Giáo viên tiểu học nặng gánh sổ sách đến trường
(GDVN) - Dạy 21 lớp, trung bình mỗi lớp 40 em, tính ra cô có tổng cộng 63 cuốn sổ gồm sổ điểm và sổ theo dõi theo Thông tư 30 chưa kể giáo án, sổ dự giờ, sổ hội họp...
Từ điển tiếng Việt: "Đền là Chỗ vua ở", có ai tin được không?Dạy cho có, học cho xong rồi ra trường toàn "gà công nghiệp"Cô ơi, hình này thì con được mấy điểm?Những lời nhận xét học trò tiểu học gây hứng thú và đầy sáng tạo
15 cuốn sổ/ ngày chưa kể giáo án
Tình cờ đọc được những dòng tâm sự của một giáo viên tiểu học chia sẻ trên trang mạng cá nhân: “Tôi dạy 21 lớp, sĩ số trung bình 40 học sinh trên lớp, vậy là tôi có khoảng 840 học sinh. Theo Thông tư 30 thì tôi sẽ có sổ điểm và sổ nhật ký cho 21 lớp đó, nếu theo quy định sổ của Bộ GD&ĐT là 35 học sinh trên một cuốn, vậy một lớp tôi có hai cuốn sổ điểm và một sổ nhật ký, tổng cộng là tôi có 63 cuốn sổ, chưa kể giáo án, sổ hội họp, sổ dự giờ... Một buổi tôi dạy năm tiết, vậy tổng sổ tôi mang là 15 cuốn chưa kể giáo án”.
Đây có lẽ không chỉ là tâm sự của một cô giáo mà còn là nỗi băn khoăn của nhiều giáo viên đang dạy tiểu học, đặc biệt là khi Thông tư 30 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học chính thức được triển khai.
Một giáo viên tiểu học có chia sẻ rằng mỗi buổi dạy 5 tiết trên trường, cô phải mang theo 15 cuốn sổ chưa kể giáo án. Ảnh minh họa |
Không đợi đến khi Thông tư 30 chính thức đi vào thực tế, trước đó, giáo viên tiểu học cũng phải đối mặt với nhiều loại sổ sách, nhiều công việc “hình thức”.
Bên cạnh các loại sổ sách bắt buộc như giáo án, sổ chủ nhiệm, sổ ghi kế hoạch giảng dạy còn có các loại sổ như học bạ, sổ liên lạc, họp chuyên môn,… Những quyển sổ này hầu như giáo viên nào cũng phải hoàn thành.
Không chỉ có Từ điển Tiếng Việt của Vũ Chất, trên thị trường còn xuất hiện nhiều cuốn từ điển tương tự với cách giải thích khó hiểu, thậm chí sai sự thật...
Rồi đến các công việc vừa liên quan đến chuyên môn như dự giờ (trung bình giáo viên một năm 18 tiết), tham gia tập huấn, bồi dưỡng… vừa liên quan đến hoạt động ngoại khóa như tham gia đoàn hội, các phong trào thi đua… cũng lấy đi của giáo viên một khoảng thời gian không hề nhỏ.
Ở một số trường, giáo viên còn phải kiêm luôn công việc thu tiền, thủ quỹ, rồi đến từng hộ dân làm phổ cập. Một giáo viên ở Nghệ An có chia sẻ rằng, sau giờ dạy cô phải lang thang gõ cửa từng nhà làm phổ cập, người hiểu thì đã đành, người không hiểu họ đuổi như đuổi tà, rồi thì mất thời gian giải thích cho người dân hiểu…
Những công việc có tên hoặc không tên như trên cũng làm quỹ thời gian của người giáo viên dành cho học sinh ngày càng giảm dần.
Một giáo viên dạy mỹ thuật có chia sẻ, cô có 20 cuốn sổ, một tháng nhận xét gần 500 em học sinh, chưa kể tuần nhận xét vào vở, một tiết 35 phút mà nhận xét mất 15 phút thì không còn thời gian dạy dỗ nữa.
Giải phóng sổ sách cho giáo viên
Thông tư 30 quy định về đánh giá học sinh tiểu học có hiệu lực từ ngày 15/10/2014, giáo viên tiểu học lại thêm các cuốn sổ theo dõi mới. Sĩ số học sinh trong lớp đông, vận dụng các từ ngữ đánh giá sao cho linh hoạt, không trùng lặp… cũng khiến nhiều giáo viên băn khoăn.
“Thật sự cách quản lý học sinh như thế này sẽ rất tốt đối với một lớp từ 10 đến 15 học sinh như nước ngoài nhưng với sĩ số như hiện nay thì nên nghĩ lại, nếu không GV sẽ thực hiện kiểu đối phó, hiệu quả chẳng tới đâu” – một giáo viên chia sẻ.
Ngay trong chương trình Chuyện đương thời được phát sóng trên VTV1 tối 24/10 vừa qua, TS Vũ Thu Hương – giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội đại diện cho giáo viên tiểu học có chỉ ra các công việc “hình thức” mà giáo viên tiểu học vẫn phải làm như dự giờ, đoàn hội, sổ sách…
Hình cô khen mặt cười, chưa hoàn thành kèm mặt méo; hay lời phê cần cố gắng, đã thạo l/n...là những sáng tạo bất ngờ của thầy cô, sau 1 tuần không chấm điểm.
Cô Hương có đề nghị Bộ giáo dục cắt giảm bớt những công việc này cho giáo viên và thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Cắt giảm công việc đó đi thì chúng tôi sẵn sàng đánh giá một cách nghiêm túc”.
Cũng tại chương trình, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học Phạm Ngọc Định có phát biểu rằng, khi học sinh làm bài tốt rồi thì giáo viên chỉ cần nhận xét bằng lời nói trực tiếp, không cần ghi vào sổ, khi học sinh làm sai cần chữa chi tiết, hướng dẫn cụ thể thì mới ghi vào vở, không phải bài nào cũng bắt giáo viên viết nhận xét.
Liệu giáo viên tiểu học khi nghe Vụ trưởng phát biểu như vậy có thấy nhẹ lòng, giảm bớt đi gánh nặng về việc ghi nhận xét vào vở, vào sổ hay vẫn còn băn khoăn như TS Vũ Thu Hương có chia sẻ, thông tư chuyển từ trên xuống, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học bảo rằng như thế là được rồi, làm tốt chỉ cần nói không cần ghi, vậy các cấp dưới Vụ trưởng có thông cảm với giáo viên điều này hay không, hay lại đặt ra quy định kiểm tra việc đánh giá đó. Lúc đó người ta không thể kiểm tra bằng lời, phải kiểm tra bằng văn bản, phải có sổ để ghi.
Vẫn còn nhiều băn khoăn, nhiều thắc mắc cần được giải đáp cho việc thực hiện một cách đánh giá mới, mà tất cả vì sự tiến bộ của học sinh.
Liệu việc giải phóng vấn đề sổ sách, quy định nhận xét có giúp giáo viên cởi mở hơn trong việc đón nhận Thông tư 30, thiết nghĩ phía cơ quan quản lý cũng cần phải xem xét. Đối với giáo viên, trong khi chờ những điều chỉnh từ phía trên vẫn phải thực hiện và hoàn thành tốt trách nhiệm và công việc của mình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét