Tưởng niệm 10 năm Hòa thượng Thích Tâm Thanh
Tưởng niệm 10 năm Hòa thượng thượng Tâm hạ Thanh, Nguyên Phó BTS GHPGVN tỉnh Lâm Đồng, Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường TCPH tỉnh Lâm Đồng, khai sơn Vĩnh Minh Tự Viện, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng viên tịch (12/2 năm Giáp Thân 2004, 12/2 năm Giáp Ngọ 2014) .Đại lễ sẽ được long trọng tổ chức tại Vĩnh Minh Tự Viện, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng từ ngày 10/2 đến 12/2 năm Giáp Ngọ (từ ngày 10/3 đến 12/3 năm 2014) …
Sơ lượcTiểu sử của Hòa Thượng:
Hòa thượng pháp danh thượng Tâm hạ Thanh tự Giải Tịnh hiệu Chơn Nghiêm, thế danh Lê Thanh Hải sinh năm Tân Mùi ( 1932 ) tại xứ Mã Châu, xã Duy An, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Hòa Thượng xuất gia tu học. Năm 1963,
Năm 1964 Hòa thượng thọ giới Sa Di, được Hoà Thượng Long Trí ban pháp tự là Giải Tịnh và cho theo học lớp Cao Đẳng Phật Học tại Phật Học Viện Huệ Nghiêm.
Năm 1966, Hoà thượng thọ Tỳ kheo giới tại giới đàn Quảng Đức do Hoà Thượng Thích Thanh Thạnh làm đàn đầu và được Hòa Thượng Phổ Thiên cho hiệu là Chơn Nghiêm. Trong thời gian này Hòa Thượng cũng theo học tại Đại học Vạn Hạnh.
Sau khi tốt nghiệp lớp Cao Đẳng Phật Học Huệ Nghiêm khoá đầu tiên, Hòa Thượng đã trở thành một vị giảng sư nổi tiếng của Giảng Sư Đoàn Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Năm 1970, Hòa Thượng về nhận chức Chánh đại diện GHPGVNTN khu Bảy Hiền – Gia Định
Năm 1971, Hòa Thượng lên Đại Ninh thăm Hòa Thượng thượng Thiền hạ Tâm – giáo thọ trưởng trường Phật Học Huệ Nghiêm đang nhập thất tại trú xứ Hương Nghiêm. Hòa Thượng được Hoà Thượng Thiền Tâm giới thiệu và nhận một quả đồi phía trên tu viện Hương Nghiêm do phật tử Mười hiến cúng. Hòa Thượng bắt đầu xây dựng một thạch thất nơi núi rừng hoang vắng này để về tịnh dưỡng sau những ngày đi thuyết pháp và làm Phật sự khắp nơi. Sau lễ Phật đản 1973, Hòa Thượng đã về Đại Ninh nhập thất tu tập thiền định và một mình lặng lẽ với công án tử sinh.
Đầu năm 1975, tình hình chính sự đất nước có sự biến đổi, Hòa Thượng đã quyết định rời thất một thời gian về lại Phổ Hiền cùng với đồng bào Quảng Nam đồng cam cộng khổ vượt qua cơn lửa binh ly loạn.
Năm 1964 Hòa thượng thọ giới Sa Di, được Hoà Thượng Long Trí ban pháp tự là Giải Tịnh và cho theo học lớp Cao Đẳng Phật Học tại Phật Học Viện Huệ Nghiêm.
Năm 1966, Hoà thượng thọ Tỳ kheo giới tại giới đàn Quảng Đức do Hoà Thượng Thích Thanh Thạnh làm đàn đầu và được Hòa Thượng Phổ Thiên cho hiệu là Chơn Nghiêm. Trong thời gian này Hòa Thượng cũng theo học tại Đại học Vạn Hạnh.
Sau khi tốt nghiệp lớp Cao Đẳng Phật Học Huệ Nghiêm khoá đầu tiên, Hòa Thượng đã trở thành một vị giảng sư nổi tiếng của Giảng Sư Đoàn Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Năm 1970, Hòa Thượng về nhận chức Chánh đại diện GHPGVNTN khu Bảy Hiền – Gia Định
Năm 1971, Hòa Thượng lên Đại Ninh thăm Hòa Thượng thượng Thiền hạ Tâm – giáo thọ trưởng trường Phật Học Huệ Nghiêm đang nhập thất tại trú xứ Hương Nghiêm. Hòa Thượng được Hoà Thượng Thiền Tâm giới thiệu và nhận một quả đồi phía trên tu viện Hương Nghiêm do phật tử Mười hiến cúng. Hòa Thượng bắt đầu xây dựng một thạch thất nơi núi rừng hoang vắng này để về tịnh dưỡng sau những ngày đi thuyết pháp và làm Phật sự khắp nơi. Sau lễ Phật đản 1973, Hòa Thượng đã về Đại Ninh nhập thất tu tập thiền định và một mình lặng lẽ với công án tử sinh.
Đầu năm 1975, tình hình chính sự đất nước có sự biến đổi, Hòa Thượng đã quyết định rời thất một thời gian về lại Phổ Hiền cùng với đồng bào Quảng Nam đồng cam cộng khổ vượt qua cơn lửa binh ly loạn.
Năm 1976 , Hòa Thượng lại trở về vận động tổ chức trùng tu chùa Phổ Hiền thành ngôi chùa khang trang tráng lệ. Xong việc lại về Đại Ninh tỉnh tu.
Năm 1978, Hòa Thượng về trùng tu chùa Ba Phong và từ đó về sau Ngài góp phần trùng tu rất nhiều ngôi chùa tại quê hương Duy Xuyên – Quảng Nam.
Năm 1988, Hoà Thượng quyết định xây chùa ngay phía trên tịnh thất Chơn Nghiêm lấy hiệu là Vĩnh Minh Tự Viện với ý xiển dương giáo pháp Tịnh Độ của ngài Vĩnh Minh Diên Thọ – tổ thứ 6 của Tịnh Độ tông, một phần lấy ý ghép tên tổ Vĩnh Gia – một vị tổ sư cận đại tại Quảng Nam và tổ Minh Hải – tổ sư khai sơn môn phái chúc Thánh.
Năm 1995, Hòa Thượng lại vận động đại trùng tu Vĩnh Minh Tự Viện, từ đó về sau cứ mỗi năm Hòa thượng lại khánh thành một công trình nhân ngày kỵ tổ Phổ Thiên: Giảng đường, Khánh đường, Tăng xá, Pháp bảo, các tượng đài, Bảo tháp v.v… khiến Vĩnh Minh Tự Viện trở thành một Tòng lâm nổi tiếng với cảnh trí hài hoà u nhã.
Sáng ngày 30/2/Giáp Thân, Hoà Thượng cảm thấy tứ đại bất an và sức khỏe dần suy yếu. Biết cơ duyên hóa độ của mình đã mãn nên ngày mồng 5 tháng 2 nhuận năm Giáp Thân, Hòa Thượng cho gọi Đại Đức Nguyên Hiền – trụ trì Vĩnh Minh Tự Viện cũng như hàng môn đồ vào tịnh thất dặn dò mọi việc, khuyến tấn tu hành cũng như hướng dẫn Phật tử tu học. Dặn dò xong Hòa Thượng đã chắp tay niệm to danh hiệu A Di Đà Phật như một cách Yết Ma và Ngài đã an nhiên xả báo thân vào lúc 6 giờ 15 phút sáng ngày 13 tháng 2 nhuần năm Giáp Thân nhằm ngày 2 tháng 4 năm 2004 thọ 72 thế tuế và trảI qua 40 mùa kiết hạ An Cư.
Sáng ngày 30/2/Giáp Thân, Hoà Thượng cảm thấy tứ đại bất an và sức khỏe dần suy yếu. Biết cơ duyên hóa độ của mình đã mãn nên ngày mồng 5 tháng 2 nhuận năm Giáp Thân, Hòa Thượng cho gọi Đại Đức Nguyên Hiền – trụ trì Vĩnh Minh Tự Viện cũng như hàng môn đồ vào tịnh thất dặn dò mọi việc, khuyến tấn tu hành cũng như hướng dẫn Phật tử tu học. Dặn dò xong Hòa Thượng đã chắp tay niệm to danh hiệu A Di Đà Phật như một cách Yết Ma và Ngài đã an nhiên xả báo thân vào lúc 6 giờ 15 phút sáng ngày 13 tháng 2 nhuần năm Giáp Thân nhằm ngày 2 tháng 4 năm 2004 thọ 72 thế tuế và trảI qua 40 mùa kiết hạ An Cư.
Hòa thượng Thích Tâm Thanh, Nhà sư phạm mẫu mực
Tác giả: Nguyên Trường
Tác giả: Nguyên Trường
Nói đến giáo dục Phật giáo ta thường nói đến ba phương thức giáo dục cơ bản: khẩu giáo, ý giáo và thân giáo, trong đó, thân giáo là phương thức căn bản nhất, khó nhất bởi nó dùng chính đời sống phạm hạnh của người thầy làm bài học cho hội chúng.
Không những trong giáo dục Phật giáo mà trong đời sống thường ngày, “thân giáo” cũng được coi trọng. Người lớn phải làm gương cho con trẻ thì sự giáo dục mới thành. Trong xã hội mà bốn hạng người là bậc làm cha làm mẹ, bậc làm thầy, quan chức và chức sắc tôn giáo mà không làm gương thì xã hội ấy tất đại loạn.
Và khi bàn đến thân giáo trong giáo dục Phật giáo thì tôi lại tưởng nhớ đến Hòa thượng Thích Tâm Thanh. Hòa thượng tự Giải Tịnh, đạo hiệu Chơn Nghiêm, khai sơn Vĩnh Minh Tự Viện, một ngôi chùa được đông đảo khách thập phương biết đến tại trú xứ Hương Nghiêm, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, nơi được xem là làng chùa lớn nhất Việt Nam hiện nay với hàng trăm Tăng Ni đang tu học ở hai thôn nhỏ bé bên dòng sông Đại Ninh hiền hòa thơ mộng. Tôi không có cơ may được Hòa thượng dạy học lúc Thầy còn tại thế, chỉ có duyên được gần gũi Thầy và được nghe nhiều câu chuyện về Thầy trong những ngày tháng là cư sĩ ở chùa. Nhưng chừng đó cũng đủ khắc sâu trong tôi hình ảnh của một bậc Cao Tăng thạc đức và một nhà sư phạm mẫu mực.
Bỏ qua danh tiếng của một vị giảng sư Viện Hóa Đạo từ trước năm 1975. Bỏ qua tài năng và đức độ của một giáo thọ trường Trung cấp Phật học tỉnh Lâm Đồng. Trong đời sống thường nhật, ở Hòa thượng toát lên những phẩm chất đặc biệt của một người thầy: mô phạm, uyên bác và có khả năng truyền cảm hứng. Và hơn hết, là một bậc chân tu, Thầy hành trì giới luật nghiêm ngặt tới độ …giữ giới với Thầy đã trở thành một nghệ thuật sống.
Những Phật tử gần gũi dường như đã thuộc lòng thời khóa tu học và hoằng pháp của Thầy bởi qua bao nhiêu năm tháng không có nhiều thay đổi. Mỗi ngày ba thời Thầy thắp hương đủ các bàn Phật, bàn Tổ, bàn linh và mộ cụ thân sinh. Ngày nào cũng vậy, cứ đúng bốn giờ sáng là tiếng chuông trầm lại vang ra trong tịnh thất và thi thoảng lại ngân lên một lần cho đến khi tất cả chim chóc quanh vườn rộn tiếng hát thanh tân. Vào mùa an cư, buổi sáng Thầy có thêm thời nhập thất từ bảy giờ rưỡi đến mười một giờ. Chiều chiều Tăng Ni khắp trú xứ Hương Nghiêm lại tụ hội về lớp học gia giáo để được Thầy dạy về Kinh, Luật, Luận, chữ Hán, tiếng Anh v.v… Trú xứ nhờ đó mà trở nên đầy sinh khí như một “đại tòng lâm” nho nhỏ giữa hai thôn Thiện Chí – Phú An bên dòng Đại Ninh trầm mặc. Thời buổi gạo châu củi quế, đại chúng thường phải ra đồng để tự chăm lo đời sống, lúc đó Thầy dùng cụm từ rất thi vị là “chấp tác nông thiền” trong lịch sinh hoạt. Vào mùa vụ có tới hàng chục nhân công, dù việc đồng áng có gấp gáp đến mấy, cứ đúng giờ là Thầy bỏ mọi công việc để về quá đường. Kể cả những ngày lễ hội, tiếp khách hay dù bất cứ lý do gì đại chúng cũng không được phép trể nãi thời pháp này. Năm này qua năm khác, không vì Phật sự đa đoan, không vì thế sự đổi thay mà Thầy thay đổi nề nếp tu hành.
Uy nghiêm mà giản dị, oai lực mà gần gũi, uyên bác mà khiêm cung, Thầy là một giảng sư đặc biệt có sức hút với người nghe, là một người thầy cao cả của hàng đệ tử và là một chỗ dựa tâm linh vững chãi của Phật tử xa gần. Lúc nào Thầy cũng hết mình với sự nghiệp giáo dục: tham gia mở trường rồi làm Giám đốc trường Bồ Đề Hạnh Đức ở Tân Bình trước 1975, ngược xuôi các tỉnh thành giảng pháp, dạy học, hết chăm lo cho sinh hoạt của tổ chức Gia đình Phật tử rồi miệt mài với những lớp học gia giáo tại chùa, rồi dấn thân vào sự hình thành và phát triển của giáo dục Phật giáo Lâm Đồng trước bao nhiêu khó khăn và nghịch cảnh. Vì tài năng, tâm huyết và nhân cách của Thầy mà với nhiều người Thầy là một nhà sư phạm mẫu mực. Nếu có thể nói một cách ngắn gọn điều gì đó về Thầy thì có thể nói sự nghiệp của Thầy gói tròn trong dòng chữ: “Hối nhân bất quyện”.
Phàm người thành công trong đời chỉ đơn giản là người có mặt đúng lúc và đúng chỗ. Thầy là người như thế. Khi ngôi nhà chánh pháp gặp nạn, Thầy dấn thân tranh đấu. Tác phẩm “Việt Nam Phật giáo sử luận” của Nguyễn Lang còn nhắc tên “chú Thanh Hải” (thế danh của Hòa thượng) khi Thầy bị vào tù, ra khám, bị tra tấn dã man để bảo vệ Phật pháp trong Pháp nạn 1963. Khi đồng bào rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc, Thầy xoắn tay áo cứu tế, chở che. Người dân khu Bảy Hiền ở Tân Bình, Sài Gòn còn chưa quên hình ảnh của Tỳ kheo Thích Tâm Thanh hết lòng với đồng bào trong những ngày bom rơi đạn lạc trước giải phóng. Khi mãn cuộc thế sự, Thầy lên núi tĩnh tu trau dồi đạo hạnh, truyền bá Phật pháp, xây cầu mở đường, đào tạo Tăng Ni. Và khi đã làm tròn sứ mạng hoằng dương chánh pháp, Thầy thong dong khép cửa trước mọi sự đổi thay để trở về với bản thể uyên nguyên của một bậc Cao Tăng đắc đạo. Giới đức thanh cao và đạo hạnh sáng ngời của Thầy đã trở thành bài học “thân giáo” tuyệt vời cho đàn hậu thế. Thiển nghĩ, nếu hàng Tăng Ni trẻ ngày nay chỉ noi theo một phần giới đức của những bậc tiền bối như Hòa thượng thì không lo gì ngôi nhà Phật giáo lung lay, bởi giới đức của Tăng già chính là rường cột căn bản nhất của ngôi nhà chánh pháp.
Mùa xuân năm Giáp Thân 2004, chiều ba mươi Tết, một cư sĩ như tôi có diễm phúc lớn lao được Thầy cho gọi vào thất đảnh lễ lúc Thầy đã nhập thất vĩnh viễn tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, và đó là lần đảnh lễ cuối cùng. Thầy đã căn dặn tôi về tư cách của một người con trong gia đình, một người thầy giáo trong xã hội và một người Phật tử tại gia. Vì những lời ấy mà có đi đâu, làm gì, trong cuộc nhân sinh tôi vẫn thấy trên mình thấp thoáng một nếp áo nâu sòng.
Tưởng nhớ Thầy, tôi lại muốn mượn đoạn Kinh Pháp cú mà Thầy thường dùng trong các bài giảng để ca ngợi hành trạng của Thầy:
“Mùi hương của các loài hoa, dù là hoa Chiên Đàn, hoa Đa Già La, hay hoa Mạc Lỵ đều không thể bay ngược gió, chỉ có mùi hương Đức Hạnh của người chân chính, tuy ngược gió vẫn bay khắp muôn phương”.
Mười năm Thầy đi xa, Chơn Nghiêm Bảo Tháp còn đó, tiếng chuông trầm còn đây, và Đức Hạnh của Thầy đã lan tỏa mười phương để chánh pháp mà Thầy một đời hành trì và truyền dạy sẽ trường tồn miên viễn.
Tưởng niệm 10 năm ngày Hòa thượng viên tịch không chỉ là hoạt động tưởng niệm một bậc lương đống của Phật giáo Lâm Đồng nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung, mà còn là cách để xiển dương chánh pháp, đề cao tầm quan trọng của việc trau dồi giới đức và sự nghiệp giáo dục Tăng Ni khi mùa Đại lễ Vesak Phật lịch 2558 đang đến gần. Với ý nghĩa đó, hàng Phật tử tại gia chúng con xin hướng về cao nguyên để đảnh lễ Giác linh Hòa thượng và cầu nguyện cho tất cả chúng sanh tề thành Phật đạo.
Nam mô Vĩnh Minh đường thượng, tự Lâm Tế chánh tông, tứ thập tam thế, húy thượng Tâm hạ Thanh, tự Giải Tịnh, hiệu Chơn Nghiêm, Giác linh Hòa thượng thùy từ chứng giám.
TP. Hồ Chí Minh, Xuân Giáp Ngọ 2014
Nguyên Trường – Trần Phước Lĩnh
CHƯƠNG TRÌNH LỄ TƯỞNG NIỆM 10 NĂM NGÀY CỐ HÒA THƯỢNG
THƯỢNG TÂM HẠ THANH – KHAI SƠN VĨNH MINH TỰ VIỆN TỊCH.
• Ngày 10 tháng 02 năm Giáp Ngọ (10/03/2014).
- 06h00: Lễ hưng tác thượng Phan
- 08h00: Lễ khai kinh bạch Phật
- 09h00: Khải thỉnh Tiêu Diện Đại sĩ
- 10h00: Cúng Ngọ
- 11h00: Thọ Trai
- 14h00: Tụng kinh Vô Lượng Thọ
- 16h00: Đăng đàn bạt độ giải oan
- 19h00: Thuyết pháp
• Ngày 11 tháng 02 năm Giáp Ngọ (11/03/2014).
- 07h00: Lễ thế phát xuất gia.
- 08h00: Lễ cung nghinh 500 tượng Phật A Di Đà tôn trí trong Vạn Phật Điện
- 09h00: Cúng Ngọ
- 10h00: Lễ cung tiến Giác linh Tôn sư
- 11h00: Thọ trai
- 13h30: Đăng đàn chẩn tế
- 18h00: Pháp hội tụng kinh Di Giáo (với sự tham dự của 1000 Tăng Ni).
- 20h00: Lễ nhiễu tháp cố Hòa thượng Tôn sư
• Ngày 12 tháng 02 năm Giáp Ngọ (12/03/2014).
- 07h00: Cung nghinh Chư tôn Thiền đức quang lâm
- 08h00: Chương Trình Lễ Tưởng Niệm Tôn Sư.
- 10h00: Đại lễ cúng dường Trai Tăng (Thiên tăng hội)
- 12h00: Hoàn mãn.
- 06h00: Lễ hưng tác thượng Phan
- 08h00: Lễ khai kinh bạch Phật
- 09h00: Khải thỉnh Tiêu Diện Đại sĩ
- 10h00: Cúng Ngọ
- 11h00: Thọ Trai
- 14h00: Tụng kinh Vô Lượng Thọ
- 16h00: Đăng đàn bạt độ giải oan
- 19h00: Thuyết pháp
• Ngày 11 tháng 02 năm Giáp Ngọ (11/03/2014).
- 07h00: Lễ thế phát xuất gia.
- 08h00: Lễ cung nghinh 500 tượng Phật A Di Đà tôn trí trong Vạn Phật Điện
- 09h00: Cúng Ngọ
- 10h00: Lễ cung tiến Giác linh Tôn sư
- 11h00: Thọ trai
- 13h30: Đăng đàn chẩn tế
- 18h00: Pháp hội tụng kinh Di Giáo (với sự tham dự của 1000 Tăng Ni).
- 20h00: Lễ nhiễu tháp cố Hòa thượng Tôn sư
• Ngày 12 tháng 02 năm Giáp Ngọ (12/03/2014).
- 07h00: Cung nghinh Chư tôn Thiền đức quang lâm
- 08h00: Chương Trình Lễ Tưởng Niệm Tôn Sư.
- 10h00: Đại lễ cúng dường Trai Tăng (Thiên tăng hội)
- 12h00: Hoàn mãn.
Hình ảnh Vĩnh Minh Tự Viện
Tháp bia Cố HT
Bài viết liên quan:
- Tang lễ Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
- Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh tân viên tịch
- Buôn Ma Thuột họp triển khai Đại lễ Phật Đản PL.2558 – 2014
- Khóa tu tam thời hệ niệm tại Chùa Viên Sơn
- Quảng Ninh: Đại lễ Khánh thành Chùa Ba Vàng
- Lễ hội hoa đăng mừng Đại lễ Khánh thành Chùa Ba Vàng
- Ca nhạc: “Pháp Đăng Rạng Ngời” tưởng niệm 60 năm Tổ sư Minh Đăng Quang
- Kết thúc Đại lễ tưởng niệm 60 năm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng
- GHPGVN trang nghiêm tưởng niệm 60 năm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng
- Tạp chí Phật giáo Nguyên Thủy họp mặt đầu năm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét