HAI BÀI BÁO TỐ CÁO GS. VIỆN SĨ TRẦN NGỌC THÊM VÀ CỘNG SỰ ĐẠO VĂN
HAI BÀI BÁO VỀ VIỆC GS.TRẦN NGỌC THÊM
VÀ NHÓM TÁC GIẢ ĐẠO VĂN
VÀ NHÓM TÁC GIẢ ĐẠO VĂN
Lời dẫn của Giang Nam Lãng tử: Mời bạn đọc 2 bài báo tố cáo GS.TS Trần Ngọc Thêm, ủy viên Hội đồng lý luận trung ương Đảng, giám đốc Trung tâm văn hóa học ứng dụng Trường Đại học KHXH-NV TP. Hồ Chí Minh cùng nhóm tác giả đã đạo văn của nhiều nhà nghiên cứu khác. Bài đăng trên 2 tờ báo nhà nước: Nhân dân và Thể thao văn hóa.
Bài 1 trên báo Nhân Dân điện tử:
Bài 1 trên báo Nhân Dân điện tử:
Những câu hỏi chung quanh cuốn sách
“Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ”
Thứ sáu, 14/02/2014 – 02:28 AM
“Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ” là đề tài nghiên cứu KHXH – NV trọng điểm của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, do GS, TSKH Trần Ngọc Thêm làm chủ nhiệm, thực hiện trong hai năm 2009 – 2010.
“Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ” là đề tài nghiên cứu KHXH – NV trọng điểm của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, do GS, TSKH Trần Ngọc Thêm làm chủ nhiệm, thực hiện trong hai năm 2009 – 2010.
Sau khi đề tài được nghiệm thu, năm 2013, NXB Văn hóa – Văn nghệ in thành cuốn sách Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ do GS, TSKH Trần Ngọc Thêm chủ biên. Theo tác giả Nguyễn Thanh Lợi, nhiều câu hỏi đặt ra với cuốn sách này.
Đọc cuốn sách Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ dày 889 trang do GS, TSKH Trần Ngọc Thêm chủ biên, tôi thấy trong đó có hiện tượng đạo văn từ kết quả nghiên cứu của rất nhiều tác giả đã công bố về văn hóa dân gian Nam Bộ như: Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc, Huỳnh Thanh Bình, Lê Công Lý, Trương Ngọc Tường, Nguyễn Thanh Lợi, Trần Minh Thương…
Đơn cử một vài thí dụ:
1a. Bài Nghề đươn đệm ở Đồng Tháp Mười (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 2-2006) Lê Công Lý viết: “Có thể nói, cây bàng là một trong những loài cây chủ đạo ở Đồng Tháp Mười thuở còn hoang vu. Chính vì thế mà trong các tài liệu cũ của người Pháp, Đồng Tháp Mười được gọi là “Plaine des Joncs”, tức “Đồng cỏ lát” mà Nguyễn Đình Đầu cho rằng để đúng thực với địa lý đương thời thì nên dịch là “Đồng Cỏ Bàng”… Theo Phạm Hoàng Hộ thì cây bàng có tên khoa học là Lepironia articulata và được miêu tả như sau: “Căn hành (thân dưới) cứng nằm trong bùn, to 8-10 mm; thân đứng cao khoảng 1m, có ngấn ngang, đáy có 3-4 bẹ, bao cao 15-20 cm. Gié hoa ở chót thân, cao 1,5-2 cm, rộng đến 1cm.
Bế quả (trái) cao 3-4 mm. Vòi nhụy chẻ hai. Thông thường mọc ở vùng trũng phèn như ở Đồng Tháp, Hà Tiên. Ra bông quanh năm”… Vương Hồng Sển có ghi: “Đất phèn… không trồng lúa được, để cho cây bàng cây đưng mọc…, bàng loại như lát nhưng thô xấu hơn, củ ăn thế cơm được, lá dùng đươn đệm, đươn bao gọi là đệm bàng, bao bàng, giúp cho đàn bà con trẻ vào mùa nghỉ việc ruộng bắt qua đươn đát đắp đổi hột cơm”…
Các sản phẩm bao gồm: đệm bàng, bao bàng, bị bàng, cặp bàng, nón bàng, bao nhãn, võng bàng, áo bàng, buồm ghe, nóp, v.v. Có thể nói không ngoa rằng, sản phẩm của nghề đươn đệm xuất hiện mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống của người dân Đồng Tháp Mười. Ngay từ lúc mới lọt lòng, đã là dân Đồng Tháp Mười, ai lại chẳng được nằm trên chiếc “manh em” (manh đệm nhỏ) xinh xắn; ai lại chẳng nằm trên chiếc võng bàng ấm áp lời ru của mẹ. Rồi lớn lên, trong lao động sản xuất nông nghiệp, bàng đệm là người bạn đồng hành trung thành và đắc lực của họ trong mọi công việc. Cuối cùng, lúc từ giã cõi đời, manh đệm lại quấn lấy thân thể họ như để âu yếm, chở che” (Lưu ý: Trong bài này, tác giả đã viết nhầm “cỏ lác” thành “cỏ lát”).
1b. Cuốn Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ GS, TSKH Trần Ngọc Thêm gần như sao chép lại: “Ở tiểu vùng Ngập kín Đồng Tháp Mười có một loại thực vật mọc hoang rất nhiều gọi là cây bàng. Cây bàng có tên khoa học là Lepironia articulata, có thân dưới cứng nằm trong bùn, to khoảng một phân; phần thân đứng cao khoảng hơn một mét, ra bông (nở hoa) quanh năm, thường mọc ở vùng trũng phèn (hình III-40, 1). Trong “Gia Định thành thông chí”, Trịnh Hoài Đức từng nói đến loại cây “không tâm bồ ( ), tục danh là cỏ bàng” [Quyển II]. Các tài liệu của người Pháp thì dịch địa danh “Đồng Tháp Mười” thành “Plaine des Joncs” (Đồng Cỏ Lát) mà theo Nguyễn Đình Đầu thì phải là “Đồng Cỏ Bàng” mới đúng… Vương Hồng Sển viết: “Đất phèn… không trồng lúa được, để cho cây bàng cây đưng mọc…, bàng loại như [cỏ] lát nhưng thô xấu hơn, củ ăn thế cơm được, lá dùng đươn đệm, đươn bao gọi là đệm bàng, bao bàng, giúp cho đàn bà con trẻ vào mùa nghỉ việc ruộng bắt qua đươn lát đắp đổi hột cơm” [Vương Hồng Sển 1993: 208]… Các sản phẩm của nghề đươn đệm làm từ cây cỏ bàng rất phong phú: đệm bàng, manh em (manh đệm nhỏ), bao bàng (cà ròn), bị bàng (giỏ xách), cặp bàng (cặp học trò), nón bàng, bao nhãn, võng bàng, nóp bàng… Sản phẩm của cây bàng đi theo người dân Đồng Tháp Mười trong suốt cuộc đời: sinh ra đã nằm trên chiếc “manh em”, rồi được mẹ bế nằm ru trên chiếc võng bàng, lớn lên nằm trên chiếc đệm bàng, ngủ trong chiếc nóp bàng, lúc chết đi thân thể được cuốn trong tấm mê bàng”.
2a. Bài Hình tượng con rắn trong văn hóa dân gian Tây Nam Bộ (Tạp chí Nguồn sáng dân gian số 1-2011, Trần Minh Thương viết: “Người đi bắt rắn có thể dẫn theo chó (loại chó săn mồi giỏi), hang nào chó ngửi miệng hang và chó sủa dữ mà mặt mày lấm la lấm lét, chạy xung quanh mà sủa không đứng yên, chắc hang đó có rắn hổ. Chó sủa vang hai chân trước cào xới đất, đứng trước miệng hang vừa sủa vừa tiếp tục cào xới đất, y như rằng, hang đó chỉ có chuột thôi” (tr.32).
2b. Theo Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ GS, TSKH Trần Ngọc Thêm chủ biên: “Nếu mang theo chó săn thì sau khi chó ngửi miệng hang, thấy hang nào chó chạy cuống lên xung quanh mà sủa dữ dội, mặt mày lấm lét thì biết chắc hang đó có rắn hổ. Nếu chó đứng trước miệng hang vừa sủa vang vừa hai chân cào bới đất bằng hai chân trước, thì hang đó chỉ có chuột mà thôi” (tr.506).
3a. Bài Ghe xuồng ở Nam Bộ của Nguyễn Thanh Lợi in trong sách Nam Bộ đất & người (Tập III, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2005) viết: “Ghe bầu là loại ghe lớn nhất, mũi và lái nhọn, bụng phình to, có tải trọng tương đối lớn, chạy buồm (từ 1 đến 3 buồm), lướt sóng tốt và đi nhanh, có nhiều chèo để đi sông và đi biển dài ngày, thường dùng đi đường biển… Ghe bầu (Prau) bắt nguồn từ tiếng Mã Lai, do người Việt trong quá trình Nam tiến tiếp thu được của người Chăm” (tr.561 -562), “Từ đầu thế kỷ XX, nghề đóng ghe xuồng ở Cần Thơ đã phát triển.
Lúc đầu chỉ vài hộ, rồi dần dần trở thành làng nghề, mang tính chuyên nghiệp, cha truyền con nối. Nổi tiếng nhất là ở Ngã Bảy (Phụng Hiệp). Ở Vàm Xáng, Phong Điền, thị trấn Cái Răng (Châu Thành) cũng là những làng nghề đóng ghe danh tiếng. Ghe đóng ở Cần Thơ nổi tiếng kiểu dáng thanh mảnh, mũi nhọn, nhảy sóng tốt. Phong Điền là nơi chuyên đóng ghe hầu với kỹ thuật chạm trổ rất khéo” (tr.566), “Ở An Giang, nghề đóng ghe xuồng ngày càng phát triển ở một số làng xã như: Mỹ Hiệp, Mỹ Luông, Chợ Thủ (Chợ Mới), Bình Mỹ, Bình Long (Châu Phú). Ghe xuồng có giá rẻ, dễ mua sắm, kiểu dáng luôn được cải tiến… ở Vĩnh Long hiện còn vài trại ghe nổi tiếng, do cha truyền con nối nhiều đời, như trại ghe Năm Danh, Phước Thành, Năm Sên, Thanh Hải ở Trà Ôn; trại ghe Hòa Hiệp tại Cầu Mới; trại ghe ở ấp Thanh Tân và Thanh Khê xã Thanh Bình, huyện Vũng Liêm” (tr.567).
3b. Sách Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ GS, TSKH Trần Ngọc Thêm chủ biên viết: “Ghe bầu (thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai prau) là loại ghe có kích thước lớn nhất, mũi và lái nhọn, phần bụng và lái phình to, có sức chở nhiều và thường dùng vận tải đường dài, kể cả đi biển. Khả năng đó của ghe bầu không có gì là lạ, vì ghe bầu có nguồn gốc từ vùng Ngũ Quảng, từ thế kỷ XVII, nó đã chở người đi dọc bờ biển từ Ngũ Quảng vào thẳng tận Nam Bộ” (tr.426), “Ghe Cần Thơ đóng ở Ngã Bảy (Phụng Hiệp), ở Vàm Xáng, Phong Điền, Cái Răng (Châu Thành) nổi tiếng với kiểu dáng thanh mảnh, mũi nhọn, mình lớn, thân dài; nhảy sóng tốt, tiện dụng cho việc đi lại trên sông rạch” (tr.430), “Nghề đóng ghe xuồng An Giang phát triển ở một số xã thuộc các huyện Chợ Mới và Châu Phú. Ghe xuồng An Giang có giá rẻ, kiểu dáng luôn được cải tiến” (tr.430), “Chẳng hạn, tỉnh Vĩnh Long có các trại ghe Năm Danh, Phước Thành, Năm Sên, Thanh Hải ở huyện Trà Ôn; trại ghe Hòa Hiệp ở huyện Tam Bình; các trại ghe Thanh Vân, Thanh Khê ở huyện Vũng Liêm. Tỉnh Trà Vinh có trại ghe ở các huyện Trà Cú, Cầu Kè, Cầu Ngang, Càng Long” (tr.430),…
Không chỉ tân trang, sửa sang sản phẩm của nhiều tác giả khác đã công bố để đưa vào sách của mình, tai hại hơn, trong khi làm việc đó người chủ biên cùng các cộng sự (do không biết, không hiểu?) đã làm sai lạc cả nội dung “tham khảo”. Thí dụ họ viết: “Trên các quyển lịch hàng năm thời xưa, người ta thường vẽ hình trẻ mục đồng dắt trâu; mục đồng ở đây chính là vua Thần Nông, còn con trâu tượng trưng cho nghề nông” (tr.377). Về điều này, ai nắm được vấn đề đều biết trong lễ tế Xuân Ngưu, thần Câu Mang dắt trâu chứ không phải là mục đồng. Vì sách ghi chú nội nguồn nội dung này từ “Huỳnh Ngọc Trảng và Nguyễn Đại Phúc (2008)”, tôi tìm đọc bài Chùa mục đồng và tượng mục đồng ở Nam Bộ của Huỳnh Ngọc Trảng và Nguyễn Đại Phúc trên nguyệt san Giác ngộ năm 2008 lại thấy hai tác giả đó không hề viết như vậy. Tương tự, trong bài của Lê Công Lý viết nhầm “cỏ lác” thành “cỏ lát”, cuốn Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ cũng lại nhầm theo viết “cỏ lác” thành… “cỏ lát”! Thậm chí không biết “đươn đát” – từ chỉ chung các nghề đan lát, nên các tác giả đã chế tạo một nghề chưa thấy nói tới bao giờ là nghề… “đươn lát”! Thậm chí chỉ một đoạn viết ngắn về tượng thờ ở Tây Nam Bộ được “tái tạo” đã chứa nhiều sai sót: “Về sau, khi việc làm tượng bằng đất sét thô không còn phổ biến nữa thì cư dân Tây Nam Bộ thường dùng gỗ mít để tạc tượng. Loại tượng làm bằng chất liệu đất sét nung (như bộ tượng La Hán ở chùa Long Châu thuộc huyện Tân An, tỉnh Long An thường có nguồn gốc từ các lò gốm vùng Lái Thiêu ở Bình Dương thuộc Đông Nam Bộ” (tr.379). Đoạn văn có mấy nội dung sai lạc: tỉnh Long An ngày nay chỉ có TP Tân An chứ không có huyện Tân An, còn xa hơn thì phủ Tân An được lập năm 1832, hạt tham biện Tân An lập năm 1867, và tỉnh Tân An lập năm 1899. Tượng đất nung cũng không dính dáng với các lò gốm vùng Lái Thiêu (Bình Dương). Đất nung cổ chỉ có ở gốm Cây Mai xứ Sài Gòn xưa (vùng Phú Lâm – Phú Định), các bộ tượng gốm đất nung Biên Hòa có mặt tại các chùa ở vùng Châu Thới, Hóa An, Tân Vạn, Cù Lao Phố,… Trong hai cuốn Gốm Cây Mai Sài Gòn xưa(NXBTrẻ, 1994), Tượng gốm Đồng Nai – Gia Định (NXB Đồng Nai, 1997) Huỳnh Ngọc Trảng và Nguyễn Đại Phúc đã trình bày rõ.
Trên đây là một số thí dụ về việc nhào nặn tư liệu trong cuốn sách Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ. Với nghiên cứu khoa học, việc tham khảo, sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác là điều bình thường.
Tuy vậy, chỉ được coi là bình thường khi việc tham khảo, sử dụng có ghi chú nguồn tư liệu, nếu không có thao tác này, thì chỉ có kết luận duy nhất là đạo văn. Câu hỏi đặt ra là: Không rõ các tác giả của Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ không có điều kiện hay không muốn điền dã để nghiên cứu trực tiếp, cụ thể, mà chủ yếu dựa trên tài liệu nghiên cứu đã được công bố của người khác?
NGUYỄN THANH LỢI
Bài 2 trên báo Thể thao & Văn hóa:
Bài 2 trên báo Thể thao & Văn hóa:
Cuốn ‘Văn hóa người Việt vùng Tây Nam bộ’:
Gây sự ngộ nhận cho độc giả
Thứ Năm, 10/07/2014 07:03
(Thethaovanhoa.vn) - LTS: Sau khi chúng tôi in bài viết Cuốn sách “Văn hóa người Việt vùng Tây Nam bộ”: Tái bản vẫn quá nhiều sai sót của nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi (trang 18, báo Thể thao & Văn hóa, ngày 9/7/2014), nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng (Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, chuyên về văn hóa nghệ thuật Nam bộ) đã bày tỏ những quan ngại của mình.
(Thethaovanhoa.vn) - LTS: Sau khi chúng tôi in bài viết Cuốn sách “Văn hóa người Việt vùng Tây Nam bộ”: Tái bản vẫn quá nhiều sai sót của nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi (trang 18, báo Thể thao & Văn hóa, ngày 9/7/2014), nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng (Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, chuyên về văn hóa nghệ thuật Nam bộ) đã bày tỏ những quan ngại của mình.
Tôi đã đọc Văn hóa người Việt vùng Tây Nam bộ (sách tái bản năm 2014) và quả đúng như nhận xét của Nguyễn Thanh Lợi là “có quá nhiều sai sót, hầu như bắt gặp nhan nhản ở nhiều chỗ trong sách”. Điều đáng nói hơn ở đây là cách “nghiên cứu khoa học” của không ít nhà nghiên cứu ở xứ ta, mà trường hợp này chỉ là một ví dụ điển hình mà thôi.
Một là, ai có học vấn đều có thể tiến hành việc nghiên cứu các đề tài mà mình chọn; song điều quan trọng là phải xác định mục đích nghiên cứu là phát hiện ra cái mới, đính chính những sai sót và bổ sung những thiếu sót của người đi trước chứ không phải chỉ chăm bẳm vào “thành tích khoa học” của bản thân, tức chủ vào danh lợi bằng cách đọc những sách/tài liệu để “sản sinh vô tính” cuốn sách/bài viết n+1… để có tác phẩm với đời.
Hai là, việc nghiên cứu đều phải kế thừa những thành tựu đã công bố và sản phẩm mới được xem là có giá trị phải có những thành tựu, những phát kiến của mình. Điều đó khác với nỗ lực “cải biên khoa học”, tức đạo văn của người rồi cũng trích dẫn vờ vịt vài đoạn và tái chế những thành tựu của các tác giả đã công bố trước với sự cải biên chữ nghĩa này nọ để tỏ ra là người có am tường.
Hậu quả là: cái đúng thì không mới bởi nhai lại của người khác và cái mới thì không đúng vì do không có quá trình đầu tư về các lĩnh vực chuyên môn cụ thể đó. Không có thẩm quyền chuyên môn hoặc quá ít kiến thức mà muốn cải biên cho khác nguyên bản nên tạo ra những thông tin, những nhận định bậy bạ, ngớ ngẩn. Tác hại của những công trình xào nấu như vậy là gây ra sự ngộ nhận cho độc giả, làm nhiễu thông tin về các lĩnh vực/vấn đề đã được những công trình xuất bản trước xác định.
Cuối cùng, điều cần lưu ý, viết sách/bài báo gì gì đi nữa thì cần phải xác lập tính lương thiện trí thức. Và hơn bao giờ, ngày nay những gì mà người viết có thể đạo tặc rất nhanh, thì cũng sẽ bị công chúng phát giác nhanh chóng, thật khó mà bưng bít.
Huỳnh Ngọc Trảng
Như Hà (ghi)
Như Hà (ghi)
Ông GSVS Trần Ngọc Thêm vừa rồi còn tai tiếng vì bình luận quá vớ vẩn về Trung Cộng và thờ ơ vô cảm với ngư dân bị nạn vì TC.
http://holam.vnweblogs.com/post/24886/454560
http://truongton.net/forum/showthread.php?t=226893
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache%3A07A_wxGMp2MJ%3Atuoitre.vn%2FChinh-tri-Xa-hoi%2F618422%2Fgian-khoan-981-ngung-di-chuyen-nam-sau-hon-trong%25C2%25A0bien-viet-nam.html+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn&client=firefox-a