Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

Trở Về Nguồn Cội

Trở Về Nguồn Cội

TRỞ VỀ NGUỒN CỘI

- LỊCH SỬ TỔ CHỨC GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM
- HUYNH TRƯỞNG VÀ ĐOÀN SINH ĐÃ NẰM XUỐNG TRONG THỜI KỲ PHÁP NẠN.
- GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VỚI ĐẠO PHÁP VÀ DẬN TỘC.


Ban Quản Trại Trại Lộc Uyển Gia Định 29 đã truyền đạt ba đề tài trên qua một kịch bản được đầu tư và biên đạo một cách chỉnh chu qua một giáo án điện tử với những tư liệu lịch sử quí hiếm mà Minh Trung đã bỏ ra nhiều năm sưu tầm tuyển trạch phân tách và nhận định đánh giá một cách thận trọng và chuẩn mực. Mở đầu bằng giới thiệu bối cảnh lịch sử vào 4 thập niên cuối thế kỷ XIX khi người Pháp xâm nhập Việt Nam 1858 và từng bước thiết lập sự đô hộ nước ta, thiết lập hệ thống cai trị ngu dân, phá vở nền luân lý, đạo đức và văn hóa dân tộc, khuyến khích tuổi trẻ tha hóa ăn chơi hưởng thụ. Phong trào Cần Vương văn thân liên tục nổi lên mang tính tự phát chưa kết hợp được sức mạnh toàn dân. Đạo Thiên Chúa Giáo, nương theo gót dày xâm lược của thực dân xâm nhập nước ta đàn áp và cô lập Phật Giáo, tách Phật Giáo ra khỏi cộng đồng dân tộc. Chư Tôn trong sơn môn đã nhân đây phát động PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO. Y nương nơi BẢN THỆ CỦA TĂNG GIÀ MÀ 6 TẬP ĐOÀN Phật Giáo được Kiến lập. Tại An Nam Phật Học Hội ngài đã phát họa các mô hình Giáo Dục Thanh Thiếu Đồng Niên như:

- Gia Đình Phật Hóa Phồ.
- Đồng Ấu Phật Tử.
- Hướng Đạo Phật Tử.
- Phật Học Đức Dục. 

Sau chưa đầy năm phút anh Minh Trung dừng lại để BAN NHẠC kích động trại trường bằng bài hát ngắn nội dung “Hãy thắp sáng tâm mình trên con đường phục vụ”. Ba phút đến khách mời đầu tiên là anh Thị Nguyên một trong những cây bút biên khảo của tổ chức sẽ nhắc nhở trình bày thêm về phong trào. Anh Trình bày tóm tắt:

Nhìn vào hiện tình đất nước chư tôn trong sơn môn kiến lập chương trình hành hoạt gồm ba thời kỳ:

1. Mở Mang Dân Trí: Biến tòng lâm tu viện, tổ đình, chùa, thất, tịnh xá, niệm Phật đường thành các trường gia giáo học Phật. Ban ngày chư tôn đức tăng ni học Kinh Luật Luận, Ban đêm dân chúng Nam Phụ Lão Ấu đi chùa học chữ. Phong trào Bình Dân Học Vụ được mọc lên khắp nơi.
2. Cải thiện dân sinh: Dạy cho nông dân phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp trong những ngày rảnh rổi công việc đồng án như: Đan, thêu, hót tóc, may vá, sửa xe, xây cất. ăn ở có vệ sinh, đắp nền làm nhà, biết xử dụng cầu tiêu hố xí. tổ chức báo chí phát triển in ấn phát hành kinh sách.
3. Phát huy dân chủ, dân quyền đòi độc lập tự do và chính Phủ của cụ TRẦN TRỌNG KIM ra đời. Người Pháp không từ bỏ tham vọng đô hộ. Chính phủ Ông Trần trọng Kim từ chức. Các tổ chức giáo dục Thanh Thiếu Đồng Niên tạm ngưng sinh hoạt. Chính phủ Việt Minh ra đời và phong trào toàn dân chống Pháp. Thầy Thiện Hoa dẫn chư tôn đức vào Nam theo giáo chỉ của đức Pháp Chủ. Ngài Tâm Minh dẫn cư sĩ Phật tử vào bưng biền chiến đấu.

Hai năm sau ngài Thích Đôn Hậu bắt đầu gầy dựng lại phong trào Giáo dục thành phần Huynh Trưởng khôi phục các tổ chức giáo dục trên dưới một danh xưng duy nhất là GIA ĐÌNH PHẬT HÓA PHỔ.

Đến 08-12 năm Mậu Tý phát động tái sinh hoạt với sự ra đời của Huy Hiệu HOA SEN TRẮNG TÁM CÁNH trong vòng tròn nền xanh lá mạ được đức pháp chủ công nhận là Huy Hiệu của tố chức GIA ĐÌNH PHẬT HÓA PHỔ mà còn là biểu tượng cao quý của Phật Giáo Đồ tại Việt Nam.

Đến 1951 Đại Hội Thống Nhất Gia Đình Phật Hóa Phổ. Tại Đại Hội nầy lại thống nhất đổi Danh Hiệu Gia Đình Phật Hóa Phổ thành GIA ĐÌNH PHẬT TỬ và GIA ĐÌNH PHẬT TỬ coi đây là ĐẠI HỘI HUYNH TRƯỞNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ NHÂT.

Đại Hội nầy thống nhất ban hành Bản NỘI QUY TRÌNH GỒM NĂM CHƯƠNG 17 ĐIỀU.
Và một cuốn NÔI LỆ GỒM NĂM CHƯƠNG (không chia điều). Hai văn Bản pháp quy nầy được tổ chức GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TOÀN QUỐC THUỘC SÁU TẬP ĐOÀN PHẬT GIÁO CHÍNH THỨC ÁP DỤNG.

Tiếp anh Minh Trung thuyết minh về nền Hành Chánh ba cấp và tam lập phân quyền thể hiện tinh thần tự do và dân chủ trong điều hành lãnh đạo trong tổ chức chúng ta. Đó là:

1. Cấp Gia Đình.
2. Cấp Ban Hướng Dẫn Tỉnh Thị.
3. Cấp Ban Hướng Dẫn Trung Ương.

PHÂN QUYỀN:

1. ĐẠI HỘI: Cơ quan lập pháp cao nhất.
2. ỦY BAN QUẢN TRỊ HUYNH TRƯỞNG: Cơ quan tư pháp.
3. BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG. Cơ quan hành pháp

Anh có 10 phút thông qua IX kỳ Đại Hội của Tổ Chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam.

Khách mời thứ 2 là anh Nguyên Hạnh Phạm Phước Hùng trả lời câu hỏi: Mô tả sự thành công đầy ý nghĩa của một ĐẠI HỘI mà theo anh là Hoành tráng từ HÌNH THỨC ĐẾN NỘI DUNG.

Anh Nguyên Hạnh tóm tắt: Đại Hội Huynh Trưởng LẦN THỨ 8 có những đặc thù nhất:

1. Số lượng Đại Biểu Đông nhất: 478 ĐẠI BIỂU.
2. Đầy đủ các Thành Phần:
- Huynh Trưỡng.
- Cựu Huynh Trưởng.
- Ban Bảo Trợ
3. Đầy đủ Nội dung phong phú:
- Bầu Tân Ban Hường Dẫn.
- Đánh giá tình hình sinh hoạt nghiêm túc nhất.
- Vạch tiến trình sinh hoạt nhiệm kỳ mới đầy đủ nhất.
- Tu Chính toàn bộ chương trình tu học Huấn Luyện Đào Tạo đầy đủ nhất

Đưa tất cả đại biểu dự TRAI ĐÀN CHẨN TẾ hiệp Kỵ đầu tiên của Trung Ương do BHD/GĐPT Thừa Thiên đăng cai tổ chức..

Câu hỏi thứ hai dành cho anh Nguyên Hạnh: Ý nghĩa và tầm quan trọng của TRẠI TRƯỜNG Gia Đình Phật Tử Việt Nam?

Anh trả lời rất ngắn gọn và súc tích: qua ba ý nghĩa quan trọng.

1. Kết nối tình Lam trên Toàn Quốc một cách bình đẳng dân chủ không dành cho riêng ai (Đế của Đài Lục Hòa có đầy đủ tên của 45 Đô Tỉnh Thị tại miền Nam.
2. Trung Tâm Huấn Luyện Đào Tạo Huynh Trưởng các cấp và Bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên cho tổ chức.
3. Đà Lạt là trung Tâm Văn Hóa của Miền Nam từ Quảng Trị đến Cà Mau. Đà Lạt như chốt cán của cây quạt xòe ra khắp 4 vùng chiến thuật ngày ấy. Quạt nầy đẩy gió mát của Đại tước Trọng Pháp của Như Lai đến khắp cả mọi Phương.

Đến đây dàn nhạc của BQT trình bày bản TÔI YÊU MÀU LAM. Đây là màu huyền nhiệm nuôi lớn chúng ta đến giờ phút nầy. Bấy giờ Minh Trung Trại Trưởng rời bàn thuyết trình viên làm nhiệm vụ dẫn chương trình:

Không phải dể dàng gì chúng ta có được ngày nay nếu không có bao người nằm xuống hy sinh cho lý tưởng nầy. Anh Tóm Lược trong mười phút trong những mùa pháp nạn với những ảnh hình tư liệu minh họa về cái chết của Quách Thị Trang, Đào Thị Yến Phi, Nhất Chi Mai, không ai cầm được giọt lệ, Khách mời là anh Tâm Dưỡng nguyễn Văn Nuôi với lời tường thuật chân thành nghẹn ngào. Thời lịch sử mốc giới khó quên 30-04-1975. Tổ chức ta đã làm gì để tồn tại và Phát Triển. Trong tinh thần GĐPT - ĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC. Khách mời là anh Nguyên Hoành Lê Văn San. Vào chánh đề:

Phật Giáo khi nào cũng lấy tiêu chí PHỤNG SỰ CHÚNG SANH LÀ CÚNG DƯỜNG CHƯ PHẬT. Hiến Chương GHPGVNTN ghi Phật Giáo không đặt sự tồn tại của mình nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại của mình trên sự tồn tại của nhân loại và dân tộc. Có nghĩa Phật Giáo dấn thân, anh chị em Huynh Trưởng dấn thân là vì hạnh phúc của dân tộc nhân loại và của cả chư thiên. Anh lấy những ví dụ trong thời Pháp Nạn, qua những gì anh Nguyễn Văn Nuôi anh Lê Văn nghệ đã trình bày.

Dẫn chương trình nhấn mạnh: Cha ông ta đã sống như thế Anh Chị Em ta đã sống như thế Chúng ta phải làm gì Ban Nhạc Ban Quản Trại trình bày bài ĐỪNG AI BỎ CUỘC.

Và giới thiệu khách mời tiếp theo là chị Diệu Quang Cao Thị Liên Minh nói về sự trưởng thành của ngành nữ:

Chị Liên Minh nhắc nhở đến hai nhân vật chánh: Chị TÂM CHÁNH và chị DIỆU LÃNG sơ lược rồi đi vào đề tài qua sự hình thành các đoàn HƯƠNG TRANG và đoàn LIÊN HƯƠNG rồi đến các trại Huấn Luyện Chuyên Ngành ở Huế và ở Sài Gòn năm 1964. Chị Cúc và vận mệnh của GĐPTVN qua ĐẠI TRAI ĐÀN CHẨN TẾ HIỆP KỴ NĂM 1980 CỦA BHD/GĐPT/GIA ĐỊNH và những chuyến di hành chuyển lửa tin yêu đến mọi miền đất nước. Cũng như chị Diệu Lãng và những Phật sự đưa sinh hoạt ngành nữ khởi sắc và tự hào như hôm nay.

Ban nhạc BQT lại đến với một ca khúc nhen nhúm sắc màu cho cuộc sống. Dẫn Chương trình giới thiệu anh Thiên Tịnh Lê Văn Nghệ với trụ sở BHD/GĐPT/Gia Định nhân vật bị trục xuất ra khỏi TP/HCM trong vòng 24 giờ.

Vắn tắc trong thời gian 20 phút. Anh nhắc lại ngày Huy Hoàng của tổ chức BHD/GĐPT/Gia Định có 28 đơn vị. Sau giải phóng nhân sự bị xáo trộn, nhưng thường vụ cơ cấu liên tục, đón tiếp nhân tài các tỉnh về thành phố duy trì sinh hoạt liên tục mỗi tháng một lần. Lúc khó khăn lại còn họp hội nhiều hơn chứ không phải khó khăn là hạn chế sinh hoạt giản lần. BHD có mặt với các đơn vị trong những giờ phút khó khăn nhất. Tuy vậy cũng có lúc BHD chỉ còn 5 đơn vị như năm 1978+1979. Nhưng BHD không bao giờ bỏ các trại Truyền Thống và Huấn Luyện. Chẳng những tổ chức trại là đầu tư rất quy mộ về chất cũng như về Lượng. Trại nào cũng gieo vào lòng trại sinh những kỷ niệm nhớ đời và cũng chính những kinh nghiệm va chạm mất còn đã để lại những sự kính phục và un đúc các em sẽ thành trưởng về sau nầy là những người có bản lãnh. MC kết chương trình qua câu chuyện kết thúc của anh Nguyên Hoành. Khu giới thiệu những tư liệu mà BQT có được và xin Trại sinh bảo hộ dùm BQT những tư liệu quý hóa nầy.

Cuộc tọa đàm kết thúc vào lúc 23 giờ 40 phút sau khi hồi hướng chúng sanh./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét