Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Gần 200 cán bộ thuê người thi hộ
TT - Công an tỉnh Đồng Nai đang phá đường dây thi thuê tại Trường ĐH Lạc Hồng (TP Biên Hòa) và phát hiện gần 200 cán bộ, quan chức đã được một “đội quân” hùng hậu thi hộ để lấy bằng TOEFL, TOEIC bổ túc hồ sơ học cao học.
Cơ quan công an nhận định một vài người có trách nhiệm ở Trường đại học Lạc Hồng đã móc nối với các trung tâm ngoại ngữ tổ chức thi lấy bằng TOEFL, TOEIC. Bước đầu đã có năm người bị khởi tố.
Thủ thuật thi kèm, thi hộ
Tháng 9-2011, tại một buổi thi TOEIC ở Trường đại học Lạc Hồng, ông Lê Đức Thịnh - phó khoa ngoại ngữ - đang làm giám thị bất ngờ phát hiện một số sinh viên của khoa mình đang ngồi thi hộ. Các sinh viên này lập tức bị tạm giữ, chuyển giao cơ quan công an.
Tiếp đó, cơ quan công an đã bắt Đỗ Trần Lê Sơn (28 tuổi, ngụ P.Bửu Long, TP Biên Hòa) - người tổ chức đường dây thi thuê này - về hành vi “làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức”. Sơn là cựu sinh viên khoa ngoại ngữ Trường đại học Lạc Hồng.
Qua lời khai của Sơn, cơ quan điều tra đã xác định trong năm 2011 có khoảng 20 sinh viên giỏi ngoại ngữ được nhóm của Sơn và một số người khác liên kết, hợp tác với các trung tâm ngoại ngữ tổ chức thi kèm, thi hộ cho sinh viên và cán bộ, công chức muốn lấy bằng TOEFL, TOEIC.
Để có bằng TOEFL, TOEIC, khoảng 200 cán bộ, công chức (nhiều người trong số họ nằm trong diện quy hoạch, muốn có bằng ngoại ngữ để khỏi thi đầu vào khi học cao học hoặc bổ túc hồ sơ cho việc học hành - PV) đã bỏ ra 4-7 triệu đồng/người để tham gia các kỳ thi tại Trường đại học Lạc Hồng và Trung tâm ngoại ngữ Đông Á ở TP Biên Hòa.
Khi vào phòng thi, những người này sẽ được sinh viên giỏi ngoại ngữ do nhóm của Sơn thuê “cài” vào làm bài giúp hoặc hướng dẫn cách nhận dạng tín hiệu, ám hiệu để làm bài thi trắc nghiệm. Mỗi cán bộ thi đậu, nhóm của Sơn sẽ trả công cho người đi thi thuê 1 triệu đồng.
Khi “khách hàng” đi thi, Sơn bố trí người giỏi tiếng Anh đăng ký cùng đợt thi để... kèm. Táo bạo hơn, Sơn còn tổ chức một đội hình thi thuê. Sơn đã làm giả giấy tờ liên quan đến đợt thi, kể cả lấy chứng minh nhân dân thật và tráo hình ảnh. Để trót lọt, Sơn còn móc nối với người của Trung tâm quan hệ quốc tế Trường đại học Lạc Hồng.
Trung tâm ngoại ngữ Đông Á  - nơi đã tổ chức nhiều đợt thi thuê, thi kèm TOEFL, TOEIC cho cán bộ - Ảnh: Sơn Định
“Khách hàng” là ai?
Theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, từ vụ án thi thuê ở Trường đại học Lạc Hồng, hiện cơ quan an ninh điều tra đang đề nghị tách thành một vụ án riêng để điều tra mở rộng, làm rõ thêm vai trò của một số người có trách nhiệm tại Trường đại học Lạc Hồng và Trung tâm ngoại ngữ Đông Á.
Cũng theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, gần 200 cán bộ, công chức thi TOEFL, TOEIC chỉ là con số mới được cập nhật ở 3/8 đợt thi mà Trung tâm ngoại ngữ Đông Á đã tổ chức trong năm 2011. Đáng chú ý, trong danh sách cán bộ được thi kèm có nhiều người đang làm việc, cán bộ quản lý ở nhiều sở ngành của tỉnh Đồng Nai. Thậm chí trong danh sách này còn có một số cán bộ, công chức đang làm việc ở các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan truyền thông. Đa số cán bộ này nằm trong diện quy hoạch, đề bạt và có nhiều người đang học các lớp cao học tại Đồng Nai, TP.HCM.
Ngoài ra, liên quan trong vụ án này, một mắt xích khá quan trọng trong vụ án bị bắt giữ là cựu sinh viên Trường đại học Lạc Hồng Trần Quang Hưng (27 tuổi, ngụ P.Tân Phong, TP Biên Hòa). Theo đó, Sơn có nhiệm vụ tìm kiếm, giới thiệu người có nhu cầu cho Hưng làm giả bằng cấp, chứng chỉ cho họ.
Sau khi Hưng bị bắt, cơ quan công an đã thu hồi nhiều giấy tờ giả có tên của gần 100 sinh viên Trường đại học Lạc Hồng. Bước đầu xác định Hưng đã làm giả giấy chứng nhận tốt nghiệp đại học với giá 1 triệu đồng/giấy, bằng tốt nghiệp đại học 7 triệu đồng/bằng và bảng điểm TOEIC, TOEFL có giá 10 triệu đồng/bằng cho gần 30 người.
Đã khởi tố 5 bị can
Sau khi ký lệnh khởi tố, bắt tạm giam bị can Trần Quang Hưng và Đỗ Trần Lê Sơn, Viện KSND tỉnh Đồng Nai đã phê chuẩn lệnh khởi tố bị can, áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ba bị can có liên quan trong vụ án là Trà Phương Thanh (28 tuổi, ngụ xã Tân Hạnh, TP Biên Hòa), Nguyễn Thị Thanh Tâm (28 tuổi, ngụ P.Tân Vạn, TP Biên Hòa) và Hoàng Duy Linh (29 tuổi, ngụ P.Tân Phong, TP Biên Hòa). Bước đầu, cơ quan điều tra xác định ba bị can này đã nhận 14,5-20,5 triệu đồng của một số sinh viên để nhờ Đỗ Trần Lê Sơn tổ chức thi hộ lấy bằng TOEIC.
SƠN ĐỊNH - MINH LUẬN

Tiến sĩ văng tục và khẩu dâm ngôn ngữ

          Việc tiến sĩ Lê Thẩm Dương nói chuyện với sinh viên mà dư luận xem qua trên các video clip tung vào Youtube trở thành đề tài bàn luận của nhiều người, nhiều giới. Điều đặc biệt là buổi nói chuyện tục tỉu đó được báo GDVN thăm dò là hơn 80% người đồng tình với bài giảng.



          Nhiều sự kiện, không cứ đám đông là trở thành chân lý. Dân gian từng có câu chuyện truyền tụng, hai người Hải Phòng và một người Nghệ An biểu quyết về quê hương Bác Hồ ở đâu, hai người Hải Phòng biểu quyết quê Bác Hồ ở Hải Phòng, người Nghệ An biểu quyết ở Nghệ An. Nhưng số phiếu của một cá nhân Nghệ An không thắng được 2 phiếu của người Hải Phòng. Người Nghệ An này đành chịu thua, nhưng sự thật thì quê Bác Hồ vẫn là ở Nghệ An, không khác đi được.

          Tiến sĩ Lê Thẩm Dương trong video clip giảng giải những kiến thức của mình về quản trị kinh tế rõ ràng là văng tục rất nhiều và đưa chuyện chăn gối vợ chồng vào bài giảng như một cách khẩu dâm ngôn ngữ là có thật.

          Các hình thức sư phạm của các trường hoặc viện nghiên cứu trên thế giới chẳng ai đưa vào bài giảng của mình những ngôn từ như “mẹ nó”, hay đại loại mô tả các cuộc mây mưa, chăn gối vợ chồng như một cứu cánh cho truyền đạt kiến thức.

          Tâm lý đám đông lộ rõ trong cuộc đánh phiếu thăm dò ở báo GDVN, người ta xem tiến sĩ Dương nói chứ không thể gạn đục được điều gì về kiến thức cần thiết. Dĩ nhiên, theo cách riêng của ông Dương, “Văng tục để cho dễ hiểu”. Nhưng những dẫn dụ của ông không đi đến một cách quy nạp, hay diễn dịch nào về kiến thức trong bài giảng, các câu nói tục tỉu, và ví von quan hệ vợ chồng không có sức nặng để hiểu biết bài vở trong đó.

          Đám đông ngồi nghe và cười là bởi vì ông Dương lồng được vào đó cái võ ngôn ngữ kỳ khôi mà chuyên đề sư phạm không cho phép. Việc đưa tục vào bài giảng có thể gây hứng khởi, gây cười nhưng tôi cam đoan chắc rằng, nó chẳng ích lợi gì khi trong đầu học viên, đọng lại là những câu chuyện dâm dục hơn là các biểu đồ phát triển về quản trị.

          Bài viết này có thể bị ném đá, và gây tức tối cho không ít tín đồ của tiến sĩ Dương, nhưng các bạn cần lưu ý rằng, tâm lý đám đông gây cười trong buổi giảng đó chẳng khác nào ma thuật hóng hớt.

          Việc dạy học có nhiều hình thức truyền thụ hấp dẫn, nhưng không thể đưa ngôn ngữ khẩu dâm vào bài giảng ở tầm của một tiến sĩ. Cho dù nó chỉ là võ cấu trúc âm thanh, xét về phương diện ngôn ngữ học. Nội hàm của ý tưởng ông Dương có thể phóng khoáng hơn nhiều, hay hơn nhiều, và bay bổng hơn nhiều, nhưng việc văng tục là điều không hề phù hợp chút nào mặc dù có nhiều người ủng hộ ông như một niềm tin cứ thầy nói là đúng.

          Vẫn còn nhớ, hồi học văn cấp hai, ở một tác phẩm nào đó đã quên, nhưng nhớ hiện vật thầy đưa lên lớp là một cái chai và một quả chanh. Thầy kể, thời của thầy khi nam lên đường tòng quân, người yêu đi tiễn, nói chuyện yêu đương công khai là hỏng. Mặc dù trong lòng cháy bỏng, nhưng trong ba lô người con trai lúc lên đường bao giờ cũng bỏ vào đó một cái chai nhỏ. Người con gái đưa theo một quả chanh. Thầy đưa chai và chanh vào lớp giảng thế, giảng thế. Rồi kể, xe lên đường, con trai đưa cái chai lên vẫy vẫy, rồi thầy giảng giải, cái chai nghĩa là “chờ ai”, người con gái thấy thế, đưa quả chanh lên tung tẩy, nghĩa là “chờ anh”. Cả lớp cười, học hiểu vô cùng, thầy có nhiều cách nữa rất hay mà chẳng phải văng tục chút nào, cũng chẳng bao giờ mô tả chuyện chồng vợ giường chiếu, vậy mà mấy chục năm rồi, học trò vẫn nhớ.

          Trở lại chuyện ông Dương, có nhiều còm mem chửi bới nhà báo và chửi các còm không đồng tình một cách thái quá Cu phải xóa. Không nên ủng hộ thầy mình một cách mù quáng. Ai cũng có một điển hình thầy dạy để tự hào. Không ép các bạn điều đó. Nhưng cách giảng của ông Dương, trong con mắt của tôi khi bỏ ra đến gần hết 2 ngày để coi các clip văng tục này, nó chẳng hơn tí chút nào ở khái niệm khẩu dâm ngôn ngữ, có người email cho tôi nặng nề hơn là hiếp dâm không gian cử tọa.
Bà con xem video (tại đây), (tại đây), (tại đây), (tại đây) và trên youtube nữa.
Cu Làng Cát

13 nhận xét:

  1. Rất đồng tình với tác giả bài viết.
    Trả lời
  2. Anh Cu nói hoàn toàn đúng. Tôi học cả mấy trường ở nước ngoài, chưa bao giờ thấy thầy ăn nói tục tĩu, tào lao vô bổ như ông tiến sĩ Dương này. Nói thật nhé, ở nước ngoài, thầy nói vậy có thể bị trò kiện ra toà về tội quấy nhiễu tình dục đấy.
    Nhưng vì sao khi thăm dò, số đông lại bênh ông thầy này? Tôi thấy chuyện này cũng giống như chuyện một đám choai choai đứng ở sân toà án Bắc Giang vỗ tay khi nghe tên Luyện khai tỉ mỉ hành vi giết người của hắn. Đạo đức xã hội nát quá rồi.
    Xem cái video lớp học của thầy Dương thì biết thầy là ai, trò là ai rồi. Thì chính ông thầy này cũng nói thẳng vào mặt sinh viên của mình: Các anh chị vào đây để trốn chứ học hành gì.
    Nhân thể, xin nhắc lại FPT là cái trường có màn múa khoả thân tục tĩu nhân ngày kỷ niệm thành lập trường đó.
    Trả lời
  3. Rất đồng tình với Cu. Tôi có một ý nhận xét nữa: Trong khi giảng bài TS Dương hay dùng từ "thằng" để chỉ các nước : thằng Mỹ, thằng Trung quốc, thằng Nga . . .đây chính là sự khác biệt giữa các trí thức thời nay và trí thức cũ trước 75, nó chứng tỏ sự thô kệch, dung tục của người nói, thiếu sự tôn trọng vói khán thính giả
    Trả lời
  4. Thật buồn khi 80% kết quả thăm dò đồng tình nhưng đông không có nghĩa là đúng. Đem sự tục tĩu lên bục giảng là suy thoái văn hóa đạo đức học đường, là đáng báo động.Đừng bao biện.
    Tôi cũng làm nghề dạy học, chưa bao giờ dám nhận mình là Nhà giáo, nhưng khi bước lên đứng trước mọi người, dù cử tọa là ai thì vẫn nghĩ mình phải có tác phong, lời nói cho đúng với cái nghề được mọi người gọi là "thầy". Không phải ai cũng có thể làm tấm gương nhưng không có quyền làm vết bẩn. Đó là trách nhiệm tối thiểu của người đi dạy.
    Về kiến thức, tôi không dám đánh giá, nhưng về văn hóa thì ông Dương quả là người "vô học".
    Trả lời
  5. Tiến sĩ mà sử dụng ngôn ngữ chợ búa, kém văn hóa như thế lên giảng đường mà lại được số đông người chấp nhận, điều đó chứng tỏ: nền văn hóa, giáo dục của ta đã có quá nhiều vấn đề, đây chỉ là hậu quả tất yếu. Các vị tiến sĩ trẻ ngày nay hãy học tập nghệ thuật giảng dạy ở các GS Tiến Sĩ cả 2 miền Nam -Bắc.
    Trả lời
  6. so dong ma con khong dung thi ai dung nua...! po tay, may bac chan wa ,do la van hoa dan gian day...
    Trả lời
  7. Tôi rời ghế giảng đường đại học chưa lâu, học cũng vài ba cái bằng, những giáo viên ăn nói tào lao kiểu này là nhiều và không hiếm trong các trường đại học. Sinh viên nghe thì sướng, cười, nhưng thực chất kiến thức từ những tiết học mà họ mất tiền để có không được bao nhiêu. Chỉ có một số rất ít sinh viên tỏ ra bực bội, khó chịu khi gặp phải những ông thầy thế này, bởi đơn giản họ muốn học.
    Trả lời
  8. Đây không phải là giảng mà là 1 buổi tọa đàm, một số đoạn clip đã bị cắt. Tôi đồng ý là TS Dương đã sử dụng một số ngôn từ chưa phù hợp, tuy nhiên về tổng quát thì phần trình bày rất có duyên, hấp dẫn và cuốn hút những người tham gia.

    Có hơn 80% số người thích vì ông này nói hay và sâu sắc quá! Nếu họ so sánh với những ông thầy của họ từ lớp 1 đến lớp 20 là đạo mạo đứng trên bục giảng đọc ê a cho người ta chép thì quả là khác biệt!
    Trả lời
  9. Tôi chia sẻ ý kiến của anh Hồng Vũ (5.57).
    Thầy hỏng và trò hỏng.
    Hơn 80% đồng tình với cách giảng của thầy Dương, điều này không có nghĩa là dư luận xã hội đồng tình. Người dùng máy tính là bao nhiêu và người không dùng máy tính là bao nhiêu ? Đừng lấy số đông - trên máy tính - để kết luận một vấn đề nghiêm trọng như vậy.
    Trả lời
  10. Giáo sư ĐHMar 14, 2012 10:22 PM
    Chiếm được 80% dấu hiệu đồng tình chỉ là của những người hâm mộ, đúng. Nhưng số họ là ai? Nếu thử rao giảng theo lối "SÁT THỦ ĐẦU MƯNG MỦ" thì có lẽ số (%) này còn tăng lên đến 100% (!)
    Trả lời
  11. Cảm ơn bài viết này. Rất cần thiết có nhửng phân tích như vậy.
    Trả lời
  12. Tác giả đã sai lầm khi so sánh trường 3 người biểu quyết với trường hợp hàng ngàn người biểu quyết.
    Tác giả lấy "hiệu ứng số đông" để chứng minh mình đúng trong khi bỏ qua quy luật số lớn trong thống kê.
    Tác giả đã xoá còm trái với ý mình, chỉ cho đăng còm trúng ý mình.

    Tôi tin rằng những người biểu quyết ủng hộ ông Dương đều là những người đã từng nghe ông í giảng, trong đó có tôi.
    Trả lời
    Trả lời
    1. so sánh nào cũng khập khiểng, chỉ là so sánh, không thể là sai lầm.
      Quan điểm ở đây không dùng xác suất thống kê mà nhìn trên mô thức âm thanh của võ ngôn ngữ và các tâm lý sư phạm ngôn từ. Một cách tục hóa bài nói chuyện để thanh kiến thức là có nhiều cách, nhưng cách này của ông Dương với cá nhân tôi, tôi thấy phản giáo dục.
      Việc có những cái còm nổi khùng kiểu "ăn cứt chó, uống máu từ băng vệ sinh đi" thì theo bác có nên xóa hay không hiensgvn?
      Xin lỗi tôi phải dẫn dụ thế vì có những còm nặng nề đến thế đấy.
      Tôi không biết là những còm nặng nề như thế có được nghe ông Dương giảng bài chưa?

Lại Văn Sâm lại phát ngôn 'ẩu' - (Đất Việt)


Cập nhật lúc :2:55 PM, 14/03/2012
Trong chương trình “Ai là triệu phú” phát trên VTV3 hồi 20h ngày 6/3, MC Lại Văn Sâm lại mắc lỗi về phát ngôn.
Sự việc được khán giả Bùi Ngọc Minh phát hiện và đăng ý kiến lên website cá nhân. Ở chương trình này, nhà báo Lại Văn Sâm đã hỏi một cặp chơi (một đôi nam nữ) về cá tính, sở thích của hai người. Sau khi nghe phần trả lời “ăn ý” của họ, MC Lại Văn Sâm bình luận: “Quả là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”.
Khán giả Minh nhận xét: “Ở  cương vị là người của công chúng như ông, những sai lầm chết người như vậy thiết nghĩ là không nên, không thể, không đáng, không được có. Nhưng hình như ông không biết hay cố tình  không biết, cố tình lờ đi, bởi chương trình được phát đến 3 lần mà vẫn để y xì, không hề biên tập lại…”.
Ngoài ông Minh, khán giả Trần Ngọc Sơn (Hà Nội) cũng cho rằng câu "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã" có hàm ý chỉ kẻ xấu xa tìm đến nhau. Theo ông Sơn thì Lại Văn Sâm nên nhường lại sân chơi cho lớp trẻ, đừng cố làm ra vẻ "không có ta thì VTV3 không ra gì" . Mỗi người chỉ có một thời, nên biết lùi vào hậu trường đúng lúc.
Khán giả có tên Phạm Thị An thì nói: “Tôi thấy anh Sâm trả lời nhiều câu hỏi sai, làm oan cho thí sinh. Ví dụ: Câu hỏi “Tây Đô là tên gọi của tỉnh nào?”, Lại Văn Sâm đưa ra đáp án là Cần Thơ, nhưng các nhà sử học bảo Thanh Hóa mới đúng, vì Thanh Hóa mới được pháp luật công nhận. Ngoài ra, khi lên hình anh ấy có những lần ăn mặc rất thiếu nghiêm túc…”.
Tuy nhiên, bên cạnh các ý kiến chê trách, cũng có người tỏ ra đồng cảm với MC Lại Văn Sâm. Khán giả Trần Trung nói: “Anh Sâm đã dẫn rất nhiều chương trình, việc làm MC rất áp lực, đôi khi không thể tránh khỏi những lỗi ngôn ngữ đáng tiếc”.
Còn khán giả Mai Nhung đánh giá: “Lại Văn Sâm dẫn chương trình vẫn rất có duyên, đó có lẽ là một câu nói đùa. Cần xét đến ngữ cảnh, khi ấy có thể câu chuyện sẽ nhẹ nhàng hơn!”. .


ĐANG ĐỌC NHIỀU:
  1. Hành khách bị trói đến chết trên xe khách?
  2. Lại Văn Sâm lại phát ngôn 'ẩu'
  3. Rước dâu bằng 'siêu trâu' phủ khăn voan
  4. Giá bộ trưởng nào cũng ngồi quán ốc…
  5. Cảnh cáo Chủ tịch tỉnh Đắk Lắk, Thứ trưởng Bộ Y tế
  6. Xử 8 người đòi lập 'vương quốc Mông' Mường Nhé
Theo Giadinh.net
danggiachieu
Tôi chưa xem nhưng thật là thảm hoạ!Lại văn Sâm trước giờ rất uyên bác sao lại có sai lầm chết người!Câu chỉ dành để chê mà lại dùng để khen!

Love story – Francis Lai – Bản tình ca bất hủ

Saturday, 23rd July 2011

Love story – Francis Lai – Bản tình ca bất hủ
Cách đây hơn 40 năm, ngày 20-3-1971, nhạc phẩm chủ đề của các bộ phim: “Love Story”, “Lady”, “Bố già”, “Titanic” hay “Đỉnh gió hú” nhảy vọt lên hạng đầu thị trường nhạc nhẹ Hoa Kỳ, để rồi ngự trị trên đỉnh cao trong vòng 4 tuần liên tục. Nhiều nhà phê bình cho rằng “Love Story” là một bản nhạc xuất sắc, xứng đáng được liệt vào hàng kiệt tác. Theo bình chọn của Viện Phim ảnh Hoa Kỳ (American Film Institute), tác phẩm này nằm trong 100 bản nhạc phim hay nhất mọi thời đại. Nhạc phim “Love Story” đứng hạng thứ 9, chỉ thua các nhạc phim kinh điển như Casablanca, Cuốn theo chiều gió, West Side Story, Bác sĩ Zhivago nhưng lại vượt qua mặt My Fair.
alt
Bản nhạc chủ đề gắn liền với bộ phim đến nỗi ít có ai còn nhớ tựa bài hát ban đầu của nó là Where do I begin (tạm dịch là Bắt đầu từ đâu). Khi nghe những nốt nhạc dạo đầu trỗi lên, có lẽ mọi người đều nhận ra ngay và gọi đó là bài Love Story. Một giai điệu nhẹ nhàng lãng mạn, miên man dịu dàng, gieo vào hồn người một chút cảm giác bâng khuâng, một thời xao xuyến rung động. Những nốt nhạc trầm khiến cho tâm hồn thoáng buồn, trong lòng khoảnh khắc tơ vương.
Tác phẩm Love story với khởi đầu lận đận
alt
Trước khi nổi tiếng là một bản tình ca ướt đẫm nước mắt, nhạc phẩm Love Story trước hết là giai điệu chủ đề bộ phim của đạo diễn Arthur Hiller. Bộ phim ra mắt khán giả vào cuối năm 1970 (nói cho chính xác là vào ngày 16-12-1970), dựa theo quyển tiểu thuyết vô cùng ăn khách của Erich Segal. Ban đầu được viết như một kịch bản phim, Love Story không được một hãng phim nào mua bản quyền, nên mới được viết lại thành truyện ngắn đăng trên báo, rồi được hoàn chỉnh thành một quyển tiểu thuyết dày 127 trang, phát hành đúng vào Ngày lễ tình yêu Valentine năm 1970.
alt Nhà văn Erich Segal
Tiếng nấc của hàng triệu trái tim…alt
Khi được hãng phim Paramount chuyển thể lên màn ảnh lớn, bộ phim Love Story làm thổn thức rung động hàng triệu con tim trên thế giới với câu chuyện thương tâm của đôi tình nhân trẻ, yêu nhau ở trường đại học, nhưng lại bị gia đình cấm cản ngăn cách. Mối tình dang dở ngang trái giữa Jenny một nữ sinh nhà nghèo với Oliver, chàng trai con nhà giàu trở thành tấn bi kịch đẫm lệ, khi căn bệnh ung thư máu cướp đi sinh mạng của cô gái hiền lành. Một lời thoại ở trong phim “Love means never having to say you’re sorry…” trở thành một trong những câu nói bất hủ của lịch sử điện ảnh Mỹ. Cũng như câu ghi chú ở trang bìa quyển tiểu thuyết: “Nàng yêu Mozart, Bach, nhóm Beatles… và tôi” (She loved Mozart, Bach, the Beatles… and I). Có người nói đùa rằng: Nhờ phim này mà tác giả hái ra bạc triệu, các nhà sản xuất khăn mùi xoa cũng vậy!.
alt
Nhạc phẩm Love Story được sáng tác cho bộ phim Mỹ cùng tên với Ali MacGrawRyan O’Neal trong vai chính và do đạo diễn Arthur Hiller thực hiện vào năm 1970, nên vẫn được xem là một ca khúc của làng nhạc Anh Mỹ. Thật ra, đây là một bản nhạc Pháp (Une histoire d’amour, Một câu chuyện tình) do nhạc sĩ Francis Lai sáng tác. Ông nổi tiếng trong làng nhạc phim, từng sáng tác cho 70 phim truyện, trong đó có Un homme et une femme (Một người đàn ông và một người đàn bà) và Le passage de la pluie (Lữ khách đêm mưa).
alt
Tác giả Francis Lai quan niệm rằng âm nhạc là một ngôn ngữ không biên giới, chẳng cần đến ca từ mà vẫn có thể ăn sâu vào lòng người. Hầu hết các bản nhạc (kể cả bài Love Story ) do ông sáng tác đều không có lời, ca từ tiếng Pháp hay tiếng Anh chỉ được đặt sau đó. Ảnh hưởng này phần lớn xuất phát từ việc ông rất mê nhạc jazz, thời còn trẻ ông ngưỡng mộ hai cây đại thụ là Charlie Parker và Stan Getz.
alt
5 nốt nhạc thổn thức
alt
Nhạc sĩ Francis Lai
Chỉ thêm một nốt nhạc thôi… Theo lời kể của chính tác giả tình ca bất tử này, thì ông tìm được khúc nhạc “Love Story” (Chuyện tình) vào lúc nửa khuya. Ban đầu sáng tác trên 4 nốt nhạc căn bản, nhưng làm như vậy thì lại gần giống với cấu trúc của một giai điệu vô cùng ăn khách hai năm về trước là nhạc phẩm chủ đề của bộ phim Romeo & Juliette (A Time For Us của Nino Rota).
Do vậy trong câu mở đầu của mỗi đoạn ông cho thêm một nốt nhạc, biến thành 5 trong khi các câu kế tiếp chỉ có 4, nhưng có lẽ cũng vì thế mà giai điệu trở nên lâm ly hơn. Kết quả hàng thập niên sau, bản nhạc này vẫn không có một vết nhăn, phần lớn cũng vì giai điệu tự nó đã đứng vững, không lời mà vẫn lôi cuốn. Nhìn lại, mỗi bài hát thường có một giai thoại. Trong trường hợp của “Love Story”, bản tình ca này đã đi vào huyền thoại.
Cách đây đúng 40 năm, ngày 20-3-1971, nhạc phẩm chủ đề của bộ phim “Love Story” “Lady”, “Bố già”, “Titanic” hay “Đỉnh gió hú” nhảy vọt lên hạng đầu thị trường nhạc nhẹ Hoa Kỳ, để rồi ngự trị trên đỉnh cao trong vòng 4 tuần liên tục. Nhiều nhà phê bình cho rằng “Love Story” là một bản nhạc xuất sắc, xứng đáng được liệt vào hàng kiệt tác. Theo bình chọn của Viện Phim ảnh Hoa Kỳ (American Film Institute), tác phẩm này nằm trong 100 bản nhạc phim hay nhất mọi thời đại. Nhạc phim “Love Story” đứng hạng thứ 9, chỉ thua các nhạc phim kinh điển như Casablanca, Cuốn theo chiều gió, West Side Story, Bác sĩ Zhivago nhưng lại vượt qua mặt My Fair.
Bộ phim Love Story có tiết tấu khá nhẹ nhàng trên giai điệu dìu dặt của những bản nhạc nền. Oliver yêu Jenny không tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh nào. Với anh, Jenny là tất cả. Một lần Oliver quát Jenny… Jenny chạy ra khỏi nhà. Một lúc sau, Oliver hối hận và chạy đi tìm vợ, khắp nơi, cho đến tối mịt. Về nhà, thấy Jenny ngồi co ro trước cửa, nói: “Em quên chìa khóa nhà…”. Oliver tiến lại gần vợ và thủ thỉ: “I’m sorry…” (Anh xin lỗi). Với giọng run run, vừa vì lạnh, vừa vì xúc động, tràn trề tình yêu với Oliver, cô trả lời: “Love means never having to say you’re sorry…”. Họ sống khá vất vả cho đến khi cả hai tốt nghiệp trường luật thì cuộc sống đã có phần sung túc hơn. Lúc này, Oliver muốn có con nên đưa Jenny đi khám. Hôm gặp bác sĩ để hỏi kết quả, Oliver đi một mình, và câu “Jenny is very sick… She is dying” (Cô ấy bệnh… Cô ấy có thể chết) đã làm cả thế giới của Oliver sụp đổ. Từ chỗ thầy thuốc về nhà, lặp đi lặp lại, nhạc chỉ chơi đúng 5 nốt đầu của bài Love Story rồi lại bị tiếng còi ô tô chèn vào…
Ở đây điểm ấn tượng của Love Story còn là ở giai điệu nhạc nền. Hình ảnh đầu phim và hình ảnh lúc bộ phim kết thúc là cùng một hình ảnh: một người đàn ông ngồi quay lưng lại hàng rào thép, trong công viên tuyết phủ trắng. Anh muốn kể với mọi người và với chính mình rằng: “Có một người yêu tôi nhiều hơn ban nhạc Beatles và cả Bach…”. Người đàn ông đó vừa mất đi một người yêu anh nhiều hơn bản thân người đó, và anh cũng yêu người đó hơn chính bản thân mình. Nhưng, anh vẫn nói với mình: “Yêu nghĩa là không bao giờ phải nói hối tiếc”.
Giai điệu của tình khúc Love Story vang lên cho những hình ảnh khép lại một câu chuyện tình đẹp và đẩm nước mắt người xem; để đâu đó dưới hàng ghế khán giả, không ít khán giả độ tuổi trung niên ở hôm nay bất chợt hát theo lời Việt mà nhạc sĩ Phạm Duy đã viết cho ca khúc bất tử này: Biết dùng lời rất khó – Để mà nói rõ… – ôi biết nói gì – Cuộc tình lớn quá! – Chuyện tình đáng nhớ – tuy cũ nhưng là biển già trắng xóa – Cuộc tình quý giá – như những ngọc ngà người giành cho ta – ôi biết nói gì?…
Lời bài hát Love story
Where do I begin
To tell the story
Of how greatful love can be
The sweet love story
That is older than the sea
That sings the truth about the love she brings to me
Where do I start
With the first hello
She gave the meaning
To this empty world of mine
That never did
Another love another time
She came into my life
And made a living fine
She fills my heart
She fills my heart
With very special things
With angel songs
With wild imaginings
She fills my soul
With soo much love
That anywhere I go
I’m never lonely
With her along who could be lonely
I reach for her hand
It’s always there
How long does It last
Can love be measured by the hours in a day
I have no answers no
But this much I can say
I know ill need her till this love song burn away
And she’ll be there…
How long does It last
Can love be measured by the hours in a day
I have no answers no
But this much I can say
I know ill need her till this love song burn away
And she’ll be there…

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Kỷ luật Thứ trưởng Y tế và Chủ tịch Đắk Lắk

Ủy ban Kiểm tra TƯ quyết định thi hành kỷ luật Thứ trưởng Y tế Cao Minh Quang và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Lữ Ngọc Cư bằng hình thức cảnh cáo.

Ngày 14/3, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có thông báo về kết quả kỳ họp thứ 10 của Ủy ban, diễn ra ngày 7 và 8/3, do ông Ngô Văn Dụ, Chủ nhiệm Ủy ban chủ trì.

Ủy ban đã xem xét, kết luận một số nội dung vụ việc.

Với ông Cao Minh Quang, ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Y tế, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, ông Quang đã có những khuyết điểm, vi phạm như thiếu gương mẫu, vụ lợi khi vay tiền của cá nhân là lãnh đạo doanh nghiệp thuộc phạm vi phụ trách; phát ngôn, phản ánh không chính xác, thiếu thận trọng về một số vụ việc tại Bộ Y tế.

Ông Cao Minh Quang đã nhận xét, đánh giá tùy tiện, không mang tính chất xây dựng đối với cán bộ cấp dưới; vi phạm Quy chế làm việc của Bộ Y tế trong việc gửi kiến nghị Thủ tướng có nội dung trái với dự thảo Nghị định về quản lý thanh tra, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm khi đã được Bộ Y tế và Bộ Nội vụ thống nhất trình Chính phủ; khai nhận học vị tiến sĩ không đúng thực chất văn bằng được cấp theo chương trình đào tạo tại Thụy Điển, cũng như công văn số 965/SHĐ, ngày 12/2/2001 xác định học vị tương đương tiến sỹ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ông Cao Minh Quang. Ảnh: Dân Việt

Những việc làm trên của ông Cao Minh Quang đã vi phạm tiêu chuẩn đảng viên và Quy định về những điều đảng viên không được làm, gây ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ, làm cho uy tín của cá nhân giảm sút.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật ông Cao Minh Quang bằng hình thức cảnh cáo.

Đối với ông Lữ Ngọc Cư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk:

Trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, ông Lữ Ngọc Cư đã có những khuyết điểm, vi phạm trong việc thực hiện Quy định số 51-QĐ/TW, ngày 19/4/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về nhiệm vụ và quan hệ công tác của Thường trực tỉnh ủy, thành ủy, Quy chế làm việc của Tỉnh ủy và một số quy định của Chính phủ, của bộ, ngành Trung ương thể hiện qua một số việc: chủ trương cho công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và sản xuất Lộc Phát khảo sát lập dự án trồng cao su tại khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn; chủ trương giao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý đô thị và Môi trường tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư nhiều dự án, trong đó có dự án nâng cấp, mở rộng đường Trần Quý Cáp, TP Buôn Ma Thuột, đã sử dụng nguồn vốn đầu tư trái phiếu Chính phủ (từ nguồn vốn dự phòng của dự án đầu tư xây dựng bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên).

Ông Cư cũng đã quyết định cấp giấy phép, công nhận điều lệ và cho phép thành lập Quỹ tình thương tự nguyện hoạt động trong phạm vi rộng, quyên góp và nhận tiền tài trợ của các tổ chức trong nước và nước ngoài; quyết định tách Quỹ Đầu tư phát triển thành đơn vị hoạt động độc lập và bổ nhiệm Giám đốc không báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; ông thiếu gương mẫu trong việc đứng tên vay ngân hàng với số tiền lớn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để vợ mua đi bán lại nhiều nhà đất, không báo cáo đầy đủ việc làm trên của vợ với tổ chức đảng, vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm.

Những khuyết điểm, vi phạm trên của ông Lữ Ngọc Cư là nghiêm trọng, gây thiệt hại về kinh tế và gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng và uy tín của cá nhân.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật ông Lữ Ngọc Cư bằng hình thức cảnh cáo.

Đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Đắk Lắk: Ban cán sự đảng đã buông lỏng lãnh đạo để UBND tỉnh có các khuyết điểm, vi phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý Nhà nước trong một số dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc thực hiện Quy chế làm việc của Tỉnh ủy và Quy định số 51-QĐ/TW, ngày 19/4/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về nhiệm vụ và quan hệ công tác của Thường trực tỉnh ủy, thành ủy trong một số vụ việc.

Những vi phạm trên của Ban cán sự đảng UBND tỉnh Đắk Lắk đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật. Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiến nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định .

Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng em xét, giải quyết tố cáo một trường hợp cán bộ là ủy viên Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Qua thẩm tra, xác minh đã nhận thấy có vi phạm về đạo đức, phẩm chất, lối sống và Quy định về những điều đảng viên không được làm, vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu các tổ chức đảng có liên quan thực hiện quy trình kiểm điểm, xem xét xử lý kỷ luật, báo cáo kết quả về Ủy ban. Theo TTXVN

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Vụ Tiến sĩ văng tục trên bục giảng:

GS Nguyễn Minh Thuyết: Ngồi vỉa hè, nhà giáo cũng không nên chửi thề

Thứ ba 13/03/2012 06:00
(GDVN) - GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, rằng cư xử, nói năng như trong đoạn videoclip là không phù hợp với chuẩn mực văn hóa.
LTS: Xung quanh vụ việc TS Lê Thẩm Dương có những lời lẽ thô tục khi đứng trên bục giảng, PV Báo GDVN đã có bài phỏng vấn GS Nguyễn Minh Thuyết về vấn đề tư cách người thầy.

PV: Thưa Giáo sư, Giáo sư cảm nhận hình ảnh một người thầy trong đoạn clip như vậy thế nào? 

GS Nguyễn Minh Thuyết: Thú thật là hình ảnh rất tệ. Ngay ngồi quán nước vỉa hè, một nhà giáo cũng không nên liên tục chửi thề, nói chuyện bông lớn quá đáng như vậy. Còn khi lên lớp, nhà giáo càng phải cư xử, nói năng một cách mẫu mực, phù hợp với môi trường sư phạm và vị thế của người thầy.

Tôi biết nhiều nhà giáo nhà rất nghèo nhưng lên lớp vẫn chú ý ăn mặc rất tươm tất; nhiều nhà giáo có chuyện buồn nhưng lên lớp vẫn kiềm chế, không để lộ nỗi buồn, tập trung vào bài giảng, để khỏi ảnh hưởng đến học trò.

Mà không chỉ nhà giáo đâu. Trong xã hội, mỗi người một cương vị, khi giao tiếp với công chúng, phải giữ đúng cương vị của mình. 
GS Nguyễn Minh Thuyết: Cũng phải nói rằng cư xử, nói năng như trong đoạn videoclip là không phù hợp với chuẩn mực văn hóa.

PV: Qua việc dùng ngôn từ tục tĩu, có đánh giá được tư cách của người thầy?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Hồi tôi học ở Liên Xô những năm 80, có lần đi trên đường, thấy hai cậu thanh niên đi trước nói chuyện với nhau, cứ nói một câu lại đệm một từ chửi thề. Bỗng thấy một bà cụ từ đằng sau tôi đi vượt lên, tôi cứ nghĩ cụ có việc vội hoặc muốn đi cho khuất để khỏi nghe những lời tục tĩu.

Nhưng không. Đuổi kịp hai cậu thanh niên, cụ mắng cho họ một trận té tát, đại loại: "Các cậu nghĩ rằng các cậu đang nói tiếng Nga đấy à? Các cậu làm xấu tiếng Nga, làm xấu dân Nga. Người ta nghe được sẽ đánh giá chúng ta thế nào?"

Ở các nước văn minh, nói năng tùy tiện, tục tĩu ngoài đường người ta còn khó chấp nhận. Huống chi, TS Dương nói trên lớp, lại còn cho quay video để sinh viên nghiên cứu. 

Tôi không muốn dùng những từ ngữ to tát, vội vàng. Nhưng cũng phải nói rằng cư xử, nói năng như trong đoạn videoclip là không phù hợp với chuẩn mực văn hóa.  Như TS Dương giải thích thì sinh viên trong lớp là sinh viên trường bạn, lần đầu ông tiếp xúc. Liệu ông có ngại là những sinh viên ấy sẽ có ấn tượng không tốt về khoa của mình, trường của mình?   


PV: Phải chăng, việc dùng ngôn từ và cách giảng bài như TS Dương sẽ làm cho SV cảm thấy thoải mái, chủ động phát biểu ý kiến?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Theo dõi cả đoạn videoclip, tôi có thấy sinh viên phát biểu ý kiến gì về quản trị doanh nghiệp đâu? Chỉ có vài lời đáp ngắn xem chừng cũng miễn cưỡng khi thầy hỏi đại ý "thầy với bạn trai thì ai hơn", "thích thầy hay thích bạn trai hơn" v.v...

Nghe sinh viên cười, tôi thấy các bạn ấy có vẻ thoải mái thật. Nhưng thoải mái như vậy để đi đến đâu? Nếu thầy cứ lan man, sa đà chuyện nọ xọ chuyện kia, thậm chí phần lớn là chuyện trai gái linh tinh như vậy thì sinh viên tiếp thu được cái gì?

Được biết người học lớp này là các bạn đang làm doanh nghiệp, học chắc phải trả tiền. Không rõ sau giờ học, khi về nhà nghĩ lại, các bạn ấy có thấy tiếc đồng tiền và thời gian bỏ ra không?  

PV: Vậy, để đứng trên bục giảng, ngoài năng lực, người thầy còn cần đáp ứng được những yêu cầu như thế nào, nhất là ở giảng đường đại học?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Ngoài kiến thức lý luận và thực tiến, giảng viên đại học còn phải thể hiện được phẩm chất của một nhà khoa học say mê, nghiêm túc, một nhà giáo chín chắn, mẫu mực, một nhà tổ chức thành thạo để tổ chức công việc dạy và học đạt mục tiêu giáo dục đã đề ra.    

Xin cảm ơn Giáo sư.

Vụ Tiến sĩ văng tục: "Việc này không liên quan đến Đại học FPT"

Thứ ba 13/03/2012 06:24
(GDVN) - "Vấn đề này chúng tôi không biết, Tiến sỹ Lê Thẩm Dương do Viện Quản trị kinh doanh mời, không liên quan đến Đại học FPT".
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Xuân Phong, Phó hiệu trưởng trường Đại học FPT khi trao đổi với PV báo Giáo dục Việt Nam vào chiều ngày 12/3.

Sau khi báo GDVN đăng tải thông tin kèm theo clip của bạn đọc cung cấp phản ánh về việc Tiến sỹ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa quản trị kinh doanh, trường ĐH Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh, trao đổi trong buổi giảng về quản trị doanh nghiệp như dân chợ búa nói chuyện, thậm chí dùng nhiều từ văng tục và lấy ví dụ bằng việc so sánh phụ nữ hay chuyện quan hệ vợ chồng khiến rất nhiều độc giả phản ánh gay gắt.

Trong bài giảng về kinh tế, TS Dương luôn miệng nói ra những câu "lả lướt" tả về người phụ nữ, quan hệ vợ chồng hay so sánh thầy với chồng một bạn nữ trong lớp… thậm chí dùng nhiều từ ngữ nhạy cảm, quá quá thô tục.

>>Bấm vào đây để xem video Tiến sĩ Lê Thẩm Dương văng tục

TS. Lê Thẩm Dương trong buổi giảng dạy lớp quản trị doanh nghiệp do Viện Quản trị Kinh doanh - Đại học FPT tổ chức (Ảnh chụp lại từ clip).

Một làn sóng mới trong thế hệ sinh viên đang lan rộng, nhất là những bạn sinh viên ngành quản trị kinh doanh và sư phạm.

“Em không biết chương trình đào tạo của viện Quản trị kinh doanh – Đại học FPT có những chương trình dạy học phiếm nhã, kịch cỡm như vậy không. Tuy nhiên sau khi xem clip này em thực sự sốc và không thể chấp nhận được một Tiến sỹ lại có thể đứng trên bục giảng để giảng dạy như vậy”, Thùy Trang, sinh viên trường ĐH Sư phạm HN bức xúc.

"Không liên quan đến Đại học FPT "

Ngay sau khi clip về bài giảng của TS Dương được đăng tải và nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc, PV báo GDVN đã liên hệ với ông Nguyễn Xuân Phong - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH FPT để có thông tin khách quan, đa chiều hơn.

Tuy nhiên, ông Phong đã thẳng thừng từ chối cuộc trò chuyện: “Vấn đề này chúng tôi không biết, Tiến sỹ Lê Thẩm Dương do Viện Quản trị kinh doanh mời, không liên quan đến Đại học FPT!”.

Được biết, clip trên do bạn đọc báo GDVN cung cấp về Tiến sỹ Lê Thẩm Dương trong buổi giảng dạy môn Quản trị doanh nghiệp do Viện Quản trị kinh doanh – Đại học FPT tổ chức. Đây là những buổi học định kỳ thường xuyên được FPT  tổ chức.

Báo GDVN sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc diễn biến mới nhất về vụ việc này...

Vụ clip "Thầy trò Đường Tông đi thỉnh bao cao su": Ai chịu trách nhiệm?

Qua sự phản hồi của những người tôn trọng và bảo vệ nền văn hóa cho một xã hội có không ít người làm văn hóa nhưng thiếu văn hóa trầm trọng! Clip "Thầy trò Đường Tông đi thỉnh bao cao su" do sinh viên học viện báo chí dàn dựng để tuyên truyền cho chương trình “friendly condom” Trung tâm chăm sóc, tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên thuộc Trung tâm Thanh thiếu niên miền Bắc (Trung ương Ðoàn) vào đầu tháng 2-2012. Nội dung vẽ hình thầy trò Đường Tăng đi thỉnh bao cao su, thế mà được người làm công tác chấm giải nhất.
1/ Thứ nhất, cái gọi là sinh viên học viện báo chí đã nói lên trình độ văn hóa tất yếu phải có. Một văn hóa được trang bị có nghĩa người làm công tác văn hóa phải biết tôn trọng cá nhân kẻ khác, đời tư kẻ khác. Ví dụ, một người bị nhiễm HIV không bao giờ bị nêu tên hay bị phân biệt đối xử trong cộng đồng xã hội. Người làm công tác văn hóa cũng không thể đưa hiện trạng nan y ra đùa cợt trước công chúng hay trên báo chí. Thế thì lấy một truyền tích tôn giáo để quảng bá đùa cợt một cách vô ý thức trên phương tiện truyền thông đại chúng, đó là loại văn hóa gì trong một xã hội gì hiện nay?
2/ Ban giám khảo chấm giải, ít ra cũng phải có một ý thức tối thiểu để đánh giá tác phẩm mà trên nguyên tắc: - không vi phạm tác quyền của người khác, - không xúc phạm danh dự kẻ khác, - không ảnh hưởng an ninh xã hội, - không vi phạm một loại ngôn ngữ thô tục thiếu văn hóa, - không ảnh hưởng đến bất cứ một loại văn hóa, tín ngưỡng hiện thời…
3/ Báo đài truyền thanh truyền hình khi phát sóng đưa tin, không chỉ nhắm đến lợi nhuận mà còn phải biết phân biệt quảng cáo cái gì, quảng cáo cho ai, và nội dung quảng cáo có ảnh hưởng xúc phạm hoặc có thể hiện được tính văn hóa của xã hội? Chẳng lẽ bốn nghìn năm văn hiến của một dân tộc được cô đặc bởi hai chữ lợi nhuận, lợi dụng và mù quáng???
Gần đây, trên các phương tiện truyền thông thường dùng Phật giáo là đối tượng để trêu cợt châm biếm, phải chăng đây là chủ trương của các cơ quan truyền thông hay một chính sách ngầm để công kích Phật giáo??? Giới trí thức trong và ngoài nước rất ngạc nhiên xã hội ta hiện nay xuất hiện quá nhiều điều bất ngờ như tội phạm mà không phải do tàn dư Mỹ Ngụy để lại: Cướp của giết người, tai nạn giao thông, không an toàn lao động; lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhân dân; bạo lực học đường, hành hạ trẻ con, lạm dụng ấu dâm; thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, kiến thức sinh viên học sinh không tương thích…và…còn quá nhiều hiện tượng tiêu cực không ngờ.
Yêu cầu các cơ quan chức năng hãy trả lời mục quảng cáo trên đây đang được phát tán công khai.
Thiết nghĩ, cho dù xã hội đến chỗ loạn lạc thì nhân cách chẳng lẽ phải đánh mất, ý thức chẳng lẽ không còn cần thiết? Một đất nước bị tàn phá  như Nhật trong cơn địa chấn và sóng thần, nguời dân nói chung và trẻ con nói riêng vẫn còn giữ được phong thái từ tốn, lịch sự, thể hiện nét văn hóa có giao dục, hà tất đất nước ta đang trên đà phát triển và tiến bộ mà cung cách hành xử cũng như sự hiểu biết tối thiểu lại đi ngược trào lưu. Những người làm văn hóa còn thiếu văn hóa như thế hà tất đại chúng thất học làm sao không là tội phạm xã hội?
Ai có trách nhiệm trong vấn đề nầy? Bộ giáo dục đào tạo? Cơ quan truyền thông? Chủ quản chuyên ngành quảng cáo Friendly condom? Học viện báo chí? Hy vọng tất cả đầu óc và lỗ tai đều bình thường để nhận biết đâu là văn hóa – vô văn hóa  hầu đất nước nầy không bị  thêm tai tiếng  những điều bất lợi.
Minh Mẫn (12/3/2012)

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Ông Thứ trưởng và Nghị quyết Trung ương 4

(Dân Việt) - Với tư cách một đảng viên, ông Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang nghĩ gì và làm gì khi Nghị quyết Trung ương 4 đang đi vào cuộc sống? Vì sao ông Quang lại có đơn đề nghị những việc “không giống ai”?

Vụ việc lình xình liên quan đến Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang thời gian qua đã được các phương tiện thông tin đại chúng nêu khá rõ. Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã vào cuộc và yêu cầu Ban cán sự Đảng Bộ Y tế kiểm điểm, xử lý ông Cao Minh Quang theo quy trình.
Ông Cao Minh Quang
Những khuất tất của ông Quang thời gian qua đã được các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu (trong đó có Báo Nông Thôn Ngày Nay) gồm: Vay tiền của doanh nghiệp dược trong lĩnh vực mình phụ trách; khoản tiền trả nợ lòng vòng của một doanh nghiệp dược nước ngoài qua một doanh nghiệp dược rồi lại quay về… vợ của ông Quang; việc tự phong mình là tiến sĩ dược, việc chỉ đạo bất nhất trong lĩnh vực dược…
Mới đây nhất, ngày 16.2.2012, Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Y tế đã họp, thảo luận về việc bỏ phiếu đề nghị kỷ luật ông Quang. Theo đó, kết quả bỏ phiếu kỷ luật là: 2 phiếu khiển trách, 2 phiếu cảnh cáo, 4 phiếu cách chức và 1 phiếu khai trừ khỏi Đảng.
Một khi sinh mạng chính trị của một con người bị đụng chạm thì có một số hành vi có thể xảy ra: Hoặc là con người đó phản ứng gay gắt hoặc vì đã lỡ sai rồi nên… im lặng để đến đâu thì đến. Trong thời gian khoảng nửa năm vừa qua, từ khi các phương tiện thông tin đại chúng nêu về những khuất tất của ông Cao Minh Quang, ông Quang giữ thái độ im lặng.
Tuy nhiên, sau ngày 16.2, khi Ban Thường vụ Bộ Y tế bỏ phiếu kỷ luật ông Quang với kết quả có đến 4 phiếu cách chức và 1 phiếu khai trừ Đảng (quá bán) thì ông Quang đã không thể… im lặng. Hôm qua (6.3), một số phương tiện thông tin đại chúng đã nêu “ông Quang đã có đơn đề nghị gửi lên Ban Thường vụ Đảng ủy khối các cơ quan T.Ư về việc xem xét và giải quyết các đề nghị trong Bản kiểm điểm và giải trình ngày 14.2.2012 theo yêu cầu của Ủy ban Kiểm tra Trung ương”.
Theo đó, ông Quang “phản pháo” cho rằng, ai đó đã tiết lộ thông tin của cuộc họp, bằng tiến sĩ của ông là căn cứ vào các Quyết định bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế vào tháng 6.1995 và tháng 9.1995 khi bổ nhiệm các chức danh Trưởng phòng Vật lý đo lường và Phân Viện trưởng chuyên môn cho ông Quang…
Thật nực cười khi sự thật luôn luôn là sự thật. Việc Ban Thường vụ Bộ Y tế bỏ phiếu kỷ luật ông Quang với kết quả không có lợi cho ông Quang, là bất biến và không thể thay đổi, vậy thì tại sao ông Quang lại phải cố bấu víu… khi phản ứng và công bố đơn đề nghị với một số cơ quan báo chí đòi xem lại ai cung cấp thông tin ra ngoài?
Và cũng nực cười hơn nữa khi ông Quang cho rằng “việc ông Quang khai trong hồ sơ lý lịch phần học vị là tiến sĩ khi căn cứ vào các quyết định bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế vào tháng 6.1995 và tháng 9.1995 khi bổ nhiệm các chức danh Trưởng phòng Vật lý đo lường và Phân Viện trưởng chuyên môn cho ông Quang”.
Một câu hỏi được đặt ra, nếu ông Quang không khai trong hồ sơ lý lịch, hoặc thưa với Bộ trưởng là “em có học vị tiến sĩ”, thì Bộ trưởng nào lại tự phong cho ông “tiến sĩ” để ghi vào quyết định bổ nhiệm?
Còn nhớ, năm 2009, Ủy ban Kiểm tra T.Ư từng quyết định kỷ luật ông Quang bằng hình thức cảnh cáo về Đảng. Khi đó, Ủy ban kết luận, ông Quang vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, viết thư dưới danh nghĩa cá nhân nhưng lại đóng dấu Bộ Y tế gửi cho Chủ tịch Hội đồng quản trị điều hành toàn cầu và Chủ tịch vùng châu Á- Thái Bình Dương của Công ty MSD, thông tin về một số nhân vật đại diện tại VN có hành vi thiếu đạo đức gây phản ứng của Công ty đối với Bộ Y tế.
Ngoài ra, ông Quang cũng không làm tròn nhiệm vụ khi làm Cục trưởng, Thứ trưởng kiêm Cục trưởng, Thứ trưởng phụ trách Cục Quản lý Dược từ năm 2006 nhưng sau 3 năm không ban hành được thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Dược.
Ông Quang cũng thiếu kiên quyết chỉ đạo kiểm tra, để xảy ra các sai phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian được phân công phụ trách (năm 2007-2008). Ủy ban Kiểm tra T.Ư cũng xác định, ông Quang đã thiếu tin tưởng vào nội bộ, khi nhận được thông tin về hiện tượng tiêu cực liên quan đến một số cán bộ trong và ngoài ngành, chưa cùng tập thể có biện pháp làm rõ…
Quay trở lại tinh thần Nghị quyết T.Ư 4. Trong phát biểu mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: Điều đáng lo ngại là, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lơ là trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân; nguyên tắc tập trung dân chủ thực hiện chưa tốt, bị buông lỏng, không ít nơi có tình trạng dân chủ hình thức; nguyên tắc tự phê bình và phê bình thực hiện kém, thiếu thẳng thắn, trung thực.
Và Tổng Bí thư đã chỉ rõ những việc cần làm ngay là: Từng cán bộ, đảng viên, trước hết là từng đồng chí Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tự giác, gương mẫu, tự phê bình, kiểm điểm, nhìn lại mình, tự điều chỉnh mình; cái gì tốt thì phát huy, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình; cảnh giác trước mọi cám dỗ về danh lợi, vật chất, tiền tài, tránh rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ.
Vậy với tư cách một đảng viên, thuộc diện Ban Bí thư quản lý, ông Quang nghĩ gì và làm gì khi Nghị quyết T.Ư 4 đang đi vào cuộc sống? Vì sao ông Quang lại có đơn đề nghị những việc “không giống ai” như đã nêu trên, mà không “tự giác, gương mẫu, tự phê bình, kiểm điểm, nhìn lại mình, tự điều chỉnh mình; cái gì tốt thì phát huy, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình” và để “tránh rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ” như lời Tổng Bí thư đã chỉ rõ.

GÓP Ý SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HIẾN PHÁP 1992 - (PLTPHCM)



Cần hiến định quyền tư pháp độc lập
Tại hội thảo Tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 của ngành TAND ngày 5-3, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình đã tổng hợp các ý kiến góp ý và thống nhất kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp theo hướng:
Hiến định rõ quyền tư pháp độc lập của tòa án và đề nghị chấm dứt quyền kiểm sát xét xử của VKS để thay thế bằng cơ chế kiểm soát khác phù hợp hơn.
Các đại biểu còn kiến nghị sửa đổi hàng loạt các quy định chưa phù hợp của Hiến pháp.
Bãi bỏ quyền kiểm sát xét xử của VKS?
Nhiều ý kiến cho rằng VKSND có quyền công tố, vừa có quyền kiểm sát xét xử thì liệu có ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập xét xử của tòa án. Ảnh minh họa: HTD
Theo PGS-TS Trần Văn Độ - Phó Chánh án TAND Tối cao: Về mặt lý luận thì nhiều quốc gia trên thế giới đều coi quyền tư pháp là quyền xem xét và phán quyết về các vi phạm pháp luật, các tranh chấp. Nhưng trong Hiến pháp 1992 vẫn chưa xác định tòa án là cơ quan tư pháp độc lập duy nhất, mà chỉ quy định (Chương X Điều 127) “TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam” nên chưa thể hiện chính xác, đầy đủ các quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thậm chí, trong thực tiễn thì các cơ quan tư pháp thường được hiểu bao gồm: TAND, VKSND, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án. Điều này không đúng! Nếu không làm rõ nội hàm những quyền cơ bản thì sẽ khó xây dựng các thiết chế và cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả. Vì vậy, lần sửa đổi Hiến pháp này cần hiến định rõ tòa án là cơ quan tư pháp duy nhất, thực hiện quyền tư pháp độc lập đó là xét xử. Như vậy, các hệ thống cơ quan tư pháp chỉ bao gồm: TAND Tối cao, các TAND, các tòa quân sự và các tòa án khác do luật định.
Còn VKSND chỉ là cơ quan tham gia hoạt động tư pháp, chủ yếu thực hiện chức năng công tố. Cơ quan điều tra, thi hành án cũng thuộc nhóm cơ quan hành pháp. Ngay cả Bộ Tư pháp về tên gọi là như thế nhưng thực ra cũng không có quyền tư pháp (phán quyết) mà chỉ là cơ quan quản lý nhà nước về một số lĩnh vực liên quan trong hoạt động tư pháp (luật sư, thi hành án dân sự…).
Nếu xác định rõ và bảo đảm quyền tư pháp độc lập thì cũng phải xem xét lại chức năng kiểm sát xét xử của VKS vì rất bất hợp lý: Cơ quan này là một bên tham gia tố tụng nhưng vừa có quyền công tố, vừa có quyền kiểm sát xét xử. Điều này có thể ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập xét xử của tòa án. Vì thế, nhiều chánh án các tòa địa phương bày tỏ không đồng tình về vai trò hiện hành của VKSND mà đề nghị chuyển hẳn VKSND thành cơ quan thực hành quyền công tố. Còn nếu tiếp tục duy trì chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp thì nên giới hạn trong phạm vi kiểm sát hoạt động điều tra, thi hành án… Nếu để kiểm sát hoạt động xét xử thì phải xây dựng cơ chế riêng phù hợp hơn.
Lập hội đồng bảo hiến
Theo chánh án TAND Tối cao, điều kiện hiện nay chưa chín muồi để thành lập tòa án hiến pháp. Việc giao cho TAND Tối cao có chức năng phán xét tính hợp hiến hay chức năng bảo vệ hiến pháp là chưa phù hợp. Ông Bình đề xuất nghiên cứu thành lập hội đồng bảo hiến. Hội đồng bảo hiến có thẩm quyền xem xét cả việc bảo vệ hiến pháp và giám sát các hoạt động vi hiến của các cơ quan nhà nước.
Hội đồng bảo hiến do Chủ tịch nước đứng đầu, các thành viên gồm đại diện các cơ quan lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Chính phủ), tư pháp (tòa án) và một số đại diện do Quốc hội bầu. Hội đồng bảo hiến có thẩm quyền: Xem xét tính hợp hiến của văn bản pháp luật, nếu thấy không hợp hiến thì trình Quốc hội xem xét; ban hành nghị quyết bãi bỏ văn bản dưới luật không hợp hiến và ra quyết định tạm đình chỉ thi hành, chờ Quốc hội xem xét.
Kiến nghị sửa đổi những quy định bất cập
Chánh tòa Kinh tế TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ông Tạ Quốc Việt cho rằng hệ thống tổ chức tòa án và thẩm quyền xét xử theo đơn vị hành chính như hiến định hiện hành cũng không hợp lý, gây khó khăn, lúng túng trong thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp “tổ chức tòa án theo thẩm quyền và cấp xét xử”. Đồng thời, dễ bị tác động từ chính quyền địa phương, ảnh hưởng nguyên tắc độc lập xét xử.
Nguyên tắc xét xử tập thể (Điều 131) cũng đã hạn chế việc xét xử theo thủ tục rút gọn (chỉ có một thẩm phán xét xử).
Ngoài ra, Hiến pháp năm 1992 quy định về thành lập tòa án đặc biệt cũng cần sửa đổi. Bởi lẽ việc thành lập tòa án đặc biệt chỉ phù hợp với thời kỳ chiến tranh, khi hệ thống tòa án còn non trẻ. Đến nay, hệ thống TAND đã lớn mạnh, đủ năng lực xét xử tất cả loại án thì thành lập tòa án đặc biệt là không cần thiết.
Ngoài ra, cũng nên bãi bỏ quy định về tổ chức hòa giải cơ sở trong Hiến pháp 1992. Vì đây không phải là thiết chế tư pháp mà là thiết chế hành chính, xã hội. Hòa giải cơ sở nên quy định bằng luật riêng, nếu thấy cần thiết phải duy trì tổ chức này ở mức độ hiến định thì chuyển về chương khác, không thể để ở chương tư pháp.
BÌNH MINH

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Thầy cô phấp phỏng chờ tin vui thu nhập

- Cô giáo Trần Thị Lý ở Trường THCS Đông Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình đã kê khai số năm công tác để chờ ngày truy lĩnh phụ cấp thâm niên. Trong tháng 3 này, nhà trường sẽ hoàn thành xong việc chuyển thu nhập thêm cho cô Lý và các đồng nghiệp.



TIN BÀI LIÊN QUAN:

Nhà giáo đủ 5 năm giảng dạy, GD được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng. (Ảnh SGGP)

Địa phương gấp rút duyệt
Sau khi văn bản hướng dẫn phụ cấp thâm niên có hiệu lực, nhiều cơ sở đã rậm rịch tiến hành rà soát, duyệt danh sách, một số địa phương, phụ cấp vẫn “nằm vùng” chờ chỉ đạo. Mặc dù phải đợi thêm nhưng các giáo viên đều tỏ ra lạc quan, phấn khởi vì có thêm động lực.
Theo quy định tại thông tư hướng dẫn phụ cấp thâm niên cho nhà giáo thì lương giáo viên từ tháng 5/2011 có thêm khoản "phụ cấp thâm niên". Giáo viên càng vui hơn khi Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GD-ĐT) Trần Kim Tự khẳng định, kinh phí chi trả phụ cấp thâm niên cho nhà giáo đã được rót về cơ sở.
Ông nói, kinh phí chi trả phụ cấp thâm niên cho nhà giáo là không thiếu nguồn. Nhà giáo được truy lĩnh sớm hay muộn phụ thuộc khâu duyệt danh sách của các cơ sở. Những giáo viên được hưởng phụ cấp thâm niên là nhà giáo trong biên chế, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được nhà nước cấp kinh phí hoạt động.
Theo đó, một giáo viên công tác giảng dạy đủ 5 năm (60 tháng) mức lương hiện hưởng 2,67 thì phụ cấp thâm niên được 295.000 đồng/tháng. Trong khi đó, giáo viên có mức lương 6,38, có 35 năm giảng dạy thì phụ cấp thâm niên được hưởng vào khoảng trên, dưới 2 triệu đồng/tháng.
Phụ cấp này góp phần cải thiện đời sống cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên ở nông thôn, ở vùng sâu, vùng xa có nhiều cống hiến cho giáo dục.
Ghi nhận từ phía cơ sở thực thi cho thấy, nhiều cơ sở đã rậm rịch tiến hành rà soát, duyệt danh sách giáo viên đủ điều kiện. Theo ông Đặng Văn Hướng (GĐ Sở GD – ĐT Bắc Ninh), việc hoàn tất thủ tục trả phụ cấp thâm niên cho giáo viên đang được tiến hành khẩn trương, đảm bảo chuyển tới giáo viên một cách nhanh nhất.
Còn GĐ Sở GD – ĐT Hưng Yên Nguyễn Văn Tám cho biết, “phương án triển khai đang được chúng tôi nghiên cứu và lên kế hoạch thực hiện. Sẽ có báo cáo cụ thể trong thời gian tới."...
Bên cạnh đó, một số địa phương, phụ cấp vẫn “nằm vùng” chờ chỉ đạo. GĐ Sở GD – ĐT tỉnh Thái Bình Đặng Phương Bắc cho biết: “Kinh phí hiện đang có sẵn nhưng còn chờ văn bản hướng dẫn thực hiện. Khi có chỉ đạo sẽ ngay lập tức trả phụ cấp cho giáo viên. Chỉ cần liên ngành Giáo dục – Tài chính – Nội bộ “bắt tay” nhau, chúng tôi sẽ làm luôn”.
Giáo viên phấn khởi
Nhiều giáo viên phấn khởi khi nhận được thông tin mới về phụ cấp thâm niên sau hơn nửa năm chờ đợi. Cô Nguyễn Thị Tuyết giáo viên trường tiểu học thị trấn Núi Đối (Kiến Thụy, Hải Phòng) chia sẻ : “Sau 19 năm gắn bó với nghề, mức lương của tôi nay đã được cải thiện nhờ số tiền phụ cấp. Theo cách tính phụ cấp thâm niên, tôi hưởng mức 19% tương đương 600 nghìn/ tháng. Số tiền tuy không nhiều nhưng đó là niềm vui nho nhỏ đối với những nhà giáo như chúng tôi.”
Đã được nhận phụ cấp từ đầu năm nay, mỗi tháng có thêm một khoản để chi tiêu, phục vụ công tác trong điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu thốn, thầy Nguyễn Hồng Sơn (giáo viên THPT Đào Duy Từ - TP Thanh Hóa) như bớt đi một nỗi lo thường trực.
Theo thầy Sơn, trong các nghề, lương nghề giáo được xếp vào loại bấp bênh nhất, bởi thế mà có rất nhiều người phải bỏ niềm đam mê đứng trên bục giảng của mình để lăn lộn, bon chen sang các ngành ngoài mới đủ sống. Nhưng giờ có thêm phụ cấp thâm niên, giáo viên cũng được an ủi phần nào và có thêm động lực để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Ở một số địa phương, giáo viên đã được phổ biến về việc trả phụ cấp từ trước nhưng vẫn đang trong tình trạng khấp khởi chờ đợi. Là giáo viên tâm huyết, từng “chở” hơn 20 “chuyến đò” qua sông, có những lúc áp lực gánh nặng mưu sinh, bế tắc tưởng chừng phải bỏ nghề, chuyển ngành, nhưng rồi cũng cố gắng vượt qua. Khi biết tin được nhận phụ cấp thâm niên, cô giáo Nguyễn Thị Dung (giáo viên TTGDTX – Tam Điệp - Ninh Bình) phấn khởi: “Tôi mừng cho tôi một, thì mừng cho đồng nghiệp của tôi – những người trẻ đang dạy chữ, gieo mầm nơi vùng sâu, vùng xa mười, điều kiện sống của họ vô cùng cực khổ, lại thêm đồng lương eo hẹp không đủ sống thì còn tâm trí đâu để dạy chữ?”.
“Dù phải đợi thêm một thời gian để duyệt danh sách giáo viên đủ chỉ tiêu nhưng tôi vẫn mừng vì sẽ nhanh thôi, giáo viên không phải chờ một cách vô vọng nữa!” – cô Dung bày tỏ thêm.

Nhà giáo đủ 5 năm giảng dạy, GD được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.
Cách tính hàng tháng theo hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ x mức % phụ cấp thâm niên được hưởng.
(Hướng dẫn của Bộ GD-ĐT)
  • Thu Thảo

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

THI GIÁO VIÊN GIỎI Ở HÀ TĨNH: MỘT THẦY CHẾT, MỘT THẦY VỠ MẶT

Đăng ngày: 00:09 02-03-2012
Thư mục: Tổng hợp
                THI GIÁO VIÊN GIỎI Ở HÀ TĨNH:
          MỘT THẦY CHẾT, MỘT THẦY VỠ MẶT 
  Ngày 1-3-2012, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã tổng kết cuộc thi GVG bậc PTTH rất dài ngày. Trên “vựa học” Hà Tĩnh, chỉ có hơn 400 “hạt gạo” tham gia thi tuyển, qua ba vòng xay xát, còn lại đúng 160 “hạt gạo trên sàng”.
  Điều đặt biệt của cuộc thi này, là có một thầy giáo bị đột tử và một thầy bị vỡ mặt ngay trong cuộc thi.
  Người thầy giáo xấu số đó, là thầy Hoàng Quốc Túy, giáo viên môn sinh vật trường THPT Cẩm Bình. Người thầy vừa tròn tuổi 30 đó, đã bị đột tử khi đã lọt vào vòng cuối cuộc thi. Chiều ngày 14-2, thầy Túy bốc thăm nhận bài, và ngay sau đó lao vào chuẩn bị bài giảng để tuần sau lên lớp. Nhưng đêm thứ 6, thầy thiếp đi bên trang giáo án soạn dở và không bao giờ tỉnh dậy nữa.
  Người xấu số thứ hai cũng độ tuổi 32, là thầy giáo Đào Trọng Sơn, giáo viên toán trường THPT Cao Thắng. Nguyên là học sinh trường PTTH Năng khiếu Hà Tĩnh, thầy Sơn cũng đã dễ dàng vượt qua vòng làm đề tài và thi viết. Một tuần chuẩn bị bài dường như vắt kiệt sức lực, chiều 17-2 Sơn dạy xong thì bị tai nạn ngay trên đường về nhà. Sơn đột nhiên bị ngất và ngã khi đang điều khiển xe máy. Khi tỉnh dậy, Sơn thấy mình nằm trong bệnh viện Đức Thọ, rồi viện Việt Đức, rồi viện Răng Hàm Mặt. Sơn bị vỡ nhiều xương vùng mặt, và ngày anh trở lại bục giảng hẳn còn xa.
 Chuyện đột tử với chuyện tai nạn âu cũng thường. Nhưng thầy chết, thầy vỡ mặt trong cùng một cuộc thi GVG thì quả hy hữu. Có hay không, nguyên nhân từ chính cuộc thi?
 Cuộc thi GVG năm nay ở Hà Tĩnh, có nhiều thay đổi so với trước.
 Công việc đánh giá ĐT SKKN, trước đây được tiến hành vào cuối năm học, và chỉ được coi là điều kện đủ sau cùng để công nhận danh hiệu GVG. Vì vậy, giáo viên có ít nhất là 12 tháng để nghiên cứu và thể nghiệm đề tài. Lần này, từ khi có thông báo của Sở (ký ngày 27-10-2011) đến hạn nạp đề tài (ngày 5-12-2011), chỉ vẻn vẹn 1 tháng. Sự cập rập đó tạo nên áp lực đáng kể với người đăng kí dự thi.
  Chính vậy, nhiều giáo viên đành “lỡ tàu” vì chưa viết kịp đề tài. Chính vì vậy, nhiều ĐT được viết vội vàng, nên bị loại ngay vòng đầu. Chính vì vậy, có thầy đành “copy và past” cho kịp thời hạn. Chính vì vậy, mà 3 thầy đã bị phát hiện “đạo văn”. Và án kỷ luật giáng xuống tức thì, một thầy giáo còn bị chuyển khỏi ngôi trường mình đang giảng dạy.
 Hơn 100 người bị loại, chỉ còn 322 thầy bước vào vòng thi viết. Lệ thường, chỉ cần đạt điểm trung bình là có thể lọt qua vòng thi viết. Vì vậy, nhiều người khá tự tin khi gặp cửa ải này.
Bất ngờ, theo yêu cầu mới, là điểm viết phải đạt loại giỏi. Gần nửa số người dự thi choáng váng khi biết tin mình bị loại.
 Mà cũng không chỉ họ, mà tất cả đồng nghiệp đều choáng váng. Nhiều trường mất trắng, đặc biệt là các trường ở phía bắc (Bắc Hà). Mặc dù, tiềm lực và bề dày thành tích của Bắc Hà năm nào cũng cao hơn các trường phía nam (Nam Hà). Sự chênh lêch đến vô lý này ở nhiều môn chủ công, đã làm tăng thêm nghi vấn. Những nghi vấn chưa bao giờ dứt về tiêu cực trong thi cử ở Hà Tĩnh.
  Còn 172 thầy giáo bất an bước vào vòng thi cuối. Vòng thi dạy này, được phân thành hai đợt, tách riêng Bắc Hà và Nam Hà. Do Bắc Hà trượt thi viết quá nhiều, nên hai huyện Lộc Hà và Can Lộc, vốn thuộc Nam Hà, nay chuyển sang thi với Bắc Hà.
 Việc kéo dài thời gian chuẩn bị bài dạy đến một tuần, cũng làm tạo nên sự căng thẳng. Lại cách chọn giám khảo kì lạ của ban tổ chức cuộc thi cũng làm tăng thêm áp lực. Sở bỏ qua các thầy giáo giỏi trực tiếp giảng dạy, để chọn các nhà quản lý làm giám khảo. Thí sinh rất lo, khi biết những người ngồi chấm điểm mình, từ rất lâu họ đã không sờ đến phấn.
  Có chuyện, có một giám khảo môn văn vắng mặt, ban tổ chức bèn đôn một thí sinh dự thi lên làm giám khảo. Trong khi đó, bốn cây cột trụ của làng văn tỉnh nhà, là thầy Lập, thầy Tú, thầy Vỵ, thầy Tân lại không một ai được mời đến. Bốn đại cao nhân này, hai người là NGUT, hai người kia chuyên viết sách viết báo. Họ là những người trực tiếp giảng dạy và danh họ vang xa không chỉ ở đất Hà Tĩnh.
  Có thể những điều đó, là nguyên nhân khiến cho một số giáo viên thật sự giỏi không chịu đến thi, trong khi kẻ cơ hội lại tìm đến kì thi GVG như là tìm một "tín chỉ" để mong "hóa rồng".
 Có thể tất cả điều đó, đã góp phần tạo nên một áp lực không nhỏ lên những người dự thi. Có thể những điều đó, là nguyên nhân tạo nên cú ngã vỡ mặt của thầy giáo Đào Trọng Sơn và nguyên nhân cái chết trên trang giáo án của thầy giáo Hoàng Quốc Túy.
  Bốn năm nữa, nếu đủ sức, thầy Sơn có thể thi tiếp để tìm lại danh hiệu GVG đã vuột mất. Nhưng thầy Túy thì không bao giờ thi được và không thể có được cái danh hiệu đó nữa. Vì một lẽ, quy chế thi GVG lại chưa công nhận đặc cách cho những thầy chết trong thi.
 Cuộc trình diễn dài ngày về điển hình chất lượng GD tỉnh Hà Tĩnh kết thúc. Tấm màn nhung đã hạ, mọi người đã trở về sinh hoạt thường nhật. Nhưng có một diễn viên chưa xuất viện và một diễn viên thì vĩnh viến không bao giờ về nữa.
  Năm 2011, hai giáo viên ở Cẩm Xuyên Hà Tĩnh là thầy Đàn và thầy Hùng đã chết trong thi. Ngay khi kì thi TN PTTH đó kết thúc, Bộ GD đã tiến hành xem xét đánh giá lại những bất cập của việc tổ chức thi. Từ đó, Bộ đã có quy định mới, nhằm giảm áp lực cho kì thi TN PTTH.
Có hay không, những áp lực từ cuộc thi GVG?. Và những áp lực đó có thể là nguyên nhân của tai nạn của thầy Sơn, và cái chết thương tâm của thầy Túy hay không ?.
  Có thể chưa có câu trả lời, nhưng “đã làm người thì không ai được thờ ơ trước cái chết của đồng loại”.

Nguồn trích dẫn (0)

3 Bình luận

  1. phamlanganh

    phamlanganh

    Cách đây 51 phút

    Thưa bác.

    Năm nay em cũng bị đi thi .

    Chẹp ,cái SKKN em mang nộp thì người ta bảo không được.Về viết vội trong 2h30 phút đem nộp thì đủ điểm qua.

    Thi vòng 2 báo cáo bác em thức mất mấy buổi tối học thì ngay sau khi đọc đề mấy anh,chị bỏ ngay sách ra chép... Hãi

    Đứa bạn em nó bảo:”Mày có muốn đạt kết quả cao thì chuẩn bị quà cáp các thứ chưa...” Em bảo nó:”Tao thi bằng đôi chân vì thế có thể vòng 3 tao bỏ,vì thi mà biết trước không có kết quả thì thi làm giề....”

  2. tuhui_tran@yahoo.com

    tuhui_tran@yahoo.com

    00:39 02-03-2012
    Viết quá hay, cho góp thêm bài ni cho vui:
    “Giáo giỏi, bốn năm mở một khoa.
    Nam Hà thi viết lấn Bắc Hà.
    Lôi thôi sĩ tử môn thi chạy.
    Ậm ọe quan trường món puộc-boa.
    Khổ tứ, một người thần chết đến.
    Lao tâm, trăm kẻ bệnh tật ra.
    Ba án kỷ luật, kìa ai đó.
    Muốn nhớ đời, treo chính giữa nhà.”