"Thời khóa biểu" Hoàng Sa
11/01/2012
07:58:55
-
“Ngày đi: 14/10/1969, ngày về: không… Lý do thay quân Hoàng Sa đợt 38” –
một phần trong nội dung tờ Sự vụ lệnh số 1445 của Bộ chỉ huy Tiểu khu V
(quân lực VNCH), điều động chuẩn úy Nguyễn Văn Đức (quận 5, TP. HCM)
ra nhận nhiệm vụ ngoài Hoàng Sa được UBND huyện đảo Hoàng Sa lưu giữ
trong Kỷ yếu Hoàng Sa.
“Không ngày về”, nhưng với những người được nhận nhiệm vụ ngoài đảo thiêng, chẳng ai không hăng hái, hổ hởi với niềm vinh dự, tự hào góp phần vào việc bảo vệ, thực thi chủ quyền của đất nước.
“Không ngày về”, nhưng với những người được nhận nhiệm vụ ngoài đảo thiêng, chẳng ai không hăng hái, hổ hởi với niềm vinh dự, tự hào góp phần vào việc bảo vệ, thực thi chủ quyền của đất nước.
LTS: Nửa thế kỷ trôi qua, nhưng ký ức về những
lần ra công tác, nhận nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa với những
người lính, nhân viên khí tượng thủy văn, quân y những năm 50 – 70 của
thế kỷ XX vẫn còn sáng rõ. Hoàng Sa hai tiếng thiêng liêng, gần gũi và
trường tồn với chủ quyền, trái tim của, phần máu thịt không thể chia
lìa của Tổ quốc. Nhân sự kiện UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng) vừa
ra mắt, phát hành “Kỷ yếu Hoàng Sa”, Bee.net.vn tìm về với những “nhân
chứng sống” của Hoàng Sa một thời.
Tới đất thiêng
Tới đất thiêng
Vị chuẩn úy ngày đó vẫn có nhớ như in, hai giờ chiều
ngày 14/10, con tàu HQ 42 khởi hành tại cảng Tiên Sa Đà Nẵng để bắt đầu
hải trình đạp sóng đến với Hoàng Sa. Đoàn đi mang theo gạo mắm và thức
ăn dự trữ trong vòng 4 tháng và một cặp heo để cúng đảo khi vào và tạ
ơn đảo lúc bình yên trở về đất liền. Hải trình kéo dài trên dưới 20
tiếng đồng hồ vượt sóng biển để cập đảo thiêng nhưng không phải lúc nào
cũng trời yên, biển lặng.
Ông Đức kể, khi chúng tôi bắt đầu đi, gió lặng sóng êm, nhưng đến tối biển động mạnh. Tàu xa đất liền đến 100km, chao đảo bởi những đợt sóng đánh cao lên 7 – 8m.
Ông Đức kể, khi chúng tôi bắt đầu đi, gió lặng sóng êm, nhưng đến tối biển động mạnh. Tàu xa đất liền đến 100km, chao đảo bởi những đợt sóng đánh cao lên 7 – 8m.
Những nhân chứng Hoàng Sa gặp mặt nhân ngày ra mắt Kỷ yếu Hoàng Sa |
“Đoàn ra đảo lúc đó khá đông, khoảng hơn 20 người kể cả 4 nhân viên khí tượng. Chúng tôi tập trung tại Hội An, đi mua sắm vật dụng cá nhân cho mình, mua lương thực, thực phẩm, phục vụ cho đoàn cũng như một số vật nuôi, con giống để ra đảo tăng gia sản xuất như heo, gà, vịt, hạt rau muống, hạt đậu xanh…”. Đến nay, ông Thành nhớ từng khuôn mặt, dáng hình những người trên chuyến tàu đó.
TIN LIÊN QUAN |
---|
"Thường mỗi năm có 2 phiên đi làm công tác tại đảo.
Mỗi đợt kéo dài 3 – 3,5 tháng tùy thời tiết. Chuyến đầu của tôi năm
1969 khi đang là nhân viên Khí tượng thủy văn Đà Nẵng. Lúc đó cơ quan
lo đủ lương thực, gạo, đường sữa, cà phê, trà, rượu và thuốc để phòng
ngừa bệnh tật" - giọng kể của ông không giấu sự tự hào.
"Thời khóa biểu" Hoàng Sa
Hơn 40 năm, ông Nhự vẫn nhớ “thời khóa biểu” mỗi ngày trên đảo. Mỗi ngày làm việc thường bắt đầu từ 6 giờ. Sau bữa sáng với bánh mì rim đường, 7 giờ, ông Nhự làm hơi bong bóng để thả lên không xem tình hình nhiệt độ, thời tiết. Kết thúc công việc của một nhân viên khí tượng, ông Nhự dành thời gian đi dạo, ngắm cảnh Hoàng Sa.
Hơn 40 năm, ông Nhự vẫn nhớ “thời khóa biểu” mỗi ngày trên đảo. Mỗi ngày làm việc thường bắt đầu từ 6 giờ. Sau bữa sáng với bánh mì rim đường, 7 giờ, ông Nhự làm hơi bong bóng để thả lên không xem tình hình nhiệt độ, thời tiết. Kết thúc công việc của một nhân viên khí tượng, ông Nhự dành thời gian đi dạo, ngắm cảnh Hoàng Sa.
Nhân chứng Ngô Tấn Phát (79 tuổi, quận Hải Châu,
TP.Đà Nẵng) nhận nhiệm vụ tại ty khí tượng Hoàng Sa từ năm 1959. Công
việc hàng ngày trên đảo vẫn như các trạm khí tượng trong đất liền là
làm quan trắc thời tiết 3 giờ một lần đo và đọc các yếu tố khí tượng:
khí áp, nhiệt độ, độ ẩm, lượng nước mưa, gió và mây, lập bản báo cáo
thời tiết theo mẫu quốc tế gởi về đất liền bằng tín hiệu chuyên dụng
lúc bấy giờ.
Toàn cảnh sở hành chính trên đảo Hoàng Sa (ảnh tư liệu) |
“Ở trên đảo, mỗi ngày trôi qua thật bình dị. Sáng dậy tập thể dục sau đó ăn cơm rồi bắt tay vào làm việc. Công việc được phân chia cụ thể, rõ rang cho từng người nên ai lấy là việc của mình”, ông Cúc kể.
Đủ công việc từ lính Hoàng Sa, đến nhân viên khí tượng, quân y, hậu cần, xây dựng… nhưng với các nhân chứng được ra đảo thiêng là điều tự hào hiếm có. Nhân chứng Trần Văn Sơn (66 tuổi, Sơn Trà, Đà Nẵng), nhận Sự vụ lệnh của Bộ chỉ huy tiểu khu Quảng Nam ra Hoàng Sa năm 1973 làm nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ chủ quyền trên đảo tự hào khi nhắc lời giây phút đặt chân lên đảo:
"Tôi thấy nhiều dấu tích chứng minh sự hiện diện lâu
đời của ông cha ta như những miếu thờ cột mốc, những ngôi mộ của những
người làm nhiệm vụ bảo vệ đảo đã ngã xuống. Không thể hình dung được
chỉ với phương tiện thô sợ mà cha ông ta đã khám phá và khai thác vùng
đất này. Lúc ấy trong tôi dậy lên niềm tự hào về sự phi thường của cha
ông cùng lòng quyết tâm phải bảo vệ đảo, phải giữa gìn đảo để không hổ
thẹn với những người đi trước".
Kỳ tiếp: Thiên đường giữa biển khơi
Cảm nhận riêng có của những nhân chứng từng đặt chân đến Hoàng Sa. Hoàng Sa đẹp, bình yên thơ mộng và đầy sản vật, xua tan đi những vất vả công việc thường ngày và nỗi nhớ nhà, người thân.
Kỳ tiếp: Thiên đường giữa biển khơi
Cảm nhận riêng có của những nhân chứng từng đặt chân đến Hoàng Sa. Hoàng Sa đẹp, bình yên thơ mộng và đầy sản vật, xua tan đi những vất vả công việc thường ngày và nỗi nhớ nhà, người thân.
Xuân Tuyết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét