Vô Thường A Di Đà Phật, chú Van Lap Nguyen phải chăng đây là câu mà Nhị Tổ Huệ Khả đã chí tâm thành kính cầu đạo Ngài Đạt Ma khi Ngài đến Trung Quốc truyền pháp. Do Lương Võ Đế vì lời nói chân thật của Ngài mà Lương Võ Đế không hộ pháp khiến cho Đạt Ma phải quay mặt trong núi 9 năm đợi Huệ Khả. Khi cầu đạo Nhị tổ đã hoàn toàn quên thân, quyết cầu đạo thì chặt rơi một cánh tay mà không hề động tâm. Gương người xưa cầu đạo thật là cảm khái. Cho nên trong tu học, " Một phần thành kính thì được một phần lợi ích, mười phần thành kính thì được mười phần lợi ích" (lời dạy Ngài Ấn Quang Đại Sư). Ngã mạn thì hoàn toàn thất bại rồi, tâm đã ngã mạn mà còn đầy thành kiến nữa thì chào thua. Cám ơn bạn Maya Citta chia sẻ đoạn này nói lên hiện thực ngày nay, khá hay! _()_
Vô Thường A Di Đà Phật, người có tâm ngã mạn là người lúc nào cũng cho mình đúng, người khác sai. Trong tu học mà có tâm ngã mạn (ta tu đúng, người tu sai). Các vị Tổ thường dạy: "Tâm bình thường là đạo". Tâm chân thật, bình thường, cung kính đối lập với tâm ngã mạn. Ngã mạn thì dễ dẫn đến lạc đường tà, đường dẫn đến địa ngục mà bản thân vẫn còn nghĩ mình "ngon", thật sự là nguy hiểm. Cho nên càng tu học càng lâu thì phải cảnh giác với 'Ngã mạn'. _()_
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét