Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Góp ý một phản hồi của Hoàng Kim

Bổn Phong (Your comment is awaiting moderation) 
05-02-2015 at 13:53
Gửi Hoàng Kim.
– Ở phản hồi của Hoàng Kim, Hoàng Kim đã đưa ra một luận điểm để từ đó nói đủ thứ chuyện ở phía sau : “Đức Phật lúc tại thế cũng phải tùy thời, tùy duyên mà nói Pháp, tùy lúc mà hóa độ chúng sanh. Đó là tính khế lý, khế cơ. Ngài không phải không gặp những chướng duyên trong quá trình hóa độ chúng sanh, thế nhưng “sự nghiệp” hoằng hóa độ sanh đã hoàn thành viên mãn.” Nhưng qua luận điểm này, người đọc thấy ngay chỗ sơ hở: Chưa chi đã đề cập đến “tại thế” rồi lại “nói Pháp” và “hoá độ chúng sanh”… để rồi “quy kết” rằng đó là “khế lý, khế cơ”. Xin thưa, sao Hoàng Kim không nói đến sự ra đời của Đức Phật là khế lý, khế cơ, và hơn nữa đó là sự tuỳ duyên không tiền khoáng hậu ? Không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật chọn cõi Ta Bà khổ đau này để ra đời ; không phải sau khi ra đời, thái tử an nhiên an hưởng sự sung sướng tột cùng của một hoàng tử của một nước lớn khi mà xung quanh ngài là một cơ cấu giai tầng xã hội cực kỳ bất bình đẳng và với nhiều trường phái triết học thời bấy giờ ; rồi đến khi lớn lên, phải chịu bao áp lực từ vua cha..Vậy thì theo Hoàng Kim, thái tử Tất-đạt-đa bấy giờ đã “tuỳ thời”, “tuỳ duyên” ư ? Nếu tuỳ thời theo như Hoàng Kim nói thì chắc chẳng có cái “Đức Phật lúc tại thế” để “hóa độ chúng sanh” đâu ! Còn nói ““sự nghiệp” hoằng hóa độ sanh đã hoàn thành viên mãn” thì A Di Đà Phật, chúng sanh trong tam thiên đại thiên thế giới này đã về “Tịnh độ” từ lúc Đức Thích Ca nhập diệt rồi !!!
– Điều thứ hai muốn nói là, đừng với lý do “Phật Tử này cho biết là đã qua trại huấn luyện, nhưng khi hỏi trại huấn luyện gì thì không biết mà bảo để về nhà lấy chứng chỉ xem lại. (Quý vị xem lại Phật Từ có tên Thái Thị Lệ Quyên – PD. Đồng Mầu).” mà có ý mỉa mai khi viết : “Một “Phật Tử” từ Bình Thuận” (chú ý từ Phật tử được Hoàng Kim đặt trong dấu ngoặc kép – với hàm ý ngược lại với nghĩa vốn của từ này!). Một điều mà Hoàng Kim không ngờ là mình đã phỉ báng Phật pháp khi biết rằng Phật tử Thái Thị Lệ Quyên có Pháp danh Đồng Mầu mà vẫn cố tình bảo rằng Lệ Quyên là “Phật tử”. Điều này, thiển nghĩ : chắc Hoàng Kim hay chơi chữ nên có lúc chữ…chơi lại, phải không ?!
– Thứ ba, Hoàng Kim đã đi quá xa giới hạn của một người tu Phật khi viết : “…nói về lý thì người Phật Tử hiện nay chỉ có khái niệm cơ bản và hết sức đơn giản về Đạo Phật chứ không thể có nổi một khái niệm về chiều sâu của Đạo Phật – Nông cạn, hời hợt và đâu đó có tính ép buộc a dua. Nói về thời thì rõ ràng “Đạo” không phải là lẽ sống mà trong xã hội hiện nay là “Tiền”, là công ăn việc làm, là của cải vật chất, là sự học đòi của một nền văn minh phương Tây…” . Có cần phải nói chữ nói nghĩa đến mức người đọc chẳng hiểu gì như vậy không Hoàng Kim ? Thông thường, người ta hiểu “khái niệm” là kết quả của một quá trình tư duy, mà tư duy được thể hiện bằng ngôn ngữ. Vậy Hoàng Kim đã làm bao nhiêu trắc nghiệm về “cơ bản” hay “chiều sâu” của bao nhiêu Phật tử để rồi thốt ra một kết luận đầy cảm tính, sân hận, và trịch thượng là “nông cạn”, “hời hợt”, “ép buộc a dua”?. Hơn nữa, vấn đề đề cập ở đây lại là giới hạn ở Huynh trưởng, đoàn sinh GĐPT cơ mà. Người đọc là Huynh trưởng hay Đoàn sinh GĐPT đã thấy và đã phần nào nhận ra được ở phản hồi của bạn một ý muốn khẳng định sự “khế lý’, “khế cơ”, “tuỳ thời”, “tuỳ duyên” đúng đắn của “phía những Huynh Trưởng, Phật Tử sau 1981 sinh hoạt theo GHPGVN”. Đó là cách suy nghĩ của Hoàng Kim, ai có nói gì mà Hoàng Kim lại viết : “thì họ bị “kỳ thị” bị nhạo báng, bị cho rằng theo “Cộng sản” mà cái tư tưởng đó đến các thế hệ mới cũng như một số Phật Tử “lớn tuổi” vẫn còn, nhưng họ không biết cộng sản là gì mới đau chứ, họ vẫn tôn vinh xã hội, họ vẫn sống cùng một xã hội, họ cũng được sự bảo trợ của một xã hội, sống trong cùng một hệ thống chính trị xã hội nhưng lại “kỳ thị” theo kiểu kỳ thị tôn giáo.”. Ai kỳ thị ai, chính Hoàng Kim khi viết lên những lời trên thì cũng chính Hoàng Kim đã biết rõ, không nên nói ra chỉ thêm đau lòng (cũng xin nói rõ: rất cám ơn Hoàng Kim đã nói hộ mọi người : “Nhưng các anh chị quên rằng giá trị dù sống ở đâu, người Phật Tử thời nào hy sinh vì đạo pháp đều được trân quý như nhau.”).
– Điều thứ tư, Hoàng Kim viết: “Chúng ta cần thiết phải xem xét lại tổ chức GĐPT của chúng ta, chúng ta cần thiết phải “hội nhập” để có được cơ hội tốt nhất nhằm thực hiện tốt “Mục đích GĐPTVN”.” . Xin hỏi: chúng ta cần thiết phải xem xét lại tổ chức GĐPT của chúng ta là xem xét về mặt nào hả Hoàng Kim ? Hoá ra, Phân ban GĐPT bao nhiêu lần thay đổi Nội quy – Quy chế gốc của tổ chức GĐPTVN vẫn chưa thoả mãn hay chưa chịu dừng sao ? Còn việc “chúng ta cần thiết phải “hội nhập” để có được cơ hội tốt nhất nhằm thực hiện tốt “Mục đích GĐPTVN” ” thì xin thưa, như trên phần đầu đã nôi, xin Hoàng Kim hãy bỏ dấu ngoặc kép bao quanh từ hội nhập đi để đường đường chính làm một Phật tử chính danh, từ từ, tinh tấn và dũng mãnh tiến lên! Đã là một Huynh trưởng hay Đoàn sinh GĐPT thì phải sống trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm đúng như lời của HT Thích Minh Châu đã từng dạy (nếu không nhầm) đó là : Sống với lý tưởng không phải là một chuyện dễ, …là sống với chướng nghiệp của chính mình,… sống trái với quan niệm thông thường của người đời…Hơn nữa, cũng cần khẳng định : người Huynh trưởng GĐPT chỉ biết đem lý tưởng, mục đích của mình đi vào đời, phụng sự cuộc đời (chứ không phải ngược lại) một cách bất vụ lợi và chẳng bắt đầu bằng một điều kiện nào.
– Cuối cùng, Hoàng Kim viết: “Quay trở lại việc tổ chức trại. Tại sao trại bị bắt ngừng? Tại sao một số trại khác vẫn sinh hoạt tốt. Cái cốt lõi không phải là họ khó dễ gì với chúng ta. Mà điều quan trọng khi anh sống trong một xã hội nào đó thì anh phải tôn trọng luật pháp của xã hội đó. Ví như nhà của anh, khách vào nhà anh thì không thể vào ngay buồng nhà anh để ngủ, họ muốn ngủ thì phải được sự đồng ý của anh chứ, đó là tôi nói theo kiểu dân dã.” Sẽ dứt khoát không đồng ý với ví dụ của Hoàng Kim. Ở đây Hoàng Kim rơi vào kiểu lý luận “Thấy cây mà không thấy rừng”, “Biết một mà không biết hai”: một ví dụ mới “hồn nhiên” làm sao ấy, ai là “chủ” mà “ai” là khách trong trường hợp này? Nhắc cho Hoàng Kim để tỉnh ra mà nói cho đúng vấn đề: chủ là nhân dân (làm bất cứ chuyện gì pháp luật không cấm), khách là cán bộ chính quyền, công an, dân phòng (chỉ làm những gì pháp luật cho phép); còn nếu nói theo kiểu “dân dã” như Hoàng Kim nói thì chủ khu du lịch mới là “chủ” và Ban quản trai của GĐPT Hàm Tân và chính quyền đều là khách. Ấy vậy mà Hoàng Kim thấy bất bình đẳng chưa, khi một trong hai “ông” khách đã đến nạt ông”chủ” khu du lịch mất hồn !?? Muốn nói thêm về “nguyên tắc xã hội” cùng với Hoàng Kim nhưng sợ nói không đúng họ cười!!!
Chào tinh tấn. Mọi cái đều vô thường như Đức Phật dạy. Xin hỷ xả và hoan hỷ !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét