HOA ĐÀM LẠC KHỨ.
Thường trực Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử
Việt Nam nhận được hung tin từ Thiền Viện Vạn Hạnh: anh Đinh Văn Nam,
Hòa Thượng Thích Minh Châu vừa viên tịch vào lúc 09 giờ 00 ngày
01-09-2012 (nhằm ngày 16 tháng 07 nhâm thìn) tại Thiền viện số 750
Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận, Sài Gòn, Nam Việt Nam. Đồng sáng lập viên
các mô hình giáo dục thử nghiệm Thanh Thiếu Đồng Niên con em của đạo hữu
trên cả nước, tiền thân của tổ chức GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM ngày nay.
Thầy xuất thân trong gia đình nho giáo khoa bàn. Thân phụ là Hoàng Giáp -
Đinh văn Chấp, tiến sĩ năm Quý sửu - 1913 người huyện Nghi Lộc, Nghệ An
được bổ nhiệm làm Đốc Học tỉnh Quảng Nam. Được un đúc trong tinh thần
đạo học Đông Phương mang tinh thần truyền thống Phật Giáo, lớn lên trong
môi trường tân học.
Ý thức sâu sắc bổn phận trách nhiệm trước Dân tộc
Đạo pháp và Tổ quốc ngài chọn con đường cắt ái ly gia, thực hiện sứ
mạng độ sanh sống hạnh không nhà, mở mang dân trí (trong đạo lẫn ngoài
đời). Cải thiện dân sinh trong thân bằng quyến thuộc, môn đồ pháp lữ,
theo tháng năm trưởng thành cùng phong trào chấn hưng Phật Giáo. Thầy là
một trong những vị giáo thọ, Cố vấn Giáo hạnh, Cố vấn Giáo lý đầu tiên
của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Muốn trùng hưng Giáo hội phải
biết rõ Cương Duy Đạo Thống, thầy xuất dương du học tại Đại Tòng Lâm nơi
đất Phật; Tu viện Nalanda Ấn Độ. Lúc ấy tổ chức GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT
NAM vừa ra đời được một năm. Trong 09 năm miệt mài nghiên cứu tu học
ngài đã đổ TIẾN SĨ PHẬT KHOA. Trong ngần ấy năm tại quê nhà dù vất vã
khó khăn, Giáo Hội Pháp Lữ đồng môn đã dựng lập nên một hệ thống đào tạo
tăng tài, từ cơ bản đến Cao Đẳng. Về thế giáo đã thiết lập được một hệ
thống giáo dục cộng đồng quy mô từ tiểu học đến hết chương trình trung
học phổ thông gắn liền với nền giáo dục văn hóa của Dân tộc đang trên đà
phát triển. Ngài được mời về nước và khi Pháp Nạn kinh qua ngài được
thỉnh cử Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Giáo Dục - GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
THỐNG NHẤT và VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC VẠN HẠNH, Viện Đại học đầu tiên
của Phật Giáo tại Việt Nam.
Có thể nói sự ra đời của GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT với bản
HIẾN CHƯƠNG lịch sử đã nâng tầm PHẬT GIÁO VIỆT NAM nói riêng và DÂN TỘC
VIỆT NAM nói chung lên tầm vóc quốc tế. Với những chủ trương:
- CÔNG BỐ LÝ TƯỞNG HÒA BÌNH CỦA CHƯ PHẬT.
- LÀM NHIÊU ÍCH HỮU TÌNH, LỢI LẠC QUẦN SANH.
- PHỤNG SỰ CHÚNG SANH LÀ CÚNG DƯỜNG CHƯ PHẬT.
Nếu tôi không lầm, thì đây là những tiêu chí cần đủ cho khuynh hướng toàn cầu hóa sau nầy.
Biến cố 30.04.75 là biến cố Lịch sử quá lớn mang tính BI TRÁNG TRẦM THỐNG của cả Dân tộc mà Thị Nguyên có viết:
“ Người chết trên quê hương tôi
Là đồng bào quyến thuộc.
Bom đạn cày xới hai Miền
Đều chung cùng tổ quốc Việt Nam.
Nên không có kẻ thắng người thua
Mà thảy đều chiến bại,
Kẻ ngậm ngùi, kẻ thấy đắng cay”.
Nói thì ai mà không biết:
“Chế độ Cộng Sản là chế độ chủ trương không có tôn giáo”. Tôn giáo phải
được đảng lãnh đạo trong thời kỳ quá độ. Đó là đường lối. Đó là chủ
trương. Tôn giáo muốn tồn tại phải tư duy ra sao, dấn thân hành hoạt như
thế nào? Rõ là một công án quyết liệt tử sanh các nhà lãnh đạo tôn giáo
nói chung chưa hội đủ điều kiện bàn bạc nhất quán, cộng vào đó công tác
phân hóa chia rẽ nội bộ tôn giáo của bàn tay tôn giáo vụ nên tôn giáo
nào cũng bất an và phân hóa.
Nhận định đánh giá hành trạng của chư tôn đại trí, chí xuất trần thượng
sĩ phát túc siêu phương trong lúc nầy để khen chê phê phán sẽ không
tránh được những lầm lẫn đáng tiếc. Bởi ai cũng biết ở trong xã hội nầy
“thấy vậy mà không phải vậy”.
Môn đồ pháp quyến nào muốn công bố Huy Chương tưởng lục mà chi, thế
nhưng có người sung sướng cúc cung đọc. Ai cũng biết Trung Quốc luôn
luôn ôm mộng bành trướng bá quyền, hiện đang nhiễu loạn biển đông.
Chúng con, Anh Chị Em Huynh Trưởng và Đoàn Sinh Gia Đình Phật Tử Việt
Nam cảm niệm ơn thầy vì trên quá trình giảng dạy hướng dẫn ngài chưa
từng phê phán ai. Với ai thầy cũng hàm ân, ai cũng có điều thầy đáng
học. Sách vở tư liệu còn quá nhiều để chứng minh điều đó. Thị phi thì
tràn ngập từ hành trạng đến gia thân quyến thuộc.
Thầy đã nằm đó một thời gian không nói như chứng nhân, bất khả tư nghì?
Bạch ôn!
Chúng con nào có thấy con chim Côn, con chim Bằng vẫy cánh song triều
lên chín cấp, Sải bước chân qua khỏi chín tầng trời. Chúng con chỉ thấy
những con chim cưu bé tí nhảy qua nhảy lại bên bụi tre có vòng giây kẽm
gai mà reo khúc khải hoàn ca cho toàn thế giới, những vấn đề mà loài
người mong đợi.
Rõ là ăn chưa no, lo chưa tới mà nói chuyện trên trời. Chỉ còn cách con
phải hỏi Bá Lý Hề đã qua bao lần bảy mươi năm mà không vượt qua cơn mê!
Ngưỡng bái bạch ôn./.
PHƯỚC VIỆT.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét