Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

Kết nối Keyboard với PC và các thiết bị có General MIDI



  1.   #1
    MinhTuấn89's Avatar
    MinhTuấn89 hiện không OnlineBuôn bán uy tín          
    Tham gia
    25-08-2008
    Đang ở
    Trung tâm Tư vấn-Sửa chữa tại Viện Organ khu vực Q.Bình Thạnh - TpHCM. Thường trú: Hà Lôm-Theng Bình-Quảng Nôm
    Bài viết
    629
    Thanks
    637
    Được cảm ơn: 3.542 lần

    Question Kết nối Keyboard với PC và các thiết bị có General MIDI

    MIDI (Musical Instrument Didital Interface)

    Trước khi tìm hiểu việc kết nối thông qua midi chúng ta cũng nên biết chút ít về cái gọi là midi đã chứ nhỉ

    What's MIDI?
    ________________________________________

    1. Thuật ngữ MIDI
    Các nhạc cụ điện tử (eletronic instrument) đã có thể "nói chuyện" được với nhau từ những năm 1980. Điều đó được xem như là cuộc cách mạng trong âm nhạc điện tử. Một nhạc cụ có thể "nói" với nhạc cụ khác : "Anh hãy chơi nốt đô trung, lớn cỡ 60% rồi chơi tiếp nốt mi 4 nhỏ một tí, dùng tiếng violon nhé !". Nhạc cụ thứ hai dường như "hiểu" được, và phát ra các nốt nhạc theo yêu cầu.

    Giữa các nhạc cụ điện tử giờ đây có một "ngôn ngữ" chung gọi là "MIDI", để nói chuyện với nhau. MIDI tuy là một khái niệm mới nhưng đã trở nên rất quen thuộc trong lĩnh vực âm nhạc điện tử, đến nổi người ta xem nó là một thuật ngữ mà quên rằng MIDI là từ viết tắt của "Miscical Instrument Digital Interface" (Nhạc cụ giao tiếp kỹ thuật số). Một cách đơn giản, MIDI là một ngôn ngữ giữa các thiết bị âm nhạc.

    Mặc dù có nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới (Việt Nam, Anh, Pháp...) nhưng MIDI chỉ có một ngôn ngữ duy nhất. Do đó, MIDI không phụ thuộc nhà chế tạo nhạc cụ và nơi sản xuất. Hơn nữa nó dùng cho nhiều chủng loại nhạc cụ khác nhau; ví dụ một piano điện có thể nối với một bộ trống điện tử, khi đó nếu ta bấm một phím trên piano thì bộ trống sẽ phát ra một tiếng trống tương ứng.

    2. Đường đi của tín hiệu MIDI
    Nói chung để các nhạc cụ điện tử có thể "nói chuyện" với nhau, thì phải được chế tạo có khả năng MIDI. Ta sẽ thấy trên nhạc cụ đó có 2 cổng MIDI IN, MIDI OUT (loại nhà nghề thường có thêm cổng MIDI THRU). Một cuộc nói chuyện luôn đi theo một chiều từ cổng MIDI OUT của nhạc cụ phát đến cổng MIDI IN của nhạc cụ nhận thông qua cáp MIDI




    Một sợi cáp MIDI có 5 dây dẫn (đầu cắm 5 chấu). Tín hiệu truyền trên cáp theo kiểu tuần tự đơn hướng với tốc độ truyền là 31.250 bit mỗi giây. Mỗi byte dữ liệu truyền bắt đầu bằng một bít khởi đầu và một bit kết thúc. Như vậy, để truyền một byte dữ liệu thực cần 10 bit, do đó tốc độ truyền thực tế trên cáp MIDI là 3.125 byte dữ liệu mỗi giây.




    Ngày nay cùng với những công nghệ mới USB ra đời và người ta nhận thấy nó là một cổng đa năng giải quyết mọi vấn đề của việc kết nối máy tính với các thiết bị ngoại vi ,trong đó có MIDI!
    Một cuộc cách mạng các loại MIDI cable ra đời trên nền tảng giao tiếp USB (Universal Serial Bus)
    Điều đó đã được khẳng định khi Yamaha 1 ông trùm trong giới Musical Instruments cho ra đời các dòng đàn đời cao thuộc các dòng PSR ,Motif,Tyros...ngoài các cổng midi truyền thống các đàn này còn có cổng USB rất thuận tiện khi nó vừa có chức năng trao đổi data và thực hiện tốt chức năng MIDI


    Dữ liệu truyền trên cáp MIDI không phải là tín hiệu âm thanh dạng analog hay digital, mà chính là "ngôn ngữ MIDI", hay nói chhính xác hơn, là các thông điệp MIDI (MIDI message). Mỗi thông điệp MIDI dài từ 1 đến 3 byte dùng để điều khiển một chip trong thiết bị nhận tín hiệu MIDI. Các thiết bị MIDI được phân loại như sau (chưa có thuật ngữ tiếng Việt chính xác, nên chúng tôi chỉ tạm dịch) :

    Controller (bộ điều khiển) : là nguồn gửi đi thông điệp MIDI. Các thiết bị có cổng MIDI OUT đều là controller. Ví dụ : piano điện, organ điện tử (gọi chung là MIDI Keyboard Instrument), guitar điện, trống điện tử.... Máy vi tính có gắn MIDI interfac (MIDI card, MIDI built-in sound card....) cũng là một controller. Synthesizer (bộ tổng hợp) : là thiết bị có cổng MIDI IN, có khả năng nhận thông điệp MIDI rồi tổng hợp lại thành âm thanh analog. Việc tổng hợp do một con chip trong thiết bị đảm nhận. Có 2 công nghệ tổng hợp phổ biến hiện nay do 2 hãng nhạc cụ lừng danh Roland và Yamaha phát triển. Công nghệ của hãng Roland dựa trên các âm thanh dạng sóng đã lấy mẫu (Sampled Waveform). Hãng Yamaha dùng kỹ thuật điều tần (Frequency Modulation - FM). Phần lớn các MIDI-built-in sound card hiệu Sound Blaster, Sound Power, Audiowave.... đều sử dụng chip FM của Yamaha, Synthesizer còn được gọi là Sound Module, Sound Generator, Tone Generator. Bạn có thể tham khảo thêm các bài "Multimedia phải chăng đã gặp thời", "Lộ trình tín hiệu của hệ MPC", "Sound Board vận hành ra sao ?" trong tạp chí New số 1/1994 (số chuyên đề về Multimedia & MPC).

    Sequencer (bộ phối âm) : là thiết bị có thể nhận tín hiệu MIDI, lưu trữ vào bộ nhớ trong hoặc ngoài, cho phép người dùng thay đổi rồi gửi đi. Đây là thiết bị giúp ích rất lớn cho các nhạc sĩ phối âm, là áp dụng chính của MIDI.

    Nói chung, một thiết bị MIDI đều có cả 2 cổng MIDI IN và MIDI OUT, nên theo cách phân loại trên, nó vừa là controller, vừa là synthesizer. Ta dùng tên gọi controller khi quan tâm đến chức năng "phát" tín hiệu MIDI, dùng tên synthesizer khi quan tâm chức năng "nhận".

    3. Một hệ thống âm nhạc vi tính.




    Máy tính có vẻ chẳng liên quan gì đến âm nhạc trước khi có MIDI. MIDI là một giao diện giữa máy tính với nhạc cụ điện tử chứ ? Với ý tưởng đó, nhiều hãng nhạc cụ điện tử đã chế tạo các MIDI card hay MIDI box gắn vào máy vi tính đóng vai trò giao diện giữa máy tính và nhạc cụ. Hãng Roland là hãng tiên phong trong lĩnh vực này. Apple Macinstosh, Atari Amiga là các họ máy tính đầu tiên giao tiếp với nhạc cụ điện tử. Với họ máy IBM, phải chờ đến sự thành công của Microsoft Windows, mới chen chân vào lĩnh vực âm nhạc điện tử. Khi "anh chàng" vi tính bước chân vào âm nhạc, tiềm năng của MIDI tăng gấp bội : máy tính vừa là controller, synthesizer, vừa là sequencer; bộ nhớ ngoài của máy tính (đa cứng) rất dư dả cho việc lưu trữ thông điệp MIDI dưới dạng tập tin MIDI, người dùng dễ dàng "chế biến" thêm hoặc chen thêm các dữ liệu MIDI khác vào. Ban nhạc một người (One man-Band) đã trở thành hiện thực, chỉ còn lệ thuộc vào khả năng con người : có thể vừa là người soạn nhạc, phối âm, chơi nhạc... không ?Câu trả lời ai cũng biết

    -- Bạn cần đăng nhập để xem được link -- [Đăng ký thành viên] ]


    (Sưu tầm và bổ sung thêm.-- Bạn cần đăng nhập để xem được link -- [Đăng ký thành viên])
    Lần sửa cuối bởi MinhTuấn89, ngày 20-08-2013 lúc 01:52 AM.

    89 Thanks0 Dislikes.
  2.   #2
    Buôn bán uy tín          MinhTuấn89's Avatar
    Tham gia
    25-08-2008
    Đang ở
    Trung tâm Tư vấn-Sửa chữa tại Viện Organ khu vực Q.Bình Thạnh - TpHCM. Thường trú: Hà Lôm-Theng Bình-Quảng Nôm
    Bài viết
    629
    Thanks
    637
    Được cảm ơn: 3.542 lần

    Mặc định

    Sau đây mình sẽ giới thiệu cách kết nối của loại đàn PSR 2100

    Kết nối midi trong đàn theo mình hiện nay có 3 kiểu sau:
    1.Dùng dây Midi 5 chân kết nối thông qua cổng MIDI in/out (nối 2 đàn với nhau hoặc đàn với thiết bị có cổng MIDI như số Sound Card )
    2.Dùng USB 1 đầu loại A và một đầu loại B (dây USB dùng trong máy in)
    3.Dùng dây USB-MIDI (có bán tại 1 số wed nước ngoài)

    Kết nối loại 1


    Mình đang sử dụng kiểu kết nối này cho hai đàn với nhau :
    Nếu chọn đàn PSR-280 (một loại đàn đời thấp) là nguồn phát midi (master device)và PSR-2100 là thiết bị nhận (Slave device)
    Dùng dây midi loại 1 cắm vào cổng MIDI out của PSR-280 và đầu kia cắm vào MIDI in của PSR-2100.Công việc này dĩ nhiên có thể làm ngược lại theo nguyên tắc trên và cũng áp dụng chung cho mọi đàn có biểu tựong General MIDI
    Đây là cách kết nối khá đơn giản vì chỉ cần có dây cáp là thực hiện ngay
    Cách kết nối với sound card nếu có bạn nào biết thì lên tiếng để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm nhé vì mình hok có Sound Card nên hok rõ lắm

    Kết nối loại 2 (MIDI USB yêu cầu có driver)

    .Cắm đầu USB loại A vào cổng USB trên máy tính
    .Tắt đàn Cắm đầu còn lại vào cổng trên đàn (nhớ là dùng dây như dây USB của máy in )
    .Bật đàn
    .Bấm FUNCTION/midi/all part
    .Khi khởi động đàn thì máy tính sẽ tự động hỏi-- Bạn cần đăng nhập để xem được link -- [Đăng ký thành viên] cho đàn lúc đó lục lại cái đĩa bán kèm theo đàn bỏ vào và tiến hành cài Driver theo nhưng hướng dẫn mà PC yêu cầu
    Sau khi cài xong driver trong Control Panel sẽ có biểu tượng Yamaha USB-MIDI driver Click vào và tiến hành chọn các mục như hình dưới đây:rồi bấm ok

    Bạn click vào Sounds and Audio Devices (cũng trong Control Panel ) trong phần Audio/MIDI music Playback chọn thiết bị phát là PSR 2100 thay cho default là Microsoft GS Wavetable WS Synth
    Bây giờ bạn chạy 1 bản .mid hoặc .kar trên PC và thưởng thức âm thanh tuyệt từ Sound card PSR 2100 bạn sẽ phân biệt được ngay thế nào là Sound card chuyên nghiệp và sound card onboard
    Nhớ Vặn nhỏ Volume trước nhé

    Còn nữa............
  3.   #3
    Keyboardist mớibetapdan's Avatar
    Tham gia
    28-08-2008
    Bài viết
    7
    Thanks
    3
    Được cảm ơn: 24 lần

    Mặc định

    Em chưa rõ lắm về việc kết nối PC với PRS YAMAHA vì em là gà bác nói rõ hơn về tính năng khi connected
  4.   #4
    Buôn bán uy tín          MinhTuấn89's Avatar
    Tham gia
    25-08-2008
    Đang ở
    Trung tâm Tư vấn-Sửa chữa tại Viện Organ khu vực Q.Bình Thạnh - TpHCM. Thường trú: Hà Lôm-Theng Bình-Quảng Nôm
    Bài viết
    629
    Thanks
    637
    Được cảm ơn: 3.542 lần

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi betapdan Xem bài viết
    Em chưa rõ lắm về việc kết nối PC với PRS YAMAHA vì em là gà bác nói rõ hơn về tính năng khi connected
    Khi kết nối với PC âm thanh MIDI phát trên mainboard sẽ tự động đi theo đương MIDI vào đàn nên Mọi tập tin *.midi,*.kar khi mở bằng WMP sẽ cho âm thanh trên đàn với chất lượng tiếng hay gấp nhiều lần.Việc thứ 2 là bạn có thể trao đổi dữ liệu từ Bộ nhớ trong của đàn với PC.Tuy nhiên việc kết nối không phải ai cũng làm thành công ngay được nên bạn cần đọc thật kỹ nhé
    Bài viết còn dở dang vì hơi bận bạn thông cảm cho
  5.   #5
    Keyboardist mớibetapdan's Avatar
    Tham gia
    28-08-2008
    Bài viết
    7
    Thanks
    3
    Được cảm ơn: 24 lần

    Mặc định

    Vậy thì Đàn em có cổng USB dây máy in để kết nối có cần thêm gì nữa ko ? để mở bằng WMP cho âm thanh trên đàn với chất lượng tiếng hay hơn gấp nhiều lần .
  6.   #6
    Buôn bán uy tín          MinhTuấn89's Avatar
    Tham gia
    25-08-2008
    Đang ở
    Trung tâm Tư vấn-Sửa chữa tại Viện Organ khu vực Q.Bình Thạnh - TpHCM. Thường trú: Hà Lôm-Theng Bình-Quảng Nôm
    Bài viết
    629
    Thanks
    637
    Được cảm ơn: 3.542 lần

    Mặc định

    Kết nối loại 2 (MIDI USB yêu cầu có driver)

    ...tiếp theo

    Việc kết nối keyboard với máy tính để trao đổi data tiến hành như sau:

    - Cài đặt YAMAHA USB-MIDI Driver như đã nói
    - Cài thêm chương trình -- Bạn cần đăng nhập để xem được link -- [Đăng ký thành viên]
    _Sau khi hoàn tất quá trình cài đặt các phần mềm hỗ trợ bạn làm như sau :
    *Tắt đàn nối đàn và PC bằng cáp USB
    *Mở đàn rồi chọn Function/midi/all part
    *Khởi động chương trình FileUtillity
    *Tắt hoặc rút các USB cắm đàn vào PC
    *Tại menu Midi setup bạn chọn như hình vẽ rồi OK

    *Tiếp tục :
    Chọn Setup (S) và chọn FileUtility Setup trước rồi đến MIDI port setup
    như hình

    _Khi cài đặt thành công sẽ được hình sau:

    Việc chuyển dữ liệu bạn chỉ có thể chọn từng file và kéo thả để quá trình diễn ra nhanh hơn vì tốc độ truyền data trong đàn qua PC rất chậm


    Kết nối loai 3
    Loại kết nối này giống kết nối loại 2 nhưng việc cài đặt khó,phức tạp và một số người đã "tiền mất tật mang"!Nên khi chưa có hướng dẫn cụ thể từ nơi bán thì bạn hok nên mua và sử dụng
    Chúc các bạn thành công
  7.   #7
    Keyboardist Đồng  mykinyeu's Avatar
    Tham gia
    21-04-2009
    Đang ở
    Hải Dương
    Bài viết
    101
    Thanks
    177
    Được cảm ơn: 763 lần

    Mặc định

    Hàn sợi cáp MIDI như mình nói chỉ hết 50k,mua ở các hãng từ 200-300k,chất lượng như nhau.

    8 Thanks0 Dislikes.

  8.   #8
    Buôn bán uy tín          MinhTuấn89's Avatar
    Tham gia
    25-08-2008
    Đang ở
    Trung tâm Tư vấn-Sửa chữa tại Viện Organ khu vực Q.Bình Thạnh - TpHCM. Thường trú: Hà Lôm-Theng Bình-Quảng Nôm
    Bài viết
    629
    Thanks
    637
    Được cảm ơn: 3.542 lần

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi mykinyeu Xem bài viết
    Hàn sợi cáp MIDI như mình nói chỉ hết 50k,mua ở các hãng từ 200-300k,chất lượng như nhau.
    Chính xác đấy
    1m cáp 6k
    mỗi jack 6k
    rẻ rề hehe
  9.   #9
    Keyboardist Đồng  mykinyeu's Avatar
    Tham gia
    21-04-2009
    Đang ở
    Hải Dương
    Bài viết
    101
    Thanks
    177
    Được cảm ơn: 763 lần

    Mặc định

    Bạn kết nối bằng dây cáp nào? MIdi hay USB?

    5 Thanks0 Dislikes.

  10.   #10
    Keyboardist Đồng  mykinyeu's Avatar
    Tham gia
    21-04-2009
    Đang ở
    Hải Dương
    Bài viết
    101
    Thanks
    177
    Được cảm ơn: 763 lần

    Mặc định

    Vậy thì phải có đĩa driver (đi kèm khi mua đàn).Nối USB(giống dây của máy in) từ đàn vào máy tính,sau đó bật nguồn của đàn,chắc chắn PC sẽ tìm driver. Bạn xem lại cách kết nối kiểu 2 ở bài trên.Chú ý là USB nhé,còn USB-Midi thì khác đấy.Nếu vấn khôgn dc hãy mô tả toàn bộ thiết bị ,cách nối dây chứ bạn nói chung chung như thế thì hơi khó vì chỉ sai ở 1 chỗ rất nhỏ kết nối sẽ k thành công. Chú ý PSR-1500 không cho chuyển data qua lại giữa đàn và PC, nên chỉ dùng đàn như Controller thôi.

    9 Thanks0 Dislikes.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét