Cục Điện ảnh mất 42 tỉ: ai xấu hổ?
Cập nhật lúc 27/08/2011 06:10:00 AM (GMT+7)
- "Nghệ sĩ thiếu tiền làm phim, sống tạm bợ đi làm thuê làm mướn khắp trong Nam ngoài Bắc trong khi đó thì tiền nằm ở Cục - cơ quan đầu ngành....!!!"
Đạo diễn, Tiến sĩ điện ảnh Việt Nga, một trong những nghệ sĩ ký tên vào lá đơn kiến nghị về việc Cục Điện ảnh để mất 42 tỉ đồng trả lời phỏng vấn VietNamNet.
TS Việt Nga
- Được biết tập thể nhiều nghệ sĩ trong đó có chị vừa ký tên vào đơn kiến nghị tập thể gửi lên Chủ tịch nước, Thủ tướng, trưởng ban tuyên giáo, Bộ trưởng Bộ VHTTDL về việc xử lý vụ thất thoát 42 tỉ đồng vừa qua ở Cục Điện ảnh. Chị có thể cho biết lý do mình làm việc này?
- Đạo diễn Việt Nga: Với bất cứ một người dân Việt Nam chân chính nào, chưa kể những người làm công tác sáng tác (mà người ta vẫn gọi là nghệ sĩ) trong lĩnh vực nghệ thuật, thì một sự lãng phí, một sự vô trách nhiệm dẫn đến làm mất mát hay tiêu tan một khối lượng tài sản lớn của dân, của nước là một việc không thể chấp nhận được, chưa nói đến việc đó lại xảy ra ở trong ngành điện ảnh.
Ngày 10/8/2011, ông Nguyễn Hàn, nguyên cán bộ Hãng phim truyện VN đã gửi một bức thư ngỏ nhan đề: "Vụ 42 tỉ đồng thất thoát ở cục Điện ảnh có bị chìm xuồng không?" đăng trên trang mạng Cục Điện ảnh, trong đó có đoạn "...Vụ thất thoát 42 tỉ đồng vừa qua ở Cục điện ảnh là vụ tham ô lớn nhất trong lịch sử ngành văn hóa mà anh chị em trong giới Điện ảnh nước nhà đang hết sức quan tâm theo dõi… ".
Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trong ngành điện ảnh như NSND Lương Đức, NSND Trần Phương, NSUT Vũ Lệ Mỹ.... đến nay vẫn đi lại bằng xe đạp, ở nhà tập thể. Do vậy, không riêng gì bản thân tôi mà nhiều thế hệ nghệ sĩ, cán bộ công nhân viên trong ngành điện ảnh đều bị tổn thương rất lớn qua vụ việc thất thoát 42 tỉ đồng. Bởi chúng tôi, từng rất tự hào là những nghệ sĩ điện ảnh đã sống, làm việc và cống hiến hết mình cho ngành nghệ thuật thứ 7, một ngành nghệ thuật đã đem lại biết bao tự hào trong suốt gần 60 năm trưởng thành và phát triển.
Cục phó Cục Điện ảnh công bố trong cuộc họp báo về LHP VN 2011 rằng số tiền thực mất là 35 chứ không phải 42 tỉ.
Ai cũng biết 42 tỉ đồng quy đổi ra đô la Mỹ theo thời giá hiện tại của Ngân hàng Nhà nước là gần 2,1 triệu USD, mà một năm Nhà nước cấp cho Hãng phim Tài liệu và khoa học Trung ương của tôi khoảng 4,5 đến 6 tỷ đồng, vừa để trả lương cho gần 100 nghệ sĩ, cán bộ công nhân viên, vừa phải sản xuất từ 12 đến 13 bộ phim tài liệu, khoa học. Nếu tôi viết một kịch bản phim, hay làm đạo diễn một bộ phim tài liệu từ tháng 5 năm nay đến tháng 5 năm sau mới được trả nhuận bút khoảng trên dưới 7 triệu đồng nhân đôi là 14 triệu đồng.
Nói chung giới nghệ sĩ điện ảnh chúng tôi rất ít người giàu. Chỉ vài người quần quật suốt ngày đi "làm thuê cuốc mướn, đánh đông dẹp bắc khắp nơi" mới có "đồng ra đồng vào". Hãng phim nào, Ban giám đốc năng động, hết lòng vì tập thể như Hãng phim tài liệu, thì cán bộ công nhân viên còn được lĩnh lương đều hàng tháng, còn không thì… đúng như bà Hồng Ngát, PCT Hội Điện ảnh Việt Nam đã than: "xin sản xuất 1 phim hoạt hình 10 phút giá có 500 triệu cho 1 đạo diễn trẻ vừa được giải Bông sen vàng của LHPQG mà suốt 3 năm mỏi cả mồm dù kịch bản đã được duyệt mà Cục trưởng không cho, lúc nào cũng bảo "để tính" làm ra vẻ "nguyên tắc " lắm".
Chẳng ai mong điều xấu xảy ra nhưng hậu quả đã rành rành về một sự quản lý vô cùng non nớt, yếu kém và nặng hơn, có thể nói là vô cảm, vô lương tâm nữa... Cả ngành đầy khó khăn, nghệ sĩ thiếu tiền làm phim, sống tạm bợ đi làm thuê làm mướn khắp trong Nam ngoài Bắc... Trong khi đó thì tiền nằm ở Cục - cơ quan đầu ngành hơn 40 tỉ....!!!
- Chị từng làm việc dưới thời của Cục trưởng Cục Điện ảnh Lại Văn Sinh khi ông còn là giám đốc của Hãng phim TLKHTW, là tác giả kịch bản của bộ phim tài liệu "Chị Năm Khùng" nổi tiếng do chính ông Sinh làm đạo diễn. Trên báo chí mới đây chị cũng đã chia sẻ nỗi đau khi là tác giả kịch bản mà không được cùng phim đi dự liên hoan phim. Chị có nghĩ rằng việc mình lên tiếng trong vụ thụt két 42 tỉ sẽ bị coi là do khúc mắc cá nhân với ông Cục trưởng?
- Tôi quan niệm, việc nào đi việc ấy, giữa tôi và anh Lại Văn Sinh không có thù hằn cá nhân và anh Sinh biết điều đó. Tôi là người không quá ham thích danh vọng hay nổi trội. Tôi chỉ là người làm việc chăm chỉ, lao động hết khả năng của mình, sống bằng nghề của mình. Việc tôi viết lại câu chuyện nỗi đau nghề nghiệp là tôi muốn bảo vệ cho các nhà Biên kịch, họ thiệt thòi quá nhiều. Hơn nữa hiện nay, nhiều nhà quản lý chưa hiểu hết mối quan hệ giữa nhà Biên kịch và Đạo diễn.
- Chị từng làm việc dưới thời của Cục trưởng Cục Điện ảnh Lại Văn Sinh khi ông còn là giám đốc của Hãng phim TLKHTW, là tác giả kịch bản của bộ phim tài liệu "Chị Năm Khùng" nổi tiếng do chính ông Sinh làm đạo diễn. Trên báo chí mới đây chị cũng đã chia sẻ nỗi đau khi là tác giả kịch bản mà không được cùng phim đi dự liên hoan phim. Chị có nghĩ rằng việc mình lên tiếng trong vụ thụt két 42 tỉ sẽ bị coi là do khúc mắc cá nhân với ông Cục trưởng?
- Tôi quan niệm, việc nào đi việc ấy, giữa tôi và anh Lại Văn Sinh không có thù hằn cá nhân và anh Sinh biết điều đó. Tôi là người không quá ham thích danh vọng hay nổi trội. Tôi chỉ là người làm việc chăm chỉ, lao động hết khả năng của mình, sống bằng nghề của mình. Việc tôi viết lại câu chuyện nỗi đau nghề nghiệp là tôi muốn bảo vệ cho các nhà Biên kịch, họ thiệt thòi quá nhiều. Hơn nữa hiện nay, nhiều nhà quản lý chưa hiểu hết mối quan hệ giữa nhà Biên kịch và Đạo diễn.
Tôi phát biểu quan điểm xuất phát từ chính câu chuyện của mình, tôi không cần tư thù cá nhân. Tôi chỉ nghĩ rằng, để một sự việc lớn như thế để xảy ra, làm người quản lý đầu ngành như anh Lại Văn Sinh (Cục trưởng Cục Điện ảnh - PV) và anh Lê Ngọc Minh (Cục phó Cục Điện ảnh - PV) lại không tỏ ra có một chút xấu hổ hay ân hận gì? Cứ nhơn nhơn đi khắp nơi, nào chủ trì họp báo tổ chức LHP quốc gia, họp báo, trả lời phỏng vấn về đợt xét danh hiệu NSND,NSƯT, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước... dự duyệt phim hết cơ sở này đến cơ sở khác, phát biểu, góp ý… cứ như chưa báo giờ có chuyện gì xảy ra? Thật xấu hổ!
- Nhiều người cho rằng lãnh đạo Cục Điện ảnh có sai hay không trong việc này đã có pháp luật phân xử, không phải việc của các nghệ sĩ. Chị có nghĩ rằng bản kiến nghị mà chị ký vào sẽ mang lại kết quả nào đó?
- Ý kiến cho rằng, lãnh đạo Cục Điện ảnh có sai hay không trong việc này đã có pháp luật phân xử, không phải là việc của các nghệ sĩ. Đúng! Anh Sinh, anh Minh là người lãnh đạo đứng đầu ngành Điện ảnh, nếu chưa có kết luận của cơ quan điều tra, chẳng ai dám khẳng định các anh ấy tham ô tới 42 tỉ đồng. Nhưng với trách nhiệm của nhà quản lý, vụ thất thoát xảy ra trong vòng 3 năm (từ tháng 12/2009 - 4/2011), trong suốt thời gian đấy, các anh ấy làm gì? Chẳng lẽ chỉ suốt ngày đi duyệt phim, duyệt kịch bản hay sao? Chỉ cần đưa vào cụm từ "vô trách nhiệm, quản lý yếu kém gây hậu quả nghiêm trọng" thì vị trí của các anh ấy sẽ được xếp ở đâu?
- Ý kiến cho rằng, lãnh đạo Cục Điện ảnh có sai hay không trong việc này đã có pháp luật phân xử, không phải là việc của các nghệ sĩ. Đúng! Anh Sinh, anh Minh là người lãnh đạo đứng đầu ngành Điện ảnh, nếu chưa có kết luận của cơ quan điều tra, chẳng ai dám khẳng định các anh ấy tham ô tới 42 tỉ đồng. Nhưng với trách nhiệm của nhà quản lý, vụ thất thoát xảy ra trong vòng 3 năm (từ tháng 12/2009 - 4/2011), trong suốt thời gian đấy, các anh ấy làm gì? Chẳng lẽ chỉ suốt ngày đi duyệt phim, duyệt kịch bản hay sao? Chỉ cần đưa vào cụm từ "vô trách nhiệm, quản lý yếu kém gây hậu quả nghiêm trọng" thì vị trí của các anh ấy sẽ được xếp ở đâu?
Các nghệ sĩ Điện ảnh bức bối, phẫn nộ còn vì lý do như tôi đã nêu ở trên. Dù thế nào chăng nữa các anh ấy (hoặc trình độ quản lý kém, hoặc vô trách nhiệm) đã để thất thoát tài sản lớn của Nhà nước (tiền đóng thuế của nhân dân) gây hậu quả nghiệm trọng, làm tổn hại đến hình ảnh những người trong ngành điện ảnh Việt Nam (đặc biệt là các nghệ sĩ sáng tác).
Tôi nghĩ rằng nếu bản kiến nghị đến được đúng tận tay các đồng chí Lãnh đạo của Đảng và Nhà nước… ít nhiều sẽ có kết quả, vì tôi tin các Nhà lãnh đạo cao cấp đều là những người suốt đời hết lòng vì sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc Việt Nam, của đất nước Việt Nam. Nếu nghe được, đọc được, biết được những sự việc như thế, chắc chắn các đồng chí ấy cũng sẽ rất đau lòng và sẽ không bao che, nâng đỡ.
LHP VN 2011 sẽ vẫn diễn ra tại Phú Yên.
- Trong cuộc họp báo về LHP Việt Nam 2011 mới đây, khi được hỏi về vụ việc này, ông Cục phó Cục Điện ảnh có nói rằng số tiền thất thoát là 35 chứ không phải 42 tỉ và bản thân Cục điện ảnh cũng bị lừa. Chị nghĩ sao về câu trả lời này?
- Tôi nghĩ anh Lê Ngọc Minh trả lời báo chí hôm đó như nói với trẻ con 2, 3 tuổi, hoặc anh Minh quá coi thường mọi người. Anh Minh nói: "Cục Điện ảnh bị lừa". Vậy ai lừa Cục Điện ảnh? Anh kế toán Phạm Thanh Hải là nhân viên phòng kế toán - tài chính của Cục Điện ảnh. Trên anh Hải có chị Phụng trưởng phòng, chị Hiền Phó Cục trưởng phụ trách kinh tế, anh Lê Ngọc Minh - Phó cục trưởng phụ trách nghệ thuật, anh Lại Văn Sinh, Cục trưởng, phụ trách chung. Khi anh Hải viết lệnh rút, chuyển tiền phải được sự đồng ý của lãnh đạo mới được viết lệnh chứ. Mà ở đây, theo nguồn tin nội bộ, tất cả các lệnh chuyển tiền đều là chữ ký tươi của anh Sinh, anh Minh.
- Tôi nghĩ anh Lê Ngọc Minh trả lời báo chí hôm đó như nói với trẻ con 2, 3 tuổi, hoặc anh Minh quá coi thường mọi người. Anh Minh nói: "Cục Điện ảnh bị lừa". Vậy ai lừa Cục Điện ảnh? Anh kế toán Phạm Thanh Hải là nhân viên phòng kế toán - tài chính của Cục Điện ảnh. Trên anh Hải có chị Phụng trưởng phòng, chị Hiền Phó Cục trưởng phụ trách kinh tế, anh Lê Ngọc Minh - Phó cục trưởng phụ trách nghệ thuật, anh Lại Văn Sinh, Cục trưởng, phụ trách chung. Khi anh Hải viết lệnh rút, chuyển tiền phải được sự đồng ý của lãnh đạo mới được viết lệnh chứ. Mà ở đây, theo nguồn tin nội bộ, tất cả các lệnh chuyển tiền đều là chữ ký tươi của anh Sinh, anh Minh.
Ai cũng biết, hệ thống kinh tế, kế toán ở Việt Nam được sắp xếp, tổ chức hết sức chặt chẽ. Tiền rót về cục Điện ảnh là tiền từ ngân sách Nhà nước, phải nằm ở kho bạc, không phải nằm ở ngân hàng thương mại, mà muốn chuyển tiền từ kho bạc sang ngân hàng thương mại để rút không phải dễ. Anh Sinh là chủ tài khoản, phải đăng ký chữ ký ở kho bạc, muốn rút phải có quyết định phân bổ ngân sách, hay hợp đồng kinh tế, rồi mới có lệnh chuyển tiền, trong đó có nhiều chữ ký của các thành viên liên quan.
Việc rút tiền được thực hiện kéo dài từ cuối năm 2009 đến hết quý 1/2011 mới bị phát hiện. Trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính, hàng tháng, hàng quý, ngân hàng hay kho bạc thường thông báo cho đơn vị chủ tài khoản biết dòng tiền chuyển đi, chuyển về, tiền tiêu như thế nào, tiền còn bao nhiêu. Theo thông lệ, hàng năm, cứ đến hết 31/12 là mọi cơ quan, đơn vị trong hệ thống quản trị Nhà nước phải báo cáo quyết toán, xuất toán với cơ quan quản lý tài chính cấp trên. Nếu tiền không tiêu hết phải báo cáo trả lại, hoặc chuyển sang kế hoạch năm sau, sau khi đã có quyết định duyệt phân bổ ngân sách.
Nếu bị lừa thì chỉ bị lừa một vài vụ hoặc 1, 2 tháng phải phát hiện ra ngay để còn khắc phục hậu quả, đằng này, sự việc kéo dài qua 3 năm, thời gian đâu có ít. Anh Minh nói trong buổi họp báo cứ dửng dưng, coi mất 35 tỉ như là mất 3,5 triệu đồng, chẳng có ý nghĩa gì?
Điều chúng tôi, những nghệ sĩ chân chính đau, chính ở chỗ đó, ở chỗ các anh ấy không biết đau là gì, không biết xấu hổ là gì. Vào thời điểm này cả Chính phủ và Nhà nước còn đang lo chống chọi với sự phi mã của lạm phát. Đời sống của người cán bộ, công nhân viên chức, bộ đội, công an, người làm công ăn lương còn quá đạm bạc, thiếu thốn. Lương trung bình của một cán bộ, nghệ sĩ ở Hãng phim tài liệu chúng tôi được trên dưới 3 triệu đồng/tháng. Đấy là được ưu ái nhất trong ngành điện ảnh đấy.
Nếu bị lừa thì chỉ bị lừa một vài vụ hoặc 1, 2 tháng phải phát hiện ra ngay để còn khắc phục hậu quả, đằng này, sự việc kéo dài qua 3 năm, thời gian đâu có ít. Anh Minh nói trong buổi họp báo cứ dửng dưng, coi mất 35 tỉ như là mất 3,5 triệu đồng, chẳng có ý nghĩa gì?
Điều chúng tôi, những nghệ sĩ chân chính đau, chính ở chỗ đó, ở chỗ các anh ấy không biết đau là gì, không biết xấu hổ là gì. Vào thời điểm này cả Chính phủ và Nhà nước còn đang lo chống chọi với sự phi mã của lạm phát. Đời sống của người cán bộ, công nhân viên chức, bộ đội, công an, người làm công ăn lương còn quá đạm bạc, thiếu thốn. Lương trung bình của một cán bộ, nghệ sĩ ở Hãng phim tài liệu chúng tôi được trên dưới 3 triệu đồng/tháng. Đấy là được ưu ái nhất trong ngành điện ảnh đấy.
Vậy mà mất 42 tỉ, bằng 2,1 triệu đô la, các anh ấy chẳng mảy may xót xa, chẳng xin từ chức, chẳng chịu lánh mặt ngồi một chỗ, còn đi khắp nơi công bố bản tin "Cục Điện ảnh chúng tôi bị lừa". Bên cạnh đó những người lãnh đạo trực tiếp cấp trên của các anh ấy thì im hơi, lặng tiếng như chưa từng bao giờ nghe được, đọc được cái tin "Kế toán Phạm Thanh Hải Cục Điện ảnh ôm 42 tỉ đồng bỏ trốn?" Thật xót xa và vô cùng thương tổn!
Hạnh Phương
Hạnh Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét