Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ:
Dùng nhiều cán bộ chỉ có bằng tại chức là không tốt
> Đổi mới để Quốc hội gần dân hơn
> Sai lầm từ chủ trương có nhiều loại bằng
> Tâm sự của một giảng viên dạy tại chức
> Sai lầm từ chủ trương có nhiều loại bằng
> Tâm sự của một giảng viên dạy tại chức
TP - “Khảo sát ở nhiều địa phương, tôi thấy có xu hướng sử dụng nhiều cán bộ bằng tại chức. Điều này không tốt cho bộ máy quản lý nhà nước”, ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ, nói.
Ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ. |
Ông Cương nói: Mới đây nhất, trong đợt thanh tra định kỳ ở cơ quan Bảo hiểm Xã hội một tỉnh phía Nam, tôi cho kiểm tra được biết 100% cán bộ quản lý cấp phòng trở lên của cơ quan này chỉ có bằng tại chức. Ở nhiều nơi cũng có xu hướng như vậy, điều mà lẽ ra chỉ phù hợp ở thời kỳ đất nước có chiến tranh. Nhưng rất tiếc những trường hợp bằng tại chức này đều rơi vào cán bộ trẻ, lớn lên khi đất nước đã hoà bình.
Ông chia sẻ điều này có nghĩa ông gián tiếp ủng hộ Đà Nẵng, địa phương đầu tiên và cũng là duy nhất không chấp nhận người có bằng tại chức vào làm việc trong cơ quan nhà nước?
Tôi nghĩ nên như thế, bộ máy quản lý nhà nước mới mạnh, mới chuyên nghiệp được. Đành rằng đạo đức cán bộ là cực kỳ quan trọng nhưng muốn hay không thì người cán bộ ấy phải có trình độ thực sự mới có thể gánh vác được công việc.
Hơn nữa, về nguyên lý, anh làm ở cơ quan quản lý nhà nước tức là anh có đối tượng chịu sự quản lý. Nếu cơ quan quản lý không giỏi hơn đối tượng quản lý thì điều đó chẳng những không thúc đẩy mà còn triệt tiêu sự phát triển. Xét cho cùng thì nhiệm vụ của công tác quản lý là tạo động lực cho phát triển.
Ông giải thích như thế nào về hiện tượng nhiều cơ quan nhà nước có xu hướng sử dụng cán bộ có bằng tại chức như ông vừa nói?
"Có nhiều ý kiến cho rằng, phải hạn chế quyền năng của người đứng đầu một cơ quan trước khi nghỉ hưu trong việc ký bổ nhiệm các chức danh dưới quyền để tránh tiêu cực, nhưng điều này là không thể cả về lý luận lẫn thực tiễn. Pháp luật không có quy định nào như vậy. Một ngày còn đương nhiệm thì họ vẫn còn đầy đủ quyền hạn và chịu trách nhiệm về tất cả các quyết định của mình” - Ông Nguyễn Sỹ Cương |
Có địa phương, khi chúng tôi thanh tra việc tuyển công chức, phát hiện khá nhiều trường hợp sai sót trong khâu chấm thi. Tinh thần của thi công chức là rất đúng đắn, tạo sân chơi bình đẳng cho mọi người thi thố nhưng chỉ cần cán bộ chấm thi, hội đồng chấm thi thiếu trách nhiệm là dễ dẫn đến tiêu cực.
Khi việc tuyển dụng không minh bạch thì chất lượng công chức bị ảnh hưởng. Một thực tế nữa là hiện tượng lãnh đạo cơ quan nhận nhiều con em họ hàng ,thân hữu vào làm việc. Trình độ ban đầu của những “nhân viên đặc biệt” này thường có khi là trung cấp, cao đẳng gì đó, sau dần dần họ sẽ được theo học lớp đại học tại chức để giữ chân trong cơ quan nhà nước. Hiệu quả công việc của những cán bộ công chức dạng này thường rất kém.
Ông từng nói chúng ta đang làm ngược với thế giới về việc chuẩn hóa, nâng cao chất lượng công chức. Vậy cụ thể “làm ngược” ở đây là gì ?
Thường với mỗi một lĩnh vực quản lý, người ta đều xây dựng mô hình, cơ cấu tổ chức với những vị trí công việc rất cụ thể. Sau đó, họ mới đi tìm người phù hợp tiêu chuẩn đặt vào vị trí đó. Tức là vị trí có trước, con người có sau.
Thế giới người ta làm việc này từ lâu rồi. Còn ở ta nay mới đang xây dựng vị trí việc làm, miêu tả chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ công chức. Nhiều trường hợp chỉ là hợp thức hoá công việc mà cán bộ đang làm, chứ chưa chắc thực tiễn hoạt động của cơ quan nhà nước cần đến vị trí của công chức đó.
Cảm ơn ông.
Có nhiều ý kiến cho rằng, phải hạn chế quyền năng của người đứng đầu một cơ quan trước khi nghỉ hưu trong việc ký bổ nhiệm các chức danh dưới quyền để tránh tiêu cực, nhưng điều này là không thể cả về lý luận lẫn thực tiễn. Pháp luật không có quy định nào như vậy. Một ngày còn đương nhiệm thì họ vẫn còn đầy đủ quyền hạn và chịu trách nhiệm về tất cả các quyết định của mình”. Ông Nguyễn Sỹ Cương |
Ngọc Minh
Ủng hộ bác Cương một phiếu
Đất nước chúng ta đang trên đường hội nhập và phát triển thì nên phải như thế, hoặc chí ít cũng phải có cơ chế mở cho những người học thực sự được cống hiến chứ cứ để thế này chất xám vứt đi hết. Như cơ quan em có hơn 90 kỹ sư mà các bác tại chức học giỏi chiếm 87 làm hết việc,còn mấy ông chính quy học dốt nên chẳng được gì nên tận dụng thời gian rỗi chạy chân trong, chân ngoài kiếm thêm cũng gấp đôi ba lần lương mà các bác tại chức trả cho. Cảm ơn các bác tại chức
tạo động lực cho người học tốt hơn
tôi tán thành ý kiến của ông Cương và UBND thành phố Đà nẵng về việc sử dụng người có bằng đại học chính quy và mong muốn có cơ chế sao để bằng tốt nghiệp ĐH đủ điều kiện vào thẳng biên chế. có như vậy mới thúc đẩy động lực cho người học - như hiện nay việc thi tuyển công chức đã tạo kẽ hở lớn và quan trọng hơn là mất lao động chất xám chất lượng cao trong các cơ quan nhà nước. Mong các vị lãnh đạo cân nhắc để không ở vị trí làm "thày thằng dại"
Tại chức
Do cơ chế nhiều nơi thông thoáng, tiêu chuẩn đầu vào thạc sỹ đơn giản, chất lượng đào tạo không cao, do đó rất nhiều cán bộ công chức trẻ có bằng Đại học tại chức đi học thạc sỹ (chủ yếu thạc sỹ quản trị kinh doanh) để đưa vào hồ sơ (không còn là Đại học tại chức) với nhiều mục đích.
Tác giả và toà soạn nghĩ gì, có giải pháp đề xuất như thế nào về vấn đề này ?
Tác giả và toà soạn nghĩ gì, có giải pháp đề xuất như thế nào về vấn đề này ?
Hiện nay, tại chức là đường vòng của những người yếu về năng lực
Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của Bộ Nội vụ, tại chức chỉ phù hợp với giai đoạn trước đây thôi, còn hiện nay nên xoá loại hình này. Vì nó chỉ là đường vòng của những người yếu về năng lực nhưng lại có quan hệ nên được chen chân vào cơ quan nhà nước, về lâu dài sẽ làm suy yếu bộ máy công quyền
cán bộ trẻ mà không đủ học vấn làm sao phục vụ dân
đất nước đã 36 năm hòa bình ổn định.cán bộ công chức trẻ dưới 40 tuổi đủ quỹ thời gian để học mà vẫn chỉ có bằng tại chức như ở quê tôi thì không thể phục vụ nhân dân được , làm sao đủ trình độ hoàn thành nhiệm vụ . nếu thuộc diện chính sách thì nhà nước phải có trách nhiệm đào tạo lại theo hệ chính quy có như vậy mới đúng chuẩn mực.
BỘ NỘI VỤ ĐI KHẢO SÁT THỰC TẾ THÌ BIẾT ẤY MÀ !
Tôi tán thành ý kiến của ông Cương. Hiện nay, hầu như ở các huyện thị, cán bộ CC chỉ có bằng tại chức và họ cứ thế thẳng tiến, Điều này là chưa phù hợp với chủ trương của nhà nước là nâng cao năng lực cho đội ngũ CBCC. Cần phải quy định cụ thể vấn đề bổ nhiệm CBCC.Vì nếu cứ tuyển dụng theo kiểu cha truyền con nối thì vô cùng nguy hiểm. Thực tế hiện nay ở hầu hết các huyện thị thì cha làm ở huyện thì con cũng phải làm ở huyện, cha chuân bị nghỉ hưu thì lo cho con lên một cái chức nào đó mới chịu nghỉ.
Tôi đồng tình với quan điểm là ưu tiên cho con em gia đình có công với cách mạng nhưng phải với điều kiện là anh phải có trình độ chuyên môn.
Kính đề nghị Bộ Nội vụ nên tham mưu cho Chính Phủ có những quy định cụ thể trong tuyển dụng CBCC nhằm nâng cao năng lực hoạt động cho Bộ máy chính quyền địa phương.
Tôi đồng tình với quan điểm là ưu tiên cho con em gia đình có công với cách mạng nhưng phải với điều kiện là anh phải có trình độ chuyên môn.
Kính đề nghị Bộ Nội vụ nên tham mưu cho Chính Phủ có những quy định cụ thể trong tuyển dụng CBCC nhằm nâng cao năng lực hoạt động cho Bộ máy chính quyền địa phương.
Cán bộ có bằng tại chức
Theo tôi không phải đa số cán bộ có bằng tại chức làm việc trong cơ quan nhà nước năng lực kém hơn người có bằng chính quy, vì tôi đã làm việc với cả hai đối tượng này rồi. Nhiều người chỉ học tại chức nhưng có năng lực công tác tốt, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, nhiều người trẻ có bằng chính quy do kiến thức học trong một số trường đại học hiện nay ra thực tế cần vẫn phải "học việc" tốt thì mới làm việc được, nên chất lượng công tác của những sinh viên chính quy không chịu khó học việc là không cao, mặc dù đó là những người có trình độ như quan niệm của các nhà lãnh đạo.
Thưa quý vị, tôi không phải học tại chức nhưng thấy Ông Cương vẫn chưa nắm rõ là:
1. Bằng nào thì bằng nhưng không bằng bằng lòng.
2. Nội dung và chất lượng đào tạo ở trường Đại học chúng ta chưa phù hợp với thực tiễn nên việc các cháu mới ra trường hoàn toàn lúng túng trước công việc. Cụ thể là những quan chức và gia đình có điều kiện cho con ra nước ngoài học từ nhỏ.
3. Trường đại học hiện nay mở ra như nấm và bằng chính quy nhan nhản khác hẳn với giai đoạn cách đây 20 năm.
4. Hãy quan tâm đến đạo đức của người cán bộ, nếu bằng chính quy và kg có đạo đức thì dân có được nhờ???
Kính!
1. Bằng nào thì bằng nhưng không bằng bằng lòng.
2. Nội dung và chất lượng đào tạo ở trường Đại học chúng ta chưa phù hợp với thực tiễn nên việc các cháu mới ra trường hoàn toàn lúng túng trước công việc. Cụ thể là những quan chức và gia đình có điều kiện cho con ra nước ngoài học từ nhỏ.
3. Trường đại học hiện nay mở ra như nấm và bằng chính quy nhan nhản khác hẳn với giai đoạn cách đây 20 năm.
4. Hãy quan tâm đến đạo đức của người cán bộ, nếu bằng chính quy và kg có đạo đức thì dân có được nhờ???
Kính!
Quá đúng!
Bác Cương nói quá đúng! Hiện nay ở cơ quan e, cán bộ trẻ tại chức làm lãnh đạo cả thạc sỹ nữa bác ơi! Ra ngoài đối ngoại với cơ quan bạn, với đối tượng mình điều chỉnh thì ngu ngơ không biết gì hết; họ xem thường mà họ chê sau lưng, nhục ơi là nhục!
Các tin khác
- Những cuộc tấn công bí ẩn của cá mập - (25/08)
- Từ thầy giáo dạy sử thành đại tướng lừng danh - (25/08)
- Ông Thái Minh Tần được thông báo nghỉ hưu - (25/08)
- 'Nếu không có phong bì, họ chích đau hơn' - (25/08)
- Phong bì cũng… 'dăm bảy đường'? - (25/08)
- Vấn nạn phong bì có thành 'văn hóa'? - (25/08)
- 'Viên thuốc' 14 triệu đồng - (25/08)
- Lãnh đạo chúc thọ tướng Võ Nguyên Giáp 100 tuổi - (25/08)
- Tuổi trẻ cần phát huy trí tuệ, sáng tạo - (25/08)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét