Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Lửa tam muội-góc nhìn khoa học và Phật giáo

31/05/2012 18:22:44
Theo một số tài liệu của Phật giáo, lửa tam muội là hiện tượng sinh nhiệt trong cơ thể, nhiệt độ có thể lên đến cực cao. Khoa học cũng đã lý giải hiện tượng này dưới cái tên năng lượng hoặc điện từ.
Vật thể là năng lượng
Cách đây khoảng 75 năm, Albert Einstein đã khẳng định rằng Vật chất là Năng lượng mà công thức E = mc2 là bằng chứng. Con người là một Vật thể mà Vật thể tức là Năng lượng. Ai cũng biết trong người có nhiệt lượng, và nhiệt lượng được gọi là thân nhiệt. Nhiệt lượng là do sự hô hấp (Combustion lente) và thúc ăn có calories tạo nên.
Năng lượng được hai cơ quan vi tế và tinh xảo nhất trong các tế bào của con người tạo ra. Cơ quan thứ nhất là Mitochondrion mà tôi tạm dịch là vi năng tử, tức là những nhà máy vi ti phát sinh năng lượng và phân tử Protein F1-ATPase, hay là cánh quạt máy thiên nhiên và vi ti nhất (...)
Lửa tam muội là tên gọi nhiều pháp tu của Phật giáo

Các khoa học gia Nhật Bản loan báo khi nghiên cứu chiều sâu của tế bào, họ đã khám phá ra những cánh quạt máy thiên nhiên vi ti nhất. Họ nói rằng những cánh quạt này quay với một lực rất mạnh, và họ có thể quay phim hoạt động này.
Trong một bài đăng trong báo Thiên Nhiên, các khoa học gia tại Viện Kỹ Thuật Ðông Kinh đã tuyên bố rằng bằng cách quan sát trực tiếp sự chuyển động, họ đã nhận thấy một phân tử Protein F1-ATPase hoạt động như một cánh quạt máy vi ti nhất. Ðường kính của nó chỉ bằng một Namometer (1 phần tỉ của một thước) đang quay trong một cái “thùng” có đường kính 10 Nanometer.
Tôi không phải là một khoa học gia nên không thể đưa ra một giả thuyết với đủ dữ kiện khoa học mà chỉ ước đoán như sau:
Những vi năng tử nằm trong tế bào phát sinh năng lượng do sự ôxy hóa trong việc chế biến thức ăn tạo nên. Phân tử Protein F1-ATPase, hay những cánh quạt máy thiên nhiên vi ti quay với một lực rất mạnh để phân phối năng lượng xuất phát từ những vi năng tử đến các cơ quan trong cơ thể của con người.
Trong khoa học, năng lượng này gọi là điện từ (Electromagnetic). Bộ óc và Trung tâm thần kinh hệ là nơi tương tác với điện từ trường. Ðiện từ trưòng có trong thiên nhiên và trong cơ thể của sinh vật.
Các khoa học gia gọi Năng lượng và Ðiện từ trong khi những nhà huyền nhiệm hay đồng cốt gọi là Nhân điện. Những việc thôi miên, thần giao cách cảm, thiên lý nhãn, dùng điện não bẻ cong cái thìa, và đọc tư tưởng của người khác v.v... đều là do tác dụng của Nhân điện, Năng lượng, hay Ðiện từ trong người.
Có những người sanh đắc thông, nghĩa là bẩm sanh đã có những năng lượng không phải ai cũng có. Ví dụ có những người bay lên cây cao hay lên trần nhà, đi qua tường vách, đi trên than hồng, hoặc trong người phát ra lửa... Nhiều lắm! (Xin xem Người có năng lực siêu phàm của Ðặng Văn Thông).
Trái lại, có những người có năng lực siêu phàm là do sự tu luyện gian khổ trong nhiều năm. Ví dụ những đạo sĩ Ấn Ðộ hay Tây Tạng tu luyện trong hang đá, rừng sâu, hay trên những chóp đỉnh lạnh buốt của dãy Hy Mã Lạp Sơn.
Ngoài ra, công phu thiền định đã nâng trí tuệ của phàm phu lên đến mức tột đỉnh khiến họ trở thành những bậc thánh nhân.
Hỏa quang tam muội
Sư cô Như Thủy kể rằng sau khi Phật nhập diệt, bà Kiều Ðàm di mẫu (dì của Phật) và bà Da Du Ðà La cùng 500 ni tăng đã dùng một thứ lửa gọi là Hỏa quang tam muội để tự thiêu. Sư cô nói thêm rằng trong thế gian này có một số người tự phát ra lửa để đốt cháy thân thể của họ. Ví dụ một bác sĩ đang ngồi làm việc, bỗng trong người ông phát ra một thứ lửa đốt cháy cơ thể của ông ra tro trong khi bàn làm việc, giày dép và quần áo vẫn y nguyên.
Một phép luyện công theo Tam muội. Ảnh: Internet

Trong Lăng Kính Ðại Thừa, cụ Nghiêm Xuân Hồng kể rằng ngài Mã Minh Bồ Tát lúc thị hiện tịch diệt, ngài nhập Long Phân Tán Tam Muội, thân bay lên hư không, bay luôn và chói sáng như mặt trời trong một hồi lâu rồi là là đáp xuống mặt đất, ngồi kiết già mà thị tịch.
Trong cuốn Người có năng lực siêu phàm, tác giả Ðoàn Văn Thông kể chuyện một cậu bé nằm xuống giường, giường bốc cháy, đứng gần tấm màn, màn gió bốc cháy ...
Hai chuyện nữa của hai người tự nhiên thân thể phát ra lửa. Tác giả nói hiện tượng thân phát ra lửa đã xảy ra rất nhiều trên thế giới. Ðiều này phù hợp với lời kể của sư cô Như Thủy.
Theo tác giả, các đạo sĩ đã khổ luyện để tập trung lửa nội thân gọi là thân nhiệt. Khi thân nhiệt được đánh thức dậy, đó là Tam muội.
Qua những câu chuyện kể trên, chúng ta thử hỏi lửa Tam muội từ đâu mà có?
Lửa Tam muội là từ những vi năng tử phát ra và được những phân tử Protein F1-ATPase, hay những cánh quạt thiên nhiên vi ti đưa tới. Trường hợp vị bác sĩ tự thiêu bằng lửa trong người phát ra và những người trong cơ thể có lửa là do bẩm sinh mà có. Trường hợp những vị đạo sĩ hay những vị Bồ Tát có lửa nội thân là do tu luyện hay đắc đạo.
Ðó là trường hợp của bà Kiều Ðàm di mẫu và 500 ni tăng đã tự thiêu bằng hỏa quang tam muội. Ðó cũng là trường hợp của Mã Minh Bồ Tát đã dùng Long phân tán tam muội tự biến thành một vầng mặt trời sáng chói trước khi tịch diệt.
Cơ thể con người ta có 100 tỉ tỉ tế bào (100,000,000,000,000, hay 1014), mỗi Tế bào có khoảng 100,000 vi năng tử, tức là cơ thể chúng ta có tất cả:
100,000 x 100,000,000,000,000 = 1019, hay 10 triệu tỉ tỉ vi năng tử. Nếu biết số nhiệt lượng của mỗi vi năng tử đem nhân với 10 triệu tỉ tỉ vi năng tử, chúng ta sẽ biết tổng số nhiệt lượng trong người
Tuy nhiên, nhiệt lượng trung bình hay thân nhiệt (body temperature) của chúng ta là 98.6o F. Muốn đốt một cơ thể một con người ra tro phải mất 1,200o F.
Như vậy, bà Kiều Ðàm di mẫu cùng 500 ni tăng và vị bác sĩ nói trên đã phải dùng thân nhiệt hay lửa Tam Muội đến 1.200o F.
Vàng nóng chảy ở 1945o F, và khi luyện kim, có một loại sắt nóng chảy ở 1490o F. như vậy, lửa Tam muội có thể làm sắt nóng chảy.
Trong những trang kinh xưa đã nói có sự liên hệ giữa Vật chất và Năng lượng, và không có sự phân chia cơ bản nào giữa Tâm và Vật. Ðiều này có nghĩa là Vật chất là Năng lượng mà Einstein ngày nay đã triển khai với công thức E = mc2.
Theo Saigon News
.
Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu
.

Prank Call Soundboards | Free Movie Downloads

Truyện tranh 6 trang có 45 lỗi chính tả


- Cuốn “Ngụ ngôn về ước mơ” của NXB Kim Đồng trưng bày tại Festival truyện tranh sáng 31/ 5 có nhiều sai sót về chính tả.

Festival truyện tranh lần thứ 3 vừa được khai mạc tại thư viện Hà Nội sáng 31/5. Điều khiến nhiều độc giả bất ngờ là lỗi sai nghiêm trọng về chính tả của cuốn “Ngụ Ngôn Về Ước Mơ” (tên in hoa tất cả các chữ cái đầu).

Sáu trang của truyện được phóng to, lồng trong khung và treo ngay lối ra vào. Với số lượng ít trang như vậy nhưng sách có đến 45 lỗi chính tả như viết sai ký tự, sai dấu, viết tắt, dấu chấm, dấu phẩy...
Trao đổi với VietNamNet chiều 31/5, phó giám đốc điều hành Thư viện Hà Nội Trần Văn Hội cho biết: “Tôi rất bất ngờ và chưa biết lỗi sai của truyện tranh này. Thư viện chỉ phối hợp thực hiện Festival. Trách nhiệm chính ở đây thuộc lỗi của NXB Kim Đồng”. Ông nói “sẽ gọi ngay cho NXB Kim Đồng để kịp thời chỉnh sửa”.
6 trang truyện tranh được ghi lại:

Truyện tranh được viết in hoa 4 chữ cái đầu tiên “Ngụ Ngôn Về Ước Mơ”.




"Bước chân" lại được viết thành "bước trân"

"Trút bỏ" lại được viết thành "chút bỏ".


“Kiếm ăn” lại được viết thành “kiến ăn”.


  • Văn Chung

Tác giả vở 'cây lêu': ‘Tôi sai sót nhưng tôi đúng’


Cập nhật lúc :8:18 PM, 31/05/2012
(ĐVO) Bà Đặng Thị Lanh, tác giả cuốn vở Tiếng Việt 1 bị sai chính tả, thừa nhận có sai sót khi không đòi xem chế bản trước khi in, nhưng tin là bản gốc của mình không sai.
>>> Tác giả cuốn "cây lêu" nguyên là Vụ phó thuộc Bộ GDĐT?
>>> Chưa ai nhận trách nhiệm sai sót trong vở Tiếng Việt lớp 1

Cuốn “Vở luyện tập Tiếng Việt 1”, do Nhà xuất bản Đà Nẵng chịu trách nhiệm xuất bản, có một số lỗi sai chính tả nghiêm trọng (Xem chi tiết >>>). Đến nay, NXB Đà Nẵng vẫn chưa xác định được nguyên nhân và xử lý những người có liên quan. Đất Việt đã phỏng vấn bà Đặng Thị Lanh, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) – tác giả cuốn vở, để làm rõ thông tin.

Những lỗi sai chính tả trong cuốn "Vở luyện tập Tiếng Việt 1".

- Bà nói gì về những sai sót trong sản phẩm luyện tập tiếng Việt dành cho học sinh lớp 1 do bà là tác giả?

- Thực sự tôi rất buồn và lấy làm tiếc khi xảy ra những lỗi sai nghiêm trọng trong cuốn “Vở luyện tập Tiếng Việt 1” trên. Tôi thừa nhận mình đã mắc sai sót và chủ quan khi không đòi kiểm tra chế bản lần cuối trước khi nó được in. Nhưng tôi tin tưởng là tôi không thể mắc những lỗi sai “giỗ” thành “dỗ”, “cây nêu” thành “cây lêu”. Tôi đã có 38 năm nghiên cứu và giảng dạy về ngữ âm tiếng Việt nên khó có thể mắc lỗi sai nghiêm trọng như vậy được. Tôi bị “tai bay vạ gió”.

- Khẳng định mình không sai, bà chỉ cần đưa ra bản gốc cuốn vở do bà viết là mọi chuyện sẽ rõ ràng, sẽ chứng minh được không phải lỗi của bà?

- Thú thật là nếu tôi còn giữ được bản thảo gốc thì mọi chuyện đã không phức tạp thế này. Do không quen sử dụng máy tính nên bản thảo tôi viết tay trên giấy và đã nộp cho bên đối tác là Nhà sách Kim Hoa. Khi vụ việc đáng tiếc này xảy ra, tôi đã lập tức liên hệ với bên nhà sách Kim Hoa để yêu cầu họ đưa lại bản thảo gốc của tôi để chứng thực mọi việc. Nhưng họ không trả lại cho tôi với lý do là bản thảo đó đã thất lạc trong quá trình dọn dẹp giấy tờ, hồ sơ. Vì thế, tôi nói tôi không sai thì có người không tin, vì tôi chưa đưa ra được bằng chứng.

- Như vậy là bà không làm việc trực tiếp với NXB Đà Nẵng để in cuốn vở này mà thông qua một đơn vị khác?

- Khoảng năm 2003 – 2004, ông Nguyễn Mạnh Dũng là đại diện cho Nhà sách Kim Hoa đã đặt hàng và kí hợp đồng trọn gói với tôi để tôi viết cuốn “Vở luyện tập Tiếng Việt 1”. Nghĩa là tôi nhận tiền thù lao một lần, sau đó việc sử dụng, in ấn, tái bản là toàn quyền của nhà sách Kim Hoa.

Tác giả Đặng Thị Lanh: "Tôi đã có 38 năm nghiên cứu và giảng dạy về ngữ âm tiếng Việt nên khó có thể mắc lỗi sai nghiêm trọng như vậy được". Ảnh: Duy Minh.
Thời gian cũng đã gần chục năm nên tôi cũng không để ý cuốn vở đó đã được in ấn hay tái bản bao nhiêu lần. Ngay cả cuốn vở có sai sót lần này, đến bây giờ, tôi vẫn chưa cầm trong tay. Vì cuốn vở đó không phải xuất bản lần đầu nên tôi càng có cơ sở để tin là lỗi không phải của mình. Bởi nếu sai từ đầu do tôi thì sao suốt thời gian dài qua, không ai phát hiện ra?

- Bà tin mình không sai nhưng cuốn vở khi đến tay độc giả đã bị sai chính tả. Vậy theo bà, nguyên nhân gây nên sai sót trên là do ai, ở khâu nào?

- Tôi đã gọi điện cho chị Kim Nhị (biên tập viên biên tập “Vở luyện tập Tiếng Việt 1” – PV) để hỏi xem chị và bên NXB Đà Nẵng có chỉnh sửa gì bản thảo gốc của tôi không. Chị Nhị không xác nhận gì và nói lãnh đạo NXB đang điều tra xác định nguyên nhân.

Tôi là người trong cuộc nên có lẽ tôi đưa ra ý kiến sẽ không khách quan. Nhưng có thể ở khâu chế bản đã “tự tin mình đúng” nên chỉnh sửa lại các từ trên, dẫn đến sai sót trong sản phẩm xuất bản cuối cùng. Tôi rất nóng ruột chờ kết luận cuối cùng của bên chịu trách nhiệm là NXB Đà Nẵng.

- Sau khi vụ việc xảy ra, phía nhà sách Kim Hoa và NXB Đà Nẵng đã liên hệ để làm rõ mọi việc với bà chưa?

- Họ không liên hệ trước mà chính tôi phải gọi cho họ để mong muốn làm rõ sai sót trên. Bên nhà sách Kim Hoa thì như tôi đã nói ở trên, họ không trả lại bản thảo gốc cho tôi.

Còn bên NXB Đà Nẵng thì khá khó khăn tôi mới lấy được số điện thoại của ông giám đốc Trương Công Báo. Đến khi tôi gọi điện thì lần đầu tiên ông Báo mới biết tôi là tác giả cuốn vở đó. Ông Báo đã trả lời tôi một cách rất nghiêm túc và hứa sẽ làm rõ mọi việc, tìm ra đúng nguyên nhân gây nên sai sót.

Bên NXB cho tôi biết, họ sẽ họp về vụ việc này vào chiều 31/5 và sẽ sớm đưa ra kết luận chính thức.

- Vụ việc lần này có ảnh hưởng gì đến cuộc sống và công việc của bà không?

- Suốt mấy ngày hôm nay, tôi ăn ngủ không yên. Dù tôi tin là không phải lỗi của mình nhưng vụ việc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của tôi. Nhiều người không hiểu các khâu để cho ra một cuốn sách sẽ nghĩ ngay lỗi sai là của tác giả. Nhiều người, nhiều cơ quan đã, đang hoặc sẽ làm việc với tôi, liên hệ với tôi để viết sách chắc chắn sẽ có nghi ngại.

Thật trớ trêu là vụ việc sai chính tả này lại liên quan đến tôi, một người chuyên về ngành ngữ âm tiếng Việt. Rất nhiều đồng nghiệp, bạn bè và học trò đã gọi điện hỏi thăm và tỏ ra bất ngờ, cũng như không tin những sai sót đó là do tôi. Thực sự tôi rất buồn và mong sự việc được làm sáng tỏ càng sớm càng tốt.

"Tôi không thấy cô Lanh nói ngọng"

Ông Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD – ĐT:
"Khi tôi còn đương chức Thứ trưởng, tôi có công tác cùng bà Lanh một số năm. Trong quá trình công tác, bà Lanh là một người tận tụy với công việc, trình độ chuyên môn tốt, được mọi người tín nhiệm. Khi tiếp xúc tôi không thấy cô Lanh nói ngọng, lại là người có chuyên môn nên khó có thể để xảy ra những lỗi sai chính tả đáng tiếc như vậy. Theo tôi, mọi người nên kiểm tra lại khâu in ấn xuất bản vì các nhà in ở miền Bắc hay nói ngọng, hoặc ở khâu biên tập”.

Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ tiểu học, Bộ GD – ĐT: “Bà Đặng Thị Lanh, nguyên là Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, tác giả cuốn sách, đã nghỉ hưu từ cách đây 13 năm, từ năm 1999. Tôi không có bình luận gì cả, mà nếu có bình luận thì cũng giống như các bạn thôi. Tôi cho rằng, bất kỳ người nào khi viết sách đều phải cẩn thận, khi để để xảy ra sai sót dù là ai cũng đều có lỗi, phải chịu trách nhiệm".

 Ngọc Anh (ghi)
Duy Minh
Bình Minh
Ở cơ quan tôi cũng có nhiều người viết sai chính tả lắm, ví dụ như " d " thành " gi " hay " r ". Đúng ra phải là " Có giỗ " và " Cây nêu " chứ nhỉ, " dỗ " chỉ dùng trong " dỗ dành " thôi chứ.

Tuấn Long
Kính gửi mọi người, như mẫu trên báo đưa ra thì tôi thấy lỗi từ phía bà Lanh. Lý do: - Các chữ mẫu đều một kiểu, vậy ko thể nói bà Lanh viết chữ "có", "cây" còn chữ "dỗ" và "lêu" là do Ban biên tập. - Thứ 2, thật vô trách nhiệm với đứa con tinh thần của mình khi từ năm 1999, 1 càn bộ lãnh đạo của Bộ GD&ĐT lại kém về trình độ máy tính, không lưu bài gửi, gửi bán bản gốc xong là phủi tay cầm tiền - không cần quan tâm, kiểm tra, đọc phản hồi. Lý lẽ bà Lanh đưa ra tôi thấy là vô trách nhiệm. Trân trọng

Đinh Khắc Bình
Đây là vở tập viết,gíup cho trẻ luyện chữ.Luyện chữ elờ chứ không phải en nờ,chữ d đê chứ không phải Gi.Tuyệt nhiên không phaỉ tập đọc mà sai chính tả?Càng khó có thể biên tập chữ khác đi?Còn nhận đúng thì đến các bé lớp 1 cũng biết là viết đúng hay sai so với vở tập.Hoá ra chẳng cứ các đạo diễn phim không bao giờ xem phim của mình,mà đến người soạn sách cũng vậy?Đến sách giả cũng khó giả kiểu này?

Quang Hoà
Tác giả là người thực hiện cải cách Tiếng Việt nổi tiếng với việc cho trẻ nhỏ học chữ E trước chữ A nổi tiếng hồi nào. Lỗi chính tả vụ này cũng nổi tiếng theo chiều hướng xấu. Có thể sai từ người khác song tác giả cũng phải chịu trách nhiệm. Còn ông nguyên thứ trưởng Nhĩ nói cũng hay. Nói không ngọng và viết ngọng không liên quan gì .

steve
Tôi sai sót nhưng tôi đúng’ ??? = không chấp nhân lỗi mình làm?

Nguyễn Tiến Dũng
"Tôi không thấy cô Lan nói ngọng" Vâng, các anh cũng để một lỗi không nên có, nhất là ở bài báo về vấn đề này.

Tác giả vở 'cây lêu': ‘Tôi sai sót nhưng tôi đúng’


Cập nhật lúc :8:18 PM, 31/05/2012
(ĐVO) Bà Đặng Thị Lanh, tác giả cuốn vở Tiếng Việt 1 bị sai chính tả, thừa nhận có sai sót khi không đòi xem chế bản trước khi in, nhưng tin là bản gốc của mình không sai.
>>> Tác giả cuốn "cây lêu" nguyên là Vụ phó thuộc Bộ GDĐT?
>>> Chưa ai nhận trách nhiệm sai sót trong vở Tiếng Việt lớp 1

Cuốn “Vở luyện tập Tiếng Việt 1”, do Nhà xuất bản Đà Nẵng chịu trách nhiệm xuất bản, có một số lỗi sai chính tả nghiêm trọng (Xem chi tiết >>>). Đến nay, NXB Đà Nẵng vẫn chưa xác định được nguyên nhân và xử lý những người có liên quan. Đất Việt đã phỏng vấn bà Đặng Thị Lanh, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) – tác giả cuốn vở, để làm rõ thông tin.

Những lỗi sai chính tả trong cuốn "Vở luyện tập Tiếng Việt 1".

- Bà nói gì về những sai sót trong sản phẩm luyện tập tiếng Việt dành cho học sinh lớp 1 do bà là tác giả?

- Thực sự tôi rất buồn và lấy làm tiếc khi xảy ra những lỗi sai nghiêm trọng trong cuốn “Vở luyện tập Tiếng Việt 1” trên. Tôi thừa nhận mình đã mắc sai sót và chủ quan khi không đòi kiểm tra chế bản lần cuối trước khi nó được in. Nhưng tôi tin tưởng là tôi không thể mắc những lỗi sai “giỗ” thành “dỗ”, “cây nêu” thành “cây lêu”. Tôi đã có 38 năm nghiên cứu và giảng dạy về ngữ âm tiếng Việt nên khó có thể mắc lỗi sai nghiêm trọng như vậy được. Tôi bị “tai bay vạ gió”.

- Khẳng định mình không sai, bà chỉ cần đưa ra bản gốc cuốn vở do bà viết là mọi chuyện sẽ rõ ràng, sẽ chứng minh được không phải lỗi của bà?

- Thú thật là nếu tôi còn giữ được bản thảo gốc thì mọi chuyện đã không phức tạp thế này. Do không quen sử dụng máy tính nên bản thảo tôi viết tay trên giấy và đã nộp cho bên đối tác là Nhà sách Kim Hoa. Khi vụ việc đáng tiếc này xảy ra, tôi đã lập tức liên hệ với bên nhà sách Kim Hoa để yêu cầu họ đưa lại bản thảo gốc của tôi để chứng thực mọi việc. Nhưng họ không trả lại cho tôi với lý do là bản thảo đó đã thất lạc trong quá trình dọn dẹp giấy tờ, hồ sơ. Vì thế, tôi nói tôi không sai thì có người không tin, vì tôi chưa đưa ra được bằng chứng.

- Như vậy là bà không làm việc trực tiếp với NXB Đà Nẵng để in cuốn vở này mà thông qua một đơn vị khác?

- Khoảng năm 2003 – 2004, ông Nguyễn Mạnh Dũng là đại diện cho Nhà sách Kim Hoa đã đặt hàng và kí hợp đồng trọn gói với tôi để tôi viết cuốn “Vở luyện tập Tiếng Việt 1”. Nghĩa là tôi nhận tiền thù lao một lần, sau đó việc sử dụng, in ấn, tái bản là toàn quyền của nhà sách Kim Hoa.

Tác giả Đặng Thị Lanh: "Tôi đã có 38 năm nghiên cứu và giảng dạy về ngữ âm tiếng Việt nên khó có thể mắc lỗi sai nghiêm trọng như vậy được". Ảnh: Duy Minh.
Thời gian cũng đã gần chục năm nên tôi cũng không để ý cuốn vở đó đã được in ấn hay tái bản bao nhiêu lần. Ngay cả cuốn vở có sai sót lần này, đến bây giờ, tôi vẫn chưa cầm trong tay. Vì cuốn vở đó không phải xuất bản lần đầu nên tôi càng có cơ sở để tin là lỗi không phải của mình. Bởi nếu sai từ đầu do tôi thì sao suốt thời gian dài qua, không ai phát hiện ra?

- Bà tin mình không sai nhưng cuốn vở khi đến tay độc giả đã bị sai chính tả. Vậy theo bà, nguyên nhân gây nên sai sót trên là do ai, ở khâu nào?

- Tôi đã gọi điện cho chị Kim Nhị (biên tập viên biên tập “Vở luyện tập Tiếng Việt 1” – PV) để hỏi xem chị và bên NXB Đà Nẵng có chỉnh sửa gì bản thảo gốc của tôi không. Chị Nhị không xác nhận gì và nói lãnh đạo NXB đang điều tra xác định nguyên nhân.

Tôi là người trong cuộc nên có lẽ tôi đưa ra ý kiến sẽ không khách quan. Nhưng có thể ở khâu chế bản đã “tự tin mình đúng” nên chỉnh sửa lại các từ trên, dẫn đến sai sót trong sản phẩm xuất bản cuối cùng. Tôi rất nóng ruột chờ kết luận cuối cùng của bên chịu trách nhiệm là NXB Đà Nẵng.

- Sau khi vụ việc xảy ra, phía nhà sách Kim Hoa và NXB Đà Nẵng đã liên hệ để làm rõ mọi việc với bà chưa?

- Họ không liên hệ trước mà chính tôi phải gọi cho họ để mong muốn làm rõ sai sót trên. Bên nhà sách Kim Hoa thì như tôi đã nói ở trên, họ không trả lại bản thảo gốc cho tôi.

Còn bên NXB Đà Nẵng thì khá khó khăn tôi mới lấy được số điện thoại của ông giám đốc Trương Công Báo. Đến khi tôi gọi điện thì lần đầu tiên ông Báo mới biết tôi là tác giả cuốn vở đó. Ông Báo đã trả lời tôi một cách rất nghiêm túc và hứa sẽ làm rõ mọi việc, tìm ra đúng nguyên nhân gây nên sai sót.

Bên NXB cho tôi biết, họ sẽ họp về vụ việc này vào chiều 31/5 và sẽ sớm đưa ra kết luận chính thức.

- Vụ việc lần này có ảnh hưởng gì đến cuộc sống và công việc của bà không?

- Suốt mấy ngày hôm nay, tôi ăn ngủ không yên. Dù tôi tin là không phải lỗi của mình nhưng vụ việc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của tôi. Nhiều người không hiểu các khâu để cho ra một cuốn sách sẽ nghĩ ngay lỗi sai là của tác giả. Nhiều người, nhiều cơ quan đã, đang hoặc sẽ làm việc với tôi, liên hệ với tôi để viết sách chắc chắn sẽ có nghi ngại.

Thật trớ trêu là vụ việc sai chính tả này lại liên quan đến tôi, một người chuyên về ngành ngữ âm tiếng Việt. Rất nhiều đồng nghiệp, bạn bè và học trò đã gọi điện hỏi thăm và tỏ ra bất ngờ, cũng như không tin những sai sót đó là do tôi. Thực sự tôi rất buồn và mong sự việc được làm sáng tỏ càng sớm càng tốt.

"Tôi không thấy cô Lanh nói ngọng"

Ông Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD – ĐT:
"Khi tôi còn đương chức Thứ trưởng, tôi có công tác cùng bà Lanh một số năm. Trong quá trình công tác, bà Lanh là một người tận tụy với công việc, trình độ chuyên môn tốt, được mọi người tín nhiệm. Khi tiếp xúc tôi không thấy cô Lanh nói ngọng, lại là người có chuyên môn nên khó có thể để xảy ra những lỗi sai chính tả đáng tiếc như vậy. Theo tôi, mọi người nên kiểm tra lại khâu in ấn xuất bản vì các nhà in ở miền Bắc hay nói ngọng, hoặc ở khâu biên tập”.

Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ tiểu học, Bộ GD – ĐT: “Bà Đặng Thị Lanh, nguyên là Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, tác giả cuốn sách, đã nghỉ hưu từ cách đây 13 năm, từ năm 1999. Tôi không có bình luận gì cả, mà nếu có bình luận thì cũng giống như các bạn thôi. Tôi cho rằng, bất kỳ người nào khi viết sách đều phải cẩn thận, khi để để xảy ra sai sót dù là ai cũng đều có lỗi, phải chịu trách nhiệm".

 Ngọc Anh (ghi)
Duy Minh
Bình Minh
Ở cơ quan tôi cũng có nhiều người viết sai chính tả lắm, ví dụ như " d " thành " gi " hay " r ". Đúng ra phải là " Có giỗ " và " Cây nêu " chứ nhỉ, " dỗ " chỉ dùng trong " dỗ dành " thôi chứ.

Tuấn Long
Kính gửi mọi người, như mẫu trên báo đưa ra thì tôi thấy lỗi từ phía bà Lanh. Lý do: - Các chữ mẫu đều một kiểu, vậy ko thể nói bà Lanh viết chữ "có", "cây" còn chữ "dỗ" và "lêu" là do Ban biên tập. - Thứ 2, thật vô trách nhiệm với đứa con tinh thần của mình khi từ năm 1999, 1 càn bộ lãnh đạo của Bộ GD&ĐT lại kém về trình độ máy tính, không lưu bài gửi, gửi bán bản gốc xong là phủi tay cầm tiền - không cần quan tâm, kiểm tra, đọc phản hồi. Lý lẽ bà Lanh đưa ra tôi thấy là vô trách nhiệm. Trân trọng

Đinh Khắc Bình
Đây là vở tập viết,gíup cho trẻ luyện chữ.Luyện chữ elờ chứ không phải en nờ,chữ d đê chứ không phải Gi.Tuyệt nhiên không phaỉ tập đọc mà sai chính tả?Càng khó có thể biên tập chữ khác đi?Còn nhận đúng thì đến các bé lớp 1 cũng biết là viết đúng hay sai so với vở tập.Hoá ra chẳng cứ các đạo diễn phim không bao giờ xem phim của mình,mà đến người soạn sách cũng vậy?Đến sách giả cũng khó giả kiểu này?

Quang Hoà
Tác giả là người thực hiện cải cách Tiếng Việt nổi tiếng với việc cho trẻ nhỏ học chữ E trước chữ A nổi tiếng hồi nào. Lỗi chính tả vụ này cũng nổi tiếng theo chiều hướng xấu. Có thể sai từ người khác song tác giả cũng phải chịu trách nhiệm. Còn ông nguyên thứ trưởng Nhĩ nói cũng hay. Nói không ngọng và viết ngọng không liên quan gì .

steve
Tôi sai sót nhưng tôi đúng’ ??? = không chấp nhân lỗi mình làm?

Nguyễn Tiến Dũng
"Tôi không thấy cô Lan nói ngọng" Vâng, các anh cũng để một lỗi không nên có, nhất là ở bài báo về vấn đề này.

Xác định ngày mất chính xác của Chúa Giêsu

Các nhà địa chất Mỹ và Đức đã khẳng định rằng họ đã xác định chính xác ngày mất của chúa Giêsu trên cơ sở phân tích các hoạt động địa chấn của vùng Biển Chết.


Những dữ liệu địa chấn giúp các nhà khoa học xác định ngày mất chính xác của Chúa Giêsu.  Ảnh: Gazeta.ru
Ông Jefferson Williams, làm việc tại tổ chức Supersonic Geophysical cùng với các đồng nghiệp người Đức tại Trung tâm nghiên cứu địa chất Đức là Markus Schwab và Achim Brauer đã tuyên bố rằng chúa Giêsu khi chết vì bị đóng đinh giang tay trên cây thánh giá vào thứ sáu, ngày 3/4, năm 33 trước Công nguyên, hãng thông tấn Nga RIANovosti, trích dẫn từ nguồn tin từ Ba Lan сủa hãng Katolicka Agencja Informacyjna (Thông tin Thiên chúa giáo) cho hay.
Các nhà khoa học đã so sánh các dữ liệu địa chấn trong văn bản Di chúc mới với những quan sát thiên văn. Lịch sử biên niên của động đất tại vùng Biển Chết cho thấy rằng khu vực nằm cách Jerusalem 20 kilomet này có những hoạt động địa chấn đặc biệt vào năm 31 trước Công nguyên cũng như giữa những năm 26 và 31 sau Công nguyên.
Trận động đất thứ hai xảy ra vào những ngày Chúa làm công tố viên tại Toà án Pontius Pilate xứ Judah. Сái chết của Chúa Giêsu cũng được khẳng định trong 4 chương “Tin lành” trong kinh Phúc âm nói về cuộc đời chúa Giêsu và những văn bản của sử gia La Mã là Tasitus. 
William đã giải thích “bóng tối bao trùm” được mô tả trong chương Tin lành sau khi chúa chết chính là bão cát, một hiện tượng ít khi xảy ra ở vùng này.
Bảo Châu

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Xác định được ngày Chúa Jesus bị hành hình? - (Thanh Nien)

GỬI PHẢN HỒI
 
 
Chia sẻ:
Off Telex VNI VIQR Tổng hợp
Tên của bạn (*)
Địa chỉ
Email (*)
Phản hồi của bạn (*)
Mã xác nhận
Mã xác nhận
Nhập mã xác nhận (*)
Thanh Niên Online hoan nghênh ý kiến của bạn đọc. Các thảo luận sẽ được xem xét trước và có thể được lược trích khi đăng tải. Thanh Niên Online giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến của bạn đọc không nhất thiết thể hiện quan điểm của Thanh Niên Online.

Siêu bão mặt trời

Suýt không được thi tốt nghiệp vì giáo viên vào điểm nhầm

Tại trường THPT Trần Phú (ở Tây Ninh), có 13 học sinh lớp 12 không được thi tốt nghiệp vì học lực kém, một bạn học sinh giỏi suýt không tham gia kỳ thi này vì giáo viên vào nhầm điểm.

Ban giám hiệu Trường THPT Trần Phú (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) cho biết, trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay, nhà trường có 13 học sinh không được dự thi. Lý do: 13 học sinh nói trên bị xếp loại kém về học lực.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2010 - 2011
Cũng liên quan đến điều kiện dự thi tốt nghiệp, một học sinh lớp 12 của Trường THPT Trần Phú suýt không được dự thi tốt nghiệp vì giáo viên vào điểm nhầm! Nữ sinh này là người dân tộc thiểu số, từng đạt giải Khuyến khích môn Ngữ văn trong kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 vòng tỉnh.
Riêng Trường THPT Nguyễn An Ninh (huyện Tân Biên) cũng có 8 học sinh lớp 12 không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp trong kỳ thi sắp tới. Ông Mai Tiết Thanh - hiệu trưởng nhà trường cho biết, cả 8 em này không được dự thi là do học lực bị xếp loại kém.
Theo quy chế thi tốt nghiệp, những học sinh bị xếp loại kém về học lực hoặc hạnh kiểm sẽ không được dự thi tốt nghiệp.
Theo Báo Tây Ninh
Bài báo khoa học bị rút khỏi tạp chí quốc tế vì đạo văn
Các nhà nghiên cứu VN ít khi có được bài báo trên các tạp chí uy tín của thế giới. Điều này không đáng buồn bằng việc bài đã được chọn đăng nhưng cuối cùng bị rút lại do đạo văn.
Những ngày gần đây, giới khoa học trong và ngoài nước xôn xao trước sự kiện 2 tạp chí uy tín về vật lý trên thế giới đã có tuyên bố rút lại bài báo đã được đăng do tác giả đạo văn.

Thông báo của Ban Biên tập tạp chí EPL rút bài báo khỏi tạp chí do đạo văn và toàn văn bài báo có đóng chữ RETRACTED (tạm dịch: đã bị rút lại)  

Đó là bài báo Was the fine-structure constant variable over cosmological time? (tạm dịch: Hằng số tương tác điện từ có thay đổi theo thời gian?) của nhóm tác giả Lê Đức Thông, tiến sĩ Nguyễn Mộng Giao - Viện Vật lý TP.HCM, tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng - Viện Vật lý Hà Nội và tiến sĩ Trần Văn Hùng - Trung tâm Nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ.

Tạp chí EPL trong số phát hành tháng 6.2010 đã có thông báo chính thức rút lại bài báo trên vì đã vi phạm một nguyên tắc quan trọng trong nghiên cứu khoa học: đạo văn (nguyên văn: plagiarism).

Trước đó, vào tháng 2.2010, trên trang web chính thức, tạp chí Physics Letters B cũng có thông báo rút bài báo mang tên Search for cosmological time variation of the fine-structure constant using low-redshifts of quasar (tạm dịch: Nghiên cứu sự thay đổi theo thời gian vũ trụ của hằng số đẹp sử dụng dịch chuyển đỏ thấp của quasar) của nhóm tác giả Lê Đức Thông, Nguyễn Mộng Giao và Trần Văn Hùng ra khỏi những bài báo trong giai đoạn “in press” (Những bài báo đang được để trên mạng, trong giai đoạn xem xét chuẩn bị in trên tạp chí - NV) theo yêu cầu của ban biên tập.

Chúng tôi đã liên hệ với tác giả chính của 2 bài báo này là ông Lê Đức Thông vào sáng ngày 26.10. Lần đầu ông nhận điện thoại nhưng do đang đi trên đường nên hẹn chúng tôi 14 giờ gọi lại. Nhưng sau đó ông Thông tắt máy.

Chúng tôi cũng đã tiếp xúc với ông Nguyễn Mộng Giao - nguyên Trưởng phòng Vật lý năng lượng và Vật lý môi trường, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Vật lý TP.HCM, ông Trần Văn Hùng - cán bộ vận hành của Trung tâm Nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ và lãnh đạo Viện Vật lý TP.HCM. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng phần trả lời của các bên liên quan.

Tiến sĩ Nguyễn Mộng Giao:Thông tự ý cho tên tôi vào

* Ông có tham gia vào bài báo được đăng trên tạp chí EPL do ông Lê Đức Thông là tác giả thứ nhất không?

- Tôi xin khẳng định, bài báo này không có một chữ nào của tôi mà hoàn toàn là do Thông tự viết, tự ý cho tên tôi vào rồi gửi đăng báo. Có thể nói, Thông đã gửi “chui” bài báo này mà không hề nhận được sự đồng ý của tôi. Trước đó, tôi có giao cho Thông một bài toán nhưng đến nay Thông vẫn chưa giải được, và bài viết này có liên quan đến một phần của bài toán đó. Khi Thông viết bài báo này đưa cho tôi xem, tôi đã yêu cầu Thông sửa đi sửa lại nhiều lần, nhưng do nản quá nên tự ý gửi đi đăng, tôi không hề biết gửi đi đâu và khi nào. Thậm chí 2 tác giả còn lại tôi cũng không biết họ là ai.

“Bài viết cũng có kết quả mới nhưng cái mới ít hơn so với những phần Thông lấy của người khác”.Ông Nguyễn Mộng Giao
* Vậy thời điểm nào ông biết bài này được đăng cũng như bị rút xuống và ông đã xử lý ra sao?

- Sau khi bài báo được đăng Thông có cho tôi biết nhưng thời điểm đó tôi cũng chả quan tâm vì có quá nhiều việc phải làm. Thêm nữa, tôi cũng tin tưởng vào chất lượng bài viết khi nó đã được đăng trên một tạp chí uy tín. Tôi cũng nghĩ rằng nhiều khi học trò mượn tên thầy để vào bài viết của mình nên cho qua. Cho đến hôm qua (ngày 25.10 - PV), tôi mới biết tin về bài báo có sai sót. Tôi thực sự buồn.

* Ông có minh chứng nào cho thấy mình không liên quan đến bài báo này không?

- Thứ nhất, về nguyên tắc khi nghiên cứu khoa học, trước khi in một công trình, các tác giả phải ký tên vào tờ giấy đồng ý đăng. Trong khi, tôi chưa bao giờ viết và chưa bao giờ đồng ý ký tên cho in bài báo này, cũng chưa từng liên hệ với tạp chí này, trừ phi Thông giả danh dùng thư điện tử của tôi để liên lạc. Về việc này, tôi hoàn toàn có thể kiện Ban Biên tập của tờ tạp chí trên bởi chưa được sự đồng ý của tôi mà vẫn đăng bài có tên tôi. Vả lại, nếu tôi là người tham gia vào bài viết này thì hẳn tôi phải là người đứng đầu nhóm tác giả, là người trực tiếp liên lạc để gửi bài cho tạp chí. Bởi so về trình độ và khả năng ngoại ngữ thì tôi phải hơn hẳn Thông chứ. Hơn nữa, trước khi nghỉ việc Thông có gửi cho Viện trưởng Viện Vật lý TP.HCM và sao y cho tôi một lá thư xin lỗi, trong đó có nêu rõ tôi hoàn toàn không có liên quan tới bài viết và Thông đã tự ý để tên tôi vào.

* Vậy ông có biết bài báo này đạo văn ở mức độ nào không?

- Tôi không liên quan đến bài viết nên cũng không biết phần sao chép chỗ nào. Thậm chí đến thời điểm này tôi cũng chưa xem kỹ bài báo một cách nghiêm túc. Nhưng Thông có bảo với tôi, vì kém tiếng Anh nên Thông đã sử dụng lại câu văn của người khác và thay thế vào đó số liệu nghiên cứu của mình. Thực sự thì trình độ Anh ngữ của Thông cũng chưa đạt đủ tầm để viết bài đăng lên tạp chí quốc tế. Bài viết cũng có kết quả mới nhưng cái mới ít hơn so với những phần Thông lấy của người khác.

Tiến sĩ Trần Văn Hùng:Bài có 5 trang nhưng 3 trang không ghi nguồn

* Thông tin về 2 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí quốc tế bị rút xuống với lý do đạo văn mà trong đó đều có tên ông, ông có ý kiến gì không?
- Thực ra nói là đạo văn cũng hơi quá bởi trong bài viết có một phần khi trích dẫn Thông đã không nêu rõ nguồn tài liệu tham khảo. Nên vấn đề ở đây là lỗi do cách viết, còn thành quả khoa học thực sự rất có ý nghĩa. Bởi mô hình này được Thông tìm ra có độ chính xác cao hơn gấp 10 lần so với mô hình cũ.
“Mô hình này được Thông tìm ra có độ chính xác cao hơn gấp 10 lần so với mô hình cũ”.Ông Trần Văn Hùng

* Trong bài viết có tên của 4 tác giả, tại sao ông lại chỉ nhắc tên Thông? Vậy phần của ông trong bài này ở chỗ nào?

- Dù có tên 4 người nhưng Thông là người viết bài chứ chúng tôi không viết. Tôi cũng không biết về 2 tác giả còn lại. Viết xong Thông cũng không đưa cho chúng tôi xem trước mà tự ý gửi đăng, đến khi bài được đăng chúng tôi mới biết thông tin. Thậm chí, việc bài bị rút khỏi tạp chí Thông cũng không nói với tôi cho tới khi tôi biết, hỏi thì Thông mới trả lời. Tôi hoàn toàn không viết chữ nào trong bài này, mà chỉ là người cung cấp số liệu cho Thông.

* Ông có biết bài viết này sao chép từ nguồn nào không?

- Bài báo này có 5 trang, trong đó riêng phần giới thiệu khoảng 2 - 3 trang là thông tin được trích dẫn mà không ghi rõ nguồn tài liệu tham khảo.

* Trong danh sách các công trình đã công bố trên tạp chí quốc tế năm 2009 được Viện Năng lượng nguyên tử VN biểu dương có bài báo này, ông có ý kiến gì không?

- Thời điểm mà Viện Năng lượng nguyên tử VN biểu dương là khi bài báo chưa bị phát hiện có sai sót! Và tôi cũng chỉ biết việc này khi bài báo chính thức bị rút xuống khỏi tạp chí vào tháng 6.2010. Do vậy, ở thời điểm đó bài báo được chọn để biểu dương một cách ngẫu nhiên.

- Trang web của tạp chí EPL có nêu rõ quy định về việc tác giả ký khi bài báo chính thức được đăng như sau: Trong trường hợp là một nhóm tác giả, chỉ có một tác giả được đại diện ký vào phiếu xác nhận bản quyền (Copyright form) nhưng phải được sự đồng thuận từ các tác giả còn lại.

- Impact Factor (IF) là một trong những chỉ số thể hiện tầm ảnh hưởng của một tạp chí. Trong 71 tạp chí cùng nhóm ngành vật lý, nếu dựa trên chỉ số IF của năm 2009 thì tạp chí Physics Letters B (IF=5,083) đứng hạng 7, tạp chí EPL (IF=2,893) đứng hạng thứ 14 so với IF cao nhất là 33,145 và thấp nhất là 0,125.(Nguồn: ISI Web of Knowledge)

Theo Thùy Ngân - Hà Ánh (TNO)

Quy định dạy thêm xa thực tế?

- Thông tư về dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT vào thực tế chưa đầy hai tuần, một số giáo viên cho rằng có nhiều quy định khó áp dụng. Thậm chí, thông tư “ra cho có” chứ không ảnh hưởng gì tới họ trong cuộc sống hàng ngày.
TIN BÀI LIÊN QUAN:

Thầy Nguyễn Quốc Hùng, trường THPT Nguyễn Khuyến: "Không cần thiết phải ban hành thông tư dạy thêm...."
Sau khi giáo viên trong trường biết quy định mới của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, họ rất bức xúc vì những điều khoản không khả thi trong thực tế. Một số giáo viên cho biết, người viết ra văn bản này không am hiểu thực tế.

Lớp dạy thêm của thầy Hùng
Bởi, học sinh đang học thêm tại nhà thầy Hùng đa phần từ các trường khác đến học, phù hợp với nội dung của thông tư 17 vừa ban hành. Tuy nhiên có một, hai học sinh mà thầy đang dạy trực tiếp, dù được điểm cao ở lớp vẫn tới năn nỉ để học thêm tại nhà thầy Hùng. Khi được hỏi lý do thì em cho biết, em muốn nâng cao kiến thức để thi ĐH.
Và thực tế, nhiều hiệu trưởng cũng từng là giáo viên rất nổi tiếng, đông học trò đến đăng ký học thêm tại nhà. Như vậy, một khía cạnh rất tích cực của dạy thêm là sự chủ động của người học, họ có nhu cầu thực sự và chỉ người nào dạy tốt thì họ mới lựa chọn.
Do đó, việc ban hành thông tư về dạy thêm là không cần thiết. Những nơi nào giáo viên làm sai (ép học sinh học thêm) thì đã có nhà trường nơi đó xử lý. Hơn nữa, văn bản chỉ có tác dụng trong giờ hành chính, còn ngoài giờ, học sinh muốn đi học như thế nào thì đó là quyền của họ. Trong khi đời sống giáo viên nếu chỉ trông chờ vào đồng lương thì không nuôi nổi gia đình, Nhà nước không lo được cho họ, thì thêm những ràng buộc chỉ gây khó cho giáo viên.
Hiệu trưởng Vũ Thị Mỹ Hạnh, Trường Tiểu học Lương Định Của: "Không nên làm khổ giáo viên bằng cách quản lý hành chính...."
Trên thực tế, rất nhiều phụ huynh tha thiết đề nghị chính cô giáo đang dạy con mình dạy thêm cho con, bởi họ tin rằng, giáo viên đó đã có quá trình gắn bó với học sinh thì sẽ hiểu hơn và dạy đúng những gì các con đang thiếu. Nếu giáo viên chỉ được dạy thêm học sinh các trường khác, chẳng lẽ họ phải đi phát tờ rơi để quảng cáo?
Việc dạy thêm ngoài giờ chủ yếu là do thỏa thuận của phụ huynh và học sinh, nếu có tai tiếng thì cá nhân giáo viên đó phải chịu trách nhiệm. Chúng ta không nên làm khổ giáo viên bằng cách quản lý hành chính, trong khi Nhà nước chưa lo cho cuộc sống của họ.
Nguồn gốc của việc cha mẹ muốn con đi học thêm là do đánh giá xếp loại thi cử còn nặng nề, và đó là trách nhiệm của Bộ GD-ĐT. Hiện tại ở cấp một, tình trạng học thêm ép buộc không diễn ra nhiều vì chỉ có hai môn đánh giá bằng điểm số và có tình trạng học thêm không đúng là luyện chữ và đọc trước khi vào lớp 1. Trong khi đó, tình trạng học thêm căng thẳng diễn ra ở cấp hai và cấp ba vì nhiều lý do.
Cho nên, nếu nơi nào làm sai thì nơi đó chịu trách nhiệm chứ không nên cho ra một văn bản quản lý nhu cầu chính đáng của phụ huynh và giáo viên.

Giáo viên Huỳnh Thị Tố Anh, Trường tiểu học Triệu Thị Trinh, quận 10, thông tư dạy thêm không ảnh hưởng tới giáo viên ngoại ngữ vì họ thường đi dạy thêm tại các trung tâm.
  • Hương Giang


Những điều khoản ở Quy định về dạy thêm, học thêm khó áp dụng trên thực tế:
- Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.
- Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
- Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm; trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
- Phòng học đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên; được thông gió và đủ độ chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, phòng bệnh.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Quy định lương tối thiểu chưa đúng luật

Thứ Năm, 24/05/2012, 07:19 (GMT+7)

TT - Tại phiên thảo luận dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) sáng 23-5 tại Quốc hội, đại biểu Đặng Ngọc Tùng đã gây sự chú ý của các đại biểu khi cho rằng lương tối thiểu vừa thấp vừa chưa đúng luật.
Đại biểu Bạch Thị Hương Thủy phát biểu tại phiên thảo luận dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi)- Ảnh: việt dũng
Lương tối thiểu thấp ai cũng rõ, nhưng ý kiến cho rằng lương tối thiểu vừa thấp vừa chưa đúng luật của đại biểu Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai) - chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt Nam - đã gây sự chú ý của các đại biểu trong phiên thảo luận dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) sáng 23-5 tại Quốc hội.
Đại biểu Đặng Ngọc Tùng nêu khoản 1 điều 92 của dự thảo Bộ luật lao động quy định lương tối thiểu phải đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, nhưng thực tế chỉ mới đáp ứng chừng 60%. Như vậy Chính phủ (nơi đề ra mức lương này) vô tình đã vi phạm điều 92 trong dự thảo Bộ luật lao động. “Do vậy tôi mong muốn Chính phủ phải lắng nghe nhiều hơn, đưa ra mức lương tối thiểu sát thực tế hơn. Như vậy vừa bớt được nỗi vất vả của người lao động và bớt nhiều cuộc đình công, tranh chấp lao động cứ xảy ra xoay quanh mức lương tối thiểu thấp này” - ông Tùng nói.
Đưa trượt giá, thưởng vào luật
Đại biểu Đặng Ngọc Tùng tại phiên thảo luận dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi)- Ảnh: Việt Dũng
Đề nghị bảo hiểm tiền gửi cho vàng và ngoại tệ
Đây là kiến nghị của nhiều đại biểu đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật bảo hiểm tiền gửi được Quốc hội thảo luận chiều 23-5. Đại biểu Touneh Drong Minh Thắm (Lâm Đồng) cho rằng vàng và ngoại tệ trong dân khá nhiều, nếu không bảo hiểm cho loại tài sản này thì người dân sẽ không có động lực để gửi tiền. Đồng ý với ý kiến này, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) cho rằng ngân hàng đã nhận vàng và ngoại tệ gửi tiết kiệm của người dân thì nên có luật để bảo hiểm cho vàng và ngoại tệ. Và cách tốt nhất là ngân hàng phải quy đổi vàng và ngoại tệ ra VND tại thời điểm gửi tiền để bảo hiểm.
Về quy chế hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng nên để Thủ tướng thành lập và quy định cơ cấu hoạt động. Ngân hàng Nhà nước điều hành trên quy định đó, không nên quy định như một phương án trong điều 29 là Thủ tướng thành lập, nhưng Ngân hàng Nhà nước quy định cơ cấu hoạt động.
Một vấn đề khác liên quan đến thu nhập của người lao động nhưng chưa được đưa vào dự thảo mà ông Tùng kiến nghị là việc tính trượt giá trong thang, bảng lương phải được đưa vào luật. Bởi nếu không luật hóa việc bù lạm phát thì thực tế lương thực nhận của người lao động luôn không đúng với quy định do tình hình lạm phát, trượt giá. Về mức thưởng cuối năm, ông Đặng Ngọc Tùng cho rằng nên đưa hẳn quy định vào điều 105 - quy định về tiền thưởng. Bởi nếu không quy định bằng luật, doanh nghiệp sẽ viện cớ lỗ để trốn thưởng. Đặc biệt là các doanh nghiệp FDI (có vốn đầu tư nước ngoài) dùng hình thức chuyển giá để báo lỗ, cắt thưởng thì rất tội nghiệp cho người lao động. “Ít nhất luật phải quy định mỗi năm người lao động phải được thưởng một tháng lương” - ông Tùng kiến nghị.
Liên quan đến vấn đề làm thêm của người lao động, đa số đại biểu tán thành phương án không quá 200 giờ/năm, với những nghề nghiệp đặc biệt thì có thể lên đến 300 giờ/năm.
Lao động nữ nghỉ thai sản 6 tháng
Vấn đề tăng mức nghỉ thai sản cho lao động nữ lên sáu tháng đã được tất cả ý kiến đồng tình. Các đại biểu đồng ý nên để sản phụ được quyết định thời gian nghỉ trước hay sau khi sinh. Sau khi sinh bốn tháng, nếu có nhu cầu đi làm vẫn được tiếp nhận và nhận cả lương lao động lẫn tiền trợ cấp thai sản.
Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hòa (Bắc Ninh) - chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, quy định chỉ như vậy thì chưa thật sự công bằng, phải có cả chế độ thai sản cho phụ nữ ở nông thôn, vùng sâu vùng xa... không có bảo hiểm xã hội. Bởi lẽ luật tăng quyền lợi về nghỉ thai sản còn nhằm bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của trẻ em. Nếu quy định như hiện nay thì trẻ sơ sinh - con của những lao động nữ không có bảo hiểm xã hội - sẽ không được hưởng chế độ chăm sóc nào cả. Đồng ý quan điểm này, đại biểu Nguyễn Văn Vẻ (Thái Bình) cho rằng nên luật hóa quy định về thai sản cho lao động nữ không có bảo hiểm xã hội. “Ít nhất thì cũng được hỗ trợ một tháng lương cơ bản để chăm sóc tốt hơn thai phụ và em bé” - đại biểu Nguyễn Văn Vẻ đề nghị.
Về độ tuổi nghỉ hưu, đa số ý kiến đồng ý với quy định nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi. Tuy nhiên, đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) băn khoăn: “Nếu như vậy thì bậc lương khi về hưu của nữ sẽ luôn thấp hơn nam. Đề nghị giảm thời gian nâng bậc lương của nữ còn hai năm rưỡi/bậc thay vì ba năm/bậc giống nam giới hiện tại, hoặc cộng thêm năm năm bảo hiểm xã hội cho lao động nữ khi về hưu”.
Tuy nhiên, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cực lực phản đối việc cho nữ nghỉ hưu sớm hơn nam giới. Bà An cho rằng phụ nữ trong độ tuổi 55-60 là một nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng, đặc biệt với những lao động nữ làm việc trong các ngành có hàm lượng chất xám cao. 
NGUYỄN VIỄN SỰ