Dạy cho có, học cho xong rồi ra trường toàn "gà công nghiệp"
(GDVN) - Nhiều nhà trường, thầy cô rất lười biếng, thiếu linh hoạt, chủ động trong các hoạt động ngoại khóa, có nhà trường tìm cách “né “, không dám tổ chức....
Tổ hợp môn thi mới của Đại học Bách KhoaLịch tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia 2015Hiệu trưởng trường "kinh dị" lắt léo bằng tài liệu đã bị chỉnh sửaĐH Thương mại loại bỏ khối A trong tuyển sinh
Những con số, đánh giá đáng buồn
Theo báo cáo của Đoàn khảo sát của Văn phòng Chủ tịch nước về thực trạng dạy-học môn Giáo dục công dân ở nhà trường phổ thông cho biết, có tới 39% giáo viên cho rằng môn Giáo dục công dân là môn phụ, 52% nhận xét môn học này chưa được quan tâm đúng mức.
Hầu hết nhà trường, giáo viên dạy Đạo đức, Giáo dục công dân là kiêm nhiệm. Chương trình - sách giáo khoa môn Đạo đức, Giáo dục công dân không hấp dẫn, khô cứng, thời lượng dạy chính khóa quá ít, phương pháp dạy học nhìn chung không đổi mới vì không có giáo viên đào tạo bài bản và bị tư tưởng “môn phụ” chi phối.
Chương trình - sách giáo khoa môn Đạo đức, Giáo dục công dân không hấp dẫn, khô cứng. Ảnh minh họa |
Tại Hội thảo về giáo dục đạo đức, lối sống học sinh, sinh viên toàn quốc do Bộ GD&ĐT tổ chức, trong ngày 11/4, các đại biểu tham dự cũng đưa những phân tích, đánh giá, con số đáng báo động về tình trạng tiêu cực, những biểu hiện sa sút trong lối sống, đạo đức, quan hệ, ứng xử… của một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên hiện nay.
Gần đây, tại hội thảo tổng kết năm năm thực hiện thông tư liên tịch về công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục (2009-2014) do Bộ GD&ĐT cùng Bộ Công an tổ chức ngày 5/8 tại TP Hà Nội đưa số liệu đau lòng: trong 5 năm cả nước có gần 8000 vụ học sinh, sinh viên vi phạm hình sự.
Không có liên hệ nào giữa điểm số môn Văn và tính cách, năng lực khoa học của một con người. Chúng ta đang có nhầm lẫn giữa Ngữ văn và năng lực ngôn ngữ...
Là người trong cuộc, đang quản lý và dạy học ở nhà trường phổ thông, chúng tôi nhận thấy thực tế đáng buồn là hai hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp nghề đưa vào chương trình phân ban 7 năm qua vẫn không có hiệu quả, rất xa lạ, hình thức với học sinh bậc THPT. Hàng hoạt chương trình, nội dung tích hợp, lồng ghép về giới tính, về môi trường, về an toàn giao thông, về kỹ năng sống, tiết kiệm điện… dành cho học sinh phổ thông, tốn kém nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để biên soạn tài liệu, bồi dưỡng tập huấn, thí điểm, giảng dạy…nhưng thực tế lại khá mờ nhạt, sơ sài trong nhận thức, hiểu biết của các em.
Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho học sinh trong nhà trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều em vô lễ, hư hỏng, bạo lực, vi phạm pháp luật, gây bức xúc dư luận xã hội?
Những vấn đề nổi cộm trên của ngành giáo dục, nếu đem mổ xẻ, phân tích thì có thể thấy rất nhiều nguyên nhân, từ nhiều phía. Ở dung lượng bài báo này, người viết chỉ tập trung phân tích nguyên nhân chủ quan từ phía nhà trường, thầy cô giáo và cấp quản lý.
Nhà trường, thầy cô lỏng lẻo, hời hợt
Trước hết, cấp quản lý giáo dục ở địa phương, nhà trường chưa có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng, tính cần thiết của việc giáo dục toàn diện, giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống… cho học sinh phổ thông. Họ luôn coi việc dạy chữ, dạy các môn văn hóa, dạy- học thêm cho nhiều, đạt danh hiệu, thành tích nọ, kia mới là cái chính, cái cần hướng tới, cần đầu tư, quan tâm thật nhiều, còn chuyện đạo đức, lối sống, kỹ năng chỉ là phụ, là thứ yếu.
Do đó, trong công tác điều hành, lãnh đạo, chỉ đạo của họ đến cấp dưới, anh, chị, em giáo viên… thường hời hợt, sơ sài, mang nặng tính hình thức, làm cho lấy có, lấy rồi. Cấp trên, ban giám hiệu đã vậy, tất nhiên, cấp dưới, thầy cô giáo khi thực hiện cũng chẳng mặn mà, nhiệt tình gì mấy, tìm cách đối phó, trông cho hết tiết là xong.
Có trường còn tự ý cắt xén chương trình, không hề tổ chức các hoạt động, nội dung về kỹ năng sống, ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp nghề… cho học sinh. Ảnh minh họa |
Thậm chí, có trường còn tự ý cắt xén chương trình, không hề tổ chức các hoạt động, nội dung về kỹ năng sống, ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp nghề… cho học sinh. Thế nhưng trong thời khóa biểu, hồ sơ của họ khi cần, khi có đoàn kiểm tra thì lại rất đầy đủ, nghiêm túc.
Cô giáo N.T.T.H, giáo viên có năng lực, đạt giáo viên dạy giỏi cấp thành phố Quảng Ngãi, từng trăn trở nhiều về tình trạng học sinh hư, học sinh kiểu “gà công nghiệp” nhưng lại thiếu tâm trong giáo dục đạo đức học sinh, rất chán ngán, mệt mỏi khi đến giờ dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp nghề.
Ông Đào Trọng Thi đề nghị hoàn chỉnh đề án chương trình giáo dục phổ thông, đặc biệt là luận giải khoa học, để Quốc hội có đủ căn cứ ban hành Nghị quyết.
Thầy N.V.P, dạy môn toán, đương là Phó Hiệu trưởng ở một trường THPT đạt chuẩn quốc gia, hay hô hào về giáo dục toàn diện, kỹ năng sống cho học sinh nhưng khi dạy trên lớp thường khuyên bảo các em chỉ cần tập trung học 3 môn Toán, Lý, Hóa là đủ, để thi đỗ đại học, vinh dự bản thân, gia đình, nhà trường là ở kết quả đó. Kiểu giáo viên như cô H, kiểu cán bộ quản lý như thầy P trong ngành giáo dục hiện nay không hiếm.
Về phần cấp trên, Phòng, Sở Giáo dục lâu nay cũng chưa thể hiện tốt vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát của mình trong các nội dung đó. Tổ chức, triển khai, tập huấn cho cán bộ quản lý và một số giáo viên cốt cán thế là xong. Còn thực hiện đến đâu, ra sao, như thế nào… là việc của nhà trường, ít thấy đi xuống kiểm tra cụ thể, đột xuất.
Nếu cấp trên cứ trông chờ và tin tưởng vào ý thức, trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường, thầy cô giáo về thực hiện đúng đắn, đầy đủ các yêu cầu về giáo dục toàn diện thì e khó kết quả tốt, khó có thông tin chính xác. Bây giờ, nhiều nhà trường, thầy cô rất lười biếng, thiếu linh hoạt, chủ động trong các hoạt động ngoại khóa. Có nhà trường tìm cách “né “, không dám tổ chức nhiều vì sợ… hết tiền, hết kinh phí, cuối năm chia nhau bị ít đi..
Thiết nghĩ, để việc dạy- học các hoạt động, nội dung nêu trên đạt hiệu quả, góp phần trang bị, hình thành những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho các em, ứng phó, vận dụng tốt trong cuộc sống, đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực, trách nhiệm cao từ phía cấp quản lý, cán bộ, giáo viên nhà trường. Cấp trên, cán bộ quản lý giáo dục có thay đổi về quan niệm, nhận thức và cách làm giáo dục thì mới mong có những chuyển biến tích cực từ cấp dưới, đội ngũ giáo viên trong hành động, việc làm.
Mặt khác, cấp trên cần phải tăng cường công tác kiểm tra thực tế tại cơ sở để kịp thời biểu dương các trường, thầy cô làm tốt, chấn chỉnh, nhắc nhở các đơn vị, cá nhân làm chưa tốt. Đồng thời, ngành giáo dục và địa phương cần có thêm hỗ trợ, đãi ngộ cụ thể cho những thầy cô giáo, bộ phận nhà trường trực tiếp làm những nhiệm vụ ấy.
Thông tin đáng mừng, mới đây, UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa đồng ý cho ngànhgiáo dục áp dụng chế độ hỗ trợ cho giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, pháp luật và kiêm nhiệm công tác phổ biến pháp luật ở các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, phổ thông đặc biệt, trung tâm giáo dục thường xuyên và các đơn vị thuộc sự quản lý của Sở GD-ĐT TP.HCM với mức từ 300.000 - 500.000 đồng/tháng, được tính kể từ ngày 1-1-2013. Những chính sách, hỗ trợ thiết thực, kịp thời như vậy rất có ý nghĩa, động viên, khích lệ, nâng cao ý thức, trách nhiệm của những thầy cô giáo đang dạy môn GDCD, pháp luật…. trong công việc và cuộc sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét