Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Tài liệu dành cho thu âm và mix trên PC với NUENDO & CUBASE

Tài liệu dành cho thu âm và mix trên PC với NUENDO & CUBASE

Xử lý âm thanh trên vi tính (bài 1 )

Mixer (còn được gọi là console) trong phần mềm làm nhạc được mô phỏng đúng y như phần cứng. Người không chuyên, khi nhìn thấy console chuyên nghiệp (từ 24 channels trở lên) sẽ phát khiếp vì quá nhiều nút và cần gạt. Thật ra thì console chỉ có 3 phần thôi:

- phần input (đầu vào)
- phần mix (do có nhiều channels nên thấy quá nhiều nút và cần gạt nhưng thật ra chỉ là một channel được nhân nhiều ra thôi)
- phần output (đầu ra)

Nuendo 3 hay hơn Sonar 7 ở chổ có đủ 3 phần trên trong khi Sonar chỉ có 2 phần (input và mix chung nhau).

Trong phần mềm làm nhạc, mỗi track audio được nối với 1 channel riêng và có tiện ích FX Insert và FX Send.

1. FX Insert: Insert có nghĩa là “chêm nhét“ vào. Khi cho các FX plugins vào FX Insert của track audio thì các FX này chỉ ảnh hưởng riêng đến âm thanh của track audio này mà thôi.

2. FX Send: Send có nghĩa là “gửi đi“. Khi sử dụng FX Send, tín hiệu audio sẽ được gửi đi đến FX nằm ngoài channel để nhận hiệu quả trở về (wet: ướt) được pha trộn chung với tín hiệu gốc (dry: khô). Điều này cũng có nghĩa là các track audio cũng có thể sử dụng chung các FX Send.
Muốn sử dụng FX Send thì các bạn phải tạo ra một channel/bus mới để chêm FX plugin vào.
3. Hiệu quả Delay trong SONAR và NUENDO với FX Insert và FX Send.
Đính kèm là 2 files audio (làm trên NUENDO 3 và trên SONAR 7) có tuần tự 3 mẫu âm thanh: mẫu đầu tiên-âm thanh khô (không có FX),

mẫu tiếp theo-âm thanh có delay ở FX Insert và mẫu cuối-âm thanh có delay ở FX Send. Mẫu âm thanh gốc của cả 2 files này là mono, vị trí (pan): giữa (center).

Vì là audio mono nên khi các bạn cho FX Delay vào Insert, tiếng delay sẽ dội tại vị trí của âm thanh gốc còn nếu đưa tín hiệu audio vào FX Delay trong Send thì tiếng delay sẽ dội bên trái và bên phải => tạo hiệu quả chiều rộng.
________________________________________

Xử lý âm thanh trên vi tính (bài 2)

Kỹ thuật điện tử đã chắp cánh cho âm nhạc bay rất cao và rất xa. Chúng ta bây giờ có thể nghe được những âm thanh tổng hợp (synthesized sounds) mà cách đây 50 năm không tồn tại. Một bài hát với ca sĩ và dàn nhạc đệm có thể được phát thanh toàn cầu trong vòng vài giờ ngay sau khi được sáng tác, điều mà trước đây là có lẽ chỉ là chuyện trong mơ của các nhạc sĩ!


Các thông số của EQ gồm có:

– Frequency Gain: để tăng hoặc giảm âm lượng của tần số.

– Frequencies: các tần số

– Q (Bandwidth): bề rộng của tần số

– Output Gain (Trim): âm lượng tổng hợp của EQ

Khi sử dụng FX plugin (công cụ hiệu quả bổ trợ), các bạn sẽ thấy có thêm 2 thông số:

– Dry: âm lượng gốc của audio track

– Wet: âm lượng của FX

Các bạn có thể pha trộn giữa Dry và Wet để tạo ra hiệu quả nhiều hoặc ít cho audio track nếu FX plugin này được sử dụng riêng cho audio track. Còn nếu bạn dùng FX plugin chung cho các audio tracks (qua cổng FX channel, Aux, hoặc Bus) thì các bạn cài Dry = 0 và chỉ chỉnh âm lượng Wet cho phù hợp.

Tác Dụng Của Pan

Sử dụng PAN để sắp xếp vị trí cho các nhạc cụ và giọng hát y như khán giả nhìn thấy diễn viên và nhạc công trên sân khấu và để tạo hiệu quả chiều rộng (width) – các loại nhạc cụ được phân bố từ loa trái qua loa phải và hiệu quả chiều sâu (depth).

Thông thường, trống, bass và giọng hát chánh được bố trí ở giữa 2 loa còn các nhạc cụ khác thì tùy tai nghe của người mix. Riêng đối với nhạc acoustic jazz thì trống và bass được bố trí chệch nhau và không ở giữa – trống sẽ nằm chệch về phía trái và bass chệch về phía phải (có lẽ từ thực tế trên sân khấu người chơi contrabass đứng chệch phía bên phải sân khấu còn người đánh trống thì chệch bên trái?).

Có 2 quan điểm PAN âm thanh:

1. Pan âm thanh cân nhau phải trái.

2. Pan âm thanh không cân nhau.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các chuyên viên mix thì:

– Các nhạc cụ cùng bản chất âm thanh (âm sắc) như piano và guitar, saxophone và trumpet không nên bố trí cạnh nhau vì nhạc cụ có âm lượng lớn hơn sẽ “che” mất nhạc cụ có âm lượng nhỏ hơn (được gọi là “masking”).

– Lưu ý hiệu quả triệt tiêu nhau: khi 2 audio tracks được bố trí đối xứng nhau có cùng bước sóng âm thanh như nhau và chẳng may trùng nhau sẽ triệt tiêu nhau. Để sửa lỗi này, các bạn chỉ cần làm lệch thời gian của audio track này so với audio track kia – tức là chỉnh cho audio track này trể hơn hoặc sớm hơn vài mili–giây so với audio track kia.

Hiệu quả triệt tiêu này cũng thường xảy ra khi các bạn làm nhạc MIDI và quantize (điều chỉnh tín hiệu nốt vào đúng phách nhịp). Ngay đúng phách, có thể có nhiều âm cùng vang lên một lúc (thường gặp đối với trống kick và bass) và do đó sẽ triệt tiêu âm lượng lẫn nhau nếu có cùng bước sóng. Để hóa giải trường hợp này, chỉ cần làm lệch thời gian các tracks với nhau vài mili-giây như nêu trên.
________________________________________

Xử lý âm thanh trên vi tính (bài 3)
 Compressor
Trong một bản mix, các âm thanh gốc (chưa được xử lý) được tập trung lại và là một mớ “hổn độn“ dao động, không ổn định. Compressor được sử dụng để nén và ổn định dao động của âm thanh.

Do đó những âm thanh cần được làm rõ cho người nghe sẽ được xử lý qua compressor, thường là: trống kick, tiếng bass, tiếng nhạc cụ solo và giọng hát.

I.Compressor (classic)
– Công cụ nén âm thanh dạng cổ điển

1. Threshold: ngưởng nén, được tính bằng âm lượng dB (decibel). Từ ngưởng âm lượng này trở lên (to hơn), âm thanh sẽ bị nén. Trong hình trên, điểm A khoanh đỏ là ngưởng nén ờ –18 dB.

2. Ratio: Tỷ số nén gồm tử số (điều chỉnh theo người sử dụng) và mẫu số bất biến 1. Âm thanh vượt qua ngưởng nén sẽ bị nén theo tỷ số này.

Thí dụ: khi ngưởng nén (threshold) được đặt ở –18 dB và tỷ suất nén là 3:1 thì nếu âm thanh vào có âm lượng là –12 dB (to hơn ngưởng nén là 6 dB) sẽ bị nén và âm thanh ra sẽ chỉ là –16 dB (to hơn ngưởng nén 2 dB). Như vậy thì âm lượng to hơn ngưởng nén 6 dB đã bị giảm theo hệ số 3 để chỉ còn to hơn ngưởng nén là 2 dB.

3. Knee: đầu gối (vì có dạng cong như đầu gối) chỉnh cho độ nén ở ngưởng nén bị nén ngay tức thì – nén cứng (hard) hoặc bị nén từ từ – nén dịu (soft).

4. Attack: thời gian bắt đầu nén, tính bằng mili–giây (ms). Thí dụ: khi âm thanh to đến ngưởng nén thì sẽ bị nén ngay tức thì (attack = 0 ms) hoặc bị nén trễ hơn 10 mili–giây (attack = 10 ms). Việc chọn nén ngay tức thì thường gây hiệu quả âm lượng bị giảm đột ngột, do đó nên chọn chế độ attack khác 0 ms.

5. Release: nhả nén, tính bằng mili–giây (ms). Đây là khoảng thời gian mà âm lượng bị nén và được chỉnh tùy theo độ ngân dài ngắn của âm thanh bị nén. Sau thời gian này, âm thanh sẽ không bị nén nữa.

6. Gain: tăng âm lượng của compressor.

Việc sử dụng compressor tạo các hiệu quả sau:

– Giúp tăng âm lượng tổng thể của bản mix mà không làm “bể“ âm thanh và tạo hiệu quả “trọng lượng“ cho âm thanh.

– Giúp cân bằng âm lượng đầu ra khi âm thanh đầu vào to nhỏ không ổn định (giọng hát to nhỏ không đều khi thu qua micro).

– Giúp tạo thêm thời ngân dài của âm thanh bằng cách tăng Release Time lâu hơn thời gian ngân gốc của âm thanh.

II. Compressor/Gate

Loại compressor này có 2 tính năng: nén âm thanh và ngăn âm thanh.Như plugin Cakewalk FX Compressor/Gate (hình trên), ngoài tính năng nén âm thanh, còn có thêm tính năng ngăn không cho tạp âm nền lọt qua plugin (Gate: cổng) và có thêm các thông số sau:

– Gate Threshold: ngưởng cổng ngăn. Dưới ngưởng này, âm thanh bị chận lại không cho qua plugin. Từ ngưởng này trở lên âm thanh vào được cho qua plugin với âm lượng gốc. Trong hình trên, điểm C khoanh xanh là điểm ngăn âm thanh: âm thanh vào có âm lượng dB dưới điểm này sẽ bị ngăn không cho vào plugin. Âm lượng của âm thanh vào trên điểm này sẽ được plugin “mở cổng“ cho vào với âm lượng được khống chế bởi tỷ số mở rộng (expander ratio) cho tới ngưởng cổng ngăn. Điểm B khoanh đỏ là ngưởng cổng ngăn.

– Expander Ratio: tỷ số mở rộng. Tính năng tỷ số này ngược lại với tính năng tỷ số nén (compressor ratio). Âm thanh vào sẽ được làm tăng âm lượng theo tỷ số này từ điểm ngăn âm thanh C đến ngưởng cổng ngăn (gate threshold). Từ ngưởng cổng ngăn trở lên, âm lượng ra bằng âm lượng vào. Đến ngưởng nén, âm lượng ra sẽ bị nén lại.

Chỉ sử dụng Gate khi nhận thấy âm thanh gốc bị nhiểu, có tạp âm nền (tiếng “rù“, tiếng “xì“ do ảnh hưởng nguồn điện hoặc dây audio không có chất lượng tốt). Và khi dùng Gate, phải lưu ý là không nên để âm thanh ra bị mất phần tinh tế ở phần đầu so với âm thanh gốc vào.
Nhằm mang lại nhiều giá trị và đồng hành cùng khách hàng. Công ty TNHH Thương mại Giải trí MCRIO đã sưu tập, chắt lọc để tổng hợp thành một bộ kiến thức, kinh nghiệm tuyệt vời về việc thu âm dành tặng những khách hàng thân thiết của công ty
Đăng ký nhận miễn phí tài liệu Thu âm chuyên nghiệp từ MCRIO >>>> Tại Đây
In văn bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét