Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

GS Ngô Bảo Châu chỉ thẳng điểm tối nhất của Giáo dục Việt Nam

GS Ngô Bảo Châu chỉ thẳng điểm tối nhất của Giáo dục Việt Nam

(Dân trí)-Trước hàng trăm diễn giả, chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước có mặt tại chương trình Đối thoại Giáo dục Việt Nam, GS Ngô Bảo Châu đã chỉ thẳng vấn đề rằng “chất lượng chung của các trường ĐH có lẽ là điểm tối nhất trong bức tranh chung của ngành giáo dục Việt Nam”.
 >> Thủ tướng tiếp giáo sư Ngô Bảo Châu và Nhóm đối thoại giáo dục
 >> Tìm cách “gỡ” cho bài toán cải cách giáo dục Việt Nam

Sự cứng nhắc trong chế độ tiền lương khiến VN thiếu những nhà khoa học giỏi
GS Ngô Bảo Châu chia sẻ với các đại biểu là diễn giả, chuyên gia giáo dục tại chương trình Đối thoại Giáo dục Việt Nam với chủ đề Cải cách Giáo dục Đại học
Thông qua chất và lượng của các bài báo cáo khoa học đăng trên các tạp chí hoặc hội nghị chuyên môn cho thấy một bức tranh không mấy sáng sủa về chất lượng chung của đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu ở các ĐH Việt Nam. Đáng lo ngại chính là quy trình xây dựng và cải tiến đội ngũ này ở nước ta đi ngược hoàn toàn với giáo dục thế giới. Thực trạng này nếu tiếp diễn không những chất lượng ĐH tiếp tục ì ạch ở thứ hạng thấp mà sẽ còn đi giật lùi so với cả các nước láng giềng đang bước tiến nhanh và vững chắc.
GS Ngô Bảo Châu đã chỉ đích danh một trong những tồn tại khiến các ĐH Việt Nam gặp khó khi xây dựng đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu khoa học đạt chất lượng cao chính là thu nhập. Ở Việt Nam, chế độ thu nhập của cán bộ nghiên cứu, giảng dạy đại học được điều chỉnh bởi những quy định chung về thang lương của công viên chức nhà nước. Lương giảng viên trẻ mới ra trường rất thấp, chính sách hỗ trợ dù có nhưng không giải quyết được căn bản vấn đề.
“Với thang lương hiện tại, mức lương cơ bản của giảng viên đại học không đảm bảo cho họ một mức sống trung lưu cao trong xã hội. Trong khi đó, chính mức sống là điều kiện cần cho một hệ thống giáo dục tốt. Vì nó thể hiện mức độ ưu tiên của xã hội đối với giáo dục ĐH và để nghiên cứu tốt nhà khoa học cần thời gian tư duy tự do chứ không phải mãi lo chuyện “cơm gạo”.
Bên cạnh đó, quy trình xây dựng, cải tiến đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu ở các ĐH hiện vẫn là tập trung bồi dưỡng mọi nguồn lực để đưa chính những sinh viên tốt nghiệp của trường mình trở lại làm giảng viên. Trong khi đó các nước phương Tây hạn chế tối đa ứng viên tốt nghiệp từ trường mình. Các trường chỉ ưu tiên tuyển người mình tạo ra nên thiếu sự cạnh tranh của các nguồn khác.
GS Ngô Bảo Châu nhấn mạnh: “Tiêu chí hàng đầu để tuyển dụng giảng viên và giáo sư ĐH là khả năng nghiên cứu khoa học. Chỉ những người “sống và thở” ở tiền tuyến của tri thức nhân loại mới có khả năng hiểu và truyền tải những kiến thức nền tảng và những phát kiến tiên tiến nhất cho lực lượng lao động trí não tương lai”. Ngược với thế giới, tiêu chí hàng đầu trong tuyển chọn giảng viên là năng lực nghiên cứu khoa học thì Việt Nam quy trình này nặng tính hành chính.
GS Ngô Bảo Châu trao đổi với bà Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM.
GS Ngô Bảo Châu trao đổi với bà Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM.
Trước những vấn đề đó, GS Ngô Bảo Châu đề xuất, quy trình tuyển chọn giảng viên ĐH cần có sự thống nhất cho tất cả các trường tiến tới tạo thị trường tuyển dụng thông suốt trong cả nước. Quyết định của hội đồng tuyển dụng cần được minh bạch hóa, lý lịch tuyển dụng cần được công khai. Lấy việc bổ nhiệm GS làm nhiệm vụ trọng tâm cho việc thực hiện tự chủ khoa học của các trường chứ không phải là một phẩm tước danh dự như hiện nay. Bên cạnh thu nhập thông thường, giảng viên cần có mức thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng phải rõ ràng, minh bạch.
TS Nguyễn Quân - Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ cũng nhìn nhận rằng cũng cho rằng tỉ trọng nghiên cứu tại Việt Nam lại nghiêng về các viện nghiên cứu chứ không phải các trường. Nhiều năm chúng ta không dành sự quan tâm thích đáng cho các trường trong việc nghiên cứu khoa học. Con tàu giáo dục ĐH đã được đặt vào đường ray rồi, được cấp nhiên liệu rồi nhưng vì sao vẫn ì ạch. Các hiệu trưởng dù được trao quyền tự chủ nhưng chưa dám thực hiện vì quen nếp sống bao cấp nên chưa mạnh dạn bước vào kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, cũng do cơ chế bao cấp mà các trường dù được trao tự chủ mọi thứ mà chỉ thiếu tài chính không thì không thể thực hiện được.
Thậm chí, TS Quân đã chia sẻ rằng “Với cơ chế hiện nay, đơn giản chỉ riêng vấn đề lương cho GS Ngô Bảo Châu mà Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ như tôi cũng không quyết được thì cơ chế tài chính còn rất gian nan”.
Lê Phương

Chi tiết điểm thi của thí sinh: Phạm Trần Thuỵ Khuê

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Đã có phương án kỳ thi quốc gia từ năm 2015

Đã có phương án kỳ thi quốc gia từ năm 2015

   * XUÂN TRUNG
Sáng nay (29/7), trong Hội nghị tổng kết năm học 2013-2014 và triển khai nhiệm vụ năm học mới, một kỳ thi THPT quốc gia được thông qua với dự thảo ba phương án.
Theo đó, một kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức vào năm tới với mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT, là căn cứ để các cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh. Bên cạnh đó tác động tích cực đến đổi mới phương pháp dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng dạy học.
Cụ thể, theo dự thảo này Kỳ thi sẽ được tổ chức vào tuần thứ 2 của tháng 6 hàng năm, bố trí thành cụm, theo địa bàn tỉnh. Tại mỗi tỉnh có thể có 1 hoặc 1 số cụm thi tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn. Các điểm thi là trường THPT và các trường ĐH, CĐ. Bộ GD&ĐT sẽ thảo luận với các tỉnh để thành lập các cụm thi quốc gia.
Địa điểm chấm thi sẽ được thành lập theo vùng miền. Hội đồng coi thi có thành viên là cán bộ, giáo viên của Sở Giáo dục và cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ. Lãnh đạo các hội đồng chủ yếu là lãnh đạo của các trường đại học và lãnh đạo Sở Giáo dục có uy tín, nhiều kinh nghiệm trong tổ chức kỳ thi quốc gia.
Hiện nay, Bộ Giáo dục đang đảm nhận nhiệm vụ tổ chức ra đề thi. Trong tương ai, việc này sẽ do trung tâm đánh giá chất lượng giáo dục phổ thong quốc gia đảm nhiệm.
Nội dung câu hỏi của đề thi ở cả bốn mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng , vận dụng cao, vừa có phần cơ bản đáp ứng cho hầu hết thí sinh, vừa có phần nâng cao nhằm phân hoá học sinh nhằm phục vụ công tác tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng.
Đề thi được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng các câu hỏi mở. Cùng với quá trình chuyển mạnh việc dạy và học từ chủ yếu truyền thụ kiến thức sang chú trọng hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh, các môn thi sẽ được chuyển dần thành các bài thi, tăng dần yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn từ dễ đến khó.
              Các môn Toán, Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý sẽ thi tự luận 180 phút, các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngoại ngữ trắc nghiệp 90 phút.
Lựa chọn phương án nào?
Môn thi có 3 phương án. Phương án 1 là theo môn thi. Thi 8 môn gồm Toán, Văn, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa và Ngoại ngữ. Có 8 buổi thi trong 4 ngày, mỗi buổi thi một môn. Để được xét công nhận tốt nghiệp, mỗi thí sinh phải dự thi 4 môn gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và một môn do thí sinh tự chọn trong số các môn Hoá, Lý, Sinh, Sử, Địa.
Kết quả  của bốn môn thi tối thiểu được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT, kết quả 4 môn thi này cũng được sử dụng để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có các môn thi phù hợp với ngành đào tạo.
Ngoài 4 môn thi trên, thí sinh có quyền đăng ký thi thêm môn thi của kỳ thi THPT quốc gia còn lại để sử dụng cho việc đăng ký tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ theo yêu cầu của ngành đào tạo do từng trường ĐH, CĐ quy định. Theo lộ trình, các môn thi sẽ được chuyển dần thành bài thi với mức độ tích hợp từ ít đến nhiều, phù hợp với việc dạy và học ở các nhà trường.
Theo Bộ Giáo dục, ưu điểm của phương án này là tạo thuận lợi cho việc ra đề thi, đảm bảo đánh giá được mức độ học vấn phổ thông và phân hoá tốt hơn trình độ thí sinh, phân luồng mạnh đối với người học sau THPT, giúp các trường ĐH, CĐ lựa chọn được thi sinh phù hợp với ngành đào tạo.
Thực hiện các môn thi cũng sẽ ít có xáo trộn, không gây lo lắng, áp lực tâm lý đối với giáo viên, học sinh, nhất là đối với học sinh đã học xong chương trình THPT từ năm 2014 trở về trước tham dự kỳ thi. Việc chấm thi cũng thuận lợi, dễ dàng. Học sinh có thể dự thi nhiều môn nên có nhiều cơ hội dự tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
Tuy nhiên, kỳ thi diễn ra trong 4 ngày (8 buổi thi) nên công việc của giáo viên sẽ nhiều hơn, chi phí sẽ cao hơn. Có thể dẫn đến việc dạy dồn hoặc cắt xén chương trình đối với những môn không thi.
Phương án 2 là thi theo bài. Trong kỳ thi, 8 môn học ở lớp 12 gồm Toán, Văn, Lý, hoá, Sinh, Sử, Địa và Ngoại ngữ được chọn để tổng hợp thành 5 bài thi gồm bài thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, bài thi Khoa học tự nhiên (gồm Lý, Hóa, Sinh) và bài thi Khoa học xã hội (gồm Sử và Địa).
Mỗi thí sinh phải thi bốn bài gồm 3 bài thi bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ. Thí sinh chọn một trong hai bài thi khoa học tự nhiên hoặc xã hội.
Phương án này có ưu điểm là chỉ tổ chức trong 2,5 ngày thi, mỗi buổi 1 bài, gọn nhẹ, giảm chi phí. Mức độ tích hợp, tổng hợp các môn thi thành bài thi mạnh và nhanh hơn phương án 1, hạn chế được việc dạy dồn hoặc cắt xen chương trình đối với những môn không thi.
Tuy nhiên, việc thi theo bài thi tổng hợp chưa được giáo viên và học sinh chuẩn bị đầy đủ, do đó có thể sẽ gây lo lắng, tác động đến tâm lý của giáo viên, học sinh và phụ huynh.
Nếu thực hiện ngay từ 2015 thì sẽ có những khó khăn, đòi hỏi phải nỗ lực chuẩn bị ở các khâu ra đề, coi thi, chấm thi, tập huấn, bồi dưỡng giáo viên.
Việc chấm thi theo bài thi tổng hợp phải có nhiều giáo viên ở các môn khác nhau cùng chấm một bài thi như bài khoa học tự nhiên gồm 3 giáo viên Lý, Hoá, Sinh, bài thi khoa học xã hội gồm giáo viên của hai môn Sử và Địa. Thời gian dàn cho mỗi môn thi trong bài thi tổng hợp ít hơn, do vậy việc ra đề thi để vừa đáp ứng học vấn phổ thông, vừa có phần nâng cao để phân hoá trình độ học sinh phục vụ cho tuyển sinh ĐH, CĐ khó khăn.
Với phương án 3: Trong kỳ thi, 11 môn học lớp 12 THPT gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ và Giáo dục công dân được tuyển chọn để tổng hợp thành 4 bài thi.
Theo đó, bài thi Toán – Tin (gồm các môn Toán và Tin học). Bài thi Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa  học, Sinh học và Công nghệ). Bài thi Khoa học xã hội (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân). Bài thi Ngoại ngữ. Tất cả sẽ có 4 buổi thi được tổ chức trong 2 ngày, mỗi buổi thi 1 bài thi.
Theo Bộ GD&ĐT, ưu điểm của phương án này, với 2 ngày thi được tổ chức gọn nhẹ hơn, giảm chi phí cho tổ chức thi. Phương án này có được  mức độ tổng hợp, tích hợp các môn thi thành bài thi mạnh và nhanh hơn phương án 1. Phương án này cũng hạn chế việc dạy dồn hoặc cắt xén chương trình đối với những môn thi như trước đây.
Tuy nhiên, khó khăn của phương án này nếu thi theo các bài thi tổng hợp, điều đó giáo viên và học sinh chưa được chuẩn bị đầy đủ, do đó có thể gây lo lắng, tác động đến tâm lí của giáo viên và học sinh.
Nếu thực hiện từ năm 2015 sẽ có những khó khăn nhất định, đặc biệt là khâu ra đề, coi thi, chấm thi, tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên. Bên cạnh đó, việc chấm thi theo vài thi tổng hợp nhiều giáo viên các môn khác nhau cùng chấm. 
Cũng theo đó, thời gian dành cho mỗi bài thi trong bài thi tổng hợp ít hơn, do vậy việc ra đề thi để vừa đáp ứng học vấn phổ thông, vừa có phần nâng cao, để phân hóa trình độ học sinh để phục vụ tốt cho tuyển sinh vào ĐH, CĐ sẽ khó khăn hơn. Việc sử dụng 11 môn thi để tổng hợp thành 4 bài thi gây áp lực, căng thẳng cho học sinh vì học sinh phải học và ôn tập nhiều môn thi.
Đối với môn Ngoại ngữ, với những học sinh, học viên không được học hoặc trong điều kiện không đảm bảo chất lượng dạy và học thì không bắt buộc phải thi môn Ngoại ngữ, thay vào đó chỉ phải thi/bài thi ứng với mỗi phương án (gồm 2 môn thi/bài thi bắt buộc và 1 môn thi/bài thi tự chọn). 
            Bộ GD&ĐT cũng cho biết, việc sử dụng kết quả thi của thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia được sử dụng để đề xuất xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp. Như vậy, học sinh sẽ thi quốc gia trước, đăng kí vào học ở ngành và trường ĐH, CĐ sau khi đã có kết quả thi quốc gia.
Việc xét công nhận tốt nghiệp,với những học sinh đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định trong Quy chế thi sẽ được công nhận tốt nghiệp theo tiêu chí: Điểm xét tốt nghiệp, điểm của 4 môn tối thiểu hoặc điểm của 4 bài thi. Đối với những thí sinh GDTX không thi ngoại ngữ thì điểm công nhận tốt nghiệp là điểm của 3 môn/bài thi. 
Điểm ưu tiên khuyến khích dựa theo Quy chế thi. Với những thí sinh chưa được công nhận tốt nghiệp, Sở GD&ĐT căn cứ vào kết quả học tập, rèn luyện ở lớp 12, xét cho thí sinh được dự thi lại ngay trong năm đó bằng đề dự bị để xét công nhận tốt nghiệp theo Quy chế.
*** Việc tuyển sinh ĐH, CĐ, các trường phải thông tin về tuyển sinh trước kỳ thi quốc gia 6 tháng trên website của trường và Bộ GD&ĐT. Kèm theo đó, các trường nêu rõ phương thức tuyển sinh, trong đó cần chỉ rõ hình thức và mức độ sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia trong việc tuyển sinh vào trường theo từng ngành học.  
XĐối với các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh cần công bố phương thức tuyển sinh, trong đó các môn thi, bài thi của Kỳ thi THPT quốc gia sẽ được dùng để xét tuyển đối với từng ngành đào tạo của trường và công bố môn thi/bài thi chính sẽ nhân hệ số điểm trong số các môn thi/bài thi xét tuyển đối với từng ngành đào tạo.
Ngoài ra, trên cơ sở đặc thù của từng trường kèm theo việc sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia các trường có thể bổ sung hình thức kiểm tra năng lực khác  như sơ tuyển, phỏng vấn, viết luận, kiểm tra IQ…
Với các trường ĐH, CĐ không sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia phải xây dựng đề án tuyển sinh riêng trình bộ GD&ĐT, trong đề án cần chỉ rõ phương thức tuyển sinh, điều kiện đảm bảo chất lượng nguồn tuyển.
(GDVN)
========

11 nhận xét:

  1. Đảng viên thời @:
    Đây là cải cách trong thi cử hay một sự đánh đố học sinh!Sau 40 năm cứ cải tiến rồi lại cải lùi không biết bao giờ mới ổn định!Quả thật là "Ngành giáo dục mà không có giáo dục"?Sao cứ "Định hướng" nhiều phương án thế để học sinh và các thày cô giáo biết đằng nào mà lần.Chắc anh Đam nhảy vào vụ này để đã rối lại càng thêm rối ./.
    Trả lời
  2. Tôi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh và dạy học 5 năm.Tôi chỉ xin thưa một câu: Giáo Dục của chế độ CS Việt-Nam không ra gì (xin lỗi quý vị).....Mà không cứ chi chuyện dạy & học. Cái gì cũng dzõm cả. Làm cà trật cà dzuột rồi báo cáo là "hoàn thành xuất sắc".Tôi ở trong nghề,tôi biết tõng tòng tong hết. Chán lắm quý vị ạ ! Thiệt buồn cho đất nước !
    Trả lời
  3. Để có kỳ thi tốt, tránh rườm ra tốn kém phải tách hẵn kỳ thi Tốt nghiệp phổ thông và kỳ thi vào cao đẳng, Đại học.
    Hai kỳ thi có mục đích khác nhau.
    Kỳ thi tốt nghiệp, là đánh giá công nhận học sinh đã đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng bậc phổ thông, các thông tin càng đầy đủ về chương trình giáo dục phổ thông càng tốt và việc này có thể đánh giá qua kết quả học tập và tu dưỡng của các em. Nên chăng bỏ kỳ thi này, giao cho các trưởng phổ thông đánh giá kết quả lũy tiến và kết quả các bài kiểm tra cuối năm học của lớp 12 , cách làm này nếu quản lý tốt vừa chính xác lại vừa tránh áp lực, tốn kém tạo thời gian để các em ôn thi Đại học tốt nhất.
    Còn thi vào Đại học Cao đẳng mục đích khác, là chọn những em có kiến thức, kỹ năng cao hơn, có năng lực tốt hơn để đào tạo tiếp do đó phải tổ chức kỳ thi mang tính quốc gia nghiêm túc nhưng không nên cồng kềnh, tốn kém tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và toàn xã hội.
    Kỳ thi này để đánh giá năng lực của học sinh về các kiến thức phổ thông chung cần thiết và các kiến thức kỹ năng phù hợp với chuyên môn đào tạo do đó Bộ nên đặt một số bộ môn bắt buộc theo tôi là 3 môn: Tiếng Việt, Toán, Lịch sử Việt nam, thi thêm 2 môn còn lại do đơn vị tuyển sinh lựa chọn để phục vụ cho học tập chuyên môn.
    Chứ phương án tổ chức 2 kỳ thi trong 1 trong điều kiện hiện tại cả phương diện đạo đức và điều kiện sẽ xẫy ra rất nhiều tiêu cực và kỳ thi vẫn đồ sộ, tốn kém, đầy áp lực.
    Trả lời
  4. kỳ này lãnh đạo bộ giáo dục toàn thiểu năng trí tuệ thì phải,sửa đổi cải cách toàn diện rồi cuối cùng phải bỏ vì thi mà không có người trượt thì thi làm gì giống như câu chuyện cười"tại đây bán cá tươi"bây giờ lại bầy ra cái trò vô tưởng là thi tốt nghiệp rồi lấy điểm để vào đại học.Nếu làm như vậy thì giải tán các trường đại học đi cho nhanh vì thi ở các trường phổ thông thì láo nha láo nháo dẫn đến em được 10 điểm thì không biết gì còn em học giỏi có khi thi chỉ còn 5 điểm.
    Trả lời
  5. sai đâu sửa đấy!
    sửa đấy sai đâu?
    sửa đâu sai đấy
    càng sửa càng sai.....
    càng sai càng sửa.....
    Trả lời
  6. Các kỳ thi "Đường lên đỉnh Olympia" bộc lộ sự yếu kém của các thí sinh, những người được coi là học sinh xuất sắc của đất nước.
    Coi chương trình "Ai là triệu phú" mới thấy thảm hại cho kiến thức của khán giả khi chọn phương án sai cho những câu hỏi rất dễ.
    Trả lời
  7. Nên nhường những loại thông tin này cho "lề quốc doanh" khai thác.
    Trả lời
  8. Bộ GD&ĐT luôn làm cho vấn đề trở nên phức tạp. Với tỷ lệ TN như hiện nay trên 95% thì ta chỉ xét tốt nghiệp cho học sinh theo điều kiện như điều kiện được lên lớp nghĩa là không có môn nào có điểm tổng kết dưới 3,5 (như vậy tránh được tình trạng học lệch, chương trình phổ thông sẽ cung cấp cho các em một chuẩn kiến thức vừa phải và đầy đủ). Tổ chức một kì thi tuyển sinh vào đại học theo yêu cầu của từng trường Đại học (Trước mắt Bộ lo cho kì thi này để tránh tiêu cực sau đó khi đã ổn giao quyền tự trị, tự chủ cho trường). Bộ tập trung vào việc kiểm tra chất lượng đào tạo và nhất là đầu ra của các trường (nghiên cứu để nguồn nhân lực đào tạo sát với nhu cầu và yêu cầu của xã hội). 5 -10 năm trước mắt thực hiện như vậy sau đó sẽ tiếp tục cải tiến cho phù hợp hơn theo sự phát triển của xã hội.
    Trả lời
  9. Không hiểu sao BGD lại chọn môn Ngoại ngữ là môn thi bắt buộc nhỉ?
    Đây là môn học tốn thời gian và kém hiệu quả nhất (ít ứng dụng) trong chương trình GDPT - nhất là trong điều kiện đường lối đối ngoại của NN ta ...ít ổn định!
    Chỉ nên đặt nó là môn tự chọn, và chỉ nên chọn dạy tiếng Anh ở cấp học PT. Các trường ĐH thì có thể yêu cầu tuyển sinh chỉ đối với HS có chọn môn Tiếng Anh trong kỳ thi THPT.
    Như vậy sẽ vừa tiết kiệm được chi phí GDPT, vừa phân hóa được trình độ để phù hợp với nhu cầu LĐXH, vừa đảm bảo được chất lượng đào tạo ĐH theo hướng hội nhập QT.
    Trả lời
  10. Nguồn lực nước ta vốn kém mà thời khắc này hầu như lĩnh vực nào cũng đem ra đổi mới, cố gắng đổi mới thì không biết lấy tiền ở đâu? Hôm nay mới thấy bắt ông nào đó của ngân hàng xây dựng thì lập tức thay máu lãnh đạo ngân hàng.
    Bộ rất sợ phải giao quyền cho các trường đại học vì một khi các trường có người tiên phong bỏ các môn như Triết học marx lê, lịch sử đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh và một đống các môn liên quan đến kinh tế chính trị, thì các trường khác ồ ồ làm theo. Một dòng nước nhỏ, mạnh, lạnh lẽo có thể tạo thành một cơn sóng mà đảng trị không bao giờ muốn cho dù các bộ môn đó ở các trường đều bị sinh viên coi thường, cúp tiết, bỏ lớp hay ngủ gật.
    Giáo dục ở nước ta có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng hiện nay nhưng cái khóa lớn nhất chính là cái nói bên trên.
    Trả lời
  11. Nên có kì thi tốt nghiệp THPT và thi vào các trường ĐH và CĐ riêng vì mục đích 2 kì thi này khác nhau.
    Trả lời

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

8 LỜI NÓI DỐI TRONG ĐỜI NGƯỜI MẸ...

8 LỜI NÓI DỐI TRONG ĐỜI NGƯỜI MẸ...

8 lời nói dối trong đời người mẹ....

                                  

Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con. Mẹ bảo: Các con, ăn nhanh đi, mẹ không đói !
——>Mẹ nói câu nói dối đầu tiên!
Khi cậu bé lớn dần lên, người mẹ tảo tần lại tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, đến những vùng đầm hồ ven đô bắt cá về cho con ăn cho đủ chất. Cá rất tươi, canh cá cũng rất ngon. Khi các con ăn thịt cá, mẹ lại ngồi một bên nhằn đầu cá. Lấy lưỡi mà liếm những mảnh thịt sót lại trên đầu cá. Cậu bé xót xa, liền gắp miếng cá trong bát mình sang bát mẹ, Mẹ không ăn, lại dùng đũa gắp trả miếng cá về bát cậu bé. Mẹ bảo: Con trai, con ăn đi, mẹ không thích ăn cá.                       
——> Mẹ nói câu nói dối thứ hai.

Lên cấp 2, để nộp đủ tiền học phí cho cậu bé và anh chị, Vừa làm thợ may, mẹ vừa đến Hợp tác xã nhận vỏ hộp diêm về nhà ngồi cặm cụi mà dán vào mỗi tối, để kiếm thêm chút tiền chi tiêu cho gia đình. Một buổi tối mùa đông, nửa đêm cậu bé tỉnh giấc. Thấy mẹ vẫn còng lưng dán vỏ bao diêm bên cạnh chiếc đèn dầu. Cậu bé nói: Mẹ à, mẹ đi ngủ thôi, sáng ngày mai mẹ còn phải đi làm nữa mà. Mẹ cười nhẹ: Con trai, đi ngủ đi. Mẹ không buồn ngủ !                                                         
——> Mẹ lại lần thứ ba nói dối.

Ngày thi vào trung học, mẹ xin nghỉ làm, Ngày nào cũng đứng ở cổng trường thi, làm chỗ dựa tinh thần cho cậu bé đi thi. Đúng vào mùa hạ, trời nắng khét tóc. Người mẹ nhẫn nại đứng dưới cái nắng hè gay gắt chờ con suốt mấy tiếng đồng hồ. Tiếng chuông hết giờ đã vang lên. Mẹ nghiêng người đưa cho cậu bé bình trà đã được pha sẵn, dỗ dành cậu bé uống, bình trà nồng đượm, tình mẹ còn nồng đượm hơn. Nhìn thấy bờ môi khô nẻ và khuôn mặt lấp lánh mồ hôi của mẹ, cậu bé liền đưa bình trà trong tay mời mẹ uống. Mẹ bảo: Con uống nhanh lên con. Mẹ không khát !                                 
——>Mẹ nói dối lần thứ tư

Sau khi Cha lâm bệnh qua đời, Mẹ vừa làm Mẹ vừa làm Cha. Vất vả với chút thu nhập ít ỏi từ nghề may vá. Ngậm đắng nuốt cay nuôi con ăn học, cái khổ không lời nào kể xiết. Có chú Lý ngồi sửa đồng hồ dưới chân cây cột điện đầu ngõ biết chuyện, việc lớn việc nhỏ chú đều tìm cách qua giúp một tay. Từ chuyển than, gánh nước, giúp ít tiền cho gia đình cậu bé tội nghiệp. Con người chứ đâu phải cây cỏ, lâu rồi cũng sinh tình cảm. Hàng xóm láng giềng biết chuyện đều khuyên mẹ tái giá, việc gì phải một mình chịu khổ thế. Nhưng qua nhiều năm mẹ vẫn thủ thân như ngọc, kiên quyết không đi bước nữa. Mọi người có khuyên mẹ kiên quyết không nghe. Mẹ bảo: Mẹ không yêu chú ấy.
——>Mẹ nói dối lần thứ 5.

Sau khi cậu bé và các anh chị cậu tốt nghiệp đại học đi làm. Mẹ nghỉ hưu rồi nhưng vẫn tiếp tục làm những việc lặt vặt ở chợ để duy trì cuộc sống. Các con biết chuyện thường xuyên gửi tiền về để phụng dưỡng mẹ. Mẹ kiên quyết không nhận, tất cả tiền con gửi về mẹ đều gửi trả. Mẹ bảo: Mẹ có tiền mà!
——>Mẹ nói dối lần thứ 6.

Cậu bé ở lại trường dạy 2 năm, sau đó thi đỗ học bổng học thạc sỹ ở một trường đại học danh tiếng của Mỹ. Sau khi tốt nghiệp cậu ở lại làm việc tại một công ty nghiên cứu máy móc. Sống ở Mỹ một thời gian, khi đã có chút điều kiện. Cậu bé muốn đưa mẹ qua Mỹ sống để phụng dưỡng mẹ tốt hơn. Nhưng lại bị mẹ từ chối. Mẹ bảo: Mẹ không thich!                  
——>Mẹ nói dối lần thứ bảy.

Nhiều năm trôi qua, mẹ lâm trọng bệnh, phải vào viện điều trị. Khi con trai đáp máy bay từ nơi xa xôi về thăm mẹ, mẹ già đi nhiều và yếu quá rồi. Nhìn mẹ bị bệnh tật dày vò đến chết đi sống lại, thấy con trai đau đớn vì thương xót mẹ. Mẹ lại bảo: Con trai, đừng khóc, mẹ không đau đâu.                         
 ——> Đấy là lần nói dối cuối cùng của mẹ !!!


Bài phát biểu của Ngoại trưởng Hà Lan về MH17 khiến cả thế giới lặng người

Bài phát biểu của Ngoại trưởng Hà Lan về MH17 khiến cả thế giới lặng người
Bài phát biểu xúc động của vị chính khách một nước dân chủ phương tây, thể hiện rõ rằng đất nước của họ luôn quan ngại, lo lắng xót xa cho tính mạng người dân của mình. Không giống như tại Việt Nam, tính mạng của người dân không được quan tâm, đảm bảo, luôn bị đe dọa ở khắp nơi ngay cả ở những nơi công quyền, ví dụ như đồn công an. Chúng tôi tự hỏi, liệu các vị nguyên thủ quốc gia Việt Nam sẽ như thế nào nếu có xảy ra tình huống tương tự?
Ngày 21/7 vừa qua, trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ở New York, Ngoại trưởng Hà Lan, ông Frans Timmermans đã có bài phát biểu vô cùng xúc động về vụ việc chiếc máy bay MH17 gặp nạn tại miền Đông Ukraine, khiến toàn bộ 298 người thiệt mạng.
Trong suốt bài phát biểu của mình, khóe mắt ông Frans Timmermans luôn chực trào nước mắt khi bày tỏ sự choáng váng, bàng hoàng trước quy trình xử lý thi thể các nạn nhân cũng như hàng loạt những thông tin nhiễu loạn xung quanh vụ MH17.
Sau đây là bài phát biểu của Ngoại trưởng Hà Lan:
Chúng ta ở đây để thảo luận về một bi kịch, chiếc máy bay thương mại bị rơi, và cái chết của 298 người dân vô tội.
Rất nhiều nam giới, phụ nữ và một số lượng đáng kinh ngạc trẻ em đã thiệt mạng khi đang trên đường đi du lịch, đi thăm người nhà, trở về quê hương hay thậm chí là thực hiện các nhiệm vụ quan trọng mang tầm quốc tế như Hội nghị phòng chống HIV/AIDS ở Australia.
Kể từ ngày thứ Năm tới nay, tôi đã luôn trăn trở rằng khoảnh khắc cuối cùng trong cuộc đời của các nạn nhân đó mới khủng khiếp làm sao khi họ biết rằng chiếc máy bay đang lao xuống mặt đất.
Họ có kịp ôm chặt lấy những người họ thương yêu không? Họ có kịp ôm chặt lấy những đứa con bé bỏng vào lòng? Họ có kịp trao nhau cái nhìn cuối cùng thay lời từ biệt? Chúng ta sẽ không bao giờ biết được.
Sự ra đi của gần 200 đồng bào để lại vết thương lòng sâu sắc cho mỗi người dân Hà Lan. Nó khiến chúng tôi đau buồn, giận dữ và tuyệt vọng. Đau buồn trước sự ra đi của những người thương yêu. Tức giận vì chiếc máy bay dân sự lại bị bắn rơi. Và tuyệt vọng vì phải chứng kiến toàn bộ quá trình bảo vệ hiện trường cũng như tìm kiếm các thi thể nạn nhân diễn ra quá chậm chạp.”
Một chiếc tàu chở thi thể của các nạn nhân trên chuyến bay MH17 đã đến Kharkiv sau khi lực lượng phiến quân đồng ý trao trả. Để làm được điều này, theo Ngoại trưởng Hà Lan đó là “nguyên tắc tối thiểu của con người khi thi thể của các nạn nhân cần được tôn trọng và được đưa về quê nhà mà không có bất cứ sự chậm trễ nào”.
Tiếp tục bài phát biểu, ông Frans Timmermans nói:
“Cuộc họp của Hội đồng diễn ra tháng 8 tới nên tập trung vào vấn đề này. Bên cạnh đó, tôi rất hoan nghênh các giải pháp được Australia và Hà Lan đồng đệ trình và được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua ngày hôm nay. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Quốc gia đã hỗ trợ. Cá nhân tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới Julie Bishop, Julie thân mến, chúng ta cùng chung một chiến tuyến.
Thưa ngài chủ tịch,
Đối với người dân Hà Lan, ưu tiên hàng đầu của chúng tôi chính là đưa các nạn nhân trở về nhà. Thi thể của họ phải được tôn trọng và công tác tìm kiếm không nên bị trì hoãn.
Trong những ngày qua, chúng tôi liên tục nhận được báo cáo đáng lo ngại về việc có người di chuyển các thi thể, cướp phá tài sản của các nạn nhân. Chỉ 1 phút thôi, tôi không muốn các bạn phải đứng trên lập trường người đại diện của cả 1 quốc gia, mà là người chồng, người vợ, người cha, người mẹ. Hãy tưởng tượng sau khi nghe tin chồng bạn bị giết chết và trong vòng 2, 3 ngày sau đó, bạn lại nhìn thấy hình ảnh những tên côn đồ tháo nhẫn cưới từ tay chồng mình. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh đó để cảm nhận.
Cho đến khi chết, tôi cũng không thể hiểu tại sao những người cứu hộ lại phải mất quá nhiều thời gian để làm nhiệm vụ khó khăn của mình như thế? Và tại sao những thi thể nạn nhân lại bị đem ra phục vụ cho những mưu đồ chính trị. Đó là một hành động đê hèn.
Tôi hy vọng thế giới sẽ không còn phải chứng kiến những cảnh tượng tương tự như này nữa. Cả thế giới đang chuyển từ đau thương sang giận dữ khi nhìn thấy hình ảnh những món đồ chơi của trẻ nhỏ tung tóe khắp hiện trường, những chiếc va li bị lục tung, những tấm hộ chiếu, trong đó có cả những tấm hộ chiếu của trẻ em được phát sóng trên truyền hình.
Chúng tôi yêu cầu được tiếp cận khu vực xảy ra vụ việc mà không bị cản trở. Chúng tôi yêu cầu các bên hành xử tôn trọng đối với hiện trường. Chúng tôi muốn sự công bằng cho các nạn nhân và những người thân đang than khóc ngoài kia. Họ xứng đáng được trở về nhà.
Với vai trò dẫn đầu đoàn pháp y, tôi cam kết Hà Lan sẽ làm hết sức để đảm bảo thi thể các nạn nhân sẽ được đưa về nhà, dù các nạn nhân có ở quốc gia nào đi chăng nữa.
Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với tất cả các quốc gia và tổ chức quốc tế liên quan để thực hiện điều này một các nhanh chóng và sớm nhất có thể.
Thưa ngài chủ tịch,
Tôi hoan nghênh việc tiến hành điều tra nguyên nhân gây ra thảm kịch MH17. Hà Lan đã đồng ý giữ vai trò dẫn đầu trong việc điều tra đồng thời phối hợp chặt chẽ với các nước liên quan, Liên Hợp Quốc và Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế để xử lý vụ việc.
Chúng tôi nhận thức được rằng đây là một trách nhiệm vô cùng lớn lao. Chúng tôi cam kết sẽ dốc hết sức mình để thực hiện sứ mệnh này. Để đảm bảo an ninh hiện trường và an toàn cho các chuyên viên điều tra quốc tế, chúng tôi nhấn mạnh Hội đồng Bảo an có trách nhiệm theo sát Nghị quyết ngày hôm nay và có những biện pháp bổ sung nếu cần thiết.
Sau khi tìm ra người phải chịu trách nhiệm cho vụ việc MH17 bị rơi, luật pháp sẽ được thực thi. Chúng ta nợ các nạn nhân điều đó, chúng ta nợ công lý điều đó, chúng ta nợ nhân loại điều đó. Làm ơn hãy hỗ trợ hết mức để công lý được bảo đảm. Chúng tôi sẽ không ngừng cố gắng cho đến khi công lý được thi hành.
Trân trọng cảm ơn.”
 

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Acer Iconia B1- 2.990.000 đ - Phong Vũ

Acer Iconia B1



(Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
    Tính năng nổi bật:
    • HĐH: Android 4.1 Jelly Bean
    • CPU: MediaTek lõi kép 1,2GHz
    • Ram: 512MB, Rom: 8GB
    • Kết nối: WiFi, Bluetooth 4.0, GPS
    • Màn hình: 7'' WSVGA
  • 2.990.000 VNĐ
  • Mua hàng Xem giỏ

Mô tả sản phẩm:


Màn hình
LoạiLED
Kích thước
7 inch
Độ phân giải
1024 x 600 pixels
Cảm ứng
-
Cảm biến
Đang cập nhật
Thông tin khác
Độ phân giải WSVGA
Vi xử lí & Bộ nhớ
Loại CPU-
Tốc độ
1.2 GHz
Ram
512 MB
Chipset
Đang cập nhật
Xử lý đồ họa
Đang cập nhật
Bộ nhớ trong
8 GB
Thẻ nhớ ngoài
Micro SD
Hỗ trợ thẻ tối đa
32GB
Thông tin khác
-
Giải trí & Ứng dụng
Camera trước0.3 MP(VGA 640 x 480 pixels)
Camera sau
-
Đặc tính camera
-
Quay phim
VGA(640x480 pixels)
Xem phim
XVID, MP4, H.264
Nghe nhạc
WAV, MP3, WMA, -
Ghi âm
Không
Radio FM
Đang cập nhật
Văn phòng
Hỗ trợ Word, Excel, PPT,PDF, MSN
Chỉnh sửa hình ảnh
Ứng dụng khác
Lịch, Báo thức, Bản đồ, Đồng hồ, Mail, Game, Sổ tay
Kết nối dữ liệu
Băng tần 2GKhông
Băng tần 3G
Không
Hỗ trợ sim
Không
Đàm thoại
Không
Tin nhắn
Email, IM, Push Email, RSS
3G
Không
WiFi
802.11 b/g/n
Trình duyệt
Tất cả trình duyệt hỗ trợ android
GPS
Bluetooth
4.0
HDMI
Không
Cổng USB
Mini USB
Jack tai nghe
3.5 mm
Kết nối khác
-
Nguồn
Loại pinPin Lithium Polymer
Dung lượng pin
2710 mAh
Thời gian sử dụng thường
4 giờ
Thông tin chung
Hệ điều hànhAndroid 4.1
Nâng cấp
Đây là phiên bản mới nhất
Ngôn ngữ
Tiếng Anh
Kích thước (DxRxC)
197.4 x 11.3 x 128.5 mm
Trọng lượng (g)
320

Máy tính bảng Asus Fonepad 7 FE170CG - 1A026A - 2.990.000 đ - Phong Vũ

Máy tính bảng Asus Fonepad 7 FE170CG - 1A026A (Đen)



(Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
    Tính năng nổi bật:
    Màn hìnhLED Backlight WSVGA, 7 inch
    Hệ điều hànhAndroid 4.3
    Vi xử lí CPUDual - Core, 1.2 GHz
    RAM1 GB
    Bộ nhớ trong8 GB
    Camera2 MP(1600 x 1200 pixels)
    Kết nốiCó 3G (tốc độ Download 21Mbps/42 Mbps; Upload 5.76 Mbps, Wifi chuẩn 802.11 b/g/n
    Đàm thoại
    Dung lượng pin3950mAh
    Trọng lượng295
  • 2.990.000 VNĐ
  • Mua hàng Xem giỏ

Mô tả sản phẩm:


Thông tin chung
Hệ điều hànhAndroid 4.3
Ngôn ngữ
Đa ngôn ngữ
Màn hình
Loại màn hìnhLED Backlight WSVGA
Màu màn hình
16 triệu màu
Độ phân giải
1024 x 600 pixels
Màn hình rộng
7 inch
Công nghệ cảm ứng
Điện dung,đa điểm
CPU & RAM
Loại CPU (Chipset)Intel Atom Z2520
Số nhân
Dual - Core
Tốc độ CPU
1.2 GHz
RAM
1 GB
Chip đồ hoạ (GPU)
PowerVR SGX 544 MP2
Bộ nhớ & Lưu trữ
Bộ nhớ trong (ROM)8 GB
Thẻ nhớ ngoài
Micro SD
Hỗ trợ thẻ tối đa
64GB
Thông tin khác
Đang cập nhật
Chụp ảnh & Quay phim
Camera sau2 MP(1600 x 1200 pixels)
Camera trước
0.3 MP(VGA 640 x 480 pixels)
Tính năng camera
Tự động lấy nét
Quay phim
HD 720p(1280x720 pixels)
Kết nối & Cổng giao tiếp
3GCó 3G (tốc độ Download 21Mbps/42 Mbps; Upload 5.76 Mbps
4G
Không
WiFi
Wifi chuẩn 802.11 b/g/n
Hỗ trợ sim
Dual sim-loại sim micro
Đàm thoại
GPS
A-GPS support; GLONASS
Bluetooth
Cổng USB
Micro USB
HDMI
Không
Jack tai nghe
3.5 mm
Kết nối khác
Đang cập nhật
Giải trí & Ứng dụng
Xem phimMPEG-4, MP4
Nghe nhạc
WAV, MP3, AAC+, WMA, AAC, MIDI, SonicMaster
Radio FM
Không
Ghi âm
Văn phòng
Hỗ trợ Word, Excel, PPT,PDF, MSN
Chỉnh sửa hình ảnh
Không
Ứng dụng khác
Lịch, Đồng hồ, Báo thức, Google Talk, Bản đồ, Mail, Sổ tay, Hangouts
Thiết kế & Trọng lượng
Kích thước (DxRxC)192 x 110 x 10,7 mm
Trọng lượng (g)
295
Pin & Dung lượng
Loại pinLithium - Polymer
Dung lượng pin
3950mAh
Thời gian sử dụng thường
10 giờ