và phòng ngừa chung./.
Còn Lê Hoàng thì sao? Trả lời trên báo Dân trí: “Tôi không tham gia mạng xã hội nên cũng không biết sự việc về bức ảnh đang gây xôn xao dư luận như bạn nói. Nhưng tôi nghĩ là, chỉ mới một bức ảnh thì chưa đủ để kết luận về một sự việc. Cũng như việc chúng tôi ngồi lên trên sách chưa chắc là chúng tôi thiếu sự tôn trọng đối với sách. Một người chụp ảnh với rất nhiều quyển sách được nâng niu, treo trên tường, trên kệ chưa hẳn người đó đã yêu sách, hay một anh chàng đội lên đầu cả đống sách cũng chưa thể kết luận rằng anh ta quý trọng sách, nhỡ đâu là những quyển sách ‘lậu’ thì điều đó lại càng tệ hại hơn?!”.“Trong xã hội có đủ loại người thì sách cũng có đủ loại sách, có sách tốt và cũng có sách xấu. Chỉ với một bức ảnh của ai đó ngồi lên trên sách thôi mà mọi người đã quy chụp là thiếu văn hóa hay không yêu quý sách, không biết đọc sách thì liệu rằng có quá vội vàng hay không?! Tại sao mọi người không nghĩ rằng, chúng tôi đang ngồi lên trên những quyển sách “xấu” và việc này cũng có một dụng ý nào đó của chương trình chẳng hạn.”.
Trời ! Hết bàn về sự biện hộ này: “Chỉ mới một bức ảnh thì chưa đủ để kết luận về một sự việc”!”. “Trong xã hội có đủ loại người thì sách cũng có đủ loại sách, có sách tốt và cũng có sách xấu”; “Tại sao mọi người không nghĩ rằng, chúng tôi đang ngồi lên trên những quyển sách “xấu”.
Với những vi phạm trên của Lê Hoàng, thiết nghĩ các cơ quan có thẩm quyền quán triệt Nghi quyết nói trên của Đảng, Luật Di sản văn hóa, Luật Báo chí, Luật Xử phạt vi phạm hành chính,…có hình thức xử lý nghiêm minh đối với Lê Hoàng, để giáo dục và phòng ngừa chung./.
Nguồn: FB Trần Đình Triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét