Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Ngũ-trược là gì?

Ngũ-trược là gì? 

Chú  đang muốn nói về Ngũ Trược, nhưng lại thấy e ngại, bởi vì chủ đề này là cơ bản của Phật Hoc. Cái e ngại là vì Ngũ Trược là vấn nạn lớn lắm ! Không phải dễ trình bày, nhưng nói nôm na thì ai cũng biết. Biết mà không giải nạn được thì cũng như không biết. Giống như người ta biết rượu, ma túy và sắc dục là nguy hiểm và rất tai hại, nhưng đã té ngã vào đó rồi thì dù biết là có hại cũng không ra được. Không ra được thì biết cũng như không ! Người Phật giáo nào mà không biết Ngũ trược là cỏi sống của mình, nhưng nhận thức đúng và tu giải thoát được cái ách nạn của Ngũ Trược thì mới thật là Phật tử. Bằng không thì xưng là Phật tử mà thật sự chỉ là đứa con bỏ đi hoang và lang thang lận đận trong ngũ trược chứ chưa trở về nhận gia tài của cha là ông trưởng giả giàu có vô lượng. Người còn sống trong "ngũ trược" mà thấy cha mình là đức Như Lai thì bỏ chạy và kinh sợ vùng vẩy chứ không dám đến gần, bởi vì thân tâm hạ liệt, đã quen với sự mê mờ trong ngũ trược, nên biết cũng như không. Giống cái anh ghiền ma túy, biết rất rỏ hơn ai hết về khổ nạn của mình mà không chịu từ bỏ, vì cái thói quen đã là chính mình rồi, còn đâu mà bỏ được. Cũng như vậy, ai cũng biết ngũ trược là ác thế mà không thể thoát ra. Nếu trình bày về vấn nạn cơ bản này thì rất khó khăn, vì chính người trình bày cũng là người của ngũ trược ác thế, chưa giải ngộ được thân phận của mình.
Nói đơn giản thì Ngũ trược là năm cái : Kiếp trựơc, kiến trược, chúng sanh truợc, mạng trược và phiền nảo trược. Năm cái khổ trựoc này chính là Nghiệp báo của chúng sanh cỏi Ta-Bà. Chử Ta Bà có nghĩa là kham nhẫn chịu đựng, chúng sanh cỏi Ta bà thì rất cứng đầu và kham nhẩn chịu đựng ngũ trược. Bởi vì đây chính là Nghiệp Báo của chúng sanh. Nghiệp báo là gì ? Chính là Y-Báo và Chánh báo. Y-báo là thế giới, chánh báo là căn thân. Có y-Báo là có chánh báo như thân phận của cá và nước. Con cá và nước chính là y-báo và chánh báo. Gọi chung lại là Nghiêp Báo. Mà Ngũ trược chính là Nghiệp Báo của chúng sanh. Thái tử Sỷ Đạt Ta sanh ra ở vị trí thái tử mà vẫn không bị ngũ dục tuyệt vời của một kiếp người mơ ước, làm cái lồng giam nhốt. Lịch sử chứng minh đâu có ông thái tử nào mà lại không chịu làm Vua đâu ? Chỉ có Phật thị hiện mới làm nổi cái vùng vẩy để thoát ra ngũ dục.
Nhận thấy cái thân phận khổ đau của cái Nghiệp báo, nên phải chịu cái khổ nạn của ngũ trược ác thế, mà thái tử đã lên đường và đạt đạo giải thoát khỏi ngũ trược ác thế. Vì vậy, ở kinh A-Di-Đà, chư Phật mười phương tán dương công đức của Đức A-Di Đà thành đạo của nước Cực Lạc ở phương tây, mà cũng tán dương Đức Thích ca đã thành đạo ngay nơi cõi ngũ trược ác thế. Tịnh Độ phương tây của đức A-di-đà là trang nghiêm bởi các thiện nhân và cỏi nước thanh tịnh. Còn cỏi Ta Bà là Uế độ với ác nhân có cỏi nước là uế độ, vì là 5 trược có : Kiếp số ngắn ngủi bất tịnh. Kiến giải ô trược do cái thấy ô trược. Chúng sanh nhơ uế bất tịnh nên gọi là chúng sanh trược. Mạng trược thì do chúng sanh ăn nuốt nhau mà sống, và Phiền nảo trược là do chúng sanh chấp ngã nên sanh khởi tham sân si mạn nghi phiền nảo. Ngay nơi Ngũ trược thống khổ mà thành đạo nên được chư Phật mười phương tán thán ca ngợi.
Nói tóm lại, ngũ trược chính là cái Nghiệp báo của chúng sanh, căn thân và thế giới chính là Nghiệp Báo. Chánh báo thế nào thì y báo thế đó giống như cá và nước, nếu nước ô trược thì cá khốn khổ, nếu cá ô trược thì cũng làm nước ô trược. Cá lăn đùng ra chết thì nước cũng bẩn thỉu vì cá. Cái vòng luẩn quẩn luân hồi của ác nghiệp là vô cùng tận, vì cái vô cùng tận này mà Bồ Tát Địa tạng phải phát nguyện vô cùng tận. Chỉ có bồ tát mới kham nhẩn nổi, còn chúng sanh của ngũ trược ác thế thì chỉ như người hôn mê. Chú ví mình cũng như bợm nhậu chưa bỏ được rượu mà khuyên người bỏ rựơu thì đó là chuyện tiếu lâm hài hước. Vì vậy còn đang e ngại chưa biết có nên nói hay không cái đề tài "Ngủ Trược" thì đột nhiên Tammydan hỏi, như vậy đúng là duyên lành, giúp cho mình liều lỉnh nói ra cái mà mình còn đang lâm nạn. Tuy nhiên đây chỉ mới là định nghĩa còn nhiều thiếu sót lắm. Đây là đề tài lớn mà mình chưa thể nói nhiều hơn đâu. Tạm bỏ qua ở đây vậy.
Chú đang định nói sang bài thứ 6, đố thử xem chú sẽ nói gì ? Cái bài thứ 5 này , cứ tạm cho là thiếu sót chưa đầy đủ về chủ đề "Ngũ-Trược". Hẹn găp lại bài thứ 6 nghen.
Minh-Đức.
"Lá thơ thứ 6, về từ ngữ "Ngũ Trược". giải thích nét cơ bản của Phật Hoọc.

   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét