Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

Đại tướng Lê Đức Anh: "Bệnh thành tích thực chất là bệnh giấu dốt"

Thứ tư 25/01/2012 06:03
(GDVN) - "Bệnh thành tích trong giáo dục nói cho nhẹ chứ thực chất là bệnh nói dối và giấu dốt. Mà những người nói dối thì không thể tiến bộ được".
LTS: Đầu năm mới, phóng viên báo Giáo dục Việt Nam "xông đất" nhà Nguyên chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh. Với những chia sẻ đầy tâm huyết về nền giáo dục nước nhà, chúng tôi thực sự cảm động trước tấm lòng của ông với đất nước.

PV: Năm qua là năm chứng kiến nhiều vấn đề nổi cộm trong giáo dục. Và cũng chỉ còn khoảng 6 tháng nữa thôi, một kỳ thi tốt nghiệp THPT lại được tổ chức. Nhiều người dân Việt Nam sẽ khó có thể quên về hàng nghìn điểm 0 của môn lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp cách đây khoảng nửa năm.

Đại tướng nghĩ sao về phát biểu của Bộ trưởng Giáo dục trước hàng nghìn điểm “0” môn lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp năm ngoài?

Đại tướng Lê Đức Anh:  Một vị bộ trưởng mà nói "hàng nghìn điểm 0 là bình thường" thì rất đáng lo. Theo tôi hiểu, dù có học môn Toán, Lý, Hóa hay gì đi chăng nữa thì học sinh sinh viên vẫn phải học lịch sử nhất là lịch sử Việt Nam. Người Việt Nam mà không biết lịch sử Việt Nam thì không còn là người Việt Nam.


Đại tướng Lê Đức Anh (Ảnh: Báo Giáo dục Việt Nam)

Trách nhiệm này thuộc về các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Việt Nam như quốc hội , Ban chấp hành Trung Ương Đảng, Bộ chính trị, Tổng bí thư, Chủ tịch nước cho tới ông Bộ trưởng Bộ giáo dục. 

Ông Bộ trưởng giáo dục cứ như sinh ra ở đâu ấy rồi về Việt Nam chứ không phải sinh ra ở Việt Nam. Đó là một câu nói vô trách nhiệm. Thế thì đất nước Việt Nam đáng lo ngại.

PV: Trong các cuốn sách lịch sử của Việt Nam chỉ có rất ít các trang sách nói về cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, phía Bắc. Điều này có ảnh hưởng gì đến công tác tuyên truyền về chủ quyền của Việt Nam? Phải chăng trong giáo dục, chúng ta đang né tránh vấn đề này?

Đại tướng Lê Đức Anh: Tôi chưa hiểu chỗ này, vì đâu có ai cấm nói vấn đề này đâu. Nếu ai biết thì cứ nói, của ta thì phải nói là của ta. Ta có đi xâm lược của ai đâu mà ngại, mà né tránh. 

PV: Theo như ban đầu ông có nói, bệnh thành tích đã dẫn đến chất lượng giáo dục không cao và xuất hiện nhiều tiêu cực trong thi cử. Xin đại tướng có thể nói rõ hơn về căn bệnh thành tích?

Đại tướng Lê Đức Anh: Bệnh thành tích trong giáo dục nói cho nhẹ chứ thực chất là bệnh nói dối và giấu dốt. Mà những người nói dối thì không thể tiến bộ được. Căn bệnh này lây cho cả gia đình và xã hội. Tôi đã dạy con tôi, trong việc gì cũng cấm được nói dối một câu. 

Việc chúng ta năm nào cũng nói đến việc thắng Pháp, Mỹ trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc thì có đúng không? Theo tôi là chưa đúng. Pháp, Mỹ đều là các siêu cường cả về khoa học, kỹ thuật, quân sự đến Liên Xô thắng được phát xít Đức cũng phải nể.

Thời điểm đó, mình thắng Mỹ làm sao được, mình là một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa có vũ khí gì hết, không làm ra được 1 chiếc ô tô, xe máy. Đó là chúng ta bảo vệ được độc lập và Pháp, Mỹ phải rút quân. Sự thực như thế nào nói như thế, không được nói dối.

PV: Đại tướng đã giáo dục con cháu mình và cấp dưới của mình về chống “căn bệnh” nói dối như thế nào?

Đại tướng Lê Đức Anh: Trong gia đình tôi, con cái tôi cấm không được nói dối.

Còn đối với cấp dưới, khi báo cáo cũng phải báo cáo cho đúng. Nhưng dựa theo những hiểu biết, khi nghe báo cáo ở dưới lên để xem có đúng không thì tôi cũng phải nắm được sự việc ấy. Cho nên khi nghe phải nghe trực tiếp.

Nhều khi báo cáo từ dưới lên, tôi vẫn phải đi thực tế, xuống cơ sở, trong lòng địch để nắm tình hình. Thông thường là nói dối. Không tiêu diệt được hết địch cũng nói tiêu diệt được hết địch, làm sao mà tiêu diệt được cả trung đoàn, cả sư đoàn? Cái đó là phổ biến.

Tuy nhiên không phải cái gì mình cũng đi kiểm tra hết được nên khi tôi nghe báo cáo xong phải tổng hợp và trừ hao đi 50% . Ví dụ như họp báo cáo mà nghe diệt được 100 thằng địch thì phải trừ đi 50% số ấy. (Cười)

Đối với những trường hợp báo cáo láo tôi chỉ nói: “Anh nói cho chính xác”. Sự nhắc nhở như thế coi như là lời cảnh cáo người báo cáo đấy rồi.

Đại tướng Lê Đức Anh khẳng định: Giáo dục là ngành quan trọng bậc nhất của đất nước. Như vậy, Bộ giáo dục Việt Nam cần phải có một vị “tướng” thực sự giỏi, bản lĩnh để lãnh đạo tận tâm, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước những quyết định mình đưa ra.

Hiện nay, xét về tổng thể lương của ngành giáo dục là tương đối cao nhưng xét về thu nhập lại là thấp so với các ngành khác. Như vậy, nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục. Tăng cường tuyên truyền cho người dân hiểu chính sách giáo dục của nhà nước để có sự phối hợp giữa nhân dân và nhà nước đưa lĩnh vực tối quan trọng này phát triển.


Trân trọng mời độc giả tiếp tục theo dõi cuộc trao đổi lý thú giữa phóng viên báo Giáo dục Việt Nam và Đại tướng Lê Đức Anh.
(Còn nữa)



Tuệ Minh (ghi

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Một học sinh tự tử trong giờ học - (NLĐ)


Thứ Tư, 11/01/2012 10:31

Dư luận Thái Bình hiện đang xôn xao vì một học sinh lớp 12 của một trường THPT tư thục ở huyện Đông Hưng đã nhảy từ tầng 2 xuống đất trước sự chứng kiến của cô giáo dạy toán và bạn bè.

Hai ngày sau khi được cấp cứu ở bệnh viện, nạn nhân đã tử vong. Tối 10-1, một lãnh đạo Sở GD-ĐT Thái Bình đã xác nhận thông tin trên.
 
Theo đó, sự việc diễn ra ngay trong giờ học chính khóa của học sinh xấu số. Cô giáo dạy môn toán sửa một bài kiểm tra và yêu cầu các học sinh làm sai các lỗi thường gặp chép lại nhiều lần bài kiểm tra.
 
Em học sinh xấu số là một trong những học sinh có học lực khá của lớp đã phản đối yêu cầu này. Trước phản ứng đó, cô giáo đề nghị em hoặc đứng vào góc lớp, hoặc đi ra ngoài. Em học sinh đã chọn cách đi ra ngoài và bất ngờ nhảy xuống đất. Ngay sau đó em học sinh được đi cấp cứu nhưng đã không qua khỏi.
Theo Đăng Ngọc (Tuổi Trẻ) 
 
  • tranghuynh
    11/01/2012 10:59
    Sao bây giờ giáo viên có những cách dạy kỳ cục thế : toán mà bắt học tròn chép đi chép lại nhiều lần. Không biết cô giáo này học ở trường sư phạm nào mà dạy như thế. Giáo viên mà không biết cách dạy như thế thì cho nghỉ đi , Ban giám hiệu cũng có trách nhiệm rất lớn trong vụ việc này. Giáo dục VN đào tạo những học trò không biết cãi lại, không phải lúc nào người lớn cũng đúng hết, cứ nhất nhất bắt học trò làm theo ý mình là làm thiêu chột nhân tài đấy. Học sinh phải biết cách phản biện ( vối điều kiện GV cho phép) ... Tôi xin chia buồn đến gia đình em học trò xấu số. CẦu cho cháu siêu thoát.
  • Tám Lúa miền Tây
    11/01/2012 10:59
    Sự việc nếu vậy mà nhảy lầu thì bản thân tui thấy hình như chưa phải là lý do. Chắc chắn hoặc là còn có uẩn khúc, khuất tất gì đó mà ta chưa biết!
  • Trần quang Phú
    11/01/2012 11:18
    Học sinh nhảy lầu Tôi đã từng dạy học đến nay về hưu rồi. Theo tôi em học trò rất đáng thương, nhưng đừng vội kết tội giáo viên chúng tôi cho chép lại bài kiểm tra. Đây cũng là một phương pháp dạy mà theo tôi cũng làm cho học sinh học khá hơn. Dĩ nhiên không phải chép quá nhiều lần. Mỗi trường hợp giáo dục đáng tiếc xảy ra phải nghĩ đến nhiều phía: nhà trường, gia đình, xã hội,...XIN ĐỪNG VƠ ĐŨA CẢ NẮM. Kính chào xây dựng
  • giáo viên
    11/01/2012 11:36
    tôi không đồng ý với ý kiến bạn Tranghuynh. cần phải đi dạy học thì bạn mới hiểu mình cần làm gì để học sinh có đầy đủ kiến thức tối thiểu đủ để lên lớp . bạn cần phải làm giáo viên để hiểu và chia sẻ những điều đó.
  • Nguyen Van Hung
    11/01/2012 11:55
    Chép lại nhiều lần cho nhớ là một cách làm hay. Giáo viên làm vậy chẳng có gì sai cả. Học sinh này có cái tôi quá lớn làm liên lụy đến nhiều người. Học sinh nào cũng hở 1 chút là tự tử thì còn ai dám làm thầy cô?
  • Hà Kiến Giang
    11/01/2012 13:07
    Tôi thì tôi nghĩ như thế này: Chúng ta cần phải dạy con cái/ học trò của mình rằng đi học là để tìm hiểu những cái mới và vì là những cái mới nên không phải lúc nào cũng đã là giỏi, là không bao giờ sai và thế mới phải đến trường, phải đi học... Bởi một lẽ có một điều là nhiều khi, có những ông bố, bà mẹ luôn ngợi khen con mình giỏi giang và các em, các cháu nó có suy nghĩ như vậy thật, rằng mình luôn luôn đúng... Áp lực bố mẹ đặt lên vai con, nhiều khi cũng trở thành một gánh nặng quá sức đối với con. Cụ thể trường hợp này, tôi cho rằng giáo viên không có lỗi. Tuy nhiên, sự ám ảnh, ân hận với cô giáo và các bạn có thể sẽ khó nguôi ngoai trong một sớm một chiều.
  • Bà con
    11/01/2012 14:36
    Học trò bây giờ thì ... không thể nói nổi. Nếu ai đó đã từng là học trò trước năm 1980 thì mới biết "tôn sư trọng đạo", em học trò này mới lớp 12 mà đã làm thế, liệu sau này lớn lên chút nữa, hoặc .. có tiền, có quyền sẽ như thế nào?
  • Đêm hội phố hoài...
    11/01/2012 15:14
    Oan cho cô giáo. Nếu trách giáo viên chỉ vì chuyện nhỏ nhặc như vậy là không công bằng chút nào. Nếu cứ lúc nào cũng trách thầy giáo như thế thì đến vừa chục năm sau chắc học sinh nó leo lên đầu thầy cô mất. Tôi nghĩ em này căng thẳng rất nặng về vấn đề gì đó trong cuộc sống sinh hoạt (ví dụ yêu đương , chuyện gia đình...) nên chỉ 1 tác động rất bình thường của cô giáo vô tình làm "tràn ly nước" gây ra cái chết đáng tiếc. Huy vọng rằng người nhà nạn nhân hiểu mà thông cảm cho cô giáo.
  • Phương Nam
    11/01/2012 15:20
    Tôi là một giáo viên. Tôi thấy chưa bao giáo viên chúng tôi chịu nhiều áp lực thế. Hễ học sinh có vấn đề gì là GV bị lên án. Dạy một lớp là 40 đến 50 hs, đủ loại thành phần: Giỏi có, yếu có, nhịch phá có, ngoan có.. , nhiều em ko chịu học, Về nhà ko học, đến lớp ko học lại còn quậy phá nhưng gv vừa phải giữ trật tự , vùa dạy làm sao cho bảo đảm chương trình vừa để hs hiểu được bài. Ấy vậy mà, khi giáo viên tức giận la mắng hay đánh một cái vào tay là có chuyện. Phụ huynh bênh con đặt nhiều điều xấu cho GV. Có phụ huynh còn nhân cơ hội khi họp phụ huynh đã đả kích gv, kêu gọi tất cả phụ huynh ký tên yêu cầu đổi giáo viên. Họ tưởng muốn đổi giáo viên là đổi được ngay đấy. Như vậy thì làm sao giáo viên dạy HS được? Nghĩ thật là buồn cho cái nghề cao quý mà bạc bẽo quá!
  • Lưu Hải Triều - Tây Ninh
    11/01/2012 15:20
    Hình phạt bắt học sinh chép lại nhiều lần bài kiểm tra cũng bình thường, không có gì quá đáng và phản cảm . Không lẽ chỉ vì nguyên nhân đó mà em học sinh này bức xúc tới mức phải nhảy lầu sao ? Khó tin quá ?
  • Nguyễn Hưng
    11/01/2012 15:33
    Thật đáng tiếc cho sự việc xảy ra. Chúng ta không thể nào trách giáo viên được, vì họ chỉ muốn cái tốt nhất đến với học trò của mình. trong số đó có nhiều em bị mắc lỗi chứ đâu chỉ có mỗi một mình em này, do đó hành động của em bé này thật nông nổi. Còn về phía cô giáo - việc cô làm như vậy không phải việc xấu - động cơ:  Chỉ muốn học trò tốt hơn. người ta nói "làm việc tốt chưa đủ, mà làm việc tốt phải xuất phát từ động cơ tốt". Việc cô làm đã thỏa mãn 2 điều trên xin chia buồn cùng gia đình em.

Thi tốt nghiệp THPT 2012: Đề chung, chấm riêng - (NLĐ)


Thứ Ba, 10/01/2012 07:17

Năm 2012, Bộ GD-ĐT sẽ có những điều chỉnh lớn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT theo hướng giao cho các địa phương tổ chức kỳ thi, chủ động hoàn toàn ở các khâu coi thi, chấm thi, thanh tra thi. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT vẫn chịu trách nhiệm ra đề thi chung cho toàn quốc và tham gia giám sát kỳ thi.


Năm 2012, các địa phương sẽ được chủ động trong việc chấm thi. Trong ảnh: giám khảo
chấm thi môn địa lý kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 tại một hội đồng chấm thi ở TPHCM - Ảnh: Như Hùng

Trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh việc đổi mới này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng:

- Thực tế cho thấy việc “thi cụm, chấm chéo, tăng cường thanh tra ủy quyền” không phải là giải pháp lâu dài có thể giải quyết dứt điểm tiêu cực. Thi cử có nghiêm hay không phải nhìn vào hai khâu. Thứ nhất là việc dạy học phải nghiêm, phải có giải pháp tốt, phù hợp để thúc đẩy chất lượng giáo dục, cung cấp đủ kiến thức, kỹ năng cho học sinh cuối cấp tự tin bước vào kỳ thi. Thứ hai là đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục ở các cơ sở. Bộ GD-ĐT không thể thực hiện cách này cách kia để mong giảm bớt tiêu cực mà chỉ nên là cơ quan tạo cơ chế cho các địa phương phải làm nghiêm. Bởi nếu địa phương không phải tự chịu trách nhiệm, nếu không muốn làm nghiêm, họ có thể che đi hết những tiêu cực mà Bộ GD-ĐT không kiểm soát được.

* Như vậy, theo thứ trưởng, “thi cụm, chấm chéo” không hiệu quả? Từ chỗ “kiểm soát toàn bộ các khâu” đến chỗ giao chủ động quá nhiều, bộ có quá mạo hiểm không?

- Bộ GD-ĐT rút kinh nghiệm từ thực tế các kỳ thi đã qua và thấy cần có những điều chỉnh. Giao chủ động cho địa phương không có nghĩa là bộ buông lỏng, mà để những người đứng đầu ngành giáo dục của các địa phương phải chịu trách nhiệm về kỷ cương kỳ thi, từ đó chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục. Giao chủ động cho địa phương thì phải chấp nhận có nơi làm không nghiêm. Nhưng đó chỉ là tạm thời. Về lâu dài họ sẽ phải coi trọng chất lượng thật. Người đứng đầu ngành giáo dục ở các địa phương sẽ phải đối chất, giải thích với chính lãnh đạo các tỉnh, thành và người dân ở địa phương nếu không có giải pháp duy trì chất lượng giáo dục.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển

* Thực tế đã có những giám đốc sở GD-ĐT muốn “dạy học thật, thi thật”, nhưng chỉ vì bị lãnh đạo cấp tỉnh ép phải có thành tích, có tỉ lệ tốt nghiệp cao nên phải nhắm mắt bỏ qua tiêu cực?

- Kết quả thi tốt nghiệp sẽ được công khai cùng những số liệu khác thể hiện chất lượng giáo dục. Khi đó người ta có thể so sánh và biết ngay chất lượng giáo dục thật sự như thế nào. Nếu chất lượng giáo dục không tương ứng với kết quả thi tốt nghiệp, giám đốc sở GD-ĐT phải chịu trách nhiệm với lãnh đạo tỉnh, thành, các chủ tịch hội đồng coi thi, chấm thi sẽ phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo sở GD-ĐT. Về phía Bộ GD-ĐT, sẽ phải điều chỉnh quy định về thi đua để tránh bệnh thành tích của các sở GD-ĐT.

* Những số liệu nào sẽ được công khai để làm cơ sở so sánh với kết quả thi tốt nghiệp THPT của các tỉnh, thành?

- Đó là điểm số của học sinh dự thi vào các trường đại học, cao đẳng, TCCN và tỉ lệ đỗ. Hằng năm, cùng với thống kê của Bộ GD-ĐT, người dân có thể biết thông tin về kết quả tuyển sinh từ các kênh khác. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT đã và đang triển khai việc đánh giá chất lượng học sinh toàn quốc. Kết quả này sẽ được công khai, ngoài việc để các địa phương và xã hội tham khảo, so sánh với kết quả thi tốt nghiệp THPT, đây cũng là dữ liệu để các nhà trường, các địa phương có chất lượng giáo dục chưa tốt rút kinh nghiệm và cố gắng hơn.

Từ năm 2009, Bộ GD-ĐT đã thực hiện thí điểm việc đánh giá học sinh lớp 6 và lớp 9, mỗi tỉnh khảo sát, đánh giá trên khoảng 30% tổng số học sinh. Hiện nay đã có kết quả. Trên cơ sở thí điểm, Bộ GD-ĐT đang thực hiện đánh giá học sinh lớp 11 trên toàn quốc và hoàn thành vào năm 2012. Sắp tới sẽ tiến hành đánh giá định kỳ tất cả học sinh các cấp học trên toàn quốc.

* Đã chủ trương “giao chủ động để các địa phương chịu trách nhiệm với kỳ thi”, vì sao Bộ GD-ĐT không giao cho các địa phương tự ra đề thi, tùy theo trình độ học sinh các vùng miền khác nhau, các tỉnh, thành có thể ra đề thi ở mức độ phù hợp?

- Bộ ra đề thi với quy trình chặt chẽ nhưng những năm qua vẫn có những sai sót. Việc để các địa phương tự ra đề càng khó tránh khỏi sai sót, không đảm bảo tính bảo mật. Trên thực tế, với việc “tự ra đề” ở các kỳ thi, kiểm tra cấp trường, sở, không ít địa phương cũng để xảy ra sự cố sai sót, ra đề quá trình độ học sinh, lộ đề... Hơn nữa, việc Bộ GD-ĐT quyết định sẽ tiếp tục ra đề thi chung cho toàn quốc trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2012 là muốn học sinh cả nước được đánh giá trên một mặt bằng chung. Với mặt bằng chung đó, sẽ dễ dàng nhìn thấy những nơi nào mạnh, nơi nào còn bất cập để điều chỉnh, khắc phục.

* Vậy kỳ thi năm 2012, Bộ GD-ĐT sẽ tham gia giám sát coi thi ở mức độ nào?

- Bộ GD-ĐT sẽ không có thanh tra cắm chốt tại các địa phương nhưng sẽ có những đoàn thanh tra lưu động. Những đoàn thanh tra này sẽ làm việc độc lập và không báo trước địa điểm sẽ đến. Bộ GD-ĐT vẫn thực hiện hậu kiểm nếu có dấu hiệu bất thường xảy ra ở các khâu coi thi, chấm thi.
“Thi cụm, chấm chéo" thất bại?

Dù không thừa nhận thất bại nhưng khi đánh giá về giải pháp “thi cụm, chấm chéo và tăng cường thanh tra ủy quyền”, Bộ GD-ĐT đã nhận định các giải pháp trên ít hiệu quả trong việc chấn chỉnh kỷ cương kỳ thi. Ở khâu chấm thi, chỉ nên ban hành hướng dẫn chấm, barem điểm chặt chẽ và yêu cầu các địa phương đảm bảo đúng quy trình chấm thi.


Còn “giải pháp thi cụm” thực tế gây phiền phức, tốn kém cho phụ huynh, học sinh, nhưng không thể ngăn ngừa được tiêu cực nếu các địa phương không tự giác và không phải chịu trách nhiệm. Thanh tra từ các trường ĐH-CĐ cắm chốt tại các địa phương cũng không chủ động, lệ thuộc vào địa phương và không hiệu quả.
Theo VĨNH HÀ - NGỌC HÀ (Tuổi Trẻ)
[Quay lại]
1 ý kiến
  • Tư Cafe
    10/01/2012 19:06
    Với những quyền tự chủ này thì kì thi TN THPT năm nay "trăm hoa khoe sắc", trường trường có kết quả trên cả tuyệt vời, ngành GD - ĐT tha hồ mà hãnh diện với thiên hạ.

Họp xét kỷ luật giáo viên dạy học bằng lời lẽ phản cảm

Thứ Tư, 11/01/2012 00:22

(NLĐ) - Chiều 10-1, lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Giáo dục Trung học, hiệu trưởng và hội đồng kỷ luật Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4) đã tổ chức cuộc họp về xét kỷ luật giáo viên Trần Thị Minh Châu.

Giáo viên Trần Thị Minh Châu là người thường xuyên dùng những lời lẽ phản cảm trong lúc giảng dạy (Báo Người Lao Động đã phản ánh trong bài viết “Có phải là giáo viên?”).
Ông Lê Xuân Giang, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, cho biết: Nhà trường và tổ thanh tra đã có quá trình xác minh tất cả những đơn thư khiếu nại, tố cáo cô Châu và những vấn đề mà Báo Người Lao Động phản ánh. Nhà trường cũng báo cáo sở và đề xuất mức kỷ luật. Trước đó, cuộc họp giữa Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh niên và Hội đồng Sư phạm cùng tổ thanh tra của trường đã thống nhất hình thức buộc thôi việc đối với giáo viên này.
Dự kiến trong tuần tới, Sở GD-ĐT TPHCM sẽ đưa ra hình thức xử lý kỷ luật.
Đ.Trinh

Rượu ong đất gây độc

11/01/2012 07:28:14
- Những vị thuốc ngâm rượu trong y học cổ truyền như bọ cạp, ong mật, ve sầu... đã trở thành quen thuộc trong dân gian. Tuy nhiên, để phát huy tác dụng thì phải biết cách chế biến, sử dụng, chứ không thể làm theo cách "chẳng bổ âm thì bổ dương".
TIN LIÊN QUAN

Lương y Phó Hữu Đức, chủ tịch Hội Đông y quận Cầu Giấy, Hà  Nội cho biết, theo Đông y, ong đen còn gọi là ong vò  vẽ có vị ngọt chua, tính hàn, không độc, vào hai kinh vị và đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, trừ phong. Dùng trong những trường hợp sâu răng, miệng lở loét, đau cổ họng, trẻ con kinh phong bằng cách ngày dùng 2 - 4 con hoặc 2 - 3g tán nhỏ uống.
 
 
a
Rượu ong đất không bổ béo, không tác dụng như lời đồn.
 
 
Thực tế cũng chưa có nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng của rượu ngâm ong, mà chỉ sử dụng trong dân gian. Dân ta dùng 100 - 150 con ong vò vẽ bỏ cánh, ngâm trong rượu 40 - 450. Để rượu chừng 100 ngày rồi lấy ra uống mỗi tối một chung hạt mít. Rượu này chữa đau khớp. Tuy nhiên, nọc ong độc nên người suy thận không được dùng.

Ngoài sử dụng ong vò vẽ ngâm rượu, nhiều người còn sử dụng ong đất. Đây là loại ong hay làm tổ dưới đất, hoặc trong thân cây mục. Nọc ong đất độc. ông Phùng Hữu Chính, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ong chia sẻ, đồng bào dân tộc hay lấy ấu trùng và cả ong trưởng thành ngâm rượu làm thuốc tăng lực, trị đau lưng, mỏi lưng, đau đầu. Tuy nhiên, giống ong này rất độc, nọc độc của nó thôi ra rượu dễ gây ngộ độc.

TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, rượu ngâm ong chỉ là cách dân gian hay dùng, chứ  trong sách hoặc nghiên cứu thì chưa thấy. Theo sách cổ có ghi ong vị ngọt, tính bình, tác dụng vào kinh vị, tiêu độc, trừ phong, sát trùng. Sử dụng thì lấy tổ ong, bỏ hết con non và nhộng ở trong, rửa thật sạch, phơi khô và sấy khô có tác dụng trị mụn nhọt, nhất là chứng cốt thư (đau xương), viêm xương hoặc do cảm nhiệt hàn thấp gây ra. Liều dùng từ 4 - 8g, những người u nhọt vỡ mủ không được dùng.

Rượu ong đất không bổ béo, không tác dụng như lời đồn. Người dân thường hiếu kỳ sử dụng rồi mua và truyền nhau. Vì ong đất nọc quá độc, uống vào sẽ gây hại cho gan, thận, dị ứng, mẩn ngứa... Theo ông, trong dân gian thường ngâm các con ong trưởng thành hoặc ngâm cùng với ấu trùng và nhộng của chúng (ong mật, ong vò vẽ, ong đất) trong rượu trắng để làm rượu thuốc có tác dụng bồi bổ sức khoẻ. Một số nơi còn xào nhộng ong đất để ăn nhưng phải bỏ ruột, mật, đầu, cánh, chân chứ không phải xào lung tung mà ăn được. Loại nhộng để ăn cũng là loại nhỏ tí, chứ chưa ai ăn con ong trưởng thành.

Phạm Hằng

Dùng bằng dỏm có thể bị tù - (TN)

Giễu nhại trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao - (VHNA)


Hiện nay, trong văn học hậu hiện đại, giễu nhại được coi là một trong những khuynh hướng sáng tác chủ đạo của dòng văn học này. Người ta có thể dễ dàng thấy được dấu vết của giễu nhại trong các sáng tác của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương,... Tuy nhiên, giễu nhại không chỉ là đặc quyền của chủ nghĩa hậu hiện đại mà thực chất nó đã hình thành và phát triển từ những giai đoạn văn học trước đó. Trở về thời Phục hưng ta có thể thấy những Rable, Cervantes,.. hoặc gần hơn nữa là chủ nghĩa hiện đại với James Joyce và Franz Kafka ở thế kỉ XX. Ở Việt Nam, nổi bật lên với những Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Vũ Trọng Phụng. Nam Cao - một nhà văn cùng thời với Vũ Trọng Phụng, một cây bút văn xuôi hiện thực bậc thầy, liệu Nam Cao có chút vương vấn nào với khuynh hướng giễu nhại hay không?
Trong toàn bộ sáng tác của Nam Cao, truyện ngắn “Chí Phèo” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất, góp phần khẳng định tài năng và vai trò của Nam Cao đối với nền văn học hiện đại Việt Nam. Tác phẩm được coi là một sự kiện đánh dấu bước ngoặt đổi mới về nghệ thuật trong nền văn xuôi nước nhà. Kể từ khi tác phẩm ra đời cho đến nay đã thu hút rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về nó trên nhiều lĩnh vực, từ chuyên ngành văn học hiện đại, văn học dân gian cho đến lí luận văn học. “Chí Phèo” còn là mảnh đất màu mỡ trong các lĩnh vực nghệ thuật khác như điện ảnh, hội họa,... Mặc dù tác phẩm ra đời cách đây 70 năm, từ năm 1941 đến nay, nhưng tác phẩm vẫn luôn có sức hấp dẫn lớn với công chúng ở mọi thời đại. Người ta thấy ở “Chí Phèo” bao điều thú vị và bao nhiêu kiến giải về tác phẩm với những lí thuyết khác nhau. Còn đối với tôi thì lại thấy trong tác phẩm ẩn chứa một phong cách giễu nhại của Nam Cao.
Giễu nhại là một khái niệm cho đến nay còn tồn tại rất nhiều cách kiến giải. Theo cách hiểu thông thường, hiểu một cách đơn giản nhất, giễu nhại có nghĩa là sự bắt chước, bắt chước để châm biếm. Theo M.Bakhtin, giễu nhại là nói bằng giọng của kẻ khác nhưng đưa vào đó một khuynh hướng nghĩa đối lập hẳn với khuynh hướng nghĩa của lời người đó.
Trong văn học, giễu nhại được coi là một thủ pháp nghệ thuật dựa trên sự nhại lại một tư tưởng, một quan điểm, một cách viết cũ nhằm tạo nên tiếng cười giễu cợt trên nhiều cấp độ khác nhau. Hay nói cách khác nhại là hình thức phê bình châm biếm hoặc là hình thức chế giễu khôi hài bằng cách bắt chước phong cách (style) và bút pháp (manner) của một nhà văn hoặc một nhóm nhà văn đặc biệt để nhấn mạnh đến sự non yếu của nhà văn ấy hoặc những quy ước bị lạm dụng của trường phái ấy.
Như vậy, mô hình chung của nhại là hình thức tạo ra một A’ giống với A (A là cái có trước, cái đã có trong suy nghĩ, tiềm thức của cộng đồng) về hình thức bên ngoài, về một đặc điểm hay một cấu trúc nổi bật. Đồng thời A không đồng nhất với A’ ở một vài sắc thái ý nghĩa, có thể là trái ngược. Hay nói cách khác, nhại là một trò chơi hai cấu trúc. Trong văn học, tác giả sáng tạo nên một hình thái cấu trúc này dựa trên một hình thái cấu trúc khác. Chúng lồng ghép vào nhau để tạo nên một thực thể chứa đựng sự mâu thuẫn. Nhại để mà giễu, giễu xuất phát từ nhại. Giễu nhại mang tính bản thể luận, nó đặt nghi vấn với bản chất của hiện tượng và trở thành sự phản quy phạm.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu ý thức giễu nhại được thể hiện trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao qua các đối tượng cụ thể. Với mỗi một đối tượng giễu nhại, sẽ có những nguyên tắc hình thức giễu nhại tương ứng . 
1.Giễu nhại ý thức dân gian, ý thức đại chúng:
Đối tượng giễu nhại đầu tiên phải kể đến trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao đó là quần chúng nhân dân mà tiêu biểu ở đây là người nông dân. Với đối tượng này, yếu tố nhại được xác định trên nguyên tắc sử dụng lớp ngôn ngữ của quần chúng – những từ ngữ, cụm từ chêm xen có tác dụng nhấn mạnh nội dung của phát ngôn.
Trước hết, yếu tố nhại ngôn từ của dân gian được thể hiện qua việc nhà văn sử dụng một hệ thống các từ ngữ mang tính chất phủ định, mơ hồ “hình như”, “có lẽ” “không biết ... chỉ biết”, và các cụm từ “có người bảo”, “người ta bảo”,... xuyên suốt tác phẩm. Các từ ngữ và cụm từ này thường được đặt ở đầu câu như thể nhấn mạnh cho toàn nòng cốt câu.
Câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo được bắt đầu bằng một sự mơ hồ, nhập nhằng ngay từ xuất thân của hắn:
 “Không biết đứa chết mẹnào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.”
Chí Phèo là kẻ mồ côi, không cha không mẹ, không một ai trong làng Vũ Đại biết nguốn gốc xuất thân của Chí, đến ngay cả bản thân Chí cũng không hề biết. Chí Phèo cứ thế lớn lên dưới sự truyền tay của hết người này đến người khác. Và câu chuyện về Chí Phèo cũng theo đó mà được truyền miệng khắp nơi. Mà tính chất truyền miệng thì bao giờ cũng tạo nên nhiều dị bản, không biết cái nào đúng, cái nào sai.
Hình như, có mấy lần bà ba nhà ông Lý, trẻ lắm mà lại hay ốm lửng, bắt hắn bóp chân, hay xoa bụng, đấm lưng gì đấy. Người ta bảo ông Lý ra đình thì hách dịch, cả làng phải sợ, mà về nhà phải sợ cái bà ba còn trẻ này. Người bà ấy phốp pháp, má bà ấy hây hây, mà ông lý thì hay đau lưng lắm; người có bệnh đau lưng thì hay sợ vợ mà chúa đời là khoẻ ghen. Có người bảo ông Lý ghen anh canh điền khoẻ mạnh mà sợ bà ba không dám nói. Có người thì bảo anh canh điền ấy được bà ba quyền thu quyền bổ trong nhà tin cẩn nên lấy trộm tiền trộm thóc nhiều. Mỗi người nói một cách. Chẳng biết đâu mà lần. Chỉ biết một hôm Chí bị giải huyện rồi nghe đâu phải đi tù. Không biết tù mấy năm, nhưng hắn đi biệt tăm bảy, tám năm, rồi một hôm, hắn lại lù lù ở đâu lần về.”
Qua lời kể của Nam Cao, sự thể Chí Phèo bị bà ba nhà ông Lý gọi đến không hề xác thực, bao nhiêu lần cũng không rõ, chỉ là “hình như” thôi và làm “gì đấy” thì ai mà biết chắc được. Trong một đoạn văn ngắn mà cụm từ “người ta bảo” được lặp đi lặp lại ba lần với hình thức tương tự “có người bảo” hay “ có người thì bảo”. Họ “không biết” thế này mà “chỉ biết” thế kia. Vậy nhưng người ta kể cứ như là biết hết mọi điều. Chí Phèo có phải đi tù hay không, không ai biết, người ta chỉ “nghe đâu”. Người ta “không biết” Chí đi tù bao lâu, chỉ biết biết hắn đi biền biệt bảy, tám năm mới về.
Trong tác phẩm, Nam Cao đã sử dụng một cách triệt để ngôn từ của dân gian, từ “hình như” xuất hiện 11 lần. Từ “có lẽ”, “có thể” xuất hiện 10 lần. Từ “không biết”, “chỉ biết” với các biến thể của nó như là “chả biết”, “không hiểu” xuất hiện 13 lần. Còn cấu trúc câu kiểu “Người ta bảo...” được sử dụng tới 4 lần. (Xem phần phụ lục).
Các từ ngữ “hình như”, “có lẽ” là những khẩu ngữ biểu thị ý phỏng đoán, khẳng định một cách dè dặt về điều mình nghĩ, điều mình biết, điều mình sẽ nói. Dân gian thường hay sử dụng những khẩu ngữ này trong giao tiếp, khi sự kiện mà họ định miêu tả không nằm trong sự kiểm soát tuyệt đối của họ. Nghĩa là sự chính xác của phát ngôn chiếm một phần trăm rất nhỏ. Bởi vì sự kiện ngôn ngữ của họ chỉ có tính chất phỏng đoán, do đó mà người ta không phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính xác thực trong phát ngôn của mình. Đây là một thói quen cố hữu trong việc sử dụng ngôn ngữ của người nông dân và của một lớp người dân Việt Nam. Trong truyện ngắn “Chí Phèo”, Nam Cao đã sử dụng khoảng 40 lần những từ ngữ, cụm từ mang tính chất phỏng đoán, mơ hồ. Tác giả đã nhại lại cách nói này của quần chúng để giễu cái nhìn của đại chúng với đại chúng. Những từ ngữ, những cụm từ này thường được sử dụng khi người phát ngôn không chắc chắn, không biết rõ điều mình sẽ nói.Nhà văn đặt chúng trong lời dẫn truyện của mình và cả trong ngôn ngữ của chính nhân vật. Từ đó để giễu thái độ của người nông dân khi nhìn nhận những người xung quanh mình. Đó là vấn đề không biết, không hiểu một cách rõ ràng, chính xác sự việc nhưng đã nói về sự việc ấy như thể mình là người trong cuộc. Đồng thời họ cũng không hề có ý thức trách nhiệm về nội dung phát ngôn của mình.
Đặc biệt là cụm từ “không biết ... chỉ biết” được nhà văn nhại lại một cách đắc địa để giễu cái nhìn một chiều, phiến diện của người nông dân. Họ không biết đại cục, mà chỉ biết cái nhỏ nhặt, tầm thường. Khi không biết tường minh sự việc, chỉ biết cái bề ngoài của nó, nhưng họ lại phát ngôn rộng khắp. Thậm chí cái “không biết ... chỉ biết” còn trở thành một tâm lí ngàn đời khó thay đổi của người nông dân. Họ không cần quan tâm đến cái mà họ “không biết”, họ thấy một cách trực diện, ngay trước mắt cái mà họ “chỉ biết”, thế là đủ. Ngay cả khi bị đè nén, bị áp bức, họ cũng “chỉ biết than thở chứ không biết làm gì khác”.
Giễu đại chúng, Nam Cao còn nhại cái nhìn mang tính chất xăm xoi, chứa đựng đầy định kiến của nhân dân đối với thế giới xung quanh mình. Ở đây, tác giả đã sử dụng hàng loạt các hư từ nhằm nhấn mạnh cái nhìn ấy. Mỗi lời kể bao giờ cũng có sự chêm xen các từ “mà, cũng, lại, thì,...” và các cặp từ “đã ... lại ”, “thì...lại”, “mà... thì”, “thì ra, thì đã”, “thì lại”,... Sự xuất hiện dày đặc các hư từ này không những không khiến lời văn rườm rà, rối rắm mà trái lại, nó làm tăng hiệu quả diễn đạt của ngôn từ.
“Cái mặt của thị đích thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng, trên cổ người... Ðã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm, cũng may quyết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Ðã thế những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu. Ðã thế thị lại dở hơi; đó là một ân huệ đặc biệt của Thượng đế chí công; nếu sáng suốt thì người đàn bà ấy sẽ khổ sở ngay từ khi mua cái gương thứ nhất.”
Có lẽ trong văn học Việt Nam, chưa có nhân vật người phụ nữ nào xấu như thị Nở và chưa có người phụ nữ nào tập trung hết thảy mọi khuyết điểm trong mình như thị Nở. Nhưng nếu như Nam Cao chỉ miêu tả thị Nở xấu thì không nói làm gì. Trong ngôn ngữ miêu tả thị Nở, Nam Cao đặc biệt sử dụng các cặp từ “thế mà...lại”, “đã thế...lại” và “và...lại” tạo thành cấu trúc câu nhấn mạnh, có tác dụng diễn tả ý tăng cấp của sự tình. Sự tình ấy bản thân đã mang một đặc điểm nào đó rồi nhưng nó còn mang thêm một đặc điểm nữa. Đặc điểm trước gây kinh ngạc, sững sờ thì đặc điểm sau còn gây sửng sốt hơn cả đặc điểm trước.
So sánh hai câu văn “Nhưng cái răng rất to chìa ra.” và “Đã thế những cái răng rất to lại chìa ra.” ta thấy có sự khác biệt rõ rệt. Mặc dù về nội dung cả hai câu văn này đều có chung một cấu trúc nghĩa miêu tả. Nhưng câu văn thứ hai khi chêm xen cặp từ “đã thế...lại” thì nó còn mang nghĩa tình thái. Nó thể hiện sự đánh giá, nhận xét của người nói về những chiếc răng của thị Nở, đó là thái độ chê bai, châm biếm đầy soi xét. 
thị lại nghèo nếu trái lại, ít nhất đã có một đàn ông khổ sở. thị lại là dòng giống của một nhà có mả hủi: cái này khiến không một chàng trai nào phải phân vân.”
Không chỉ đối với thị Nở - tầng lớp dưới, mà đối với tầng lớp trên – địa chủ, cường hào, nhà văn cũng sử dụng triệt để cặp từ này:
 “Bá Kiến đã không vu vạ gì cho hắn, lại còn giết gà mua rượu cho hắn uống, xong lại đãi thêm đồng bạc để về uống thuốc.”
Nếu như câu văn trên không có sự chêm xen các từ “đã..., lại còn..., xong lại...” vào giữa các hành động của bá Kiến thì những việc làm của bá Kiến quả thật rất đáng ca ngợi. Tuy nhiên sự có mặt của những từ này bên cạnh mỗi một hành động ấy đã làm tăng thêm lớp nghĩa tình thái. Nó bao hàm cả thái độ xét nét của người dân khi nhìn nhận sự tình này.
Cặp từ “đã...lại” còn được Nam Cao sử dụng rất nhiều lần trong tác phẩm, cùng với các cặp từ “mà...lại”, “thì...lại”, “đã...thì”,... Bên cạnh các cặp từ, nhà văn còn sử dụng các hư từ như “cũng, mà, lại, thì,...” chêm xen trong các câu văn của mình. Theo thống kê, khảo sát sơ bộ, từ “mà” được sử dụng khoảng 30 lần, từ “lại” được sử dụng đến 40 lần,... (Xem bảng thống kê).
Trong dân gian, quần chúng nhân dân, đặc biệt là những người nông dân thường hay sử dụng những hư từ này để thể hiện sự đánh giá, nhận xét một cách gián tiếp của mình về nội dung phát ngôn và về đối tượng được nhắc đến trong phát ngôn. Nam Cao đã nhại lại cách nói này để giễu cái nhìn săm soi, soi mói, đầy định kiến của đại chúng. Với bất cứ đối tượng nào, dù là kẻ bằng mình hay là kẻ bề trên của mình, họ cũng luôn giữ thái độ soi xét khi nói về đối tượng ấy.
Thị Nở xấu một phần thì thị Nở xấu thật, nhưng thị còn xấu hơn khi mà dưới con mắt của người đời, thị bị người ta soi xét kĩ lưỡng từ đại thể cho đến cái tiểu tiết. Thành thử thị là người vừa xấu vừa vô duyên, thị “đã” thế này thị “lại” còn thế kia. Nếu không phải là soi mói, người ta lại biết được về Chí Phèo:
 “Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều”.
 Thói quen soi xét về người khác đã ăn sâu bám rễ trong tư tưởng của người nông dân Việt Nam. Nó tạo nên cái nhìn đầy định kiến về thế giới, về những người xung quanh mình.
Nam Cao đã nhại lớp ngôn từ của đại chúng để giễu cái nhìn của đại chúng hết sức phiến diện, săm soi, đầy định kiến với những đối tượng khác – không phải là mình. Từ đó để giễu nhại ý thức dân gian luôn quy chiếu mọi sự vật, hiện tượng qua cái nhìn chủ quan của mình.
2.Giễu nhại ý thức lãng mạn đương thời:
Trong thời đại Nam Cao những năm 1930 – 1945, một bộ phận không nhỏ người Việt Nam bị chi phối sâu sắc bởi cảm quan và ý thức lãng mạn. Lãng mạn đi vào trong văn học và có tác động hai chiều tới cuộc sống đời thường. Người ta thậm chí còn yêu như trong sách vở, biến chuyện tình cảm của mình thành câu chuyện tình lâm li, mơ mộng.
Còn Nam Cao, trong truyện ngắn “Chí Phèo”, Nam Cao đã đặt câu chuyện tình yêu giữa Chí Phèo và thị Nở trong hoàn cảnh một đêm trăng - một motip quen thuộc trong văn học lãng mạn:
“... trăng lên, mặt trăng rằm vành vạnh. Và ánh trăng chảy trên đường trắng tinh”.
“Chiều hôm ấy, trăng lại sáng hơn mọi chiều, trăng tỏa trên sông và sông gợn biết bao nhiêu gợn vàng”.
 Không gian đầy lãng mạn với ánh trăng tròn đầy, viên mãn và ánh sáng lung linh, huyền ảo chảy tràn khắp nơi. Chỉ có điều, đó không phải là không gian gặp gỡ, tình tự của trai thanh, gái lịch theo ý thức lãng mạn. Nam Cao dựng lên không gian ấy để sắp đặt cho một cuộc nhân duyên giữa hai con người nơi đáy cùng của xã hội. Một kẻ là con quỷ dữ của làng Vũ Đại, còn kẻ kia là người đàn bà xấu xí và vô duyên nhất làng Vũ Đại. Nhà văn đã miêu tả đêm trăng rằm với tất cả vẻ đẹp nguyên sơ, vốn có của nó.
Vầng trăng “trong trẻo”, và ánh trăng như “rắc bụi trên sông”. Trước cảnh trăng đẹp như thế, con người thường xao xuyến, bâng khuâng và có những cách thưởng nguyệt vô cùng thi vị. Còn Chí Phèo, hắn có biết thế nào là đẹp, thế nào là thơ? Trong đêm trăng hắn chỉ thấy cái bóng hắn “đen và méo mó trên đường trăng nhễ nhại. Nó xệch xạc về bên trái, thu gọn vào rồi lại dài loang ra, xé rách vài chỗ.” Thị Nở có thấy trăng đẹp không hay thị cũng chỉ thấy “những vàng ấy rung rinh mới trông thì đẹp, nhưng trông lâu mỏi mắt”. Thêm một chút gió mát, thị khép dần mi mắt và chìm vào giấc ngủ. Và Chí Phèo gặp thị Nở tình cờ như bao sự tình cờ khác, chỉ có điều tình yêu giữa hai con người này nảy sinh theo bản năng tự nhiên của con người. Mô tả cuộc tình duyên giữa Chí Phèo và thị Nở, Nam Cao đã nhại hình ảnh ánh trăng để giễu ý thức lãng mạn đương thời. Không phải cuộc tình tự bên ánh trăng nào cũng thi vị, lãng mạn và thơ mộng. Không phải ánh trăng lúc nào cũng thuần khiết, tròn đầy và lung linh, huyền ảo. Nó cũng có lúc nhễ nhại, xệch xạc, và méo mó.
Giễu ý thức lãng mạn, Nam Cao còn nhại cách tỏ tình của đôi lứa trong tình yêu. Chí Phèo – thị Nở không tỏ tình với nhau bằng những cái hôn hay bằng những lời vuốt ve ngọt ngào. Trái lại, cấu véo và phát nhau như thể là phương thức tỏ tình riêng của hai con người này.
“Thị phát khẽ hắn một cái, làm vẻ không ưa đùa. Sao mà e lệ thế. Xấu mà e lệ thì cũng đáng yêu. Hắn muốn làm thị thẹn thùng hơn nữa, hắn véo thị một cái thật đau vào đùi. Lần này thì không những thị nẩy người. Thị kêu lên choe choé. Thị nắm cổ hắn mà giúi xuống”...
Và Nam Cao gọi đó là cách “âu yếm bình dân”.
Ý thức lãng mạn luôn cho rằng tình yêu là một cái gì đó đẹp đẽ, xa xôi, đã là tình yêu thì phải bay bổng, ngọt ngào. Những đêm trăng đẹp đã trở thành hình mẫu lí tưởng cho những cặp đôi hẹn hò, tình tự. Nam Cao đã giễu nhại ý thức lãng mạn khi miêu tả mối tình Chí Phèo – thị Nở. Mối tình ấy như một sự chệch chuẩn, phản quy phạm, nằm ngoài đường quỹ đạo thông thường. Vậy cái quy phạm ở đây là gì? Với ý thức lãng mạn, tình yêu có một khung chuẩn. Nó phải gắn với trăng, phải có cuộc tình tự dưới ánh trăng tròn và phải đi kèm với những lời ngọt ngào yêu thương của đôi tình nhân. Mối tình Chí Phèo – thị Nở đã phản cái khuôn mẫu ấy. Có trăng đấy, có đôi lứa đấy, nhưng không hề có sự ngọt ngào, thi vị, nhẹ nhàng. Họ ồn ào, họ ầm ĩ, họ thượng cẳng chân hạ cẳng tay, nhưng vẫn tha thiết yêu thương.
3.Giễu nhại ý thức cá nhân:
Đối tượng thứ ba mà Nam Cao giễu nhại không ai khác chính là bản thân tác giả. Để làm rõ vấn đề này, chúng ta xem lại bảng hệ thống các từ ngữ, cụm từ có ý nghĩa phỏng đoán, mơ hồ, phiếm chỉ. Những từ ngữ, cụm từ này không những chỉ được nhà văn sử dụng để giễu nhại đại chúng mà còn giễu nhại chính bản thân Nam Cao.
Với tư cách là một nhà văn, là người dẫn dắt, sắp xếp và tổ chức cốt truyện, sự kiện, nhân vật, về lí mà nói không có điều gì mà nhà văn không biết. Nhà văn “biết tuốt”, biết từ đầu chí cuối, cái gì cũng biết. Tuy nhiên, Nam Cao đã chối từ sự ban phát của chân lí ấy. Trong truyện ngắn “Chí Phèo”, Nam Cao đã sử dụng mô hình ngôn ngữ có sự tham gia của các từ ngữ, cụm từ phỏng đoán, để tự giễu chính mình, thừa nhận giới hạn của một nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật.
Nam Cao viết về Chí Phèo nhưng Nam Cao có biết tất tần tật về Chí Phèo không? Nam Cao không biết, chuyện về Chí Phèo được Nam Cao kể lại như chỉ là những cóp nhặt lời qua tiếng lại của dân chúng. Cả làng Vũ Đại không ai biết Chí Phèo do ai sinh ra, Nam Cao không biết. Tuổi của Chí Phèo, bản thân Chí Phèo không nhớ, hắn chỉ “nhớ mang máng rằng có lần hắn hai mươi tuổi, rồi hắn đi ở tù, rồi hình như hắn hăm nhăm không biết có đúng không?”. Ngay cả đến tác giả, tác giả cũng còn nhiều băn khoăn “hắn mới đâu hăm bảy hay hăm tám...”.
Là người dõi theo từng bước đi của Chí Phèo nhưng tác giả không cho mình là người biết hết mọi điều về nhân vật. Ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao được chêm xen bởi rất nhiều khẩu ngữ “hình như”, “có lẽ”, “không biết...chỉ biết”,...
“Chưa bao giờ hắn tỉnh và có lẽ hắn chưa bao giờ tỉnh táo, để nhớ rằng có hắn ở đời. Có lẽ hắn cũng không biết rằng hắn là con quỷ dữ của làng Vũ Ðại, để tác quái cho bao nhiêu dân làng”.
Chí Phèo triền miên trong những cơn say, tác giả biết vậy, người đọc cũng biết như thế. Nhưng tác giả lại không dám chắc về điều mình nghĩ, tác giả chỉ phỏng đoán “có lẽ” chưa bao giờ Chí tỉnh táo. Thấu hiểu về nhân vật của mình, nhưng Nam Cao cũng chỉ phán đoán, chứ không khẳng định chắc chắn điều gì. Chí Phèo có biết hắn là con quỷ dữ của làng Vũ Đại hay không? Tác giả không khẳng định, tác giả chỉ nghĩ “có lẽ hắn cũng không biết”.
Đến khi Chí Phèo gặp thị Nở, Chí bắt đầu thức tỉnh, dòng suy nghĩ trong hắn chảy tràn, tuôn đến bao nhiêu là ưu tư. Nhưng những suy tư ấy là gì, chỉ có Chí Phèo biết, Nam Cao biết hay không biết? Tác giả tái hiện những cảm xúc của Chí Phèo trong niềm do dự, băn khoăn. Có thể đó là dòng kí ức đang hiện hữu:
Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.”
Có thể đó là nỗi lo lắng về tương lai:
 “Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.”
Từ “hình như” được xen vào những câu kể đã cho ta thấy những chi tiết ấy chỉ là những điều mà tác giả nghĩ, chỉ là những dự cảm của tác giả về nhân vật. Do vậy mà tác giả đã không khẳng định chắc chắn, đó đơn thuần chỉ là những dự đoán, những suy nghĩ của riêng bản thân nhà văn về nhân vật của mình.
“Hắn thấy vừa vui lại vừa buồn. Và một cái gì nữa, giống như là ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay ăn năn hối hận về tội ác khi không đủ sức để ác nữa.”
Cụm từ “cũng có thể” lại cho ta thêm một phán đoán nữa. Nhân vật Chí Phèo có thấy một cái gì đó nữa, nhưng đó là cảm giác gì thì Chí không thể gọi tên. Tác giả không biết mà chỉ cho là, nghĩ là, có thể là một sự ăn năn. Tất cả những cảm giác ấy của nhân vật, có phải nhà văn tự thấy mình không đủ sâu sắc để nắm bắt, không đủ thông tuệ để tri nhận hay đó chỉ là một trò chơi của phán đoán? Tất cả âu cũng chỉ là những thiên kiến, những diễn giải của riêng tác giả nên mới được gói ghém trong những “hình như”, “có lẽ”, “có thể”,... Nhân vật trong truyện dù gì đi chăng nữa cũng là một hữu thể đang tồn tại, đang sống trong một thế giới. Tác giả có là người cha đỡ đầu của nhân vật đi chăng nữa thì cũng chỉ là người có công đầu kiến tạo nên nhân vật ấy mà thôi. Còn cuộc sống của nhân vật, thế giới bên trong của nhân vật là một cuộc sống, một thế giới tồn tại không theo ý muốn của nhà văn. Nó phát triển và diễn tiến theo quy luật của riêng nó, tác giả có muốn cũng không thể xâm nhập và điều khiển theo ý mình được.
Không chỉ riêng gì Chí Phèo, các nhân vật khác được tác giả dựng lên trong truyện, tác giả cũng chỉ biết một phần, chứ không hoàn toàn biết hết. Khi Chí Phèo đến ăn vạ nhà bá Kiến, chửi đống ở trước cổng nhà bá Kiến, Nam Cao nhận xét:
 “Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả: xưa nay họ mới chỉ được nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ họ mới thấy người ta chửi lại cả nhà cụ bá”.
Mặc dù tác giả đã đưa ra những lí lẽ thuyết phục để giải thích và minh chứng cho thái độ hả hê của dân làng khi thấy Chí Phèo chửi nhà Bá Kiến. Nhưng nhà văn lại không khẳng định hùng hồn điều ấy, mà chỉ là nhà văn nghĩ, nhà văn cảm thấy thôi. Còn chính xác hay không nữa thì tác giả cũng không mạnh bạo khẳng định.
Nói về mối quan hệ giữa Năm Thọ và Bá Kiến, Nam Cao viết:
 “Năm Thọ vốn là một thằng đầu bò đầu bướu. Hồi ấy, bá Kiến mới ra làm lý trưởng, nó hình như kình nhau với lão ra mặt”.
Hay kể về Binh Chức, tác giả cũng sử dụng cấu trúc ngôn từ phủ định, mơ hồ:
 “Chẳng hiểu anh ta cũng biết thế mà chán cảnh nhà hay sao mà mãn hạn ba năm cũng không thấy trở về”.
 “Một hôm, không hiểu nghĩ ngợi thế nào, hắn vác dao đến bảo thẳng vào mặt lý Kiến”.
 Đáng lí là một nhà văn, là người nhào nặn nên các nhân vật trong câu chuyện của mình, Nam Cao phải là người hiểu hơn ai hết từ hoàn cảnh, xuất xứ nhân vật cho đến tâm tư, tình cảm, những dự định và mục đích hành động của nhân vật. Nhưng tác giả đã không cho mình là người biết hết mọi điều như thế. Sự mâu thuẫn giữa Năm Thọ với bá Kiến, Nam Cao cũng chỉ biết “hình như”. Còn việc Binh Chức bỏ đi sau khi mãn hạn tù, tác giả cũng “chẳng hiểu” Chức có biết sự tình ở nhà những năm hắn đi lính hay không mà đến nỗi chán chường phải bỏ đi như thế. Và khi Binh Chức trở về, hắn vác dao đến nhà bá Kiến, tác giả cũng “không hiểu” nhân vật của mình nghĩ ngợi thế nào mà lại nảy sinh hành động ấy.
Như vậy, Nam Cao đã nhại cách nói của nhân dân đại chúng để giễu chính bản thân tác giả. Ở đây, Nam Cao đã sử dụng các từ ngữ, cụm từ “hình như”, “có lẽ”, “không biết...chỉ biết” để tạo nên cấu trúc ngôn ngữ mang sắc thái ý nghĩa phỏng đoán, mơ hồ, phiếm chỉ. Qua mô hình ngôn ngữ này, Nam Cao đã giễu nhại sự đề cao tác giả - người sáng tác trong quan niệm văn chương truyền thống, nhà văn luôn biết hết mọi sự tình và là người am hiểu tường tận cuộc sống. Nam Cao thẳng thắn khẳng định những giới hạn của mình trong sáng tác nghệ thuật. Có điều nhà văn biết nhưng cũng có những điều mà nhà văn không biết rõ nhưng vẫn viết ra. Các nhân vật, các sự kiện trong tác phẩm, nhà văn chỉ biết một phần mà không thể biết hết. Nhà văn chỉ đóng vai trò là người dẫn dắt người đọc khám phá sợi dây kết nối giữa các nhân vật, giữa các sự kiện trong kết cấu truyện. Chính điều này đã trả lại cho văn học mối quan hệ bình đẳng mang tính đối thoại giữa nhà văn và bạn đọc.
                                                 *
Như vậy, trong truyện ngắn “Chí Phèo”, Nam Cao đã tạo ra các mô hình ngôn ngữ để giễu nhại các đối tượng trên các mặt ý thức. Đáng chú ý là cấu trúc phỏng đoán “hình như A”(có lẽ A, có thể A); “người ta bảo A”; cấu trúc “đã A lại B” cùng với các hư từ “mà, cũng, lại, thì,...” và cấu trúc “chẳng hiểu A” (“không biết A, không hiểu A,...”), đặc biệt là “không biết A chỉ biết B”. Các cấu trúc này được Nam Cao nhại trên cơ sở các mô thức nói năng quen thuộc của dân gian. Từ đó để tác giả giễu ý thức dân gian với cái nhìn định kiến, phiến diện, săm soi, xét nét của đại chúng với đại chúng. Đồng thời cũng để giễu ý thức cá nhân của tác giả luôn cho mình – nhà văn là người “biết tuốt”, biết hết mọi sự tình. Qua truyện ngắn “Chí Phèo”, Nam Cao còn giễu ý thức lãng mạn đương thời khi nhại motip “tình yêu đôi lứa” mà cụ thể ở đây là không – thời gian tình tự và cách thức tình tự.
Nhại là một kĩ thuật được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực nghệ thuật ở mọi thời đại. Đối với văn học, nhại được thể hiện phong phú, đa dạng theo từng loại đối tượng tạo nên nhiều kiểu nhại khác nhau. Do vậy để xác định yếu tố nhại, chúng ta cần xác định đối tượng nhại và các nguyên tắc hình thức để thực hiện giễu nhại.
 
PHẦN PHỤ LỤC
Bảng 1: Hệ thống các từ ngữ, cụm từ có ý nghĩa phỏng đoán, mơ hồ, phiếm chỉ:
 

Từ ngữ, cụm từ
Câu văn
 
1.Hình như
1.       Hình như, có mấy lần bà ba nhà ông Lý, trẻ lắm mà lại hay ốm lửng, bắt hắn bóp chân, hay xoa bụng, đấm lưng gì đấy.
2.       ... hắn thấy hình như không còn hăng hái nữa.
3.        Sự ngọt ngào làm mềm nhũn, vả lại những người đứng xem về cả rồi, hắn thấy hình như trơ trọi.
4.       Hồi ấy, bá Kiến mới ra làm lý trưởng,hình như kình nhau với lão ra mặt
5.       Thế mà bụng lại phinh phính đầy, hình như bụng hơi đau.
6.       Hình như hắn ngủ.
7.       Hắn nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu.
8.       Hình nhưcó một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.
9.       Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.
9. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt.
10. Nhưng hình như hắn chưa thật say.
11.Hắn nhớ mang máng rằng có lần hắn hai mươi tuổi, rồi hắn đi ở tù, rồi hình như hắn hăm nhăm không biết có đúng không?
 
2.Có lẽ
1.       nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả.
2.       hắn có lẽ hắn cũng không biết Chí Phèo chửi hắn.
3.       Chưa bao giờ hắn tỉnh và có lẽ hắn chưa bao giờ tỉnh táo, để nhớ rằng có hắn ở đời.
4.       Có lẽ hắn cũng không biết rằng hắn là con quỷ dữ của làng Vũ Ðại, để tác quái cho bao nhiêu dân làng
5.       Bên kia, có lẽ vì mụ giẫy cái yếm xẹo xọ để trật ra cái sườn nây nây.
6.       có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra.
7.       Có lẽ chính vì thế mà thị Nở không sợ cái thằng mà cả làng sợ. Gần gũi lâu cũng sinh quen, mà quen thì ít khi còn sợ.
8.       Cũng có thể như thế lắm.
9.       Cũng có lẽ bà tủi thân bà.
10.   Cũng có lẽ, cụ chỉ muốn bà Tư đừng đi lâu quá thế.
 
3. Không biết, chẳng biết, chỉ biết,...
1.                Chẳng biết đâu mà lần.
2.                Chỉ biết một hôm Chí bị giải huyện rồi nghe đâu phải đi tù.
3.                 Không biết tù mấy năm, nhưng hắn đi biệt tăm bảy, tám năm, rồi một hôm, hắn lại lù lù ở đâu lần về.
4.                Than thở chẳng ích gì cho ai, cái bọn dân đinh suốt đời bị đè nén sở dĩ bị đè nén suốt đời chỉ vì khi bị đè nén chúng chỉ biết than thở chứ không biết làm gì khác.
5.                Chí Phèo chẳng biết họ hàng ra làm sao, nhưng cũng thấy lòng nguôi nguôi.
6.                Chẳng hiểu anh ta cũng biết thế mà chán cảnh nhà hay sao mà mãn hạn ba năm cũng không thấy trở về.
7.                Những việc ấy chính là cuộc đời của hắn; cuộc đời mà hắn cũng chả biết đã dài bao nhiêu năm rồi.
8.                Không biết vợ tôi nó tiêu pha gì hay cho trai mà không còn một đồng nào cả.
9.                Một hôm, không hiểu nghĩ ngợi thế nào, hắn vác dao đến bảo thẳng vào mặt lý Kiến.
10.             Hắn nhớ mang máng rằng có lần hắn hai mươi tuổi, rồi hắn đi ở tù, rồi hình như hắn hăm nhăm không biết có đúng không?
11.             Có lẽ hắn cũng không biết rằng hắn là con quỷ dữ của làng Vũ Ðại, để tác quái cho bao nhiêu dân làng.
12.   Bà uất ức, uất ức với ai không biết.
13.   Đi lâu thế, không biết rằng đi đâu?
 
4. Người ta bảo ...
1.       Người ta bảo ông Lý ra đình thì hách dịch, cả làng phải sợ, mà về nhà phải sợ cái bà ba còn trẻ này.
2.       Có người bảo ông Lý ghen anh canh điền khoẻ mạnh mà sợ bà ba không dám nói.
3.       Có người thì bảo anh canh điền ấy được bà ba quyền thu quyền bổ trong nhà tin cẩn nên lấy trộm tiền trộm thóc nhiều.
4.       Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm: người ta bảo cụ hơn người cũng chỉ bởi cái cười.
 
 
 
 
 
 
Bảng 2: Tần số xuất hiện của các hư từ
 

Từ ngữ, cụm từ
Tần số
xuất hiện
Câu văn tiêu biểu
1.                  
34
1.       Đã bảo mà! Cái tiếng quát tháo kia là tiếng lý Cường.
2.       Bà ấy lại cứ trẻ, cứ phây phây, cứ đẹp như mới ngoài hai mươi tuổi, sao đa tình.
3.       thấy ghét những thằng trai trẻ, giá làm con bà không đáng, thấy đâu cũng đùa
2.                   Lại
42
4.       Nhưng thị lại là người dở hơi.
5.       ... rồi một hôm, hắn lại lù lù ở đâu lần về.
6.       Mắc cái phải cái thằng liều lĩnh quá, nó lại say rượu, tay nó lại lăm lăm cầm một cái vỏ chai, nhà lúc ấy toàn đàn bà cả.
3.                   Cũng
27
7.       Ông phó đi đánh bạc ban đêm về cũng tạt vào; anh trương tuần đi tuần cũng tạt vào; anh hàng xóm cũng mò sang, thậm chí đến cái thằng hương Điền, đầu hai thứ tóc, già đời làm đầy tớ cho các ông lý trưởng, cũng mon men vào gạ gẫm.
4.                   thì
63
8.       Gặp người bướng bỉnh, đanh thép thì nó lừa đốt nhà hay cho mấy lát dao; gặp người non mặt, thì nó quăng vào chai rượu lậu, hay gây sự rồi lăn ra kêu làng.
9.       Cái mắt thì ngầu lên, hai chân thì đi lảo đảo, cái môi bầm lại mà run bần bật.
10.   Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành.
5.                   đã...lại
Đã thế...lại
Thì...lại
Đã....thì
13
11.   Ðã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm, cũng may quyết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách.
12.    Ðã thế những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu.
13.    Ðã thế thị lại dở hơi; đó là một ân huệ đặc biệt của Thượng đế chí công; nếu sáng suốt thì người đàn bà ấy sẽ khổ sở ngay từ khi mua cái gương thứ nhất.
14.   Người ta không ai sợ kẻ khác phạm đến cái xấu, cái nghèo, cái ngẩn ngơ của mình, thị lại chỉ có ba cái ấy
6.                   đã thấy
    đã phải
6
15.   Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong cái váy đụp để bên một lò gạch bỏ không.
16.   Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều.
7.                   mà dám
          mà cũng
9
17.   Ờ thế mà cũng dám độc lực chọi nhau với lý trưởng, chánh tổng, bá hộ tiên chỉ làng Vũ Đại, Chánh Hội đồng kỳ hào, huyện hào, Bắc kỳ nhân dân đại biểu, khét tiếng đến cả trong hàng huyện.
18.   Ấy thế mà hắn cũng chưa vừa lòng đâu.
8.                   mà...phải
      mà...thì
      thì...mà
11
19.   Hắn làm thì làm cật lực quanh năm vẫn nghèo rớt mồng tơi.
20.   Người bà ấy phốp pháp, má bà ấy hây hây, ông lý thì hay đau lưng lắm; người có bệnh đau lưng thì hay sợ vợ chúa đời là khoẻ ghen.
9.                   thì lại
     thì ra
     thì đã
9
21.   Thì ra nó vượt ngục và về đây nhờ ông lý một cái thẻ mang tên một người lương thiện và một trăm đồng bạc để trốn đi.
22.   Ai bảo làm sao thì ư hữ làm vậy, mới quát một tiếng thì đã đái cả ra quần.
23.   Nhưng bộ điệu thì lại như hiền lành.
 
 

Các bài viết khác: