Con đường học vấn của tân Tổng thống Pháp Flancois Hollande
Thứ sáu 11/05/2012 07:21
(GDVN) - Francois
Gerard Georges Hollande trở thành tổng thống thứ 7 của Pháp sau khi
chiến thắng đối thủ nặng ký là ông Nicolas Sarkozy trong cuộc bầu cử
vòng 2 diễn ra ngày 6 tháng 5 vừa qua với 52% số phiếu bầu. Sự nghiệp
chính trị, con đường học vấn cũng như các câu chuyện xung quanh cuộc đời
vị lãnh đạo mới của nước Pháp này đang trở thành để tài nóng hổi đối
với công luận.
Học tiếng Anh Online với TiếngAnh123.Com – giúp bạn giỏi tiếng Anh |
Tổng thống Francois Hollande sinh ngày
12/6/1954 trong một gia đình trung lưu tại Upper Normandy. Mẹ ông - bà
Nicole Frederique Marguerite Tribert hoạt động trong lĩnh vực công tác
xã hội, còn cha George Gustave Hollande lại là một bác sỹ tai - mũi-
họng. Tên họ “Hollande” được cho là bắt nguồn từ thế kỷ thứ 16 khi tổ
tiên của dòng họ này di cư từ Hà Lan sang đất Pháp và lấy tên cố quốc
làm họ để nhớ về quê hương.
Hồi nhỏ, cậu bé Francois phải chịu
đựng người cha hết sức độc đoán - ông George Gustave Hollande - một
chính trị gia cũng từng chạy đua trong các cuộc bầu cử cấp địa phương
với tư tưởng cánh tả cực đoan và phải hứng chịu không ít búa rìu dư
luận. Thậm chí, ông còn phải đưa cả gia đình chuyển tới định cư tại
Neuilly - một thị trấn nằm về phía Tây của nước Pháp. Mẹ Francois cũng
giành khá nhiều sự quan tâm trên lĩnh vực chính trị và có tư tưởng cánh
hữu trái chiều với chồng. Chỉ một năm trước khi mất, bà vẫn còn tham gia
tranh cử cho Đảng Xã hội trong cuộc bầu cử quốc hội 2008.
Giống như phần lớn các Tổng thống
Pháp, Francois Hollande sở hữu những thành tích học tập nổi bật thời
sinh viên trên giảng đường đại học. Ông từng học cao trung tại trường
nội trú Saint Jean - Batiste de La Selle. Sau đó, ông học trường quản lý
kinh doanh hàng đầu của Pháp - HEC và tốt nghiệp cử nhân ngành luật.
Ông cũng từng là sinh viên của trường Hành chính Quốc gia ENA và Viện
Nghiên cứu Chính trị Paris. Cậu sinh viên Hollande không chỉ có thành
tích học tập tốt tại trường mà còn tích cực tham gia các hoạt động chính
trị. Francois từng làm tình nguyện viên trong chiến dịch tranh cử ghế
tổng thống của ông Francois Mitterrand vào năm 1974.
Năm 1979, Hollande gia nhập Đảng Xã
hội và nhanh chóng được lòng vị cố vấn cấp cao của ông Mitterrand-
Jacques Attali. Năm 1981, ông Attali đã sắp xếp để Hollande tham gia
cuộc bầu cử quốc hội Pháp nhưng không thành công. Sau đó, ông trở thành
cố vấn đặc biệt của tân Tổng thống bấy giờ là ông Mitterrand trước khi
đầu quân dưới chướng vị phát ngôn viên chính phủ - ông Max Gallo.
Trước khi trở thành Tổng thống Pháp,
Francois Hollande đã nếm trải không ít thất bại trên nghị trường. Năm
2002, trong cương vị lãnh đạo của đảng Xã hội với sức ảnh hưởng khá lớn
tại quốc hội cũng như chính phủ, Hollande đã không thể đưa Thủ tướng
Lionel Jospon vào tới vòng 2 của cuộc bầu cử Tổng thống. Sau đó, vào năm
2007, khi vẫn còn giữ cương vị lãnh đạo trong đảng Xã hội, Hollande lại
tiếp tục bất lực trong việc đoàn kết quân đội dưới ngọn cờ của bà
Ségolène Royal và để vợ mình bị đánh bại bởi ông Nicolas Sarkozy trong
cuộc đua vào ghế Tổng thống với 53% số phiếu bầu.
Ông Hollande và đối thủ cạnh tranh Nicolas Sarkozy |
Francois Hollande được xem là một chính
trị gia niềm nở mà điềm tĩnh, trái ngược với tính cách mạnh mẽ của đối
thủ nặng ký tại cuộc bầu cử vừa qua - ông Nicolas Sarkozy. Nhiều người
bàn cãi về sở thích đi làm bằng một chiếc xe ga của Tổng thống Hollande.
Người đàn ông có phong cách sống giản dị, bình dân này cũng từng có
thời gian cố cải thiện hình ảnh của mình trước công luận bằng việc chau
chuốt vẻ bề ngoài. Ông trải qua một chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, đeo
kính với thiết kế riêng cho gương mặt của mình và lựa chọn các bộ trang
phục xứng tầm với vị thế của ông trên nghị trường.
Chuyện đời tư của tân Tổng thống Hollande có không ít ồn ào khi chia tay với vợ mình là Ségolène Royal - đối thủ của chính ông trong đảng Xã hội, cũng là người bạn đời đã có với ông bốn đứa con. Họ chưa từng chính thức kết hôn do điều lệ quốc hội Pháp không cho phép vợ chồng làm đại biểu chung nhiệm kỳ. Trước đó, cả hai đã có 27 năm chung sống tốt đẹp và hỗ trợ nhau rất nhiều trong công việc. Mới đây, ông đã công khai mối quan hệ với nhà báo chính trị xinh đẹp Valérie Trierweiler.
Chuyện đời tư của tân Tổng thống Hollande có không ít ồn ào khi chia tay với vợ mình là Ségolène Royal - đối thủ của chính ông trong đảng Xã hội, cũng là người bạn đời đã có với ông bốn đứa con. Họ chưa từng chính thức kết hôn do điều lệ quốc hội Pháp không cho phép vợ chồng làm đại biểu chung nhiệm kỳ. Trước đó, cả hai đã có 27 năm chung sống tốt đẹp và hỗ trợ nhau rất nhiều trong công việc. Mới đây, ông đã công khai mối quan hệ với nhà báo chính trị xinh đẹp Valérie Trierweiler.
Hiện ông Francois Hollande đang là
niềm hy vọng mới của nước Pháp. Ông được cựu Tổng thống của đảng Bảo thủ
- Jacques Chirac hết lời ca ngợi như một nhà chính trị thực sự có khả
năng vượt qua ranh giới đảng phái. Với chủ chương ôn hoà, Tổng thống
Hollande đang có những chính sách thể hiện nỗ lực giải quyết các tồn
đọng kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng như vấn đề nợ công và nhập cư.
Ông đề xuất việc đánh thuế thu nhập cao đối với những người kiếm được
trên 1 triệu euro mỗi năm. Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị tuyển thêm
60.000 giáo viên mới để củng cố hệ thống giáo dục - chính sách nền tảng
đối với sự phát triển kinh tế của toàn đất nước.
Không dừng lại ở đó, vị tân Tổng thống còn tuyên bố sẽ đàm phán lại hiệp ước tăng trưởng tài chính do cựu Tổng thống Sarkozy ký với Liên minh Châu Âu. Tuy hiện những người ủng hộ ông Sarkozy đang coi các định hướng của Francois Hollande là những ý tưởng điên rồ, song cũng không ít chính khách đánh giá cao những nỗ lực của ông, coi đó là những thay đổi mạo hiểm nhưng cần có để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Pháp.
Không dừng lại ở đó, vị tân Tổng thống còn tuyên bố sẽ đàm phán lại hiệp ước tăng trưởng tài chính do cựu Tổng thống Sarkozy ký với Liên minh Châu Âu. Tuy hiện những người ủng hộ ông Sarkozy đang coi các định hướng của Francois Hollande là những ý tưởng điên rồ, song cũng không ít chính khách đánh giá cao những nỗ lực của ông, coi đó là những thay đổi mạo hiểm nhưng cần có để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Pháp.
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT
|
|
Vụ Nghiên cứu sinh kéo dài 9 năm: Quy định của Bộ đang bị "bóp méo"? |
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét