Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

Bài viết hay bình luận của mấy thằng điên Minh Nguyen, Trang Chu, Kẻ Ngu, Vô Giác...

Như vầy tôi nghe :
Chỉ là khi Mê thì nhìn đâu "cũng nghĩ Thiện, cũng nghĩ Ác". Rồi sanh "Tâm phân biệt", thêm bớt tùm lum, thành ra bám chấp nơi hình tướng (cảnh trần), chạy theo cái Mê.
Khi Giác Mê rồi thì nhìn đâu cũng thấy "Pháp giới Như Lai thảy giai đồng". "Chẳng nghĩ Thiện, chẳng nghĩ Ác", kg phân biệt đối đãi Nhị Nguyên nữa.
Từ đó tỏ lý Vô Thường (trước sanh, sau diệt, biết rõ sanh diệt ngay hiện tại. Ngay đó chẳng sanh, chẳng diệt, hiểu rõ quy luật vận hành của vạn hữu tự nhiên. Và "Ta" hay thảy chúng sanh, muôn loài đều là 1 phần của chính nó, kg thể tách rời).
Thế nên, kg phải là thoát Khổ (buồn, vui), mà là biết chấp nhận nó và an vui với chính nó. Như Lai tạm gọi là "thoát khổ" vậy.
Ngôn ngữ chỉ để diễn đạt, còn cảm nhận được điều đó, thì phải ngay nơi tự thân. Cũng tức là đi tìm "Như Lai" nơi chính mình.
Đơn giản vậy thôi. Kg có gì khó cả. Kg cưỡng cầu, kg bi quan, kg thêm, cũng chẳng bớt. Vì có thêm hay bớt, thì xưa giờ vẫn vậy thôi.
Tùy duyên _()_



VÔ NGÃ
Vô Ngã là đỉnh cao trí tuệ của Phật Giáo, nếu tu mà không hướng về Vô Ngã là ta bị lạc hướng. Nhưng để hiểu được Vô ngã, thì ta phải biết được "TA LÀ AI?", tức là cái Ngã (Mê = Bản ngã).
Đạo Bụt là Đạo đến để mà thấy, chớ kg có đến để mà tin, bởi những niềm tin mơ hồ huyền hoặc kg thực tế. Nghĩa là, ngay nơi Tâm mình, từng ngày, từng giờ, từng phút, đang diễn tiến như thế nào! Thì ta biết như thế ấy. Tham, ta biết mình Tham - Sân, ta biết mình Sân - Si, ta biết mình Si. Theo dõi và quan sát sự diễn biến của nó, 1 cái "biết" chân thật, kg đè nén, kg gượng ép, kg bóp méo, kg tránh né, kg tô vẻ thêm thắt, từ thô (thể hiện ra bên ngoài) cho đến vi tế (nằm rất sâu trong nội tâm). Và cứ như thế, dần dần ta sẽ hiểu được chính mình, hiểu được cái thằng Bản ngã (cái Tôi) nơi chính mình. Từ đó, sống 1 cách chân thật nhất, kg dối lòng, kg dối người. Có sao thì nói như vậy, sự kiện như thế nào thì ta biết như thế ấy. Kg sợ hãi, kg mong cầu. Dũng cảm đối diện với sự thật. Từ đó ta sẽ hiểu được chính mình, hiểu được cuộc đời.
Ví như : Nhà triết học Krisnamurty đã từng nói "Sự thật giúp giải phóng chúng ta khỏi mọi ràng buộc, phiền não". Vì Sự thật chính là sức mạnh của chân lý và lẻ phải.
Vô Ngã không có nghĩa là mất hết tất cả, mà Vô Ngã là thực sự làm chủ chính mình, làm chủ chính tâm hồn mình. Còn Bản Ngã là cái khiến chúng ta không làm chủ được chính mình, không làm chủ được tâm hồn mình. Nhưng nếu ta kg biết được chính mình, kg biết đi tìm TA LÀ AI? Thì ta sẽ mãi mãi kg bao giờ hiểu được Vô ngã là gì. Nó kg phải là cái gì cứng ngắc, cố định, hoặc nguyên tắc. Mà nó là sự linh hoạt, uyển chuyển, chứa đựng sức mạnh của chân lý và lẻ phải, của Sự thật được lột trần tất cả nơi chính tâm hồn mình.

Vô Giác HÝ LUẬN HÝ LUẬN KAKAKA
Vô Ngã là gì ? 
Vô là không , Ngã là cái Ta , Bản ngã , Tự Ngã . Như vậy Vô Ngã là không có cái Ta thực thể cố định trong mỗi con người .( chính cái chỗ này là mâu thuẫn lớn nhất giữa bụt giáo và các tư tưởng triết học hiện đại. 
tư tưởng phủ nhận cùng triệt cái tôi thực thể khách quan. cũng chính tư tưởng này là nét đặc sắc thâm thúy uyên áo của bụt giáo mà các nhà khoa học, triết học hiện đại ko thể thâm nhập đả phá phê phán dc )
Thân thể con người là hợp thể của hai thành phần là : sắc thân ( vật chất ) và tâm linh ( tinh thần ) . 
Sắc thân do Tứ Đại ( đất - nước - gió - lửa ) hợp thành . 
Còn Tâm thì do các yếu tố : Thọ - Tưởng - Hành - Thức cấu thành, và on bụt dạy : Cái gì do nhiều Duyên hợp thành thì không có thực thể .
Hai thành phần vật chất và tâm linh luôn quyện vào nhau và từ đây sinh ra ảo giác về cái Ta rất thật , đồng thời tính cố chấp vào đó rất mãnh liệt cho nên mỗi người đều có cảm giác cái Ta khác với mọi người , mọi vật bên ngoài . Cũng vì cái Ta này mà sinh ra ích kỷ chỉ muốn lợi mình hại người và vô số Tâm bất thiện phát sinh như : kiêu ngạo , đố kỵ , sân hận , tham lam , ác độc v.v... . Vì thế con người chúng ta ai cũng mang sẳn trong mình một bản năng hưởng thụ , bướng bỉnh , cố chấp , thành kiến , chủ quan , hẹp hòi v.v... là do chú trọng cái Tôi . 
Như Lai thoát khỏi mọi tà kiến vì Như Lai đã thấy Sắc là gì , và Sắc sanh và diệt như thế nào . Như Lai đã thấy Thọ ...Tưởng ...Hành ...Thức là gì và chúng sanh - diệt như thế nào . Do đó Như Lai nói rằng với sự đoạn trừ , đoạn diệt , biến mất , xả bỏ tất cả mọi ảo tưởng , mọi phỏng đoán , mọi khuynh hướng đối với tính tự đắc về " Ta " và sở hữu " của Ta " mà Như Lai được giải thoát hoàn toàn . 
các pháp hữu vi là vô thường
các pháp hữu vi là khổ
tất cả pháp hữu vi và vô vi đều là vô ngã
niết bàn vốn vô vi cũng ko phải tiểu nga hay đại ngã 
niết bàn là niết bàn chỉ có vậy
Ảnh của Vô Giác.




Tiếng Việt Dễ Thương

Bắc bảo Kỳ, Nam kêu Cọ (gọi là Kỳ Cọ)
Bắc gọi lọ, Nam kêu chai
Bắc mang thai, Nam có chửa 
Nam xẻ nửa, Bắc bổ đôi
Ôi! Bắc quở Gầy, Nam than Ốm
Bắc cáo Ốm, Nam khai Bịnh
Bắc định đến muộn, Nam liền la trễ
Nam mần Sơ Sơ, Bắc làm Lấy Lệ
Bắc lệ tuôn trào, Nam chảy nước mắt
Nam bắc Vạc tre, Bắc kê Lều chõng
Bắc nói trổng Thế Thôi, Nam bâng quơVậy Đó
Bắc đan cái Rọ, Nam làm giỏ Tre
Nam không nghe Nói Dai, Bắc chẳng mê Lải Nhải
Nam Cãi bai bãi, Bắc Lý Sự ào ào
Bắc vào Ô tô, Nam vô Xế hộp
Hồi hộp Bắc hãm phanh, trợn tròng Nam đạp thắng
Khi nắng Nam mở Dù, Bắc lại xoè Ô
Điên rồ Nam Đi trốn, nguy khốn BắcLánh mặt
Chưa chắc Nam nhắc Từ từ, Bắc khuyên Gượm lại
Bắc là Quá dại, Nam thì Ngu ghê
Nam Sợ Ghê, Bắc Hãi Quá
Nam thưa Tía Má, Bắc bẩm Thầy U
Nam nhủ Ưng Ghê, Bắc mê Hài Lòng
Nam chối Lòng Vòng, Bắc bảo Dối Quanh
Nhanh nhanh Nam bẻ Bắp, hấp tấp Bắcvặt Ngô
Bắc thích cứ vồ, Nam ưng là chụp
Nam rờ Bông Bụp, Bắc vuốt Tường Vi
Nam nói: mày đi! Bắc hô: cút xéo!
Bắc bảo: cứ véo! Nam: ngắt nó đi.
Bắc gửi phong bì, bao thơ Nam gói
Nam kêu: muốn ói, Bắc bảo: buồn nôn!
Bắc gọi tiền đồn, Nam kêu chòi gác
Bắc hay khoác lác, Nam bảo xạo ke
Mưa đến Nam che, gió ngang Bắc chắn
Bắc khen giỏi mắng, Nam nói chửi hay
Bắc nấu thịt cầy, Nam thui thịt chó
Bắc vén búi tó, Nam bới tóc lên
Anh Cả Bắc quên, anh Hai Nam lú
Nam: ăn đi chú, Bắc: mời anh xơi!
Bắc mới tập bơi, Nam thời đi lội
Bắc đi phó hội, Nam tới chia vui
Thui thủi Bắc kéo xe lôi, một mình xích lô Nam đạp
Nam thời mập mạp, Bắc cho là béo
Khi Nam khen béo, Bắc bảo là ngậy
Bắc quậy Sướng Phê, Năm rên Đã Quá!
Bắc khoái đi phà, Nam thường qua bắc
Bắc nhắc môi giới, Nam liền giới thiệu
Nam ít khi điệu, Bắc hay làm dáng
Tán mà không thật, Bắc bảo là điêu
Giỡn hớt hơi nhiều, Nam kêu là xạo
Bắc nạo bằng gươm, Nam thọt bằngkiếm
Nam mê phiếm, Bắc thích đùa
Bắc vua Bia Bọt, Nam chúa La-De
Bắc khoe Bùi Bùi lạc rang, Nam: Thơm Thơm đậu phọng
Bắc xơi na vướng họng, Nam ăn mãng cầu mắc cổ
Khi khổ Nam tròm trèm ăn vụng, Bắc len lén ăn vèn
Nam toe toét “hổng chịu đèn”, Bắc vặn mình “em chả”
Bắc giấm chua “cái ả”, Nam bặm trợn “con kia”
Nam mỉa “tên cà chua”, Bắc rủa “đồ phải gió”
Nam nhậu nhẹt thịt chó, Bắc đánh chéncầy tơ
Bắc vờ vịt lá mơ, Nam thẳng thừng lá thúi địt
Khi thấm, Nam xách thùng thì Bắc bê sô
Nam bỏ trong rương, Bắc tuôn vào hòm
Nam lết vô hòm, Bắc mặc áo quan
Bắc xuýt xoa “Cái Lan xinh cực!”,
Nam trầm trồ “Con Lan đẹp hết chê!”
Phủ phê Bắc trùm chăn, no đủ Nam đắp mền
Tình Nam duyên Bắc có thế mới bền mới lâu…
Sưu tầm
— cùng với Con Ruồi Vô Tư và 2 người khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét