Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Chùm ảnh: "Khổ như người dân phố cổ"

Chùm ảnh: "Khổ như người dân phố cổ"

(GDVN) -Ẩm thấp, chật chội, sâu và tối… Đó là những gì mà người dân phố cổ HN đang trải qua từng ngày từng giờ. Dường như họ đã quá quen với môi trường sống này.

 Phố cổ Hà Nội được nhiều người biết đến với nhiều ngõ nhỏ dưới 1 mét và sâu hun hút. Bên trong trung bình có khoảng hơn chục hộ gia đình sinh sống trong điều kiện chật chội, thiếu không khí và ánh sáng.
3. Để vào được nhà nào đó phía bên trong cũng phải đi khá lắt léo qua ngõ ngách, cầu thang. Mỗi một khoảng không là một tấc vàng quý giá. Việc lấn chiếm, cơi nới để có thêm diện tích sinh hoạt không còn là lạ đối với người dân nơi đây.
Mặc dù vậy nhưng nhiều người dân tại đây vẫn kiên quyết bám trụ. Phần lớn khi được hỏi, cho rằng dù chật chội nhưng dễ kiếm tiền để sống. "Chỉ cần bước chân ra cửa là có tiền như việc bán những chén nước chè, vài bộ quần áo treo đầu ngõ, nếu phải đi chỗ khác dù có rộng lớn hơn cũng không biết làm nghề gì", bác Vượng ở phố Hàng Đường chia sẻ.
Nhà chị Nga ở số 20 phố Hàng Bè chỉ vẻn vẹn 9m2 nhưng phải chứa 8 thành viên. May mắn được cơi thêm 6m2 gác xép bên trên nhưng chỉ để đồ đạc cũng đã chật cứng
 Một khu nhà ở phố Hàng Bạc với khoảng trống duy nhất có ánh sáng trời.
 Ở một ngõ nhỏ trên phố Hàng Ngang, một tấm biển hành nghề sửa chữa được treo lên quảng cáo.
Ở phố nghề truyền thống Hàng Bạc, bên trong đó là những xưởng chế tác vàng bạc, đồ trang sức.
 Khu vệ sinh tắm giặt, cơm nước này là của chung của hơn 10 hộ nhà 27 phố Hàng Bạc.
Đây là một ngôi nhà thuộc diện "hoành tráng" ở ngõ 32 phố Hàng Bạc khi đã được xây lại thêm một tầng lửng, nhưng mặt bằng chỉ vẻn vẹn 10m2.
 Bất cứ chỗ nào có khoảng trống và ánh sáng đều được trưng dụng để phơi quần áo.
Chiếc đệm gấp để ngủ đã được dựng lên cho những đứa trẻ nhà anh Phạm Mạnh Hùng (32 Hàng Bạc) chơi và học.
Một bữa tối còn thiếu 3 thành viên của gia đình chị Nga ở 20 phố Hàng Bè.
Một căn phòng nhỏ lợp mái tôn nằm trên tầng thượng của một ngôi nhà phố cổ, Hàng Than chật chội và đông đúc cư dân-xưởng sản xuất hàng mã của vợ chồng anh Nguyễn Văn Hoà và chị Đặng Hương Lan
 Do phải sống trong một không gian hẹp, nên người dân trong khu phố cổ đã tìm mọi cách vươn lên cao, hoặc mở rộng tối đa diện tích nhà sang không gian bên cạnh, điều này khiến cho diện tích sử dụng chung dần bị thu hẹp, kiến trúc cũng thay đổi.
 Chật chội là thế, nhưng không ai muốn dời đi nơi khác, cũng có người dân bày tỏ nguyện vọng di dời khỏi phố cổ nhưng với điều kiện họ phải được sống trong những ngôi nhà dưới mặt đất chứ không phải là những chung cư cao tầng.
Căn nhà số 48 Hàng Đào nhìn qua có vẻ là một công trình còn nguyên vẹn và vững chắc bậc nhất trong khu phố cổ hiện nay. Nhưng sự thật là kết cấu của nó đã mục ruỗng và trở thành mối nguy hiểm với người dân ở đây bất cứ lúc nào. Đây cũng là tình trạng của rất nhiều các công trình nhà ở trong khu phố cổ.
Còn vô số những hộ dân trong ngõ nhỏ của các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Bạc… cũng đang phải chịu điều kiện sống hết sức khó khăn như việc chung bếp, chung nhà vệ sinh. Một người dân nơi đây kể: “Có khi buồn đi vệ sinh quá, phải đi ra túi bóng. Nếu không quá gấp thì chạy dọc ngõ, sang đến nhà vệ sinh chung ở phố bên cạnh và mở 3 lần khóa để đi vệ sinh”. Chật chội, khó khăn và kham khổ là thế, nhưng người dân phố cổ vẫn chấp nhận và tỏ ra không mấy mặn mà với kế hoạch di dân của TP.
 Nguyên nhân chủ yếu vẫn là vấn đề kinh tế. Doanh thu của một người bán nước chè ở góc phố có thể kiếm cả trăm nghìn mỗi ngày một cách dễ dàng. Dân phố cổ lại sành ăn, sành uống, việc mở các dịch vụ này đối với họ là rất thuận tiện và thu lại lợi nhuận không nhỏ. Khi di dời đến một nơi ở mới, mặc dù chỉ cách nơi cũ một cây cầu, nhưng sang nơi mới, chắc chắn người dân phố cổ sẽ không kinh doanh, buôn bán được dễ dàng như khi ở trung tâm.
 Thêm một lý do nữa đó là vấn đề thương hiệu nhà phố cổ. Người dân cho rằng, nhà ở có thể chật nhưng thương hiệu phố cổ có thể giúp họ thuận lợi hơn trong rất nhiều việc. Dân cư của quận Hoàn Kiến, Ba Đình muốn xin cho con vào học ở các trường có tiếng cũng dễ dàng hơn. Một gia đình chỉ có 12m2, làm thủ tục vay vốn ngân hàng được nhiều tiền và dễ dàng hơn so với người dân ở các quận khác chỉ muốn vay vài chục triệu đồng. Đó là những lý do mà nhiều người dân phố cổ cam chịu với những căn nhà chỉ rộng vài mét vuông.
 Với cuộc sống hối hả hiện nay, người ta toan lo cơm áo gạo tiền là chính, thế nhưng điều này lại không phải là nỗi lo của bà con phía sau số 15 phố Hàng Điếu. Ở đó, là cuộc sống nghèo của những người lao động đã mất sức. Hàng ngày họ phải bươn bải để mưu sinh, nhưng những điều đó chưa hề làm họ phải lăn tăn, điều họ luôn phải lo nhất lại là việc mỗi khi phải trở về sinh hoạt trong nơi ngột ngạt.

Căn nhà anh Nguyễn Văn Ninh ở tầng 2 chỉ có 6 m2 mà có tới 4 người ở. Anh bảo chỉ lo chờ đợi vệ sinh cá nhân và tắm giặt hàng ngày cũng không còn đầu óc mà nghĩ đến chuyện khác nữa. Khu có trên 20 hộ vào khoảng trăm người.
Ở đây lịch sinh hoạt toàn khu là thế này. Sáng. Dậy chờ đến lượt vào nhà vệ sinh rồi ra đợi lấy nước đánh răng… Trưa xếp hàng nấu nướng. Chiều. Xếp hàng đợi tắm cho đến khuya mới xong. Bao năm vẫn vậy. Cuộc sống phổ cố là vậy. Sướng thì ít khổ thì nhiều. Khi nấu cơm mang ra lan can, xong lại mang đút gầm giường
Căn phòng chỉ 6m2 có đến 4 người ở…
 Chờ đợi đi tắm có khi 12 giờ đêm mới đến lượt, nhà nào may mắn mới có được 1 chạn bát, những chiếc máy giặt được đóng hòm khóa kĩ dưới sân chung… Đó là cuộc sống của người dân trong con ngõ 15 Hàng Điếu…
. Phố cổ giờ đây được gán cho một cái tên đúng và trúng: “Phố khổ”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét