Có nên cho con học thêm không?
Chủ nhật, 20/10/2013 - 08:30 AM (GMT+7)
Đầu năm học, tôi thấy cô con gái đang học lớp 10 có vẻ không vui, hay
thở dài. Gợi chuyện thì cháu hỏi: "Con không đi học thêm môn văn của lớp
được không mẹ?". Thì ra, mới vào năm học được một tuần, cô giáo chủ
nhiệm của cháu đã gợi ý rằng học sinh nên đến nhà cô học thêm môn văn.
Cả lớp cháu đều đi học thêm, nhưng mỗi lần đến nhà, thay vì giảng bài,
cô chỉ cho mấy đề văn để các cháu tự làm, rồi tự chữa. Thỉnh thoảng cô
cũng giải thích, nhưng sơ sài. "Nhiều khi chúng con đợi cả buổi chiều
mới thấy cô về cho bài tập, rồi kết thúc buổi học" - cháu kể. Hầu như,
đến lớp học thêm, các cháu chỉ ngồi nói chuyện, thậm chí ngủ gật. Không
phải mình cháu, mà rất nhiều bạn cũng không muốn tiếp tục học thêm ở nhà
cô như thế.
Sau khi tìm hiểu kỹ, tôi quyết định cho cháu nghỉ học thêm. Được một thời gian, cháu về khóc và bảo: "Con lại phải đi học thêm thôi. Vì không đi học thêm, suốt ngày cô gọi lên bảng chê trách, thậm chí còn mắng là: đã dốt lại còn lười. Bài kiểm tra của con và một số bạn nghỉ học thêm luôn bị điểm kém. Có bạn xui con: Nếu muốn êm thì phụ huynh cứ tự động cho vào phong bì 500 nghìn đồng bồi dưỡng cho cô". Nghe con nói, tôi cảm thấy rất bức xúc, nhưng cũng không biết làm thế nào cho hợp tình, hợp lý, vì cứ để tình trạng thế này sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của cháu. Mong quý báo cho tôi một lời khuyên.
NGUYỄN THỊ THANH THỦY (Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội)
Chị Thanh Thủy thân mến!
Trước hết, tôi xin chia sẻ với những bức xúc và trăn trở của các bậc cha mẹ nói chung và chị nói riêng, trong việc có nên cho con mình học thêm ở nhà cô hay không. Không cho con đi học thêm thì sợ thầy cô giáo "trù dập". Cho con đi học thì ngoài việc phải mất thêm một khoản phí mà chưa chắc đã mang lại hiệu quả như ý, lại còn gây thêm căng thẳng và mệt mỏi cho các con.
Thông tư 17 của Bộ Giáo dục - Đào tạo (ban hành vào tháng 5-2012, về dạy thêm -học thêm) quy định đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu, tự nguyện và được gia đình đồng ý, không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm. Các trường hợp không được dạy thêm bao gồm: Học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học hai buổi/ngày, học sinh tiểu học (trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống). Giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa.
Dù đã được quy định rõ ràng, nhưng tôi hiểu, các bậc phụ huynh vẫn có cơ sở để lo ngại về việc thực hiện những quy định đó. Nhưng thiết nghĩ, cũng không nên vì lo ngại mà bỏ qua những sự việc sai trái. Việc chị quyết định không cho con đi học thêm là hoàn toàn đúng. Chị và Ban phụ huynh nên phản ánh với Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu nhà trường việc cô giáo chủ nhiệm có những lời nói, hành động làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như quá trình học tập của các cháu. Đồng thời, cần động viên và theo sát con gái trong việc học tập, giúp cháu chủ động nắm bắt kiến thức, hoàn thành tốt bài tập được giao. Như thế, dù muốn, cô giáo của cháu cũng không có lý do chính đáng để bắt bẻ. Đừng "nộp tiền" cho cô giáo để con mình được yên, bởi vô hình trung, như thế là dung túng cho những hành vi thiếu đạo đức của một bộ phận nhỏ giáo viên trong ngành giáo dục.
Chúc chị có những quyết định đúng đắn!
Sau khi tìm hiểu kỹ, tôi quyết định cho cháu nghỉ học thêm. Được một thời gian, cháu về khóc và bảo: "Con lại phải đi học thêm thôi. Vì không đi học thêm, suốt ngày cô gọi lên bảng chê trách, thậm chí còn mắng là: đã dốt lại còn lười. Bài kiểm tra của con và một số bạn nghỉ học thêm luôn bị điểm kém. Có bạn xui con: Nếu muốn êm thì phụ huynh cứ tự động cho vào phong bì 500 nghìn đồng bồi dưỡng cho cô". Nghe con nói, tôi cảm thấy rất bức xúc, nhưng cũng không biết làm thế nào cho hợp tình, hợp lý, vì cứ để tình trạng thế này sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của cháu. Mong quý báo cho tôi một lời khuyên.
NGUYỄN THỊ THANH THỦY (Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội)
Chị Thanh Thủy thân mến!
Trước hết, tôi xin chia sẻ với những bức xúc và trăn trở của các bậc cha mẹ nói chung và chị nói riêng, trong việc có nên cho con mình học thêm ở nhà cô hay không. Không cho con đi học thêm thì sợ thầy cô giáo "trù dập". Cho con đi học thì ngoài việc phải mất thêm một khoản phí mà chưa chắc đã mang lại hiệu quả như ý, lại còn gây thêm căng thẳng và mệt mỏi cho các con.
Thông tư 17 của Bộ Giáo dục - Đào tạo (ban hành vào tháng 5-2012, về dạy thêm -học thêm) quy định đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu, tự nguyện và được gia đình đồng ý, không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm. Các trường hợp không được dạy thêm bao gồm: Học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học hai buổi/ngày, học sinh tiểu học (trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống). Giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa.
Dù đã được quy định rõ ràng, nhưng tôi hiểu, các bậc phụ huynh vẫn có cơ sở để lo ngại về việc thực hiện những quy định đó. Nhưng thiết nghĩ, cũng không nên vì lo ngại mà bỏ qua những sự việc sai trái. Việc chị quyết định không cho con đi học thêm là hoàn toàn đúng. Chị và Ban phụ huynh nên phản ánh với Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu nhà trường việc cô giáo chủ nhiệm có những lời nói, hành động làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như quá trình học tập của các cháu. Đồng thời, cần động viên và theo sát con gái trong việc học tập, giúp cháu chủ động nắm bắt kiến thức, hoàn thành tốt bài tập được giao. Như thế, dù muốn, cô giáo của cháu cũng không có lý do chính đáng để bắt bẻ. Đừng "nộp tiền" cho cô giáo để con mình được yên, bởi vô hình trung, như thế là dung túng cho những hành vi thiếu đạo đức của một bộ phận nhỏ giáo viên trong ngành giáo dục.
Chúc chị có những quyết định đúng đắn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét