Tư liệu: Nguồn gốc chữ quốc ngữ (Tác giả: Huỳnh Ái Tông): (3)
Phần 2 ở đây: http://bloganhvu.blogspot.com/2013/10/tu-lieu-nguon-goc-chu-quoc-ngu-tac-gia_19.html
-----------
b.- Sự đóng góp của Linh mục Đắc Lộ.
Linh mục Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes), người được Pháp đề cao đã sáng chế ra chữ Quốc Ngữ, mang lại sự khai hóa cho dân tộc Việt Nam, với chiêu bài nầy để che đậy hành động thực dân, xâm chiếm lãnh thổ và cai trị hà khắc dân tộc chúng ta. Để hiểu rõ vấn đề nầy, chúng ta cần lướt qua tiểu sử và hành trình truyền giáo của Đắc Lộ.
Đắc Lộ sinh ngày 15-3-1591 tại Comtat Venaissin, tỉnh Avignon, miền Nam nước Pháp, tổ tiên ông gốc Do Thái. Tổ phụ của ông đã di cư từ Tây Ban Nha sang Avignon vào giữa thế kỷ XVI, thân sinh ông là Benadin II de Rhodes, được liệt vào hàng thân hào, nhân sĩ trong vùng.
Đắc Lộ gia nhập Dòng Tên ở La Mã ngày 14-4-1612, học tập chuyên về thần học và toán học tại học viện Saint André du Quirinal, thụ phong linh mục tại La Mã năm 1618. Cũng trong năm nầy, ông được phép sang Đông Nam Á truyền giáo, ông đến Lisbonne thủ đô Bồ Đào Nha, rồi từ đây đáp tàu đi Áo Môn ngày 04-4-1619, vì có ghé qua Goa (Ấn Độ) nên ông đến Áo Môn ngày 29-5-1623, ông đặt chân lên Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1624 tại Đà Nẳng, cùng với các linh mục Gabriel de Mattos và một giáo sĩ Nhật.
Đắc Lộ đến cơ sở truyền giáo Thanh Chiêm thuộc Quảng Nam Dinh, nơi đây có Linh mục Francisco de Pina (sinh năm 1585 tại Bồ Đào Nha, đến Đàng Trong năm 1617 và chết đuối ở Quảng Nam năm 1625) và Antonio de Fontes (đến Đàng Trong tháng 12 năm 1624), tại đây Đắc Lộ học tiếng Việt với Francisco de Pina, tháng 7 năm 1626 ông rời Đàng Trong về Áo Môn, ngày 19-3-1627, ông cùng với Linh mục Pierre Marquez đến của Bang ( Thanh Hóa), ở đây, hai ông có yết kiến Trịnh Tráng, rồi sau đó theo chúa Trịnh ra Thăng Long, thời gian nầy hai Linh mục lập giáo đoàn Đàng Ngoài, tháng 5 năm 1630, chúa Trịnh cấm đạo, trục xuất các giáo sĩ, Đắc Lộ trở về Áo Môn.
Từ năm 1630 đến năm 1640, Đắc Lộ dạy thần học ở học viện thần học Áo Môn. năm 1640, ông được cử đến Đàng Trong làm Bề Trên, thay thế Linh mục Buzomi vừa từ trần tại Quảng Nam Dinh, ông ở đây cho đến ngày 3-7-1645, bị bắt buộc phải rời cơ sở truyền giáo Thanh Chiêm, theo lệnh của quan Cai bộ áp dụng luật trục xuất các giáo sĩ của chúa Nguyễn. Kể từ đó, ông rời hẳn nước Việt Nam, trở lại Áo Môn ông dạy tiếng Việt ở Học viện Thần Học, ngày 20-12 năm 1645 ông đáp tàu từ Áo Môn đi Âu Chuâ, nhằm mục đích vận động thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam.
Ngày 16-11-1654, Tòa thánh La Mã cử Đắc Lộ làm Bề trên của phái đoàn truyền giáo ở Ba Tư. Đầu tháng 11-1655, ông đáp tàu từ Marseille đi Isapham thủ đô Ba Tư, và tại đây ông đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 5 tháng 11 năm 1660.
Giai đoạn trước, giáo sĩ Đắc Lộ có để lại 3 tài liệu về chữ Quốc Ngữ vào năm 1625 và 1631 đã dẫn ở trên và giai đoạn sau này, ông cũng để lại 3 tài liệu khác viết vào các năm 1636, 1644, 1647.
Tài liệu năm 1634, viết tay có nhan đề "Tuchineois Historiae libri duo quorum altero status temporalis hujus Regni, altero mirabiles evangelicae praedications progresus refurnutur. Coeptae per Patres Societatis Jessu, ab Anno 1627 ad Annum 1636" (Lịch sử Đàng Ngoài và những bước tiến triển lớn lao mà phúc âm rao giảng đã làm ở nước này để hóa cải lương dân, từ năm 1627 đến năm 1636). Bản này ghi bằng La văn gôm 2 quyển, lưu trữ tại Văn khố Dòng tên ở La Mã.
(còn tiếp)
-----------
b.- Sự đóng góp của Linh mục Đắc Lộ.
Linh mục Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes), người được Pháp đề cao đã sáng chế ra chữ Quốc Ngữ, mang lại sự khai hóa cho dân tộc Việt Nam, với chiêu bài nầy để che đậy hành động thực dân, xâm chiếm lãnh thổ và cai trị hà khắc dân tộc chúng ta. Để hiểu rõ vấn đề nầy, chúng ta cần lướt qua tiểu sử và hành trình truyền giáo của Đắc Lộ.
Đắc Lộ sinh ngày 15-3-1591 tại Comtat Venaissin, tỉnh Avignon, miền Nam nước Pháp, tổ tiên ông gốc Do Thái. Tổ phụ của ông đã di cư từ Tây Ban Nha sang Avignon vào giữa thế kỷ XVI, thân sinh ông là Benadin II de Rhodes, được liệt vào hàng thân hào, nhân sĩ trong vùng.
Đắc Lộ gia nhập Dòng Tên ở La Mã ngày 14-4-1612, học tập chuyên về thần học và toán học tại học viện Saint André du Quirinal, thụ phong linh mục tại La Mã năm 1618. Cũng trong năm nầy, ông được phép sang Đông Nam Á truyền giáo, ông đến Lisbonne thủ đô Bồ Đào Nha, rồi từ đây đáp tàu đi Áo Môn ngày 04-4-1619, vì có ghé qua Goa (Ấn Độ) nên ông đến Áo Môn ngày 29-5-1623, ông đặt chân lên Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1624 tại Đà Nẳng, cùng với các linh mục Gabriel de Mattos và một giáo sĩ Nhật.
Đắc Lộ đến cơ sở truyền giáo Thanh Chiêm thuộc Quảng Nam Dinh, nơi đây có Linh mục Francisco de Pina (sinh năm 1585 tại Bồ Đào Nha, đến Đàng Trong năm 1617 và chết đuối ở Quảng Nam năm 1625) và Antonio de Fontes (đến Đàng Trong tháng 12 năm 1624), tại đây Đắc Lộ học tiếng Việt với Francisco de Pina, tháng 7 năm 1626 ông rời Đàng Trong về Áo Môn, ngày 19-3-1627, ông cùng với Linh mục Pierre Marquez đến của Bang ( Thanh Hóa), ở đây, hai ông có yết kiến Trịnh Tráng, rồi sau đó theo chúa Trịnh ra Thăng Long, thời gian nầy hai Linh mục lập giáo đoàn Đàng Ngoài, tháng 5 năm 1630, chúa Trịnh cấm đạo, trục xuất các giáo sĩ, Đắc Lộ trở về Áo Môn.
Từ năm 1630 đến năm 1640, Đắc Lộ dạy thần học ở học viện thần học Áo Môn. năm 1640, ông được cử đến Đàng Trong làm Bề Trên, thay thế Linh mục Buzomi vừa từ trần tại Quảng Nam Dinh, ông ở đây cho đến ngày 3-7-1645, bị bắt buộc phải rời cơ sở truyền giáo Thanh Chiêm, theo lệnh của quan Cai bộ áp dụng luật trục xuất các giáo sĩ của chúa Nguyễn. Kể từ đó, ông rời hẳn nước Việt Nam, trở lại Áo Môn ông dạy tiếng Việt ở Học viện Thần Học, ngày 20-12 năm 1645 ông đáp tàu từ Áo Môn đi Âu Chuâ, nhằm mục đích vận động thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam.
Ngày 16-11-1654, Tòa thánh La Mã cử Đắc Lộ làm Bề trên của phái đoàn truyền giáo ở Ba Tư. Đầu tháng 11-1655, ông đáp tàu từ Marseille đi Isapham thủ đô Ba Tư, và tại đây ông đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 5 tháng 11 năm 1660.
Giai đoạn trước, giáo sĩ Đắc Lộ có để lại 3 tài liệu về chữ Quốc Ngữ vào năm 1625 và 1631 đã dẫn ở trên và giai đoạn sau này, ông cũng để lại 3 tài liệu khác viết vào các năm 1636, 1644, 1647.
Tài liệu năm 1634, viết tay có nhan đề "Tuchineois Historiae libri duo quorum altero status temporalis hujus Regni, altero mirabiles evangelicae praedications progresus refurnutur. Coeptae per Patres Societatis Jessu, ab Anno 1627 ad Annum 1636" (Lịch sử Đàng Ngoài và những bước tiến triển lớn lao mà phúc âm rao giảng đã làm ở nước này để hóa cải lương dân, từ năm 1627 đến năm 1636). Bản này ghi bằng La văn gôm 2 quyển, lưu trữ tại Văn khố Dòng tên ở La Mã.
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét