Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

Phản hồi luu lại


  • Nhan Pham Mình không phải tài giỏi, mà muốn góp ý để mọi người bàn (cho mình hiểu thêm với): -“Thần lực Như Lai tạo lập thế giới” : ý câu này nhấn vào "Thần lực" chứ không phải là "Như Lai" ("Như Lai" là định ngữ của "Thần lực") vậy thì có thể hiểu theo "Nhất thiết duy tâm tạo". Có nghĩa là nguyện lực của Mười phương Chư Phật đã "hình thành" nên "Thế giới". Điều này hoàn toàn khác về bản chất với "sự hiện hữu của Thượng Đế toàn năng đã tạo dựng ra vũ trụ và muôn loài " -Thứ hai, "...Phật Thích Ca đã biết là phải: “tu hành như thế nào ?”. Ngài đâu cần phải: “6 năm khổ hạnh rừng già để tầm đạo”. " Bạn nên xét chỗ này : Sau khi hạ sanh, ông "Phật từ vô lượng kiếp" đó là một chúng sanh, phải không ? Cho dù với mục đích nào đi nữa, thái tử Sỹ-đạt-ta bằng xương bằng thịt là một chúng sanh, và "chúng sanh" Sỹ-đạt-ta đó đã "quên mất" cái "bản lai diện mục" của mình mất rồi. Cho dù cái "gốc" vẫn còn đó nhưng "u mê" cũng vừa cập bến. Thế là làm sao biết được "là phải: “tu hành như thế nào ?” " ! Ghê gớm chưa, đã là Phật quá khứ vô lượng kiếp mà còn "quên đường về" đến chừng ấy, huống gì như Nhan Pham tại hạ ??? Do đó làm gì có chuyện ưu tiên cho Sỹ-đạt-ta bỏ qua hay đốt cháy giai đoạn “6 năm khổ hạnh rừng già để tầm đạo” .!!! Đến đây, thuyết “Tam thân Phật” là hợp lý hay không hợp lý, có là "do tăng sĩ Đại thừa tạo dựng" hay là vốn dĩ phải có là tuỳ quý bậc thức giả bình phẩm. - Còn "Điều ngự giác hoàng, Trúc lâm Đại đầu đà Trần nhân Tông không tin kinh: A Di Đà và kinh Vô lượng thọ là lời Phật dạy, qua hai câu sau đây của bài phú “Cư trần lạc đạo”" là luận điểm sai lệch thấy rõ. Không phải Trần Nhân Tông nói :
    "Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương Di Đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm về Cực lạc." là "không tin" kinhA Di Đà và kinh Vô lượng thọ ". Đây hoàn toàn là lời khuyên đối với đệ tử (những đệ tử chỉ muốn tìm cầu mà sao nhãng tu tập : chỉ ngồi mơ cõi Tịnh Độ mà xa rời thực tại công phu tu tập) về phương pháp, cách thức tu tập hành trì... chứ không phải là quan điểm, là nhận xét, là sự đánh giá hay phủ định Kinh điển. Xin hết.



  • Nhan Pham Chẳng đi đến đâu nếu làm người mà một bước lên tới trời, thiên hạ mãi mãi là kẻ đứng sau ta,...thì "kính nhi viễn chi" là phương tiện để bù lu bù loa của cái ta "chẳng có chi để mọi người phải đến gần" đồng nghĩa với công tu tập chẳng khác nào "nhà xây trên cát". Dấu chấm hết luôn chực chờ đặt sau những ảo tưởng "ta là Phật đã thành". Ngôn ngữ có cái diệu dụng của nó khi nó làm đúng sứ mạng chân chính của nó là biểu đạt thông tin để người tiếp nhận nó : HIỂU và TIN, bằng ngược lại thì "sau cơn mưa", "ngôi nhà trên cát" sẽ tan tành. Đức Phật còn "sợ" điều đó huống hồ chúng sinh là kẻ sơ cơ trên đường học Phật. Ngài nói "ta thuyết pháp 49 năm mà ta không nói một lời nào" là vậy. Chúng sinh "hàm hồ" chỉ hàm oan cho Phật. Thế học cho rằng : ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ bù lu bù loa là tín hiệu của một tư duy rối rắm và đó là một "lời cảnh cáo" cho một công phu tu tập chẳng ra ngô ra khoai. Thiển nghĩ, chúng ta đang sống với đầu đội trời, chân đạp đất và với cái công áng vô lượng kiếp đang treo tòn teng trước mặt vô cùng khó để giải đáp, thì cái cần kíp là phải tìm ra chỗ dựa là Quý chư Tăng - Ni, bạn bè đồng đạo, thiện tri thức,... để tìm cầu chân lý với mong mỏi, một trong muôn một, trước hết là thân tâm an lạc, sau đó cố công tinh ấn tu học sao cho giải thoát. Vậy thì, một là phải chấp nhận cái hiện hữu (dù muốn dù không) tức là chọn cái PHÁP TƯỚNG, bước cao hơn nhờ các bậc cao minh chỉ giáo (thông qua thảo luận, như trên diễn đàn này chẳng hạn) giúp ta tìm cách PHÁ TƯỚNG, dừng lại bước này hơi lâu đấy, nếu không nói là "hãy quên đi" việc chạm đến "PHÁP TÁNH" (không thể nghĩ bàn). Cuối cùng, "cái mà ta gọi là "TA" thì có chi đâu để gọi là "TA", nên phải gọi là "TA" (Vì nếu không vậy thì thiên hạ bảo mình điên!). Kính mong các bậc cao minh chỉ giáo. Năm mới Kính chúc diễn đàn an lạc !

Nhan Pham Thế nào là "thế nào" ? Thế nào là "hiểu biết" ? Vẹt mà biết mình là "Vẹt" là hiện hữu; Không biết mà cứ ngỡ là mình "Biết" là tồn tại . "To be or not to be " !!! Trang Chu phải biết kiệm lời nha. Phải đàng hoàng mới bình tĩnh, có bình tĩnh mới có thể nói đến "Tánh phận" ở giây phút hiện hữu (cái sát na hiện hữu) chứ chưa nói đến cái " ngàn đời của mình ". Chưa đâu Trang Chu ơi, đừng vội. Hơn nữa, ngôn ngữ chỉ là đường chỉ của tấm bản đồ chứ không phải là tấm bản đồ. Nhớ đấy, đừng tưởng "anh không phải là ta "...!!!
14 giờ · Thích · 2

Không biết mọi người nghĩ sao chứ mình thì thấy có những cái tương phản cần chú ý : Đen - trắng ; Sáng - tối ; Xa - gần ; Động - tĩnh. Ở câu chuyện trên, người Thầy nói: " thầy mong các em sẽ chú ý đến tờ giấy trắng nhiều hơn là những vết bẩn có trên nó." . Trong trường hợp này, ông thầy tỏ ra chưa nghiêm túc. Chưa nghiêm túc vì giảng dạy theo lối làm cho qua chuyện, làm tắc trách : sao lại áp đặt cách suy nghĩ của mình (thầy) lên học trò ? Học trò có cái cảm, cái nghĩ của nó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét