Nhà giáo sắp được hưởng phụ cấp thâm niên
Thứ năm 16/02/2012 22:39
Kề từ ngày
20/2/2012, thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế
độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo chính thức có hiệu lực.
- Mong ước của Hoa khôi ĐH FPT
- Khám phá cuộc sống trẻ em bãi giữa sông Hồng
- Chùm ảnh: Ngắm những trạng nguyên tương lai
- Kỳ 4: 6 ngày 5 sinh viên bị ngất, ai là người chịu trách nhiệm?
- Tuyển sinh 2012: Nhiều cơ hội tại trường ĐH Quốc tế Bắc Hà
- Kỳ3: Cư dân mạng phẫn nộ vì SV Kế toán phải thực tập lắp ráp điện tử
- Tuyển sinh 2012: Các trường đặc thù “dè dặt” trong tự chủ Tuyển sinh
- Xem lính sinh viên luyện bắn súng, đi điều lệnh đội ngũ
- Mỹ nhân ĐH KDCN ước mơ trở thành doanh nhân thành đạt
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ
Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ
cấp thâm niên đối với nhà giáo.
Theo đó, đối tượng được hưởng phụ cấp
thâm niên là nhà giáo trong biên chế, đang giảng dạy, giáo dục trong các
cơ sở giáo dục công lập được nhà nước cấp kinh phí hoạt động, được xếp
vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo;
Nhà giáo trong biên chế đang làm nhiệm
vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại,
phòng thí nghiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục
đại học công lập (những đối tượng này không nhất thiết phải xếp vào các
ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo)
Những đối tượng trên có thời gian
giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định đủ 5
năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện
hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu
có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:
- Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập;
- Thời gian giảng dạy, giáo dục có
đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập
(đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công
lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công
lập);
- Thời gian làm việc được tính hưởng
phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác, gồm: thời gian làm việc được
xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành
hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự,
kiểm lâm, kiểm tra Đảng và thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp
thâm niên trong quân đội, công an và cơ yếu (nếu có);
- Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề..
Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên
hàng tháng như sau: Mức tiền phụ cấp thâm niên bằng hệ số lương theo
ngạch, bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt
khung (nếu có) hiện hưởng x mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy
định từng thời kỳ x mức % phụ cấp thâm niên được hưởng.
Đối với các cơ sở giáo dục công lập
được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên:
Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên do ngân sách nhà nước đảm
bảo và giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ sở giáo dục theo
phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành;
Đối với các cơ sở giáo dục công lập tự
đảm bảo một phần kinh phí hoạt động: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp
thâm niên được đảm bảo từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn ngân
sách nhà nước cấp theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành;
Đối với các cơ sở giáo dục công lập tự
đảm bảo kinh phí hoạt động: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên
được đảm bảo từ nguồn thu tự đảm bảo kinh phí hoạt động của đơn vị.
Trong trường hợp Nhà nước thực hiện
điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung, các Bộ, cơ quan trung ương và các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng
dẫn, xét duyệt và tổng hợp báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện chế
độ phụ cấp thâm niên nhà giáo vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương
theo các quy định hiện hành về việc xác định nhu cầu, nguồn kinh phí
thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung hàng năm và gửi Bộ Tài
chính xem xét, thẩm định theo quy định.
Riêng năm 2011 các cơ sở giáo dục công
lập, các Bộ, ngành, địa phương sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải
cách tiền lương chưa sử dụng hết để chi trả chế độ phụ cấp thâm niên nhà
giáo theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này. Trường hợp nguồn kinh
phí thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này nhỏ hơn so với
nhu cầu kinh phí chi trả chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy
định, các Bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo nhu cầu và nguồn kinh phí
thực hiện về Bộ Tài chính để thẩm định và trình cấp có thẩm quyền bổ
sung phần chênh lệch thiếu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét