Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Luận Đàm Phật Pháp xin dẫn nguyên văn lời bình giá trị từ Quý Thiện GiảFilong Levan - PD Thiện Ngôn, dưới đây.
Luận Đàm Phật Pháp xin dẫn nguyên văn lời bình giá trị từ Quý Thiện GiảFilong Levan - PD Thiện Ngôn, dưới đây.
__(\(\*/)/)__(\(\*/)/)__
" Nầy các huynh đệ và tỷ muội, trong diễn đàn nầy nếu không có Bồ Tát Minh Nguyễn khởi đạo làm lực tác duyên khai ngộ thì diễn đàn nầy chỉ có nghe đâu đây tiếng tụng niệm mà thôi!
Cứ tụng, cứ niệm các hồng danh của chư Phật đi, thì đến bao giờ mới hiểu ra? Các Bồ Tát và Chư Phật! Nếu tụng niệm như chúng ta thì có ai Ngộ gì đâu? Phật Tổ Như Lai có tụng niêm kêu hồng danh ai đâu? Các Tổ đời sau cũng vậy. Có phải không hay là ta xảo ngôn?
Người sơ cơ chưa biết Phật Pháp giống như bé sơ sinh mới tập Trườn, Bò, Đi Lẩm Đẫm thì còn quá Vô Minh nên còn phải cần dựa vào lời kinh tiếng kệ.
Các Pháp được dùng làm phương tiện để đưa chúng sinh mê mờ về bến giác. Người đã yêu quí Phật Pháp phải biết lúc nào mình có thể đi đứng nằm ngồi một cách khoan thai, thì phải bỏ đi những động tác Trườn, Bò và Đi Lẩm Đẩm, có phải thích hợp với thời gian tu tập của mình không hở chư huynh đệ và tỷ muội?
Khi đã trưởng thành trong Phật Pháp, ta phải tự mình tiêu hóa tất cả những thức ăn mà Phật đã dùng giáo hóa chúng sinh. Có đâu cứ lãi nhải trích điều nầy và điều kia trong kinh sách mà bắt bẻ kẻ khác?
Cái học còn trích dẫn kinh sách là cài học trường sở. Đó là cái học Hữu Sư. Muốn đạt Ngộ, chúng ta phải tiến lên cái học Vô Sư. Có như vậy thì chúng ta mới thấy được Vạn Pháp là Hư Huyễn. Khi đã thấy Vạn Pháp là Hư Huyễn rồi thì cảnh giới mà ta đang sống hiện nguyên Chân Giả trước mặt. Người nhận thức được điều nầy là một bậc trí giả trong nhân quần. Ngày xưa người ta gọi là bậc Hiền Triết hay là Phật thế thôi! Có cái gì ghê gớm đâu mà vướng mắc trong ngôn từ?
Tuy trong Phật giáo còn có ý nghĩa đạt Ngộ là giải thoát. Quả không sai! Bởi vì người đạt đến triệt ngộ thì đi đứng nằm ngồi 24/24 luôn trong thiền định. Có nghĩa là thân xác đang làm việc ăn uống mà tâm trong Chánh Niệm. Do tâm luôn trong chánh niệm thành ra không có vọng tưởng, và bởi vì không có vọng tưởng nên mặc nhiên người nầy dù ở cõi Ta Bà thì đã An Nhiên Tự Tại rồi. Khi mất đi, người đạt ngộ không còn Nghiệp nữa. Nó giống như quả bóng bị xì hơi, nghiệp lực không có lấy đâu luân hồi trong sáu nẽo?
Ta tạm dừng vì bài khá dài. Khi có cơ duyên ta sẽ bàn tiếp. Tùy căn các huynh lãnh nhận. Ta để bên đàng, ai thích thì lấy! Xem như ta không nói một lời nào vậy. "
__(\(\*/)/)__(\(\*/)/)__
- Nhân Quả kết dẫn-
Thiết tưởng đây là lời tâm phúc, rất thiết thực với đạo tràng Luận Đàm Phật Pháp nói chung, với các nhóm viên, quý Phật Tử đồng tu và Bạn bốn phương nói riêng. Nhân Quả coi đây là một lời khai thị, sự điểm đạo, ngõ hầu giúp chúng ta phản tỉnh bản thân, định hướng cho việc xác lập mục đích tu tập giải thoát, phù hợp căn cơ cho mỗi chúng ta.
__(\(\*/)/)__(\(\*/)/)__
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét