Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

LỄ TUẦN CỬU,TIỂU TƯỜNG, ĐẠI TƯỜNG, CÚNG GIỖ - Đạo Cao Đài

    I .Ý nghĩa lễ tuần cửu,
     tiểu tường, đại tường
    II. Nghi tiết
    III. Các bài kinh
    - Kinh đệ nhứt cửu
    - Kinh đệ nhị cửu
    - Kinh đệ tam cửu
    - Kinh đệ tứ cửu
    - Kinh đệ ngũ cửu

    - Kinh đệ lục cửu                     
    - Kinh đệ thất cửu
    - Kinh đệ bát cửu
    - Kinh đệ cửu cửu
    - Kinh tiểu tường (200 ngày)
    - Kinh đại tường (300 ngày)
    - Di Lạc chơn kinh
    IV. Cúng giỗ

    I. Ý NGHĨA LỄ TUẦN CỬU & TIỂU TƯỜNG & ĐẠI TƯỜNG
    Tuần Cửu là khoảng thời gian 9 ngày. Theo cổ tục của người Việt Nam, khi trong gia quyến có người qui liễu thì làm lễ cúng Tuần Thất. Sau khi chết được 7 ngày thì làm lễ tuần thất thứ nhất, sau 7 ngày nữa thì làm tuần thứ nhì ...vv.. tiếp tục cho đến tuần thứ bảy là chấm dứt. Kế đến làm tuần 100 ngày, đến giáp năm và mãn tang, cộng chung là 10 lễ cúng để cầu nguyện cho linh hồn được qua 10 cửa ngục của Thập Điện Diêm Cung một cách nhẹ nhàng.
    Trong Đạo Cao Đài, do cuộc Đại Ân Xá của Đức Chí Tôn cho đóng địa ngục mở Tầng Thiên, đưa các chơn hồn đi lên 9 Tầng Thiên nên sau khi chết làm 9 Tuần cửu. Tiểu Tường là điều tốt đẹp nhỏ. Đại Tường là điều tốt đẹp lớn. Sau tuần cửu cửu, tang gia làm lễ Tiểu Tường và Đại Tường, cộng chung là 11 lễ cúng. Như vậy, thể thức độ phần hồn cho vong linh sẽ được tiếp nối trong 581 ngày sau khi chết.
    Linh hồn người chết khi xuất ra khỏi xác thì chưa định tỉnh, chưa biết rõ đi đâu và sẽ về đâu. Riêng đối với những người lúc sống có quá nhiều dục vọng, ham muốn vị kỷ thì họ không chấp nhận cái chết nên Chơn thần họ còn bám víu vào thể xác. Đó là sự không siêu thoát và điều này tạo nên nhiều đau khổ cho họ ở cõi vô hình.
    Các bài KINH KHAI CỬU, TIỂU TƯỜNG VÀ ĐẠI TƯỜNG do Đức Quan Âm Bồ Tát, Đức Phật Mẫu và Đức Phật Thích Ca ban cho. Đó là điều quý báu cho các vong linh.
    Sự tụng kinh, cầu nguyện phát ra các âm thanh có công dụng rung động sang cõi âm và ảnh hưởng đến thần thức những vong hồn đang bị bao bọc trong lớp vỏ mê muội để giúp họ mau thức tỉnh. Vì thế, lời cầu nguyện chân thành của tang gia và những người tham dự có một sức mạnh tư tưởng lớn lao ở cõi giới bên kia, rất cần thiết cho chơn thần người đã mất.

    II. NGHI TIẾT
    1. Lễ Tuần Cửu
    - Cúng Đức Chí Tôn trước, có dâng Tam Bửu và Thượng Sớ, song không có lễ nhạc.
    - Thỉnh linh vị đến trước điện tiền đọc Kinh Khai Cửu rồi mới tụng tiếp theo Kinh Nhứt Cửu hoặc Nhị Cửu... (3 lần)
    - Khi tụng kinh dứt thì niệm câu chú:
    Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần), rồi lạy 3 lạy, mỗi lạy 4 gật.
    - Mỗi tuần cửu phải tụng DI LẶC CHƠN KINH.
    Tụng càng nhiều, càng tốt vì bài Kinh này rất quý, do Đức Thích Ca giảng về Quyền Pháp của Đức Phật Di Lặc trong thời Tam Kỳ Phổ Độ này. Đức Phật Di Lặc sẽ là Chánh Chủ Khảo Hội Long Hoa tuyển phong Tiên, Phật vị. Ngài sẽ giáng sanh xuống cõi trần để sửa đổi giáo lý các tôn giáo xưa đã bị canh cải sai lạc trở lại đúng Chơn truyền và lập ra thời kỳ Thánh Đức.
    2. Lễ Tiểu Tường
    Lấy ngày làm tuần cửu cửu làm ngày thứ nhất, đếm đủ 200 ngày mới làm lễ Tiểu Tường. Cúng tiểu lễ có dâng Tam Bửu và thượng sớ tại Thánh Thất sở tại.
    Thỉnh linh vị đến trước điện tiền, tụng Kinh Khai Cửu và Tiểu Tường (3 lần). Đến khi dứt thì niệm câu chú và lạy 3 lạy, mỗi lạy 4 gật. Kế đến, tụng DI LẶC CHƠN KINH. Xong niệm câu chú và lạy 3 lạy, mỗi lạy 4 gật.
    Cúng vong thì làm tại nhà, cúng trái cây hoặc cơm chay.
    3. Lễ Đại Tường
    Kể từ ngày làm Tiểu Tường coi là ngày thứ nhất, đếm đủ 300 ngày mới làm lễ Đại Tường.
    Phần nghi tiết giống như Tiểu Tường, chỉ thay bài Kinh Tiểu Tường bằng Kinh Đại Tường
    Tại nhà sau khi cúng vong sẽ làm lễ xả tang, không còn thọ tang nữa.

    III. CÁC BÀI KINH
    Các bài Kinh đọc trong lễ Tuần Cửu, Tiểu Tường và Đại Tường đều khác nhau. Nội dung các bài kinh mô tả sự thăng tiến của linh hồn đến các cõi giới ngày càng thanh cao hơn.
    Kinh Đệ Nhất Cửu
    (Giọng Nam Xuân)
    Vườn Ngạn Uyển sanh hoa đã héo,
    Khối hình hài đã chịu rã tan.
    Bảy dây oan nghiệt hết ràng,
    Bợn trần rửa sạch muôn ngàn đau thương.
    Kìa Thiên cảnh con đường vòi vọi,
    Ánh Hồng Quân đương chói Ngọc Lầu.
    Cung Thiềm gắng bước cho mau,
    Thoát ba Thần phẩm đứng đầu Tam Thiên.
    Khá tỉnh thức tiền duyên nhớ lại.
    Đoạn cho rồi oan trái buổi sanh.
    Đem mình nương bóng Chí Linh,
    Định tâm chí Thánh mới gìn ngôi xưa.
    Hồn định tỉnh đã vừa định tỉnh,
    Phách anh linh ắt phải anh linh.
    Quản bao Thập ác Lục hình
    Giải thi thoát khổ diệt hình đoạn căn
    Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát
    (niệm 3 lần)
                                                      NHỨT NƯƠNG DIÊU TRÌ CUNG

    Kinh Đệ Nhị Cửu
              ( Giọng Nam Xuân )
    Tây Vương Mẫu vườn Đào ướm chín,
    Chén trường sanh có lịnh ngự ban.
    Tiệc hồng đã dọn sẵn sàng,
    Chơn Thần khá đến hội hàng chư linh.
    Đã thấy đủ Thiên đình huyền pháp,
    Cổi giác thân lên đạp Ngân Kiều
     Đẩu Tinh chiếu thấu Nguyên Tiêu
    Kim Quang kiệu đỡ  đến triều Ngọc Hư
    Khí trong trẻo duờng như băng tuyết,
    Thần im đìm dường nét thiều quang.
    Xa chừng thế giái Địa hoàn,
    Cõi Thiên đẹp thấy nhẹ nhàng cao thăng
    Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)
    NHỊ NƯƠNG DIÊU TRÌ CUNG

    Kinh Đệ Tam Cửu
    (Giọng Nam Xuân)
    Cõi Thanh Thiên lên miền Bồng Đảo,
    Động Thiên Thai bảy Lão đón đường.
    Cam Lồ rưới giọt nhành dương,
    Thất tình Lục dục như dường tiêu tan.
    Cung Đẩu Tốt nhặt khoan tiếng nhạc,
    Đệ lịnh bài cánh hạc đưa linh
    Tiêu thiều lấp tiếng dục tình
    Bờ dương bóng phụng đưa mình nâng thân
    Cung Như Ý Lão quân tiếp khách,
    Hội Thánh Minh giao sách Trường xuân
    Thanh quang rỡ rỡ đòi ngàn,
    Chơn hồn khoái lạc lên đàng vọng Thiên
    Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát
    (niệm 3 lần)
    TAM NƯƠNG DIÊU TRÌ CUNG

    Kinh Đệ Tứ Cửu
    (Giọng Nam Xuân)
    Sắc huỳnh chiếu roi vàng đường hạc,
    Cõi Huỳnh Thiên nhẹ thoát chơn Tiên.
       Năm rồng đỡ nổi đầu thuyền,
    Vào Cung Tuyệt khổ kiến Huyền Thiên Quân.
    Trừ quái khí roi thần chớp nhoáng,
    Bộ Lôi Công giải tán trược quang.
       Cửa lầu Bát Quái chun ngang,
        Hỏa Tinh Tam Muội thiêu tàn oan gia.
    Đạp Thái Sơn nhảy qua Đẩu Suất,
    Định Kim Câu đến chực Thiên môn
       Chơn Thần đã nhập Càn khôn,
       Thâu quyền độ thế bảo tồn chúng sanh.
     Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát
    (niệm 3 lần)
    TỨ NƯƠNG DIÊU TRÌ CUNG

    Kinh Đệ Ngũ Cửu
    (Giọng Nam Xuân)
    Ánh hồng chiếu đường mây rỡ  rỡ,
    Cõi Xích Thiên vội mở ải quan.
    Thiên quân diêu động linh phan,
         Cả miền Thánh vức nhộn nhàng tiếp nghinh.
    Đài Chiếu giám Cảnh minh nhẹ bước,
    Xem rõ ràng tội phước căn sinh.
    Lần vào cung Ngọc diệt hình,
         Khai Kinh Vô Tự đặng nhìn quả duyên.
    Đắc văn sách thông Thiên định Địa,
    Phép huyền công trụ nghĩa hóa thân.
    Kỵ kim quang, kiến Lão Quân,
         Dựa xe Như Ý oai thần tiễn thăng.
    Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát
    (niệm 3 lần)
    NGŨ NƯƠNG DIÊU TRÌ CUNG

    Kinh Đệ Lục Cửu
    (Giọng Nam Xuân)
    Bạch Y Quan mở đàng rước khách,
    Cõi Kim Thiên nhẹ tách Tiên xa.
       Vào cung Vạn Pháp xem qua,
         Cho tường cựu nghiệp mấy tòa thiên nhiên.
    Cung Lập khuyết tìm duyên định ngự.
    Lãnh Kim sa đặng dự Như Lai
       Minh Vương Khổng Tước cao bay
    Đem Chơn thần đến tận đài Huệ Hương.
    Mùi ngào ngạt  thơm luôn Thánh thể,
    Trừ tiêu tàn ô uế sinh quang.
       Tiêu thiều trổi tiếng nhặt khoan,
        Đưa linh thẳng đến Niết Bàn mới thôi
    Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát
    (niệm 3 lần)
    LỤC NƯƠNG DIÊU TRÌ CUNG

    Kinh Đệ Thất Cửu
    (Giọng Nam Xuân)
    Nhẹ phơi phới dồi dào không khí,
    Hạo Nhiên Thiên đã chí môn quan
       Đẹp xinh cảnh vật đòi ngàn,
         Hào quang chiếu diệu khai đàng thăng Thiên.
    Cung Chưởng Pháp xây quyền Tạo Hóa
    Kiến Chuẩn Đề thạch xá giải thi.
     Dà Lam dẫn nẻo Tây Qui,
         Kim Chung mở lối kịp kỳ kỵ sen,
    Động Phổ Hiền, Thần Tiên hội hiệp,
    Dở Kim Cô đưa tiếp linh quang.
       Im lìm kìa cõi Niết Bàn,
         Lôi âm trống thúc lên đàng thượng Thiên.
    Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát
    (niệm 3 lần)
    THẤT NƯƠNG DIÊU TRÌ CUNG

    Kinh Đệ Bát Cửu
    (Giọng Nam Xuân)
    Hơi Tiên tửu nực nồng thơm ngọt,
    Phi Tưởng Thiên để gót tới nơi.
       Mùi trần khi đã xa khơi,
          Say sưa bầu khí bồi hồi chung phong.
    Cung Tận Thức thần thông biến hóa,
    Phổ Đà Sơn giải quả Từ Hàng.
       Cỡi Kim Hẩu  đến Tịch San,
         Đẩu vân nương phép Niết Bàn đến xem
    Cung Diệt Bửu ngọc rèm đã xủ,
    Nghiệp hữu hình tượng đủ vô vi.
       Hồ Tiên vội rót tức thì
    Nước Cam Lồ rửa ai bi kiếp người.
    Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát
    (niệm 3 lần)
    BÁT NƯƠNG DIÊU TRÌ CUNG

    Kinh Đệ Cửu Cửu
    (Giọng Nam Xuân)
    Vùng thoại khí bát hồn vận chuyển,
    Tạo Hóa Thiên sanh biến vô cùng.
       Hội Bàn Đào, Diêu Trì Cung,
    Phục sinh đào hạnh rượu hồng thưởng ban.
    Cung Bắc Đẩu xem căn quả số,
    Học triều nghi vào ở Linh Tiêu.
       Ngọc Hư Cung, sắc lịnh kêu.
        Thưởng, phong, trừng, trị, phân điều đọa thăng.
    CỬU NƯƠNG DIÊU TRÌ CUNG
    Nơi Kim Bồn vàn vàn nguơn chất,
    Tạo hình hài các bậc nguyên nhân.
       Cung Trí Giác, trụ tinh thần,
    Huờn hư mầu nhiệm thoát trần đăng Tiên
    DIÊU TRÌ KIM MẪU
    Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát
    (niệm 3 lần)

    Kinh Tiểu Tường
    (Giọng Nam Xuân)
    Tịnh niệm phép Nhiên Đăng tưởng tín,
    Hư Vô Thiên đến thính Phật điều.
       Ngọc Hư đại hội ngự triều.
    Thiều quang nhị bá Thiên Kiều để chơn.
    Bồ Đề Dạ dẫn hồn thượng tấn,
    Cực Lạc Quan đẹp phận Tây Qui.
       Vào Lôi Âm, kiến A Di,
    Bộ Công Di Lặc Tam Kỳ độ sanh.
    Ao Thất Bửu gội mình sạch tục.
    Ngôi liên đài quả phúc Dà Lam.
      Vạn Linh trổi tiếng mầng thầm.
    Thiên thơ Phật tạo độ phàm giải căn.
    Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát
    (niệm 3 lần)
    DIÊU TRÌ KIM MẪU

    Kinh Đại Tường
    (Giọng Nam Xuân)
    Hỗn Nguơn Thiên dưới quyền Giáo Chủ,
    Di Lặc đương thâu thủ phổ duyên.
    Tái sanh sửa đổi Chơn truyền,
    Khai cơ tận độ Cửu tuyền diệt vong.
    Hội Long Hoa tuyển phong Phật vị,
    Cõi Tây phang đuổi quỉ trừ ma.
    Giáng linh Hộ Pháp Di Đà,
    Chuyển cây Ma Xử đuổi tà trục tinh.
    Thâu các Đạo hữu hình làm một,
    Trường thi Tiên, Phật dượt kiếp khiên.
    Tạo Đời cải dữ ra hiền
    Bảo sanh nắm giữ diệu huyền CHÍ TÔN
    Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát
    (niệm 3 lần)
    THÍCH CA MÂU NI VĂN PHẬT

    DI LẠC CHƠN KINH
    KHAI KINH KỆ
    Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
    Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
    Ngã kim thính văn đắc thọ trì
    Nguyện giải Tân Kinh chơn thiệt nghĩa
    THÍCH CA MÂU NI VĂN PHẬT thuyết DI LẠC CHƠN KINH:
    THƯỢNG THIÊN HỖN NGUƠN hữu: Brahma Phật, Civa Phật, Christna Phật, Thanh Tịnh Trí Phật, Diệu Minh Lý Phật, Phục Tưởng Thị Phật, Diệt Thể Thắng Phật, Phục Linh Tánh Phật, nhứt thiết chư Phật, hữu giác, hữu cảm, hữu sanh, hữu tử, tri khổ nghiệp chướng luân chuyển hoá sanh, năng du ta  bà thế giái độ tận Vạn Linh đắc qui Phật vị.
    HỘI NGUƠN THIÊN hữu: Trụ Thiện Phật, Đa Ái Sanh Phật, Giải Thoát Khổ Phật, Diệu Chơn Hành Phật, Thắng Giái Ái Phật, nhứt thiết chư Phật tùng lịnh DI LẠC VƯƠNG PHẬT, năng chiếu diệu quang tiêu trừ nghiệt chướng.
    Nhược hữu chúng sanh văn ngã ưng đương thoát nghiệt, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng tùng thị Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ, tất đắc giải thoát luân hồi, đắc lộ Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề thị chi chứng quả Cực Lạc Niết Bàn.
    Nhược nhơn đương sanh, nhược nhơn vị sanh, nhược nhơn hữu kiếp, nhược nhơn vô kiếp, nhược nhơn hữu tội, nhược nhơn  vô tội, nhược nhơn hữu niệm, nhược nhơn  vô niệm, thính đắc ngã ngôn, phát tâm thiện  niệm, tất đắc A Nậu Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề tất đắc giải thoát.
    Nhược hữu nhơn thọ trì khủng kinh ma chướng, nhứt tâm thiện niệm: Nam Mô DI LẠC VƯƠNG BỒ TÁT, năng cứu khổ ách, năng cứu tam tai, năng cứu tật bịnh, năng độ dẫn chúng sanh thoát  chư nghiệt chướng  tất đắc giải thoát.
    HƯ VÔ CAO THIÊN hữu: Tiếp Dẫn  Phật, Phổ Tế Phật, Tây Qui Phật, Tuyển Kinh Phật, Tế Pháp Phật, Chiếu Duyên Phật, Phong Vị Phật, Hội Chơn Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật tùng lịnh NHIÊN ĐĂNG CỔ PHẬT, dẫn độ Chơn Linh đắc Pháp, đắc Phật, đắc duyên, đắc vị, đắc A Nậu Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề chứng quả nhập Cực Lạc Quốc, hiệp chúng đẳng chư Phật tạo định Thiên Thi tận độ Chúng Sanh đắc qui Phật vị.
    Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân tu trì thính ngã dục đắc Chơn Truyền niệm thử NHIÊN ĐĂNG CỔ PHẬT  thường du ta bà Thế giái, giáo hoá Chơn Truyền phổ tế Chúng Sanh giải thoát lục dục thất tình, thoát đọa luân hồi tất đắc giải thoát.
    TẠO HOÁ HUYỀN THIÊN hữu: Quảng Sanh Phật , Dưỡng Dục Phật , Chưởng Hậu Phật, Thủ Luân Phật, dữ Cửu Vị Nữ Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, tùng lịnh KIM BÀN PHẬT MẪU năng tạo, năng hoá Vạn Linh, năng du ta bà  Thế giái dưỡng dục quần sanh qui nguyên Phật  vị.
    Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân thính ngã dục tu phát nguyện Nam mô Kim BÀN PHẬT MẪU dưỡng dục quần linh, nhược hữu sanh, nhược vị sanh, nhược hữu kiếp, nhược vô kiếp, nhược hữu tội, nhược vô tội, nhược hữu niệm, nhược vô niệm, huờn hư thi hình đắc A Nậu Đa La Tam Diệu Bồ Đề Xá Lợi Tử qui nguyên Phật vị tất đắc giải thoát.
    PHI TƯỞNG DIỆU THIÊN hữu: Đa Pháp Phật, Tịnh Thiện Giáo Phật, Kiến Thăng Vị Phật, Hiển Hoá Sanh Phật, Trục Tà Tinh Phật, Luyện Đắc Pháp Phật, Hộ Trì Niệm Phật, Khai Huyền Cơ Phật, Hoán Trược Tánh Phật, Đa Phúc Đức Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, tùng lịnh TỪ HÀNG BỒ TÁT năng du ta bà Thế giái thi pháp hộ trì Vạn Linh Sanh Chúng.
    Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân tín ngã ưng đương phát nguyện nam mô TỪ HÀNG BỒ TÁT, năng cứu tật bịnh, năng cứu tam tai, năng độ tận Chúng Sanh thoát ư tứ khổ, năng trừ tà ma, năng trừ nghiệt chướng, tất đắc giải thoát.
    HẠO THIÊN PHÁP THIÊN hữu : Diệt Tướng Phật, Đệ Pháp Phật, Diệt Oan Phật, Sát Quái Phật, Định Quả Phật, Thành Tâm Phật, Diệt  Khổ Phật, Kiên Trì Phật, Cứu Khổ Phật, Xá Tội Phật, Giải Thể Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật tùng lịnh CHUẨN ĐỀ BỒ TÁT, PHỔ HIỀN BỒ TÁT thường du ta bà Thế Giái độ tận Vạn Linh.
    Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân tín ngã ưng đương phát nguyện nam mô CHUẨN ĐỀ BỒ TÁT, PHỔ HIỀN BỒ TÁT, năng trừ ma chướng quỉ tai, năng cứu khổ ách nghiệt chướng, năng độ Chúng Sanh qui ư Cực Lạc, tất đắc giải thoát. (1)
    (1) Sau mỗi danh hiệu, lạy một lạy
    *
     Nam mô      DI LẠC VƯƠNG PHẬT
    - Brahma                   PHẬT
    - Civa                       PHẬT
    - Christna                    PHẬT
    - Thanh Tịnh Trí           PHẬT
    - Diệu Minh Lý             PHẬT
    - Phục Tưởng Thị         PHẬT
    - Diệt Thể Thắng         PHẬT
    - Phục Linh Tánh          PHẬT
    - Trụ Thiện                 PHẬT
    - Đa  Ái  Sanh              PHẬT
    - Giải Thoát Khổ           PHẬT
    - Diệu Chơn Hành         PHẬT
    - Thắng Giái  Ác           PHẬT
    - NHIÊN ĐĂNG CỔ       PHẬT
    - Tiếp Dẫn                  PHẬT
    - Phổ Tế                     PHẬT
    - Tây Qui                    PHẬT
    - Tuyển Kinh               PHẬT
    - Tế Pháp                   PHẬT
    - Chiếu Duyên              PHẬT
    - Phong Vị                   PHẬT
    - Hội Chơn                  PHẬT
    - KIM BÀN PHẬT MẪU
    - Quảng Sanh              PHẬT
    - Dưỡng Dục               PHẬT
    - Chưởng Hậu              PHẬT
    - Thủ Luân                  PHẬT
    - Cửu Vị                      NỮ PHẬT
    - TỪ HÀNG BỒ TÁT
    - Đa Pháp                   PHẬT
    - Tịnh Thiện Giáo          PHẬT
    - Kiến Thăng Vị            PHẬT
    - Hiển Hoá Sanh           PHẬT
    - Trục Tà Tinh             PHẬT
    - Luyện Đắc Pháp         PHẬT
    - Hộ Trì Niệm              PHẬT
    - Khai Huyền Cơ           PHẬT
    - Hoán Trược Tánh       PHẬT
    - Đa Phúc Đức             PHẬT
    - CHUẨN ĐỀ BỒ TÁT
    - PHỔ HIỀN BỒ TÁT
    - Diệt Tướng               PHẬT
    - Đệ Pháp                   PHẬT
    - Diệt Oan                   PHẬT
    - Sát Quái                   PHẬT
    - Định Quả                  PHẬT
    - Thành Tâm              PHẬT
    - Diệt Khổ                   PHẬT
    - Kiên Trì                    PHẬT
    - Cứu Khổ                   PHẬT
    - Xá Tội                      PHẬT
    - Giải Thể                   PHẬT
    NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT
                                 ( Niệm 3 lần và lạy 3 lạy, mỗi lạy 3 gật )

    IV. CÚNG GIỖ
    Từ Lễ Đại Tường trở đi, hàng năm gia đình người chết tổ chức lễ cúng giỗ vào ngày người thân mất.
    Ý nghĩa việc cúng giỗ biểu hiện lòng hiếu kính và tinh thần tưởng nhớ đến cội nguồn. Sau khi chết, thân xác con người bị hư hoại nhưng linh hồn vẫn tồn tại và có thể về để chứng kiến lòng thương nhớ của người thân. Trong quan hệ huyết thống, còn có mối ràng buộc mật thiết giữa người chết và con cháu  bởi luật nhơn quả, theo lời dạy  trong câu kinh
         “Chờ con lập đức, giúp hườn ngôi xưa” 
    Để có thể độ vong linh của ông bà và cha mẹ, con cháu của người quá cố phải biết tu thân lập đức đặng lấy công đức của mình mà hồi hướng về người thân đã mất. Nếu bản thân con cháu không biết tu thân, lập đức thì lấy gì mà hồi hướng? Sự tinh tấn của ngưòi cầu nguyện mới truyền đến được các vong linh còn nặng nề ô trược. Nếu tinh thần của con cháu còn ô trược thì sự cầu nguyện nào có giúp ích được gì cho vong linh? Nói cách khác, thân quyến người mất phải biết và lo tu thân, lập đức mới có đức mà giúp người mất mau siêu thoát. Còn trong bữa giỗ, rượu thịt các thứ để trên bàn thờ chỉ là chuyện của người đời bày ra để tỏ lòng hiếu hạnh chứ người chết đâu hưởng được gì. Hiểu sâu xa hơn, chúng ta nên cúng cơm chay cùng hoa quả sẽ tốt hơn cho vong linh người chết vì tinh khiết, đỡ sát sinh, ô trược. Cúng giỗ mang ý nghĩa tốt đẹp, kết hợp sự linh thiêng của phần lễ cùng với niềm vui trần thế trong sự ăn uống vui vẻ giữa anh em, con cháu, họ hàng trong thân tộc. Đây cũng là dịp để nhắc nhở công ơn của tổ tiên, ông bà trong việc tạo dựng thế hệ sau. Tóm lại, để tỏ lòng kính trọng, thương mến và biết ơn người quá cố, không gì quý hơn là con cháu lo lập công bồi đức và hồi hướng công đức ấy cho người đã khuất.


    Top of Page

    I. Luật luân hồi
    II. Luật nhơn quả
    III. Ý niệm về thiên đàng và địa ngục
    IV. Ý nghĩa hai chữ Tận đ
    A. Ta có thể chối tội không?
    B. Con người có thể trả hết nợ trong một kiếp
    C. Đại ân xá và tận đ
    I. LUẬT  LUÂN  HỒI
    A. Luân Hồi Là Gì ?
    Luân là bánh xe, hồi là quay tròn. Con người xuống thế gian sống, học hỏi, rồi chết đi. Đầu thai trở xuống thế gian sống, học hỏi, rồi lại chết đi,... không ngưng nghỉ như bánh xe quay tròn.
    B. Nguyên nhân Của Luân Hồi
    Trong càn khôn vũ trụ có tám đẳng chơn hồn là:
    - Kim thạch hồn                       -          Thần hồn
    - Thảo mộc hồn                       -         Thánh hồn
    - Thú cầm hồn                         -         Tiên hồn
    - Nhơn hồn                              -         Phật hồn
    Từ cấp kim thạch đến thú vật, ta đã mang tập nghiệp của từng giống, loài. Khi tiến lên thành con người, con người lại tạo nghiệp từ hành động, lời nói, ý nghĩ. Tất cả tạo thành một sức mạnh dẫn dắt con người sau khi chết để rồi sau một thời gian phải đi đầu thai sống một kiếp khác hầu học hỏi nhiều hơn, đồng thời trả những nghiệp cũ.
    Chơn linh còn được gọi thông thường là linh hồn. Đó là điểm Linh Quang của Đức Thượng Đế chiết ra. Vì thế, nó không có nam-nữ và không có sanh-lão-bệnh-tử. Nó trường tồn và luôn tinh tấn theo thời gian. Khi muốn mở quyền năng ở cõi thấp hơn nó phải nhập vào xác thân là thể do các chất ở cõi hồng trần tạo ra. Ngoài tam thể xác thân như đã nói ở phần trước, còn có những thể trung gian cho điểm linh hồn từ cõi Thượng tầng không khí nhẹ nhàng trong sạch có thể xuống cõi thế gian này. Có bảy thể tương ứng với bảy cõi: Tiên Thể, Kim Thân, Thượng Trí, Hạ Trí, Vía, Phách và Xác.
    Linh hồn bất tử của con người từ cõi Thượng Thiên xuống trần tục để thu nhập những bài học cần thiết cho sự tiến triển của mình. Gặt hái xong, bỏ xác bay về chốn cũ quê xưa, nghỉ ngơi một thời gian rồi lại xuống thế học hỏi nữa. Trong mỗi kiếp con người học một chút, hiểu một chút. Luân chuyển kiếp này qua kiếp kia, kiến thức và kinh nghiệm của con người được gia tăng thêm mãi.
    Mục đích của con người xuống dưới thế gian là tập làm chủ cõi vật chất và tiến đến chỗ Chí Thiện, Chí Mỹ. Muốn vậy linh hồn phải đầu thai xuống thế gian nhiều kiếp. Đó là nền tảng của Luân Hồi.
     C. Sự Cần Thiết Của Luân Hồi
    Nếu sống một kiếp là hết thì ăn hiền ở lành đâu cần thiết. Người hung dữ, gian tham, bạo ngược và người hiền biết tu nhơn, tích đức đến buổi lâm chung đều như nhau thì đâu còn phép công bình thiêng liêng của Tạo Hóa?
    Cùng một cha, một mẹ sanh ra, sao có người hiền lành thông minh tột bực, người lại tàn ác, đần độn hoặc kẻ giàu sang, còn người thì đầu đường xó chợ? Trong cuộc đời, có biết bao điều mâu thuẫn mà điều đó chỉ được giải thích                       dưới ánh sáng luân hồi.
    Ta sẽ hiểu rằng kẻ sát nhân hung ác vì đó là một linh hồn trẻ, ít tiến hóa, còn người kia đạo đức, khôn ngoan vì đã đầu thai làm người nhiều kiếp. Xưa kia họ cũng hung dữ, phạm vào tội cướp của, giết người vì họ chưa biết đạo lý. Khi chết y sẽ qua thế giới cõi âm và thấy rằng những người mình giết vẫn sống chung cùng mình và dĩ nhiên có thái độ thù hận ghét bỏ đối nghịch lại.  Khi Chơn thần một con người thoát xác thì nó có khả năng nhớ lại những gì nó đã làm, đã nghĩ khi còn ở trong thân xác. Chơn thần kẻ sát nhân phải sống lại khoảng thời gian mà trong đó hình ảnh cầm con dao đâm chết người sẽ diễn lại nhiều lần và chịu đựng luôn nỗi đớn đau mà xưa kia người bị giết phải chịu và không có cách gì thoát ra được. Hình phạt này kéo dài cho tới lúc Chơn thần thức tỉnh, biết hối lỗi và ghi khắc vào tâm trí: giết người là quấy, cướp của là quấy... và tự mình có ý thức là phải đầu thai chuyển kiếp để trả cái quả ấy. Mầm thiện sẽ nẩy nở và ở những kiếp sau, y sẽ thành người hiền lương. Đó là một định luật vũ trụ và là lẽ công bình của Tạo Hóa.
    Sự tái sinh trong nhiều kiếp sống giúp linh hồn có thể đạt đến sự hoàn thiện. Trong các kiếp luân hồi, có khi con người phải đầu thai dưới nhiều thể khác nhau, khi thì phái Nam, khi thì phái Nữ để hiểu biết tính tình của cả hai phái. Con người cũng đầu thai khi nước này, khi nước khác; khi sắc da này khi sắc da khác để thu thập kinh nghiệm sống của nhân loại.

    II. LUẬT NHÂN QUẢ
    Tất cả tác động xảy ra đều có sự tương phản. Sức mạnh của tác động và tương phản ngược nhau nhưng luôn bằng nhau. Đó là một định luật vật lý. Con người khi làm việc gì sẽ nhận lãnh kết quả của việc đó. Một việc tốt sẽ đem đến điều tốt và một việc xấu chắc chắn sẽ mang lại hậu quả xấu.
    “ Điều họa phước không hay tìm tới
    Tại mình dời nên mới theo mình
    Cũng như bóng nọ tùy hình
    Dữ lành hai lẽ công bình thưởng răn”
    Khi gặp nghịch cảnh đau khổ, con người sẽ từ từ rút kinh nghiệm về hành vi của mình. Để bớt đau khổ họ phải giảm điều xấu và từ đó nảy sinh các tính tốt. Quả báo liên hệ nhiều kiếp trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong cuộc sống, ta thấy có người hiền đức lại nghèo khổ, truân chuyên còn kẻ bất lương hung ác đôi khi lại được giàu sang? Đó là vì:
           Ấy là nợ trước còn mang
         Duyên kia chưa dứt còn đang thưởng đền
             Mau thì mình chịu, lâu truyền cháu con.
     thế, muốn biết kiếp trước hãy xem số phần mình kiếp này; còn muốn rõ kiếp sau hãy xét điều thiện ác mình đang làm trong kiếp hiện tại. Gieo nhân nào, gặt quả nấy là thế. Trước khi từ giã xác thân, mọi người, dù đức hạnh hay hung ác, đều thấy cuộn phim đời của mình diễn ra trước mắt. Vong linh thấy lại hình ảnh mình vấp ngã chỗ nào, thành công chỗ nào, thấy những cảnh đổ máu do y gây ra, những cơn đau khổ, đam mê đã trải qua. Vong linh cũng thấy những hành vi hi sinh và nhơn đức của mình. Vong linh sẽ hiểu ra cái dĩ vãng đem đến cái hiện tại và cái hiện tại đó sẽ đưa y đến cảnh tương lai. Đó là giờ phút quan trọng của buổi lâm chung. Chỉ trong chốc lát, vong linh thấy trọn cả kiếp sống đã qua. Rồi tự mình làm quan tòa  phán xét tội phước cho mình. 
     Mọi tư tưởng đều tạo nên hình ảnh và từ tư tưởng, tâm trí ta sẽ có những rung động tương tự. Chính vì thế, các vị tu cao đều có thể đọc được tư tưởng người khác. Một ý niệm xấu, dù rất nhỏ nếu khởi lên cũng đưa ta tới hành vi sai lúc nào không hay. Do đó, phải luôn giữ trong trí những tư tưởng cao thượng liên tục để chúng ta khỏi phải trả những quả báo xấu tuy ta chưa hành động, chỉ mới nghĩ đến hoặc bàn tính.
    “Một câu thất đức thiên niên đọa
    Nhiều nỗi trầm luân bởi ngọn ngành”
    Nhiều người không chịu tin có luân hồi, cứ nghĩ rằng biết nghĩ suy, biết tính toán là nhờ ở bộ óc và chết rồi là hết. Kẻ ấy đâu hiểu rằng bộ óc chỉ như một cái máy, phải có người sử dụng mới hữu ích. Nếu không có linh hồn, chỉ có xác thân với bộ óc, thì làm thế nào có được những tư tưởng cao thượng, xuất chúng? Chết rồi, điểm linh quang của Thượng Đế ban cho ta sẽ đi về đâu? Không lẽ mất đi được?
    Thuyết luân hồi và nhân quả cho ta biết rằng điểm linh quang ấy sống vĩnh cửu theo quy luật của Tạo Hóa. Chỉ có đệ nhất và đệ nhị xác thân mới chịu trong vòng luân hồi và chịu sự chi phối của luật nhân quả. Con người chết rồi sẽ tái sinh, luân hồi mãi cho đến khi nào giác ngộ, giải thoát.
    Nhân quả và luân hồi kết hợp lại tạo thành nhân duyên phát sinh nơi thế gian này. Từ đó chúng ta hiểu rằng cuộc đời chúng ta hoàn toàn do chúng ta làm chủ, tự tạo nghiệp thiện hay ác để rồi hạnh phúc hay khổ đau. Luật luân hồi và luật nhân quả rất có ích cho cơ sanh hóa. Luận về bí pháp thì không có gì gọi là mất hay chết cả. Mỗi lần luân chuyển, trình độ của Chơn thần sẽ cao hơn, tốt đẹp hơn.

    III. Ý NIỆM  VỀ THIÊN ĐÀNG & ĐỊA NGỤC
    Sau khi rời khỏi thể xác hư hoại, Chơn thần sẽ trở về với Thượng Đế để rồi tiếp tục luân hồi trong nhiều kiếp trên đường tiến hóa đến Chí Thiện, Chí Mỹ.
    Muốn hiểu được lộ trình nàyta cần phải hiểu thế nào là Thiên Đàng, thế nào là Địa Ngục. Sự thật thì sau khi chết, Chơn thần dù không có xác thịt vẫn hoạt động, vẫn sống dưới hình thức tư tưởng. Chơn thần sẽ theo một trong hai con đường:
    1. Nhập vào Thiên Đàng hay cõi Niết Bàn tức là trở về với Thượng Đế mà không gặp trở ngại nào. Đó là những người đã trọn đủ tam lập: lập công, lập đức, lập ngôn và đắc Đạo ngay lúc còn sống ở thế gian.
    2. Dừng chân ở một nơi trung gian trên đường về Thiên Đàng gọi là địa ngục, phong đô, cõi luyện tội, trung giới hay âm quang… Con người khi thoát xác, Chơn thần phải đi qua cửa ải đáng sợ nhứt là cõi này. Đó là chỗ để tự xét mình coi trong kiếp sanh tội phước nhiều ít. Đây là nơi để Chơn thần giải thần định trí và ở lâu hay mau là tùy theo tội tình quả kiếp của mình nặng nhẹ.
    - Giải thần tức là bỏ những tư tưởng tà vạy còn tồn đọng  trong ký ức Chơn thần.
    - Định trí là gom tư tưỏng của mình lại để xét một vấn đề mà không phóng tâm.
    Chơn thần phải chờ cho đến lúc quên hết những tư tưởng và hình ảnh xấu xa của tội lỗi mà mình nghĩ và làm lúc còn sống. Điểm quan trọng là ký ức của Chơn thần không chỉ hiện ra hình ảnh mà còn luôn cả âm thanh, cảm xúc nữa. Ví dụ như Chơn thần của kẻ giết người sẽ phải sống lại mốc thời gian trong đó hình ảnh giết người được lập đi lập lại hoài, muốn quên cũng không được. Sự sợ hãi, đau đớn, âm thanh la khóc của người bị giết gắn liền với Chơn thần của kẻ sát nhân mà không có cách gì thoát. Dù trăm năm hay lâu hơn nữa, Chơn thần nhớ lại nó cũng hiện ra y như vậy. Sự sống đó chỉ thay đổi khi nào Chơn thần hiểu được tội kiếp của mình và phải luân hồi trả quả trong một kiếp người có nhiều bất hạnh.
    Nói cách khác, cõi địa ngục không có đối với người không tội lỗi. Nếu chúng ta lúc còn sống biết xét mình, xem lương tâm có điều gì cắn rứt lo sửa ngay, ráng sức làm điều thiện để chuộc lại lỗi đã làm thì cõi tối tăm ấy sẽ không đến với ta.
     Con mắt mình nhìn vào không gian sẽ không thấy gì cả nhưng có vô số những làn sóng điện mà nếu ta mở máy truyền thanh hay truyền hình ở tần số nào thì chúng ta sẽ nghe và thấy chương trình của băng tần đó. Tương tự, cõi vô hình chứa các cõi giới tâm linh sinh hoạt khác nhau: từ địa ngục tới Thiên đàng. Chính do trình độ tâm linh mình mở ra ở mức nào thì mình sẽ giao cảm với loại sinh hoạt tâm linh đó.
    Nếu lúc sống biết chế ngự lục dục, thất tình, biết làm điều thiện, phục vụ giáo hóa nhân quần xã hội tức mình đã sống với cõi tâm linh Thần Thánh. Sau khi chết, Chơn thần con người vẫn tiếp tục giao cảm với cõi ấy.
    Nếu lúc sống chỉ phóng túng chìu theo bản năng thấp hèn, vì tiền tài vật chất mà làm điều quấy, điều ác tức tâm linh mình mở ra cõi giới ma quỷ. Sau khi chết, Chơn thần tiếp tục sống trong dày vò, đau khổ với những hình ảnh, âm thanh, cảm giác rùng rợn quái đản của cõi đó.
     Bản kinh xưa đã nói: “Linh hồn của mỗi người ngay chánh ở trong tay Đức Thượng Đế; và nơi đây không có sự thống khổ nào chạm đến họ được. Dưới mắt người vô minh, thì dường thể họ là người chết; sự ra đi của họ được coi như là một tai họa, và sự họ lìa xa chúng ta là một điều tiêu diệt hoàn toàn!  Nhưng họ được bình an!”.
    Chúng ta hãy tự tỉnh ngộ trước những lý thuyết không còn thích hợp với trình độ tâm linh tiến hóa của nhơn loại. Thật ra không có địa ngục ở sâu trong lòng đất theo ý nghĩa ghê tởm xưa của nó,  chỉ trừ cái địa ngục do con người tạo lấy cho mình mà thôi. Sự chết không thay đổi gì trong con người cả. Người chết không phải thình lình trở thành một vị đại thánh hay một vị thiên thần đâu. Người chết cũng không phải thình lình mà được ban cho tất cả sự minh triết của thế hệ đâu. Kẻ nào sống đạo đức và ham học hỏi thì sau khi chết sẽ được hạnh phúc hơn trước vô cùng bởi vì  có rộng ngày giờ, chẳng phải  để hưởng thú vui, mà để thực hiện sự tiến hóa cho thật vừa ý, theo đường lối thích hợp nhất.
    Thế thì không có ai khổ não trên cõi ấy sao?
             Có rất nhiều, bởi vì đời sống trên đó cần phải nối tiếp đời sống dưới thế gian và người chết cũng giống in như lúc chưa bỏ xác; không khác một phương diện nào. Nếu dưới thế gian, thú vui của y thấp hèn và ô trược, thì trên cõi Trung giới, y khó lòng toại dục được. Một người nghiện rượu sẽ khổ não vì không ngớt khát rượu: bởi y không còn xác thân để uống cho thỏa tình. Người tham ăn sẽ mất đi sự khoái lạc ăn uống. Người bỏn xẻn sẽ không còn có vàng để chất chứa. Người nào trong lúc sanh tiền chìu theo tình dục thấp hèn thì sẽ bị sự đòi hỏi của chúng nó rút rỉa. Người đam mê nhục dục sẽ tiếp tục thèm muốn mà không bao giờ được thỏa mản. Người ghen tuông còn bị tánh ghen dày vò, và nhất là từ đây, y không còn xen vào công việc của người mà y ghen tức đó được nữa. Những kẻ như thế phải chịu khổ não rõ ràng, nhưng chỉ là những người ưa thích và đam mê vật chất bỉ ổi mà thôi. Và dù vậy, vận mạng của họ tuyệt nhiên vẫn còn trong tay họ. Họ chỉ chế ngự những thị dục này thì họ hết đau khổ liền; mà nguyên nhân của sự đau khổ là sự ham muốn ấy. Chúng ta nên nhớ luôn luôn rằng: mấy điều này không phải là sự trừng phạt đâu, mà chỉ là cái “kết quả” tự nhiên của một “nguyên nhân” nhất định.
    Có nhiều người không mắc phải những tật xấu ấy. Nhưng lúc sanh tiền, họ đã có một đời sống “phù hoa”, không thích gì hơn là “cuộc đời” cùng những tập tục của nó. Họ không lo nghĩ gì khác hơn là những chuyện vui chơi của họ. Mấy người ấy không  quá đau khổ trên cõi tinh thần, nhưng họ sẽ thấy nó cô quạnh và thời giờ dài quá. Giờ đây, họ không còn có sự cạnh tranh về y phục, đá quý… hoặc đại khái, một sự khoe khoang nào; còn những người tốt hơn và giỏi hơn mà họ muốn với tới thì thường bị bận  vào công việc, nên khó mà gặp được.
     Những ai có vài sự ham thích về lý trí hay về mỹ thuật, thì sẽ thấy mình thật vô cùng sung sướng mà thoát ra ngoài xác thịt hơn là ở trong đó. Và nên nhớ rằng: trong cõi tinh thần, con người luôn luôn có thể mở mang một sở thích hợp lý nào, nếu có đủ khôn ngoan để muốn làm việc ấy. Nhà nghệ sĩ và nhà trí thức đều được sung sướng cực điểm trong đời sống mới này. Nhưng, họ còn ít sung sướng hơn là những người chú tâm một cách nồng nhiệt đến đồng bào của họ, những người đặt hạnh phúc lớn nhất của mình trong sự giúp đỡ, cứu trợ và dạy dỗ. Bởi vì trên cõi tinh thần ấy, dầu không còn có sự nghèo nàn, đói khát hay lạnh lẽo nữa, nhưng còn có những kẻ buồn rầu cần được an ủi, những kẻ dốt nát cần được dạy dỗ. Người ta ít biết về đời sống bên kia cửa tử, nên ta thấy, nhiều người cần được dạy bảo về những năng tính của đời sống mới này. Như vậy, thì người hiểu biết có thể truyền rải xung quanh mình sự hi vọng và những tin vui tại cõi đó cũng như ở cõi này.
    Tuy nhiên, ta hãy nhớ mãi rằng: “cõi đó” hay “cõi này” chỉ là danh từ dùng theo suy nghĩ của chúng ta mà thôi bởi vì “cõi đó” vẫn ở đây, nó vẫn gần quanh chúng ta đây, bất cứ lúc nào; và chúng ta chớ bao giờ cho là nó xa vời hay khó đến gần.
    Tóm lại, trong mỗi chúng ta đều có các chủng tử tốt, xấu do duyên nghiệp từ nhiều kiếp trước để lại. Đồng thời, chính dục vọng của ta khi còn sống sẽ quyết định cảnh giới ta sẽ đến và thời gian lưu lại cảnh đó lâu hay mau. Ngày Chơn thần ta về được Thiên Đàng hay cõi Niết Bàn, được Đức Thượng Đế ban cho ân sủng thì niềm phúc lạc ấy nơi thế gian này, dù một vị Đế Vương giàu sang danh vọng cách mấy cũng không thể so sánh. Nguồn hạnh phúc ấy không thể dùng ngôn ngữ mà diễn tả được.

    IV. Ý NGHĨA HAI CHỮ TẬN ĐỘ
    A.     Ta có thể chối tội hay không?
             Trong quyển “Con đường Thiêng liêng Hằng sống” Đức Phạm Hộ Pháp đã giảng cho chúng ta biết bằng cách nào mà các Đấng có thể kiểm soát nỗi mấy tỷ linh hồn và chúng ta có thể chối tội được không?
    “ Nếu tưởng tượng nền Chính trị Càn khôn vũ trụ này, kể sanh mạng mỗi người không sót chẳng phải dễ. Lấy quyền năng nào mà cầm quyền chính trị vĩ đại ấy đặng? Huyền vi bí mật ấy ở đâu?..Tội, án đã có nơi Pháp thân của loài người, tức nhiên do Chơn thần chúng ta ghi lại…Chính ta định cho ta mà chối sao được vì chính Chơn thần ta định án cho ta, sợ hay chăng là ở chỗ đó. Ở thế gian, quan Tòa trước khi định án còn có Trạng sư bào chữa. Nơi này, người ta để mình tự xử lấy mình thì còn ai binh mình? Không thể gì chối tội, cãi án được, nếu cãi đặng là qua Chơn thần sao. Cái bí mật vô đối cầm quyền của Càn khôn Vũ trụ là như vậy.”
    B.  Con Người Có Thể Trả Hết Nợ Trong Một Kiếp?
    Trong càn khôn vũ trụ có tám đẳng cấp chơn hồn: Kim Thạch Hồn, Thảo Mộc Hồn, Thú Cầm Hồn, Nhơn Hồn, Thần Hồn, Thánh Hồn, Tiên Hồn, Phật Hồn.
    Bát hồn là tám đẳng cấp tiến hóa của linh hồn:
     “Bát hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh”.
     Điều quan trọng cần biết là trong chúng sanh có luôn cả Thần Hồn, Thánh Hồn, Tiên Hồn và Phật Hồn. Chính vì lẽ đó mà Đạo buộc người tu không được sát sinh.
    Ngay khi vừa mở mắt chào đời, con người đã mang nợ rất nhiều trong tiền kiếp khi tiến hóa từ kim thạch đến thành người. Rồi trong kiếp sống hiện tại, con người còn phải mang ơn của xã hội, của đồng loại... Ơn và nợ rất nhiều nhưng ta không chỉ đơn thuần dùng tiền mà trả được. Như vậy, con người trả bao giờ mới hết nợ? Con người có cách nào để trả hết nợ trong một kiếp hay không? Câu trả lời là có thể vì Thượng Đế chú trọng nơi tâm thành của chúng ta. Nếu con người biết sống vị tha, đem hết kiếp sống của mình để phụng sự chúng sanh, không một chút nào vị kỷ thì với tấm lòng chí thành quả quyết đó, chúng ta có thể trừ hết nợ trong một kiếp.
    Lúc ban sơ xa xăm, điểm linh quang được lịnh giáng trần và nhập vào thể xác nặng nề này. Qua nhiều trăm ngàn kiếp, từ trạng thái mờ mịt, linh hồn từ từ tiến hoá ... Từ tính hoang dã, ích kỷ, đắm chìm trong khoái lạc, con người lần lần cảm nhận được và nghe được tiếng gọi của tâm linh. Con người dứt bớt các dây luyến ái đối với vật chất, thị dục và biết bác ái, hi sinh. Một kiếp người có đủ vào đâu nên cần rất nhiều kiếp.Tuy nhiên, nếu trả quả, mà lòng còn bất mãn, than trách thì điều đó sẽ tạo thành nhân và phải trả quả tiếp. Cách tốt nhất là hãy bình tâm, vui lòng trả nghiệp.
    C. Đại  Ân Xá Và Tận Độ
    Ở mỗi ngươn hội, Đức Thượng Đế đều có mở một kỳ phổ độ để cứu vớt nhơn sanh. Điều đó có nghĩa ở mỗi kỳ phổ độ đều có một cuộc ân xá miễn giảm tội cho người có tội, mở cửa dễ dàng cho các chơn hồn lập công đức được trở về cõi Thiêng Liêng.
    Riêng trong nguơn hội kỳ ba này, kể từ ngày khai mối Đạo Cao Đài hay còn gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (15.10 Bính Dần – 1926), Thượng Đế ban Đại Ân Xá hay còn gọi là cuộc Ân Xá lớn.
    Sao gọi là cuộc ân xá lớn? Dưới đây là lời dạy của Đức Chí Tôn:“Thầy hỏi, các con chết rồi các con đi đâu? Chẳng đứa nào hiểu đặng cơ mầu nhiệm ấy. Thầy dạy: Cả kiếp luân hồi thay đổi từ nơi Vật Chất mà ra Thảo Mộc, từ Thảo Mộc đến Thú cầm, loài người phải chịu chuyển kiếp ngàn năm, muôn kiếp mới đến địa vị Nhơn phẩm. Nhơn phẩm nơi thế này lại còn chia ra phẩm giá mỗi hạng. Đứng bậc Đế vương nơi Địa cầu 68 này, chưa bằng bậc chót của Địa cầu 67. Trong Địa cầu 67 Nhơn loại cũng phân ra đẳng cấp dường ấy.
    Cái quí trọng của mỗi Địa cầu càng tăng thêm hoài cho tới Đệ Nhứt Cầu, Tam thiên Thế giới. Qua khỏi Tam thiên Thế giới mới đến Tứ Đại Bộ Châu. Qua Tứ Đại Bộ Châu mới vào đặng Tam Thập Lục Thiên. Vào Tam Thập Lục Thiên rồi phải chuyển kiếp tu hành nữa mới đặng lên Bạch Ngọc Kinh mà Đạo Phật gọi là Niết Bàn đó vậy…
    Còn phẩm trật Quỉ vị cũng như thế ấy. Nó cũng noi chước Thiên cung mà lập thành Quỉ vị, cũng đủ các ngôi, các phẩm đặng đày đọa các con, hành hà các con, xử trị các con. Cái quyền hành lớn lao đó do Thầy ban cho nó, nên đặng quyền cám dỗ các con, xúi biểu các con, giành giựt các con mà làm tay chơn, bộ hạ trong vòng tôi tớ nó.
    Thầy đã từng nói: Hai đầu cân không song bằng thì tiếng cân chưa đúng lý. Luật công bình Thiêng Liêng buộc phải vậy. Thầy lắm phen bị mất, bị giựt con cái của Thầy cũng vì chúng nó…Hại thay! Lũ quỉ lại phần nhiều, nó bày bố ra mỗi nơi một giả cuộc mà dỗ dành các con. Vậy Thầy đã nói tiên tri rằng:  Thầy thả một lũ Hổ lang ở lộn cùng các con, lại hằng xúi biểu nó cắn xé các con. Song Thầy đã cho các con “mặc một Bộ thiết giáp”, chúng nó chẳng hề thấy đặng là Đạo Đức các con đó.
    Ấy vậy, Đạo đức các con là phương pháp khử trừ quỉ mị, lại cũng là phương dìu dắt các con trở lại cùng Thầy. Các con không Đạo Đức là tôi tớ quỉ mị.
     Thầy đã nói Đạo đức cũng như cái thang vô ngần bắt cho các con leo đến phẩm vị tối cao, tối trọng là ngang bực cùng Thầy, hay Thầy còn hạ mình cho các con cao hơn nữa.
    Vậy Thầy dặn các con “Nếu kẻ không tu, làm đủ phận người, công bình chánh trực, khi hồn xuất ra khỏi xác thì cứ theo đẳng cấp trên mà Luân Hồi lại nữa, thì biết chừng nào đặng hội hiệp cùng Thầy. Nên Thầy cho một quyền rộng rãi cho cả nhơn loại Càn khôn Thế giới, nếu biết ngộ kiếp một đời tu cũng đủ trở về cùng Thầy.”
    Trong kỳ Đại Ân Xá này, Đức Thượng Đế đã ban cho Kinh Tận Độ: độ người lúc sống và độ luôn cả Chơn hồn sau khi chết. Về mặt bí pháp, Ngài còn ban cho các bí pháp về phép Tắm Thánh, Giải Oan, phép Hôn Phối, phép Đoạn Căn... Đối với người biết lo tu hành Ngài ban cho ân huệ lớn lao là xóa nợ tiền khiên chồng chất từ bao kiếp trước. Nhờ vậy, nếu biết trau giồi đạo hạnh và lo lập công bồi đức, con người có thể đắc đạo trong một kiếp.
    Dầu trọn kiếp sống không nên Đạo
    Dầu oan gia, tội báo buộc ràng
          Chí Tôn xá tội giải oan
    Thánh, Thần, Tiên, Phật cứu nàn độ vong.
     Nếu không có Kinh Tận Độ, không có luật Đại Ân Xá thì sau khi qui liễu, những ác nghiệp gây ra lúc sống sẽ tạo thành sợi dây oan nghiệt vô hình ràng buộc. Chơn thần phải đầu thai lần lượt từ kiếp này qua kiếp khác và ở mỗi kiếp đều phải tu tiến cho qua hết theo thứ tự từ:
    - 72 quả địa cầu (trái đất hiện nay là địa cầu thứ 68)
    - Tam thiên thế giới
    - Tứ đại bộ châu
    - Tam thập lục Thiên
    Có qua đến đây mới vào được Bạch Ngọc Kinh là nơi Đức Thượng Đế ngự.Lúc đó, Tiểu Hồn mới nhập vào Đại Hồn hay Tiểu Linh Quang trở về với Đại Linh Quang. Con đường này sẽ dài vô tận nếu không gặp kỳ Đại Ân Xá.
    Các tín đồ Cao Đài được đặc ân là sau khi chết, chơn thần người chết được vào thẳng chín tầng cảnh giới của cõi Thiêng Liêng, được bái kiến các Đấng Thiêng Liêng, sau đó lo sám hối, học Dạo chờ ngày tái kiếp. Còn những người tâm đức, công quả đầy đủ sẽ được phẩm vị Thần, Thánh, tiên, Phật. Tất cả là nhờ luật đại ân xá của Đức Thượng Đế để
               “tận độ chúng sanh đắc quy Phật vị”
     như trong bài Di Lạc Chơn Kinh đã cho biết.
    Tuy nhiên, thời kỳ Đại Ân Xá chỉ kéo dài từ ngày khai Đạo Cao Đài (15.10.Bính Dần) đến khi Đức Di Lặc Vương Phật mở Đại hội Long Hoa là chấm dứt.
    " Ôi xuân tàn xuân đến, cái Xuân của Người đã sắp lụng hao, mà rồi cái Xuân của Trời đất, nước non cũng chưa chắc là vô cùng, vô tận! "... Ai là người hữu duyên, hữu phước được sanh vào thời kỳ này, hãy lắng nghe tiếng gọi của Ngài. Nếu để lỡ kỳ Đại Ân Xá thì không biết mấy muôn ngàn kiếp sống nữa mới hưởng được Ơn Huệ này.


    Top of Page

    - Phần trích dẫn
    - Phần giải nghĩa các bài kinh

    I. BỨC THƯ CỦA NGƯỜI BÊN KIA THẾ GIỚI
    Thư của BS Henry Bergivet, nguyên giáo sư Trường đại học Y khoa Genève Thụy Sĩ gửi cho các con thông qua một đồng tử. Bài trích từ báo Giác Ngộ 08- 2002.(Minh Chi dịch)
    “Này các con! Chỉ khi nào buông xuôi tay bước sang thế giới bên này, các con mới thật sự kinh nghiệm được tình huống của mình tốt hay xấu, hạnh phúc hay khổ đau, thích hợp với cảnh giới thanh cao tốt lành hay là xấu xa bất như ý.
    Hơn bao giờ hết, điều cha học hỏi hỏi nơi đây là một luận cứ khoa học, thật đơn giản mà thật huyền diệu. Nó chính là những nguyên lý trật tự và điều hòa hằng hiện hữu trong vũ trụ. Sự lựa chọn để sống trong một cảnh giới mỹ lệ hay u buồn đều do những tần số rung động của mình và chính mình phải chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình và việc lựa chọn nơi mà mình sẽ đến.
    Khi còn sống, cha nghĩ rằng chết là hết vì con người chỉ là những chất hữu cơ hợp lại. Nhưng hiện nay, cha biết rằng mình đã lầm. Cha nhớ đến lời Phật dạy: “Không có sống, không có chết. Chẳng qua chỉ là sự thay đổi hình thái tồn tại mà thôi”. Cái chết chỉ đến với phần thân xác, còn phần tâm linh vẫn hoạt động không ngừng. Nó đã hoạt động như thế tự thuở nào rồi, và sẽ còn hoạt động như thế mãi mãi. Hiển nhiên cá nhân của cha không phải chỉ là thể xác đã bị hủy hoại kia mà là phần tâm linh tiếp tục hoạt động này. Do vậy, cha mới cố gắng liên lạc với các con để hoàn thành điều mà ngày xưa cha đã hứa.
    Cha nghiệm rằng, sự sống giống như một dòng nước tuôn chảy không ngừng, từ nơi này qua nơi khác, từ hình thức này qua hình thức khác. Khi trôi chảy qua những môi trường khác nhau, nó sẽ chịu ảnh hưởng của những điều kiện khác nhau và tùy theo sự học hỏi hay kinh nghiệm mà nó ý thức được bản chất Thiêng liêng thật sự của nó. Cũng như sóng biển có đợt cao, đợt thấp, con người cũng có lúc thăng trầm, khi vinh quang, khi tuổi nhục. Nhưng nếu biết nhìn lại toàn bộ tiến trình của sự sống, thì kiếp người có khác chi những làn sống nhấp nhô trên mặt biển. Chỉ khi nào biết nhận thức về bản chất thực sự của mình vốn là nước chứ không phải là sóng thì các con sẽ ý thức được bản chất trường cửu của cuộc sống. Từ đó, các con mới cảm nhận được rằng, chết chỉ là một diễn biến tất nhiên. Một sự cần thiết có tính giai đoạn, chứ không phải sự kiện gì ghê gớm đáng sợ. Điều cần thiết là không trốn tránh hay khiếp sợ, mà phải bình tĩnh chuẩn bị cho hiện tượng tất nhiên phải đến một cách ung dung thoải mái.
      Nếu khi còn sống, các con đã đem hết khả năng, phương tiện của mình để giúp đời, để yêu thương mọi loài, thì lúc lâm chung, các con chẳng có gì để luyến tiếc hay hổ thẹn với lương tâm.
    Trước khi từ biệt các con, cha muốn nói thêm rằng, hiện cha đang sống một cách thoải mái vui vẻ và an lành chứ không có gì khổ sở cả.
    Thương các con. “

    II. PHẦN TRÍCH DẪN
    từ quyển DANS LES BRAS DE LA LUMIÈRE
    Bà Betty Eadie đã chết sau một cuộc giải phẩu và sau đó sống trở lại - Quyển sách bà viết kể lại cuộc du hành vào thế giới bên kia cửa tử chứa đựng một bí quyết cao cả - Bí quyết đó có khả năng thay đổi chính cuộc sống  của chúng ta.
                                                       Bác sĩ  MELVIN MORSE
    *
    1. Cố gắng đến đâu, tôi cũng không nhích tay nổi. Tôi cảm thấy toàn thân rã rời. Tôi nghe ù ù trong đầu và lịm dần xuống càng sâu hơn cho đến khi tôi thấy toàn thân không còn gì hết. Rồi đột nhiên một nguồn sức lực trào vọt lên. Một cái gì trong tôi như bị nổ tung ra. Linh hồn tôi bay ra khỏi ngực, bay bổng lên như bị hút bởi một khối nam châm khổng lồ.
    Cảm giác đầu tiên của tôi là như được giải thoát. Tôi bay lên tận trần nhà, nhìn lại thấy xác tôi đang nằm trên giường. Tôi ngắm bộ áo bằng xương bằng thịt của tôi dưới mọi chiều : trước mặt, sau lưng, hai bên.
    2. Tôi hiểu được rằng sự chết quả thực là một sự tái sinh, để tiếp tục cuộc hành trình phong phú hơn trong một hiểu biết phát sinh từ mối giây liên hệ giữa tương lai và quá khứ. Tôi cảm thấy khả năng giao tiếp thuần túy trong tinh thần bằng sự cảm nhận ý nghĩ, tình thương … đạt đến mức tuyệt hảo.
    3. Tôi  lo cho cuộc sống của các con không có tôi. Một cái gì đó cho tôi biết trước tương lai của chúng. Tôi ý thức được rằng mỗi đứa con đều có cuộc lữ hành riêng. Tôi coi chúng như của riêng, nhưng tôi đã lầm. Chúng cũng như tôi, đều là những linh hồn độc lập có một trí thông minh phát triển trước khi xuống thế gian. Chúng đã được ban cho sự tự do hành động theo ý muốn. Chúng chỉ được đặt dưới sự chăm sóc của tôi. Mỗi đứa con có một chương trình học hỏi và khi chương trình này kết thúc, chúng cũng chấm dứt sự hiện hữu của chúng ở trần gian.
    4. Chung quanh tôi toàn là bóng tối. Chiếc giường, ngọn đèn, cả căn phòng cũng chìm trong bóng tối. Tôi bị kéo nhẹ nhàng vào trong một khối đen và quay cuồng.
    Tôi ở trong xu thế duỗi mình ra. Tốc độ tăng nhanh đến nỗi không gì đo được. Nhưng đồng thời, bình yên và thanh thản tăng dần. Ở khoảng cách hơi xa tôi, những người khác cũng lướt tiến như tôi. Có một điều là họ không vút nhanh như tôi, hình như họ bị trì hoãn hoặc không biết làm cách nào để tiến trong khối đen này, nhưng tuyệt nhiên không có gì phải e sợ họ. Một tia sáng loé lên đàng xa. Khối đen bao bọc tôi bỗng đổi dạng thành đường ống. Tôi vút mình qua đường ống đó với tốc độ khủng khiếp hướng thẳng về phía tia sáng. Khối sáng này sáng hơn cả mặt trời, mắt người đời không tài nào nhìn được. Chỉ con mắt tinh thần mới chịu đựng nỗi và biết được sự cao cả của ánh sáng đó.
    Ánh sáng Người, ánh sáng tôi hoà lẫn nhau và tôi cảm giác được sống trong một tình thương vô hạn và vô điều kiện.
    Tất cả thắc mắc của tôi có được giải đáp ngay trước khi ý niệm thắc mắc thành hình …
    5. Tôi ước mong có câu trả lời cho sự xuất hiện của nhiều tín ngưỡng ở trần gian. Tại sao Thượng Đế không ban cho con người chỉ một tôn giáo độc nhất? Tôi được hiểu ra rằng mỗi con người đều ở trong một mức độ phát triển và hiểu biết khác nhau. Tất cả những tôn giáo tại trần gian đều cần thiết vì mỗi mức độ của con người cần có những giáo huấn khác nhau. Mỗi tôn giáo, trước những đòi hỏi tinh thần, trong cái mênh mông phong phú của tinh thần, đều đề ra những đường lối giáo lý mà riêng Tôn Giáo đó khám phá được.
    6. Tại sao chúng ta sống ở trần gian ?
    Chan hoà trong tình yêu của Thượng Đế như thế này, ai lại tình nguyện xa rời thiên đàng chứ? Thì ra cuộc sống ngắn ngủi ở trần gian này chỉ làm cho linh hồn chúng ta thêm phong phú. Mỗi linh hồn phải cộng tác vào hệ thống tổ chức các điều kiện hiện hữu của vũ trụ. Sự chết cũng là một trong những điều kiện chi phối chúng ta, các điều kiện gồm những qui luật vật lý như chúng ta biết, những giới hạn của  thể xác và những năng lực thiêng liêng đã được ban cho chúng ta. Những linh hồn trước khi xuống trần gian đều đã biết và đã chọn hoàn cảnh sống, mối liên hệ ruột thịt … nhằm thực hiện sứ mạng của mình và để được học hỏi những gì Thượng Đế muốn chúng ta cần học.
    Mỗi linh hồn đều có một giá trị riêng.
    7. Mặt đất này không phải là quê hương của chúng ta, chỉ là một đọan đường ngắn trên những cấp độ khác nhau của ánh sáng nghĩa là của sự hiểu biết. Vì chúng ta là những hữu thể linh thiêng, lương tâm chúng ta luôn mong muốn làm điều tốt. Cái tôi thể xác luôn ở trong trạng thái đối chọi lại với linh hồn. Sự yếu hèn của thể xác luôn theo chúng ta. Chúng ta phải tranh đấu không ngừng để vượt thắng xác thịt, và từ đó trở nên vững mạnh tiến hoá hơn.
    Những ai tiến hoá cao sẽ thấy được sự hài hòa giữa linh hồn và thể xác. Sự cân bằng này sẽ đem lại hạnh phúc an bình cho họ và làm cho họ có khả năng giúp đỡ những người khác.
    Học và làm theo các định luật của công việc tạo dựng vũ trụ sẽ giúp chúng ta sống phù hợp với những sức mạnh vây quanh và hưởng được những thành quả tốt đẹp của các định luật đó. Thượng Đế đã dành tài năng riêng biệt cho mỗi người, tuỳ từng nhu cầu. Thuận theo những định luật thiên nhiên, chúng ta mới có thể làm thay đổi bộ mặt cuộc sống của chúng ta.
    8. Trước tiên, tôi được dạy cho biết tình yêu là trên hết. Chúng ta sống ở trần gian là để giúp đỡ, chấp nhận nhau, tha thứ cho nhau để đem tình thương lại cho mỗi con người sống ở trần gian này. Dù người đó màu da gì, giàu hay nghèo, thông minh hay đần độn… chúng ta không có quyền xét đoán theo bề ngoài của họ. Vì chúng ta là hữu hạn, chúng ta không thể biết được thẳm sâu của tâm hồn con người và năng lực ánh sáng của chơn linh đó .
    Tất cả những cố gắng của chúng ta để nói lên tình yêu đều đáng khen ngợi. Một nụ cười, một lời khích lệ, một việc nhường nhịn, hi sinh nhỏ v.v… chính những cái đó làm cho tâm hồn chúng ta lớn lên. Khi chúng ta thấy không làm sao thương nỗi một ai, thì điều đó trở nên một lời nhắc nhủ cho chúng ta, đừng để sự ganh tỵ, oán thù phá huỷ tâm hồn chúng ta. Nếu không vượt qua được, chúng ta sẽ bị trả quả theo cách chúng ta cư xử với người khác.
    9. Con người sống dưới sự chi phối của nhiều định luật : định luật vật lý và các định luật về các thực thể thiêng liêng của vũ trụ. Nếu con người biết cách sử dụng sức mạnh của các định luật này, con người sẽ đạt được những khả năng kỳ diệu. Ngược lại, sự vi phạm có thể huỷ diệt tất cả.
    Ví dụ : ăn uống quá độ hoặc thiếu dinh dưỡng, thiếu thể lực, lạm dụng ma túy, ô nhiễm môi trường sinh thái .v..v… làm thể xác con người bị hao tổn, chết sớm.
    Chúng ta có trách nhiệm trên thể xác vì ta là chủ. Còn sống trên thế gian, linh hồn còn phải kiểm soát thể xác và thiết lập sự hài hoà giữa linh hồn và thể xác.
    Năng lực tích cực chủ yếu như ánh sáng, lòng nhân hậu, dễ thương, kiên nhẫn, bác ái, hi vọng.
    Năng lực tiêu cực như bóng tối, hận thù, sợ hãi, độc ác, ích kỷ, bất khoan dung, tuyệt vọng.   
    Tích cực thu hút năng lượng tích cực và tiêu cực sẽ phát huy tiêu cực. Các năng lực này vây quanh con người và chúng ta có tự do để chọn. Lời nói, các ước muốn, tư tưởng, đã thực sự ảnh hưởng đến từ trường vây phủ người đó do những rung động âm thanh vào không khí.
    Hiểu được năng lực đặc biệt của tư tưởng, chúng ta nên học cách bỏ những gì tiêu cực để chọn lấy năng lực tích cực.
    Tư tưởng có thể được sử dụng để sáng tạo ra bao điều kỳ diệu cũng như sản sinh ra bao điều khủng khiếp. Tư tưởng đưa đến hành động. Chúng ta có tự do để làm phong phú và thăng hoa cuộc sống của chúng ta.
    10. Tôi được dạy cho biết tính ưu việt của tình yêu thương. Tình yêu thương chế ngự tất cả và điều khiển được linh hồn.Trước hết, chúng ta yêu Đấng Tạo Hoá đã tạo dựng nên mình. Đây là tình yêu cao cả hơn hết mà thường lúc còn sống chúng ta quên bẵng đi cho đến khi đối diện với NGÀI.
    Kế đến, chúng ta phải thương yêu bản thân và yêu thương tất cả đồng loại.
    11. Chết tức là chuyển qua một trạng thái khác. Linh hồn ra khỏi thể xác để về với cõi tinh thần.
     Điều quan trọng là khi còn sống, thể xác cần nghe theo những hướng dẫn của tinh thần để tinh thần có những tiến bộ mau chóng. Có những người không biết ý nghĩa cuộc sống hoặc không có niềm tin tâm linh, chỉ biết sống trong hưởng thụ vật chất  nên khi chết, họ vượt qua thế giới bên kia rất khó nhọc và không có một khả năng nào vươn đến ánh sáng đưa họ về với Thượng Đế. Linh hồn những người này không thoát ra khỏi được mặt đất cho đến khi nào họ hiểu được và chấp nhận một quyền năng cao cả đang vây quanh mình.
    12. Tất cả mọi người đều là anh chị em của chúng ta, từ ký ức xa xưa cho đến bây giờ. Thế gian là trường học để dạy chúng ta biết rất nhiều điều và giúp có những phẩm chất mà chúng ta chưa có - Chúng ta phải biết đón nhận mọi người, ngay cả những người rất khác biệt - Sự không chịu đựng nỗi nhau, khinh ghét nhau, hận thù nhau là không thể chấp nhận. Điều duy nhất chúng ta có thể  giữ lại từ trần gian là những gì tốt đẹp, dễ thương mà chúng ta đã làm cho người khác.
    Thông điệp của Thượng Đế là CÔNG BÌNH và YÊU THƯƠNG nhau.

     
    III. GIẢI NGHĨA
    KINH KHI CHẾT RỒI
    Ba mươi sáu cõi Thiên Tào
    Nhập trong Bát Quái mới vào Ngọc Hư
    Ba mươi sáu cõi Thiên Tào là 36 tầng Trời. Các chơn  linh phải luân hồi nhiều kiếp để đi từ Thất Thập Nhị Địa, Tam Thiên Thế Giới, Tứ Đại Bộ Châu rồi mới đến Tam Thập Lục Thiên.
    Bát Quái Đài là Toà Tam Giáo huyền bí, tiến hoá vô cùng ở cõi trên. Linh hồn phải vào đó, tẩy sạch trược kiếp mới vào được Ngọc Hư Cung để chầu Thượng Đế.
    Quê xưa trở, cõi đoạ từ
    Đoạt cơ thoát tục bấy chừ tuyệt luân.
    Đức Thượng Đế là một Đại  Hồn, con người là một Tiểu Linh Hồn, một điểm Linh quang của Thượng Đế xuống thế gian để học hỏi và lập công quả. Khi bỏ xác, linh hồn sẽ về cùng Thượng Đế nên gọi là quê xưa.
    Nếu lúc sống biết tu hành, đoạt cơ thọ khổ và thắng khổ thì linh hồn sẽ siêu thoát , dứt bỏ được sự luân hồi.
    Dưới chín lớp liên thần đưa bước
    Trên hồng quang phủ phước tiêu diêu.
    Chín lớp là ở chín tầng Trời có 9 phẩm  Thần Tiên :
    -  Địa Thần, Nhơn Thần, Thiên Thần
    -  Địa Thánh, Nhơn Thánh, Thiên Thánh
    -  Địa Tiên, Nhơn Tiên, Thiên Tiên
    Trong Đạo Cao Đài, khi một tín đồ mất có các vị Đạo hữu, chức sắc đến cầu nguyện cho chơn hồn được siêu thoát.
    Nơi cõi vô hình, các vị Thần Thánh có nhiệm vụ sẽ đến hướng dẫn chơn thần của người chết sớm thức tỉnh, biết mình đã chết và tiến về cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.
    Đức Thượng Đế ban hồng ân bao phủ chơn hồn để chơn hồn nhẹ nhàng tiến đến nguồn sáng thiêng liêng.
    Linh Tiêu Điện, Bảng Danh nêu.
    Nguyên căn đẹp vẻ mỹ miều cao thăng.
    Linh Tiêu Điện là nơi  Thượng Đế họp Thiên Triều. Linh hồn con người đắc đạo về đến đây có vẻ đẹp cao siêu khó tả.
    Kinh Bạch Ngọc muôn lằn điễn chiếu
    Kêu Chơn hồn vịn níu Chơn Linh
    Bạch Ngọc Kinh là nơi thường ngự của Đức Chí Tôn có muôn đạo hào quang sáng chói. Chơn hồn vừa rời khỏi xác, còn mơ hồ nên được kêu gọi phải nương theo chơn linh.
                  Năng lai năng khứ khinh khinh.
    Mau như  điễn chiếu nhẹ thành bóng mây
    Cửa Tây Phương khá bay đến chốn
    Diệt trần tình vui hưởng tiêu diêu
    Chơn hồn nương theo chơn linh trở nên nhẹ như điện chớp, bay đến cõi Cực Lạc, diệt sạch thất tình vui hưởng sự thảnh thơi.
    Tiên Phong Phật Cốt mỹ miều,
    Vào Kinh Bạch Ngọc lễ triều Chí Linh
    Chơn linh khi đắc Đạo  sẽ có phong cách  như Tiên Phật và vào Bạch Ngọc Kinh để thi lễ Đức Chí Tôn.

    KINH CẦU SIÊU
    Đầu vọng bái Tây Phương Phật Tổ,
    A Di Đà Phật độ chúng dân
    Cúi lạy Đức Phật Tổ  Thích Ca Như Lai  cùng Đức A Di Đà xin cứu độ vong hồn.
    Quan Thế Âm lân mẫn ân cần
    Vớt lê thứ khổ trần đoạ lạc
    Trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là một trong Tam Trấn Oai Nghiêm, nêu cao gương từ bi bác ái của Phật. Ngài ân cần cứu vớt những linh hồn đang bị khổ sở nơi  cõi trần.
    Đại Thánh Địa Tạng Vương Bồ Tát
    Bố từ bi tế bạc vong hồn
    Xin Đức Địa Tạng cai quản cõi Địa phủ mở lòng từ bi giúp các vong hồn vượt qua chốn Phong Đô khổ sở để được nhẹ nhàng siêu thoát.
    Cứu khổ nàn Thái  Ất Thiên tôn
    Miền âm cảnh ngục môn khai giải
    Xin nhờ ơn Đức Thái Ất Thiên Tôn mở cửa ngục miền âm cảnh.
    Ơn Đông Nhạc Đế Quân quảng đại
    Độ kẻ lành chế cải tai ương
    Xin Đông Nhạc Đế Quân là vị thần tra xét tội phước ban ơn giúp kẻ lành giảm bớt tai hoạ .
    Chốn Dạ Đài Thập Điện Từ Vương
    Thấy hình khổ lòng thương thảm thiết
    Thập Điện Từ Vương là 10 vị vua cai quản 10 cửa địa ngục nơi cõi âm.
    Giảm hình phạt bớt đường ly tiết
    Xá linh quang tiêu diệt tiền khiên
    Xin các Đấng giảm bớt hình phạt nặng nề và tha thứ cho các tội lỗi mà chơn hồn đã gây ra.
    Đặng nhẹ nhàng thẳng đến cung tiên
    Nơi Phước địa ở yên tu luyện
    Chơn hồn khỏi tội sẽ nhẹ nhàng về nơi đất phước để tu sửa tánh tình theo Đạo lý trở nên sáng suốt, thanh tịnh.
    Xin Trời Phật chứng lòng sở nguyện
    Hộ Thương sanh u hiển khương ninh.
    Xin Đức Thượng Đế và Chư Phật chứng cho lòng mong ước và che chở nhơn loại đang sống cũng như đã chết được bình an.

    KINH TẨN LIỆM
    Dây oan nghiệt dứt rời trái chủ,
    Nương huyền linh sạch giũ thất tình,
    Oan gia nghiệt chướng là một sợi dây trói buộc trong kiếp sanh của con người. Khi chơn hồn lìa khỏi xác là đã dứt được nợ trái chủ oan gia nghiệp quả của chúng sanh.
    Nương theo phép huyền diệu của Đấng Chí Linh thì phủi sạch cả thất tình lục dục của kiếp làm người “Nghĩa là phải biết Tu”.
    Càn khôn bước Thánh thượng trình,
    Giải xong xác tục mượn hình CHÍ TÔN
    Chơn hồn khi xuất ra khỏi thi thể rồi thì nó rất nhẹ nhàng, đi khắp đó đây trong Càn Khôn “Trái Đất “, nhưng chủ yếu nhất là dục tấn trên đường thiêng liêng hằng sống. Bỏ lại xác phàm tại thế, chơn hồn phải nhờ năng lực huyền diệu của Đức Chí Tôn, tức là phải tùng theo chơn pháp của Đức Chí Tôn mới về cõi Thiêng liêng Hằng sống được.
    Khối vật chất vô hồn viết tử,
    Đất biến hình tự thử qui căn,
    Thi thể phàm tục của con người vốn do tinh cha huyết mẹ tạo thành, nhờ vật chất cấu tạo mà thành khí huyết con người, nhưng hữu hình thì hữu hoại tất cả, cho nên nó phải chết đi trong vòng định luật của nó. Vật chất nhờ đất mà sống, đất tạo ra con người. Con người sau khi chết trả xác thân về cho đất.
    Đừng gìn thân ái nghĩa nhân
    Xôn xao thoát khổ xa lần bến mê.
    Chơn hồn khi lìa khỏi xác rồi thì đừng nên luyến tiếc  với tình ruột rà máu mủ như tình thương của cha mẹ, vợ chồng, con cái nữa. Đời là một biển khổ, con người sống trong biển khổ như là một giấc Huỳnh Lương Mộng. Nó như là một bến mê, ảnh hưởng con người cả thể xác lẫn tâm hồn, vì thế cho nên hãy dứt bỏ nó đi để thoát khổ.
    Hồn trời hoá trở về Thiên Cảnh
    Xác Đất sanh đến lịnh phục hồi
    Con người sanh ra tại mặt thế này đã thọ ơn hai Đấng: Đấng thứ nhất là Trời ban cho ta một điểm Linh Tâm, tinh khôn hơn vạn vật. Thượng Đế là Đại Linh Quang phân ra các Tiểu Linh Quang  “tức là Tiểu Hồn” là tất cả chúng sanh, cho nên mới gọi là Trời sanh. Hết thời kỳ cho xuống thế thì Tiểu Linh Hồn trở về cùng Đại Linh Hồn, còn gọi là hồn về Tiên Cảnh. Đấng thứ hai là Đức Phật Mẫu ban cho ta Chơn thần.
    Ta còn mang ơn Cha Mẹ vì con người nhờ tinh cha, huyết mẹ mà thành, nhờ nuôi mới sống, nhờ dạy mới khôn. Thể xác sống được là nhờ ở vật chất; vật chất do đất tạo thành cho nên con người gián tiếp là đất sanh, đến hạn định phải bị huỷ bỏ như các loài vật chất khác, cho nên gọi là đến lệnh phục hồi. Như có câu:
    Vạn vật viết vô, nhục thể thổ sanh hoàn lại thổ
    Thiên niên tự hữu, linh hồn thiên tứ phản hồi thiên.
    Ý nghĩa
          “Muôn sự đều không, thể xác đất sanh phải trở về đất”
        “Ngàn năm đã có, linh hồn Trời ban trở về với Trời”
    Từ từ Cực Lạc an vui
    Lánh nơi trược khí hưởng mùi siêu thăng
    Thế gian nầy gọi là trần ai, nghĩa là trần thế đau thương, Thiên Đàng còn gọi Cực Lạc, hay Tây Phương Cực Lạc là nơi thật vui. Cho nên chơn hồn khi lìa khỏi xác thì cứ đi lần đến cảnh Cực Lạc để được hưởng sự an vui hơn là ở cảnh trần này. Cõi trần là cõi trọng trược, sống cùng khí hậu thiên nên con người chìm đắm trong trược khí, trong vật chất khoái lạc trần gian, Chơn Hồn phải đủ nghị lực tinh thần lo tu mới thoát ra khỏi sự kềm thúc của trược khí, mới hưởng được sự siêu thăng nơi cảnh Thiêng Liêng Hằng Sống.

    KINH HẠ HUYỆT
    Thức giấc mộng Huỳnh Lương vừa mãn
    Tiếng phồn ba hết thoáng bên tai
    Huỳnh  lương mộng : tích Lư Sanh đời Đường, đi thi rớt về ghé quán trọ dừng chân nghỉ. Lư Sanh nằm ngủ, thấy mình thi đậu tiến sĩ và có vợ giàu sang, đẹp đẽ. Lư Sanh được bổ làm quan lớn, đi dẹp giặc danh tiếng lừng lẫy. Con cháu của ông đều thông minh, tài giỏi, làm quan... Nghe tiếng khua giựt mình thức dậy, mới hay đó chỉ là chiêm bao, mà nồi kê của nhà trọ nấu lúc Lư Sanh thức vẫn còn chưa chín.
    Con người đắm chìm trong ảo mộng danh lợi, khi chết đi là hết như ngủ vừa thức dậy.
    Giải thi lánh chốn đoạ đày
    Chơn Linh trong sạch ra ngoài Càn Khôn
    Bỏ xác thân lại cõi trần là cõi đoạ đày, Linh hồn trong sạch mới được ra ngoài Càn Khôn Vũ Trụ để về Bạch Ngọc Kinh.
    Phép giải oan độ hồn khỏi tội
    Phướn Tiêu diêu nắm mối trường sanh
    Phép giải oan là một bí tích của Thượng Đế ban cho trong kỳ Đại Ân Xá này để cắt đứt nghiệp quả gây nên nhiều kiếp trước của chơn hồn.
    Phướn Tiêu Diêu do Lục Nương, một tiên nữ nắm giữ để hướng dẫn chơn hồn về cõi Thiêng Liêng.
    Ơn nhờ hồng phước Chí Linh
    Lôi Âm tự toại, Bồng Dinh hưởng nhàn
    Lôi Âm Tự là chùa Lôi Âm ở cõi Cực Lạc Thế Giới, nơi ngự của Đức Phật Thích Ca và Đức A Di Đà Phật.
    Bồng Dinh là hai hòn đảo Bồng Lai và Dinh Châu. Đó là nơi ở của Chư Tiên .
    Nhờ hồng phước của Thượng Đế ban cho, chơn hồn được ung dung, thanh nhàn.
    Nhờ Hậu Thổ xương tàn gìn giữ
    Nghĩa CHÍ TÔN tha thứ tiền khiên
    Đưa tay vịn phép diệu huyền,
    Ngọc Hư lập vị Cửu Tuyền lánh chơn.
    Xin Mẹ Đất giang tay nhận thể xác của người con.
    Xin Cha Trời tha thứ tội lỗi của những kiếp trước qua các phép bí tích đặc biệt. Nương theo đó, linh hồn nào lúc sống biết lập nhiều công đức thì dù một kiếp cũng đắc Đạo, khỏi sa vào địa ngục.
    Ngó Cực Lạc theo huờn Xá Lợi
    Cửu Trùng Thiên mở lối qui nguyên
    Xá Lợi là những mảnh xương hay những hạt sáng như ngọc còn lại, sau khi thiêu xác các bậc chân tu. Muốn đi đến Cực Lạc phải lo tu hành. Đức Thượng Đế khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, là đã mở cửa chín tầng Trời, đặt ra chín phẩm Thần Tiên nơi thế gian này để chúng sanh theo đó mà lập công hầu có thể trở về với Đức Thượng Đế.
    Rõ ràng Phật cốt Tiên duyên
    Nước Cam Lồ rửa sạch Thuyền độ nhân
    Nước Cam Lồ là chất nước do Đức Quan Thế Âm luyện, có tác dụng giải trừ nghiệp chướng, cải tử huờn sinh. Trong phép đoạn căn thì vị chức sắc hành pháp sẽ thỉnh nước cúng trên bàn thờ để thay nước Cam Lồ rưới lên quan tài.
    Bát Nhã là trí huệ, sự hiểu biết rốt ráo, thoát ra và vượt lên khỏi Tham, Sân, Si, dứt các mê lầm, tự mình hiểu rõ lẽ sáng.Về thể pháp, thuyền Bát Nhã là chiếc thuyền có hình con Rồng dùng chở quan tài người chết đến nơi hạ nguyệt.
    Về bí pháp, thuyền Bát Nhã là chiếc thuyền Trí Huệ do pháp nhiệm của Phật tạo nên để rước các chơn hồn đắc đạo lên Cực Lạc Niết Bàn. Trong Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Phật Di Lạc giữ nhiệm vụ
      
    KINH NHỨT CỬU
    Vườn Ngạn Uyển sanh hoa đã héo
    Khối hình hài đã chịu rã tan
    Bảy dây oan nghiệt hết ràng
    Bợn trần rửa sạch muôn ngàn đau thương
    Vườn Ngạn Uyển là vườn hoa của Đức Phật Mẫu. Mỗi một linh hồn xuống thế được tượng trưng bởi một bông hoa. Khi thể xác của linh hồn ấy làm điều thiện thì sắc hoa tươi thắm, làm điều ác thì màu xấu đi và khi chết thì hoa héo. Nếu tinh thần nhân loại cùng tiến triển thì vườn sẽ đổi hình đổi tướng đẹp đẽ vô ngần.
    Bảy dây oan nghiệt là thất tình HỈ, LẠC, ÁI, Ố, NỘ, AI, DỤC. Lúc còn sống, do nơi Lục dục thất tình mà gây nên tội lỗi. Khi chết rồi, không còn vướng bận coi như rửa sạch đau thương nhơ bợn đã bám vào chơn thần.
    Kìa Thiên cảnh con đường vòi vọi
    Ánh Hồng Quân đương chói Ngọc Lầu
    Cung thiềm gắng bước cho mau
    Thoát ba Thần Phẩm đứng đầu Tam Thiên.
    Đường về Thiên đàng ngàn trùng diệu vợi với bao thử thách. Ánh sáng của Thượng Đế đưa đường cho chơn hồn nhìn thấy Bạch Ngọc Kinh để thúc giục chúng sanh lo trau giồi đức hạnh, lập công quả đầy đủ để về được cung Tiên.
    Trong Tôn giáo Cao  Đài, ba thần phẩm là :
    -  Địa Thần : hàng tín đồ giữ được ngũ giới cấm và ăn chay 10 ngày trở lên.
    -  Nhơn thần : hàng chức việc Ban Trị Sự
    -  Thiên Thần : hàng Lễ Sanh
    Trên ba phẩm này là hàng Giáo Hữu, công đức đầy đủ sẽ vào Thánh vị.
    Khá tỉnh thức tiền duyên nhớ lại
    Đoạn cho rồi oan trái buổi sanh
    Đem mình nương bóng Chí Linh
    Định tâm chí Thánh mới gìn ngôi xưa.
    Mau nhớ lại Phật  tánh nơi mình. Quên hết vui buồn oan trái lúc sống mà định Tâm, định Trí nương theo giáo lý của Thượng Đế tu hành để trở về cõi Niết Bàn.
    Hồn định tỉnh đã vừa định tỉnh
    Phách anh linh ắt phải anh linh
    Quản bao thập ác lục hình
    Giải thi thoát khổ diệt hình đoạt căn
    Thập ác : 10 điều ác do con người gây ra :
    -  Thân gây 3 điều ác là sát sinh, trộm cướp, tà dâm.
    -  Khẩu gây 4 điều ác là nói dối, nói ác, nói chia rẻ,     nói biếm nhẽ, phù phiếm.
    -  Ý gây 3 điều ác là tham, sân, si
    Lục hình tức 6 hình thức để thể xác tiếp xúc với trần gian qua 6 cơ quan là Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Da Thịt, Ý nghĩ.
    Từ 6 cơ quan này con người sẽ có 6 điều ham muốn :
    ·  Sắc dục là ham muốn nhìn thấy sắc đẹp.
    ·  Thinh dục là ham thích nghe những âm thanh êm tai.
    ·  Hương dục là ham muốn ngữi mùi thơm.
    ·  Vị dục là ham muốn ăn món ngon, vật lạ.
    ·  Xúc dục là ham thích cảm giác êm ái dễ chịu của da thịt
    ·  Ý dục là ham muốn được thoả mãn những ý nghĩ .
    Chính qua các cơ quan này, con người thích hưởng thụ vật chất, xa đường đạo đức tâm linh, gây bao tội lỗi nơi cõi trần. Nếu lúc sống không gây điều ác nghiệt, không bị cám dỗ bởi vật chất thì khi chết đâu có sợ ngục hình A Tỳ mà sẽ về ngôi vị cũ ở cõi thiêng liêng.
      
    KINH NHỊ CỬU
    Tây Vương Mẫu vườn đào ướm chín
    Chén trường sanh có lịnh ngự ban
    Tiệc hồng đã dọn sẵn sàng
    Chơn hồn khá đến hội hàng Chư Linh
    Vườn Đào Tiên do Đức Phật Mẫu cai quản. Ngài dùng Đào Tiên và rượu Tiên làm phần thưởng cho các Chơn Linh đắc đạo trở về .
    Đã thấy đủ Thiên đình huyền pháp
    Coâi giác thân lên đạp Ngân Kiều
    Coa3ỡi giác thân là bỏ xác phàm đi.
    Đạp ngân kiều: chơn thần bước trên chiếc cầu bằng vàng đi cùng khắp cõi trên.
    Đẩu tinh chiến thấu nguyên tiêu
    Kim quang kiệu đỡ đến Triều Ngọc Hư
    Bắc Đẩu Tinh Quân chiếu ánh sáng rọi đến tầng Trời thứ nhất, Đạo hào quang nâng đỡ chơn thần đến Ngọc Hư Cung triều kiến Đức Chí Tôn.
    Khí trong trẻo dường như băng tuyết
    Thần im đìm đường nét thiều quang
    Xa chừng thế giái địa hoàn
    Cõi Thiên đẹp thấy nhẹ nhàng cao thăng
    Tinh là thể xác. Khí là chơn thần. Thần là chơn linh. Chơn thần tinh khiết, trong sạch hiệp cùng ánh sáng Chơn linh đẹp đẽ vô tận. Sự hoà hợp giữa thể xác và chơn thần, chơn linh sẽ giúp con người đắc Đạo.
    Xa khỏi trần gian, đến cõi thiêng liêng hằng sống mới thấy được vẻ đẹp bao la, tuyệt vời, tình thương không sao kể hết nên chơn hồn thấy thơi thới nhẹ nhàng.
      
    KINH TAM CỬU
    Cõi Thanh Thiên lên miền Bồng Đảo
    Động Thiên Thai bảy lão đón đường
    Cam Lồ rưới giọt nhành dương
    Thất tình, Lục dục như dường tiêu ta
    Cõi Thanh Thiên  là tầng Trời thứ ba, nơi đây ánh sáng có màu xanh. Bồng đảo là đảo Bồng Lai, nơi ở của Bát Tiên.
    Động Thiên Thai : tên một núi có Tiên ở
    Bảy Lão: 7 ông già, hình ảnh của Thất tình, đón chơn hồn chỉ đường tà, sai trái làm không đến được Thiên Thai Bồng Đảo.
    Lúc này, chơn hồn nên định tâm cầu nguyện Đức Thượng Đế và Đức Phật Mẫu dùng nước thiêng liêng tẩy  sạch nghiệt oan, thất tình tiêu tan để chơn hồn đến được cõi Trời.
    Cung Đẩu Tốt nhặt khoan tiếng nhạc
    Đệ lịnh bài cánh hạc đưa Linh
    Bây giờ chơn hồn nghe được tiếng nhạc từ cung Đẩu Suất của Đức Thái Thượng Lão Quân vọng lại và Ngài sai Bạch Hạc Đồng Tử cầm lịnh bài đưa chơn hồn đến Ngọc Hư Cung.
    Tiêu thiều lấp tiếng dục tình
    Bờ dương bóng phụng đưa mình nâng thân.
    Tiếng nhạc trổi lên giúp chơn hồn không còn nghe tiếng của lục dục thất tình và chim Phụng đưa chơn hồn lên cao.
    Cung Như  Ý Lão Quân tiếp khách
    Hội Thánh Minh giao sách Trường Xuân
    Đức Thái Thượng tiếp chơn hồn tại Cung Như Ý.
     Nếu người tu biết noi theo các bài Kinh thì sẽ được hưởng cảnh trường sinh bất tử gọi là Trường Xuân.
    Thanh Quang rỡ rỡ đôi ngàn
    Chơn hồn khoái lạc lên đàng Vọng Thiên
    Ánh sáng màu xanh bao phủ trùm khắp cả một vùng trời làm chơn hồn lâng lâng nhẹ bước.
      
    KINH TỨ CỬU
    Sắc Huỳnh chiếu roi vàng đường Hạc
    Cõi Huỳnh Thiên nhẹ thoát chơn tiên
    Năm Rồng đỡ nổi đầu thuyền
    Vào cung tuyệt khổ kiến Huyền Thiên Quân
    Cõi Huỳnh Thiên: tầng trời thứ tư có ánh sáng màu vàng.
    Chiếc thuyền được tạo bởi khối hào quang có năm sắc mây lành đan nhau, biến hoá khôn cùng giống như có 5 con rồng nâng đỡ đầu thuyền. Chơn hồn đứng trong chiếc thuyền và đi đến cung Tuyệt Khổ, bái kiến Đức Huyền Thiên và nghe dạy cách đoạn tuyệt những khổ não qua bao kiếp sanh chồng chất.
    Trừ Quái Khí Roi Thần chớp nhoáng
    Bộ Lôi Công giải tán trược quang
    Nhờ công quả và nhờ ở trong kỳ Đại Ân Xá nên chơn hồn mới đến được cõi Trời nhưng khí trược vẫn còn nhiều.
    Ngũ Bộ Lôi Công dùng roi thần tẩy trừ tà khí và dùng sấm sét làm tiêu tan hết các chất ô trược bám vào Chơn Thần. Chơn hồn cần có đủ đức tin để chịu đựng.
    Cửa lầu Bát Quái chun ngang
    Hoả Tinh Tam Muội thiêu tàn oan gia.
    Mỗi Chơn linh xuống thế đã có nhiều kiếp sanh. Hằng hà sa số kiếp đầu thai đã gây nên hằng hà sa số tội lỗi, nghiệt chướng. Trong kỳ Đại Ân Xá này, Đức Chí Tôn muốn rửa sạch chơn hồn trong một kiếp phải nhờ lửa Tam Muội trong lò Bát Quái.
    Đạp Thất Sơn nhảy qua Đẩu Suất
    Vịn Kim Câu đến chực Thiên Môn
    Chơn Thần đã nhập Càn Khôn
    Thâu quyền độ thế bảo tồn chúng sanh
    Sau khi được tẩy hết oan gia, trược khí, chơn hồn trở nên cao trọng như thể ngọn Thái Sơn. Nơi cung Đẩu Suất, Đức Thái Thượng sẽ cấp lịnh bài vàng. Nhờ đó, chơn hồn đi đến cửa Bạch Ngọc Kinh mới không bị cản trở .
    Chơn thần đắc đạo đã hoà nhập vào Càn Khôn vũ trụ và lãnh lịnh Ngọc Hư Cung tận độ vạn linh sanh chúng.
      
    KINH NGŨ CỬU
    Ánh hồng chiếu đường mây rỡ rỡ
    Cõi Xích thiên vội mở ải quan
    Thiên Quân diêu động linh phan
    Cả miền Thánh vức nhộn nhàng tiếp nghinh
    Cõi Xích Thiên: tầng Trời thứ năm có ánh sáng màu hồng. Các Đấng tại cõi này vui mừng khi có một chơn hồn đắc đạo trở về nên đón rước cờ phướn nhộn nhịp.
    Đài Chiếu Giám Cảnh Minh nhẹ bước
    Xem rõ ràng tội phước căn sinh
    Chơn hồn lên Chiếu Giám Đài, hay Minh Cảnh Đài là nơi soi rọi tất cả hành tàng của con người trong kiếp Sanh, từ hành động, lời nói đến tư tưởng không sai sót điều gì .
    Lần vào cung ngọc diệt hình
    Khai Kinh Vô Tự đặng nhìn quả duyên
    Kinh Vô Tự: quyển Kinh Thiêng Liêng không có chữ. Khi Chơn hồn đến, lật xem thì chữ mới hiện ra cho biết tên tuổi và tất cả việc làm của ta. Chính Chơn thần ta tự định tội phước, tự xử lấy nên không thể  chối tội được.
    Điều bí mật là chính mình làm toà xử lấy mình.
    Đắc văn sách thông thiên định địa
    Phép huyền công trụ nghĩa hoá thân.
    Chơn  hồn sẽ thông suốt các việc ở trên Trời, các việc nơi cõi Trần. Ngoài ra, chơn hồn như có phép huyền diệu có thể thay đổi hình thể tuỳ theo ý muốn.

    Kị Kim quang, kiến Lão quân
    Dựa xe Như Ý oai Thần tiễn thăng
    Kị Kim Quang: có vừng hào quang sáng được điều khiển bởi chơn hồn, tưởng đến đâu thì vừng sáng này đưa đến đó. Đức Thái Thượng còn ban cho xe Như Ý có 4 vầng mây đỡ, bay theo ý muốn của Chơn hồn, trông rất oai nghi.
      
    KINH LỤC CỬU
    Bạch Y Quan mở đàng rước khách
    Cởi Kim Thiên nhẹ tách Tiên xa.
    Vào Cung Vạn Pháp xem qua
    Cho tường cựu nghiệp mấy Toà Thiên Nhiên
    Kim Thiên  là từng trời thứ sáu, ánh sáng có màu trắng, màu chủ của các màu. Nơi đây  cửa Bạch Y Quan rộng mở, chơn hồn rời khỏi xe Tiên đi vào cung Vạn Pháp xem sự nghiệp đã tạo từ nhiều kiếp trước của mình. Cung Vạn Pháp thiên biến vạn hoá, đủ các chơn hồn cao thấp. Tuỳ theo sự tiến hoá, tâm đức và công quả, Toà sen có được nhiều hay ít đúng theo luật Công bình Thiêng Liêng.
    Cung Lập Khuyết tìm duyên đặng ngự
    Lãnh Kim Sa đặng dự Như Lai
    Ngôi vị đã có nhưng tùy chơn hồn muốn ở Ngọc Hư Cung hay Cực Lạc Thế Giới thì Huỳnh Kim Khuyết sẽ ban sắc chỉ.
    - Ở Ngọc Hư Cung thì điều khiển Càn Khôn Thế Giới.
    - Ở Cực Lạc Thế Giới thì chịu trách nhiệm Giáo Đạo.
    Sau đó, chơn hồn lãnh Kim Sa là Lịnh của nhà Phật mới đến chỗ Hội Chư Phật.
    Minh Vương Khổng Tước bay cao
    Đem Chơn Thần đến tận Đài Huệ Hương
    Mùi ngào ngạt thơm luôn Thánh Thể
    Trừ tiêu tàn ô uế sanh quang
    Minh Vương Khổng Tước: vị Tôn giả hầu cận Đức  Chuẩn Đề Bồ Tát, nay vâng lịnh Đức Chuẩn Đề rước chơn hồn tu hành đắc Đạo.
    Huệ Hương là mùi thơm thiêng liêng có do công bình, bác ái, đại từ bi, cứu khổ cứu nạn. Mùi thơm ấy thấm sâu vào thánh thể của chơn hồn giúp chơn hồn không còn bị ô trược.
              Tiêu Thiều trổi tiếng nhặt khoan
    Đưa Linh thẳng đến Niết Bàn mới thôi
    Khúc nhạc thiều cõi Trời réo rắt đưa Chơn Linh thẳng đến cõi Niết Bàn.

    KINH THẤT CỬU
    Nhẹ phơi phới dồi dào không khí
    Hạo Nhiên Thiên đã chí Môn Quan
    Đẹp xinh cảnh vật đôi ngàn
    Hào quang chiếu diệu khai đàng Thăng Thiên
    Hạo Nhiên Thiên là tầng Trời thứ bảy. Chơn hồn đi qua khỏi các tầng Trời kia rồi thì rất nhẹ nhàng, bay vào cõi Hạo Nhiên xinh đẹp rực rỡ.
    Cung Chưởng Pháp xây quyền Tạo Hoá
    Kiến Chuẩn Đề thạch xá giải thi
    Cung  Chưởng Pháp là nơi ngự của Đức Chuẩn Đề, có nhiệm vụ xây chuyển cơ tấn hoá của Càn Khôn Vũ trụ. Chơn hồn đến đây diện kiến Ngài, được nghe giảng giải về luật pháp của Trời và giúp cho hồn giác ngộ.
                     Dà Lam dẫn nẻo Tây Qui
    Kim chung mở lối kịp kỳ kỵ sen
    Dà Lam hay Già Lam là vị Phật hướng dẫn chơn hồn đến Tây Phương. Khi ấy, tiếng chuông nổi lên để Chư vị Bồ Tát, La Hán mở đường cho chơn hồn kịp bước lên bông sen thần, an vị đúng ngày giờ qui định.
    Động Phổ Hiển Thần Tiên hội hiệp
    Dỡ Kim Cô đưa kiếp Linh Quang
    Mỗi chơn thần khi xuống thế thì Nê Huờn Cung bị bế bởi một Kim Cô vô hình làm chơn thần mờ mịt lối về.
    Nơi động của Phổ Hiền Bồ Tát, chư Thần Thánh sẽ dỡ Kim Cô ra, tức ban cho chơn hồn ánh sáng thiêng liêng.
    Im lìm kìa cõi Niết Bàn
    Lôi âm trống thúc lên đàng Thượng Thiên
    Nơi cõi Niết Bàn, tuy có hằng hà sa số chư Phật, hằng hà chơn hồn đến nhưng vẫn im lìm vì chỉ cần tưởng đến là đã hiểu biết và đi đến nơi mình muốn, không dùng đến tiếng nói.
    Trống Lôi Âm thúc giục chơn hồn mau lên đến cõi Trời cao hơn.

    KINH BÁT CỬU
    Hơi Tiên Tửu nực nồng thơm ngọt
    Phi Tưởng Thiên để gót tới nơi
    Mùi Trần khi đã xa khơi
    Say sưa bầu khí bồi hồi chung phong
    Phi Tưởng Thiên là tầng Trời thứ tám. Khi chơn hồn hoàn toàn không nghĩ đến việc trần thế trong tư tưởng nữa, chơn hồn mới bồi hồi nhớ đến ngôi vị cũ của mình.
    Cung Tận Thức thần thông biến hoá.
    Phổ Đà Sơn giải quả Từ Hàng.
    Khi chơn hồn đến cung Tận Thức mới hiểu rõ phép biến hoá huyền diệu của cả càn khôn vũ trụ. Đức Từ Hàng Bồ Tát  là tiền thân của Đức Quan Thế Âm từ bi, bác ái hoá giải biết bao nhiêu nghiệp quả của chúng sanh.
    Cỡi Kim Hẩu đến Tịch San
    Đẩu vân nương phép Niết Bàn đến xem
    Kim Hẩu hay Kim Mao Hẩu là con thú linh giống như sư tử có bờm và lông màu vàng ở cõi Thiêng Liêng mà Đức Từ Hàng hay cỡi khi du hành.  Kim Mao Hẩu tượng trưng cho năng lực dũng mãnh của người tu. Nhờ cỡi nó, chơn hồn sẽ đến Tịch San, rồi nhờ phép đẩu vân, chơn hồn bay lên cõi Niết Bàn.
    Cung Diệt Bửu ngọc rèm đã xủ
    Nghiệp hữu hình tượng đủ  vô vi
    Nơi cung Diệt Bửu, rèm ngọc rủ xuống cho chơn hồn thấy những việc của mình làm khi còn tại thế.
    Hồ Tiên vội rót tức thì
    Nước Cam Lồ rửa ai bi kiếp người
    Hồ Tiên là bầu đựng rượu Tiên.
    Cam Lồ Thủy : nước mà Chư Tiên đã làm phép.
    Cả hai được dùng để rửa sạch nỗi bi ai, thống khổ của kiếp người. Nếu chơn hồn tịnh tâm cầu nguyện sẽ được Chư Phật giúp đỡ.
      
    KINH CỬU CỬU
    Vùng thoại khí Bát Hồn vận chuyển
    Tạo Hoá Thiên sanh biến vô cùng
    Tạo Hoá Thiên là tầng Trời thứ chín dưới quyền chưởng quản của Đức Phật Mẫu. Thoại khí hay khí sanh quang trải đều khắp Càn Khôn Vũ Trụ để nuôi sống sanh linh, vạn vật. Trong vùng ấy, chứa vô vàn các hồn do Đức Phật Mẫu thay Trời biến hoá tạo thành chúng sanh xuống trần gian.
    Tám phẩm Chơn hồn gồm: Kim Thạch hồn, Thần hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn, Phật hồn.
    Hội Bàn Đào, Diêu Trì Cung
    Phục sinh đào hạnh rượu hồng thưởng ban
    Trong các cõi Trời, chỉ có tại Diêu Trì Cung mới có Hội Yến Bàn Đào hay còn gọi là Hội Yến Diêu Trì Cung.
    Mỗi lần Chơn thần xuống đầu kiếp ở thế gian thì tại Diêu Trì Cung coi như mất một  người. Khi ở thế gian có một người chết thì tại Diêu Trì Cung lại có một chơn hồn phục hồi lại nguyên bổn nên gọi là Phục sinh.
    Các chơn linh cao trọng sẽ được dự Hội Yến, uống rượu đào do Mẹ Thiêng liêng ban cho.
    Cung Bắc Đẩu xem căn quả số
    Học triều nghi vào ở Linh Tiêu
    Cung Bắc Đẩu cầm sổ bộ Thiên Tào xem xét quả kiếp, số phận của mỗi người do việc làm thiện ác đã tạo ra.
    Chơn hồn còn phải học tập lễ nghi để vào triều kiến Đức Thượng Đế ngự ở Linh Tiêu Điện.
    Ngọc Hư Cung, sắc lịnh kêu
    Thưởng, phong, trừng, trị phân điều đoạ thăng
    Ngọc Hư Cung là nơi làm việc của Đức Thượng Đế, có muôn vàn Thần, Thánh, Tiên, Phật theo. Trong kỳ Đại Ân Xá này, Đức Chí Tôn giao quyền cho Tam Trấn Oai Nghiêm là Đức Lý Giáo Tông, Đức Quan Thế Âm và Đức Quan Thánh Đế Quân thay mặt Tam giáo cầm cân công bình để phong thưởng hoặc trừng phạt.
    Nơi Kim Bồn vàn vàn ngươn chất
    Tạo hình hài các bậc nguyên nhân
    Tại Diêu Trì Cung có Kim Bồn là nơi Đức Phật Mẫu tạo ra hình thể chơn hồn bởi thanh khí từ thuở tạo Thiên lập Địa. Các chơn hồn này được gọi là Nguyên nhân, nếu biết tu rất dễ đoạt Đạo. Còn các chơn hồn chuyển sanh từ vật chất lên Kim Thạch, thảo mộc, côn trùng rồi mới thành người thì gọi là Hoá nhân. Hoá nhân phải trải qua rất nhiều kiếp để từ hung dữ, hoang dã trở thành người hiền đức, biết tu hành.
    Cung Trí Giác, trụ tinh thần
    Huờn hư mầu nhiệm thoát trần đăng Tiên.
    Nơi Trí Giác Cung nếu biết trụ tinh, dưỡng khí, tồn thần và luyện cho Tinh Khí Thần  được hiệp nhứt sẽ đắc Đạo. Đó là cơ mầu nhiệm của Thiêng Liêng.

    KINH TIỂU TƯỜNG
    Tịnh niệm phép Nhiên Đăng  tưởng tín,
    Hư Vô Thiên đến thính Phật điều
    Hư Vô Thiên là tầng Trời thứ mười do Đức Nhiên Đăng, Giáo Chủ Phật Giáo thời Nhứt Kỳ Phổ Độ chưởng quản. Chơn hồn tin tưởng niệm danh Ngài và nghe thuyết pháp để hiểu rõ Pháp giới qui điều của Phật.
    Ngọc Hư đại hội ngự triều
    Thiều quang nhị bá Thiên Kiều để chơn.
    Ngọc Hư Cung là nơi hội họp của Đức Chí Tôn với Chư Thần Thánh Tiên Phật.
    Sau 200 ngày lưu lại ở Diêu Trì Cung được Mẹ thiêng liêng an ủi và giáo hoá, chơn hồn sẽ bước lên chiếc cầu Trời để đến cõi cao hơn.
    Bồ Đề Dạ dẫn hồn thượng tấn
    Cực Lạc Quan đẹp phận Tây Qui
    Bồ Đề Dạ dẫn Chơn hồn tiến đến cái cổng lớn đi vào cõi Cực Lạc Thế Giới nơi đây có sẵn ngôi vị cho Chư Phật .
    Các Chơn hồn có nhiều công lao khổ hạnh tu luyện ở kiếp sống trần ai về đến đây sẽ thấy toà sen của mình sáng rực tuy lớn nhỏ khác nhau.
    Vào Lôi Âm, kiến A Di
    Bộ Công Di Lạc Tam kỳ độ sanh
    Đi vào chùa Lôi âm ở Cực Lạc Thế Giới để bái kiến Đức Phật A Di Đà, Ngài chưởng quản Tây Phương Cực Lạc trong Nhị Kỳ Phổ Độ. Đến Tam Kỳ Phổ Độ, Ngài nhường quyền cho Đức Di Lạc. Đức Di Lạc lập bộ ghi công quả những người giúp đời, giúp đạo, phổ độ chúng sanh. Đức Di Lạc sẽ chủ toạ Đại Hội Long Hoa, sắc phong Phật vị.
    Ao Thất Bửu gội mình sạch tục
    Ngôi Liên Đài quả phúc Dà Lam
    Ao Thất Bữu được trang trí bằng 7 món báu như vàng, bạc, ngọc lưu ly, mã não, hổ phách, san hô, xa cừ. Chơn hồn vào đó, trí huệ sẽ mở mang, rửa sạch các thứ ô trược đã nhiễm.
    Dà Lam là vị Phật. Ngôi Liên Đài quả phúc Dà Lam là  toà sen của ngôi vị Phật, là kết quả của sự tu hành.
    Vạn  linh  trổi tiếng mầng thầm
    Thiên thơ Phật tạo độ phàm giải căn.
    Các Chơn linh nơi Tây Phương Cực Lạc lên tiếng thầm trong lòng vui mừng thấy một chơn linh được Phật vị.
    Thiên Thơ là quyển sách ghi chép các luật pháp điều hành sự vận chuyển của Càn Khôn vũ trụ cũng như sự tiến hoá của Vạn linh. Thiên Thơ do chư Tiên, Phật họp tại Ngọc Hư Cung lập ra.
      
    KINH ĐẠI TƯỜNG
    Hỗn Ngươn Thiên dưới quyền Giáo Chủ
    Di Lạc đương thâu thủ phổ duyên
    Hỗn ngươn Thiên là tầng trời thứ mười một, do Đức Di Lạc Vương Phật chưởng quản. Ngài nắm trọn vẹn quyền thưởng phạt và đương phổ hoá chúng sanh, những người có duyên tu hành gặp Ngài tận độ kỳ ba này sẽ rất có phước.
    Tái Sanh sửa đổi Chơn Truyền
    Khai cơ tận độ Cửu tuyền diệt vong
    Những tôn giáo xuất hiện từ xưa qua nhiều năm truyền bá đã bị canh cải không còn đúng y như lời các vị Giáo chủ đã giảng dạy. Đức Di Lạc, theo Thiên Điều, giáng sanh xuống cõi trần để sửa đổi giáo lý cho đúng như thuở ban đầu
    Đức Thượng Đế mở cơ tận độ, đóng cửa địa ngục chấm dứt giai đoạn tiến hoá cũ, và để bắt đầu cho thời Thượng Ngươn Thánh Đức.
    Hội Long Hoa tuyển phong Phật vị
    Cõi Tây Phang đuổi quỉ trừ ma
    Đức Di Lạc thay mặt Thượng Đế mở Đại Hội Long Hoa để tuyển lựa người tu hành đầy đủ công đức vào ngôi vị Phật. Nơi cõi Tây Phương Cực Lạc Ngài trừ khử ma quỉ, không còn lực lượng nào ngăn cản được người tu trên đường về Cực Lạc.
    Giáng linh Hộ Pháp Di Đà
    Chuyển cây Ma Xử đuổi tà trục tinh
    Các Đấng Thiêng Liêng có thể chiết chơn linh của mình để giáng nhập vào một người trong một nhiệm vụ ở trần gian và vào một thời điểm nào đó.
    Hộ Pháp Di Đà là Đức Phật giữ vai trò Hộ Pháp, cầm Pháp giới trong Tam Kỳ Phổ Độ. Ngài giáng linh cho Đức Phạm Công Tắc giữ vai trò Hộ Pháp trong tôn giáo Cao Đài.
    Giáng Ma Xử là cây chày dùng hàng phục quỉ ma. Đây là Bửu pháp của Hộ Pháp ở thiêng liêng để trấn giữ cửa          Tây Phương Cực Lạc. Đức Hộ Pháp hữu hình tại thế dùng bửu pháp này để đánh tản các chơn thần tà tinh, gìn giữ luật pháp chơn truyền cho nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
    Thâu các Đạo hữu hình làm một
    Trường thi Tiên, Phật dượt kiếp khiên
    Các tôn giáo lớn trên thế giới được mở ra do các Vị Giáo chủ ở những nước khác nhau, có phong tục tập quán và quyền lợi khác nhau nên dễ xảy ra nhiều va chạm gây nên nhiều cuộc chiến tranh thảm khốc. Đức Di Lạc nhận mạng lịnh của Đức Thượng Đế  thu các tôn giáo vào một mối duy nhất do Ngài làm Giáo chủ để thống nhất tín ngưỡng của  nhơn sanh trong một xã hội Đại Đồng. Trong Thiên Chúa Giáo, Ngài là Đấng Christ; trong Ấn Giáo, Ngài là Đức Maitreya; trong Hồi Giáo, Ngài là Đức Iman. Đức Chí Tôn lập ra Trường thi công quả do Đức Di Lạc làm Chánh chủ khảo. Trường thi này rất khó khăn vì các chơn hồn phải bị khảo dợt oan khiên nghiệp chướng từ nhiều kiếp.
    Tạo Đời cải dữ ra hiền
    Bảo sanh nắm giữ diệu huyền CHÍ TÔN
    Thời hạ ngươn, nhân loại quá xem trọng vật chất và xem nhẹ đường tâm linh nên mạnh hiếp yếu, tranh đấu giựt giành chém giết lẫn nhau rất hung dữ.
    Đức Chí Tôn mở mối Đạo kỳ ba nêu cao thuyết Nhân Nghĩa, Công Bình và Bác ái để giáo hoá kẻ hung dữ trở nên hiền lương và làm cho nhân loại có tình yêu thương lẫn nhau.
    Gìn giữ sự sống cho Chúng sanh là nắm giữ Quyền Pháp cai quản Càn Khôn Vũ Trụ. Chính thông qua nhân loại,  Thiên Cơ mới có thể thực thi.

    DI LẠC CHƠN KINH
    *
    KỆ MỞ ĐẦU BÀI KINH
    Giáo lý của Phật rất cao siêu, sâu xa, huyền vi mầu nhiệm.
    Trăm ngàn muôn kiếp khó gặp đặng
    Ta ngày nay nghe biết được nhận lấy mà gìn giữ,
    Nguyện giải thích bài kinh mới với ý nghĩa chơn thật
    Đức Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết giảng Di Lạc Chơn Kinh
    *
    Từng Trời ở trên hết là Hỗn Nguơn Thiên có :
    Brahma Phật, Civa Phật, Christna Phật,
    Thanh Tịnh Trí Phật, Diệu Minh Lý Phật,
    Phục Tưởng Thị Phật, Diệt Thể Thánh Phật,
    Phục Linh Tánh Phật.
    Tất cả các vị Phật, có biết, có cảm .
    Có sanh có chết, biết rõ cái khổ do nghiệp chướng gây ra,
     Luân hồi chuyển kiếp hoá sanh ra,
    Có khả năng đi khắp các cõi trần cứu giúp tất cả chơn linh.
    Được trở về ngôi vị Phật.
    Từng Trời Hỗn Ngươn Thiên có :
    Trụ Thiện Phật, Đa Ái Sanh Phật, Giải Thoát Khổ Phật, Diệu Chơn Hành Phật,  Thắng Giái Ác Phật.
    Tất cả các vị Phật nghe theo mệnh lệnh của Đức Di Lạc Vương Phật, có khả năng chiếu ánh sáng huyền diệu làm tiêu trừ các nghiệt chướng .
    Nếu như có người nào nghe và biết theo lời Ta, thì sẽ thoát khỏi các nghiệt ác, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, nhìn nhận và tùng theo đúng luật pháp của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, ắt được giải thoát khỏi luân hồi, được vào hàng Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, ấy là chứng được quả vị nơi cõi Cực Lạc Niết Bàn.
    Nếu như người đang sống, cũng như người chưa sanh ra; nếu như người có kiếp sống, cũng như người không có kiếp sống; nếu như người có tội, cũng như người không tội; nếu như người có lòng tưởng niệm, cũng như người không có lòng tưởng niệm, nghe được lời nói của ta, phát khởi lòng tưởng nghĩ điều lành, ắt được phẩm vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, ắt được giải thoát.
    Nếu như có người nhận lãnh và làm theo lời Phật dạy, bị sợ hãi vì ma quỉ cản ngăn, mà một lòng một dạ tưởng nghĩ điều lành, niệm : Nam Mô Di Lạc Vương Bồ Tát, có khả năng cứu giúp các tai nạn khổ sở, cứu giúp được 3 tai hoạ lớn (Thuỷ, Hoả, Phong ), cứu được các bệnh tật và dẫn dắt chúng  sanh thoát khỏi các thứ nghiệt chướng, ắt được giải thoát.
    Từng Trời Hư Vô Thiên ở trên cao, có :
    Tiếp Dẫn Phật, Phổ Tế Phật, Tây Qui Phật, Tuyển Kinh Phật, Tế Pháp Phật, Chiếu Duyên Phật, Phong Vị Phật, Hội Chơn Phật.
    Như  vô số các vị Phật ở các cấp, tuân theo mệnh lệnh của Đức Nhiên Đăng Cổ Phật, dẫn dắt và cứu giúp các chơn linh, đạt được Pháp, đạt được Phật vị, có được duyên, có được ngôi vị, đạt phẩm vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chứng được quả vị, nhập vào cõi Cực Lạc Thế Giới, hiệp với Chư Phật các cấp, sắp đặt làm ra Thiên Thơ, cứu giúp toàn cả chúng sanh được trở về ngôi vị  Phật.
    Nếu như người Nam lành, người Nữ lành, gìn giữ việc tu hành, nghe theo Ta, muốn được chơn truyền, hãy niệm thế này : Nam Mô Nhiên Đăng Cổ Phật, thường đi du hành đến các cõi trần, giáo hoá giáo lý chơn thật, giúp đỡ chúng sanh khắp nơi, giải thoát khỏi Lục Dục Thất Tình, thoát khỏi sự đoạ đày vào vòng luân hồi, ắt được giải thoát.
    *
    Từng Trời Tạo Hoá Thiên huyền diệu có :
    Quảng Sanh Phật, Dưỡng Dục Phật, Chưởng Hậu Phật, Thủ Luân Phật, cùng với Cửu Vị Nữ Phật.
    Như vô số các vị Phật ở các cấp, tuân theo mệnh lệnh của Đức Phật Mẫu chưởng quản  Kim Bàn Diêu Trì Cung, có khả năng tạo hoá ra vạn linh, có khả năng du hành tới các cõi trần,  để nuôi dưỡng chúng sanh, trở về nguồn cội là ngôi vị Phật.
    Nếu như có người Nam lành, người Nữ lành, nghe lời Ta, muốn tu hành thì phát ra lời nguyện :  Nam Mô Kim Bàn Phật Mẫu, nuôi dưỡng dạy dỗ vạn linh, như có sanh ra cũng như chưa sanh ra; có kiếp sống cũng như chưa có kiếp sống; có tội cũng như chưa có tội;  có lòng tưởng niệm hay không có lòng tưởng niệm, trở lại cõi hư vô, thi hành đúng theo khuôn phép, được phẩm vị Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chơn thần trở về nguồn cội là ngôi vị Phật ắt được giải thoát.
    *
    Từng Trời Phi Tưởng Thiên huyền diệu có :
    Đa Pháp Phật, Tịnh Thiện Giáo Phật, Kiến Thăng Vị Phật, Hiển Hoá Sanh Phật, Trục Tà Tinh Phật, Luyện Đắc Pháp Phật, Hộ Trì Niệm Phật, Khai Huyền Cơ Phật, Hoán Trược Tánh Phật, Đa Phúc Đức Phật.
    Như vô số các vị Phật ở các cấp, tuân theo mệnh lệnh của Đức Từ Hàng Bồ Tát, có khả năng du hành đến các cõi trần, thi hành các pháp thuật huyền diệu để che chở, gìn giữ vạn linh và chúng sanh trong Càn Khôn Vũ Trụ.
    Nếu như có người Nam lành, người Nữ lành, tin theo Ta phát lời nguyện Nam Mô Từ Hàng Bồ Tát cứu bệnh tật, cứu được ba tai hoạ lớn (Thuỷ, Hoả, Phong), tận độ chúng sanh thoát khỏi tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử ) trừ diệt tà ma và nghiệt chướng, ắt được giải thoát.
    *
    Từng Trời Hạo Nhiên coi về Pháp, có :
    Diệt Tướng Phật, Đệ Pháp Phật, Diệt Oan Phật, Sát Quái Phật, Định Quả Phật, Thành Tâm Phật, Diệt Khổ Phật , Kiên Trì Phật, Cứu Khổ Phật, Xá Tội Phật, Giải Thể Phật.
    Như vô số các vị Phật ở các  cấp, theo mệnh lệnh của Đức Chuẩn Đề Bồ Tát và Đức Phổ Hiền Bồ Tát, thường du hành đến các cõi trần cứu giúp toàn cả vạn linh.
    Nếu như có người  Nam lành, người Nữ lành tin theo  Ta phát nguyện: Nam Mô Chuẩn Đề Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, trừ diệt sự ngăn trở của ma quỉ, cứu giúp các tai nạn khổ sở và các nghiệt chướng, cứu giúp chúng sanh trở về nơi Cực Lạc Thế Giới, ắt được giải thoát.



    SÁCH THAM KHẢO

    Sogval Rinpoche
    TẠNG THƯ SỐNG CHẾT
                                                           
    C.W.Leadbeater
    TO THOSE WHO MOURN

    Nguyễn thị Hai
    ĐỜI SỐNG BÊN KIA CỬA TỬ
                                                               
    Betty J. . Eadie - Curtis Taylor
    DANS LES BRAS DE LA LUMIÈRE
                                      
    Hội Thánh Tây Ninh
    QUAN HÔN TANG TẾ
    KINH THIÊN ĐẠO VÀ THẾ ĐẠO
                                                    
    Nguyễn Long Thành
    TÌM HIỂU GIÁO LÝ ĐẠO CAO ĐÀI
                      
    Tây An
    Nguyễn Văn Hồng
    GIẢI NGHĨA KINH THIÊN ĐẠO VÀ THẾ ĐẠO


            CHÂN THÀNH TRI ÂN CÁC TÁC  GIẢ  TRÊN
    Top of Page
           HOME

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét