Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Tạm thời đình chỉ dạy văn tại lò luyện thi ê a ở Hà Nội

(Dân trí) - Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phạm Ngọc Anh trưởng phòng giáo dục quận Cầu Giấy cho biết đơn vị này đã đình chỉ dạy văn tại lò luyện thi trên do tập trung quá số người quy định.
 >>  Lớp luyện thi ê a tại Hà Nội: Nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT lên tiếng
 >>  Chuyện lạ: Tập đọc ê a tại lò luyện thi ở Hà Nội

Trong video dưới đây, trước câu hỏi của PV Dân trí về số lượng học viên lớp học, ông Phạm Ngọc Anh cho biết: theo quy định hiện hành, các tổ chức, cá nhân được cấp phép quản lý học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình học sinh phải đảm bảo: lớp học có diện tích bình quân tối thiểu: 1,1m2/học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, ngay sau khi báo Dân trí đăng tải "chuyện thật như đùa" diễn ra tại lò luyện thi đặt tại Trung tâm GDTX và hướng nghiệp quận Cầu Giấy (Hà Nội), Phòng giáo dục quận Cầu Giấy đã thực hiện kiểm tra tại đây và phát hiện số lượng học sinh quá đông, vượt rất nhiều lần diện tích bình quân tối thiểu theo quy định. Mời độc giả xem cuộc trao đổi của chúng tôi cùng ông Phạm Ngọc Anh trưởng phòng giáo dục quận Cầu Giấy - Hà Nội.




Hà Trang - Trọng Trinh
Tạm thời đình chỉ dạy văn tại lò luyện thi ê a ở Hà Nội Tạm thời đình chỉ dạy văn tại lò luyện thi ê a ở Hà Nội 10 8 14017

Những bài văn tốt nghiệp ‘bất hủ’

(VTC News)- Bên cạnh những bài văn chân thành và cách viết tài hoa của thí sinh, lại không thiếu những câu văn “ thảm họa” của học trò.
Một giáo viên chấm thi môn Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua chia sẻ rằng đợt chấm thi năm nay đã để lại trong cô  bao cảm xúc vui, buồn.

Có lúc cô thật sự xúc động, ngỡ ngàng trước những áng văn chân thành và cách viết tài hoa của thí sinh, khi lại buồn cười “rơi nước mắt” trước những câu văn “ thảm họa” của học trò.

Mỗi bài làm của học trò với những cảm xúc khác nhau đã khiến cô phải ưu tư, trăn trở về cách dạy môn Văn trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Những bài văn tốt nghiệp ‘bất hủ’
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2013 (Ảnh: Phạm Thịnh) 

Xúc động, ngỡ ngàng

Cô chia sẻ rằng, dù chấm hơn 260 bài văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhưng những câu văn chân thành, thấm thía của một số thí sinh vẫn làm cô nhớ mãi.

Tại câu nghị luận xã hội, khi bàn luận về tấm gương Nguyễn Văn Nam đã dũng cảm quên mình cứu năm bạn nhỏ, nhiều thí sinh đã chọn cách viết rất sáng tạo.

Vẫn là cách lập luận của văn nghị luận nhưng có em mượn hình thức một bức thư gửi cho Nam, hoặc gửi cho bố mẹ Nam để từ đó bày tỏ suy nghĩ của bản thân, lòng cảm phục của mình đối với Nam và gia đình bạn.

 

Những bài văn tốt nghiệp ‘bất hủ’Hình tượng Nam, một con người bằng xương bằng thịt – đại diện cho thế hệ 9X - đã khẳng định: thế hệ trẻ của chúng em vẫn biết sống nhân ái, vị tha và tiếp nối những truyền thống đẹp đẽ của dân tộc mình Những bài văn tốt nghiệp ‘bất hủ’

Một thí sinh viết
 
Bên cạnh đó, một số em lại viết dưới dạng nhật kí để gửi gắm những suy tư của mình  như “ Nam ơi, tuổi 18 thật đẹp, chân trời đang rộng mở phía trước, dù Nam không đồng hành với chúng mình trong chặng đường tiếp theo, nhưng hình ảnh của Nam, giây phút Nam lao mình xuống dòng nước sẽ là hình ảnh không phai mờ trong tâm trí mình, chúng mình sẽ thay Nam viết tiếp những trang đời đẹp đẽ của tuổi 18 này bằng những việc làm có ý nghĩa”.


Đồng cảm với hoàn cảnh của Nam, một thí sinh bộc bạch: “ Gia đình Nam thật nghèo, cuộc sống của Nam thật thiếu thốn nhưng tấm lòng của bạn lại vô cùng giàu có, chan chứa tình thương, lòng nhân ái”.

Có bài viết còn khiến cô giáo giật mình khi có bạn trẻ viết rằng: “ Gần đây, các thế hệ đi trước luôn coi rằng thế hệ 9X là vô cảm, khiến chúng em rất buồn và tự hỏi có thật như thế hay không? Đến nay, em có thể tự hào mà nói rằng: Hình tượng Nam, một con người bằng xương bằng thịt – đại diện  cho thế hệ 9X - đã khẳng định: thế hệ trẻ của chúng em vẫn biết sống nhân ái, vị tha và tiếp nối những truyền thống đẹp đẽ của dân tộc mình.”

Đọc những bài viết như thế, giáo viên này rất xúc động và vui mừng vì những suy nghĩ chân thành, sâu sắc của học trò.

"Thực sự, đề văn nghị luận xã hội năm nay đã đánh thức trong lòng học trò những lẽ sống cao đẹp, khiến các em  biết nhận thức sâu sắc hơn về  trách nhiệm của thế hệ  mình", cô giáo này chia sẻ.

Đến những bi hài không thể gọi thành tên

Giáo viên này cũng chia sẻ rằng: Đối với người dạy văn, công việc chấm bài của học trò,  không chỉ để trân trọng những tình cảm cao đẹp, trong sáng trong từng bài viết, phát hiện những suy nghĩ sâu sắc mới lạ mà còn là việc “ nhặt sạn” để từ đó uốn nắn kịp thời học sinh.

Ở bài viết Nghị luận văn học, khi phân tích diễn biến tâm lý của Mị trong đêm xuân, một thí sinh đã “sáng tác” thêm về hành động của A Sử: “ A Sử chửi bới, sỉ nhục Mị rồi nhậu nhẹt từ sáng đến tối”.

Ngoài ra, khi cảm nhận chi tiết Mị uống rượu “ừng ực từng bát” học sinh đã viết “ Mị hận A Sử, Mị hận đời, hận chính mình. Mị muốn tự sát”.  “Khi Mị bị trói, Mị nghĩ rằng: sáng mai thôi, cái lỗ nhỏ ở buồng Mị sẽ bị A sử bịt mất”
Những bài văn tốt nghiệp ‘bất hủ’
Nhân vật Mỵ trong phim " Vợ chồng A Phủ" 

Giáo viên này cũng kể có nhiều bài viết sử dụng biện pháp so sánh và các dùng ngôn từ rất mạnh “ Mấy năm nay, Mị sống như con chó trong nhà thống lí, chỉ biết làm hồng hộc”.

Khi cảm nhận đoạn thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, có học sinh  “hồn nhiên” viết rằng: “ Đất nước là nơi chứng kiến mối tình vụng trộm của lứa đôi”…

 

Những bài văn tốt nghiệp ‘bất hủ’Mấy năm nay, Mị sống như con chó trong nhà thống lí, chỉ biết làm hồng hộc Những bài văn tốt nghiệp ‘bất hủ’

Một thí sinh viết
 
Đáng buồn hơn cả, trong bài viết nghị luận xã hội, khi bàn bạc mở rộng về tấm gương Nguyễn Văn Nam, có em đã nhầm lẫn khi liên hệ tới bao con người hi sinh thân mình vì dân tộc như “ Võ Văn Giáp lấy thân mình lấp lỗ châu mai” hay sáng tạo một tên tuổi lịch sử “ Cù Lao Chánh lấp lỗ chông gai”.


Thậm chí, một thí sinh tỏ ra bi quan: “ Nếu Nam không nhảy xuống thì không có ai cứu vì đa số các bạn trẻ thời nay đều tham sống sợ chết”…

Bằng sự cảm thông của một người giáo viên, cô cho rằng những “hạt sạn” đó là những lỗi không tránh khỏi khi học trò khi học văn mà không đọc kĩ tác phẩm, viết văn mà ngôn từ nghèo nàn, thiếu cảm xúc, suy nghĩ chưa  thật sâu sắc.

Tuy nhiên, chính từ những “hạt sạn” đó, người giáo viên dạy Văn sẽ phải luôn phải trăn trở để tìm ra phương pháp giảng dạy gần gũi, khơi gợi được tình yêu của các em đối với môn học này.

Phạm Thịnh (lược ghi)

Thi vào lớp 10 tại Hà Nội: Văn hay vì liên hệ biển đảo, toán phân loại học sinh

(LĐ) - Số 138 - Thứ tư 19/06/2013 07:48
Ngày 18.6, gần 71.000 sĩ tử tại Hà Nội tham dự kỳ thi vào lớp 10 với hai môn ngữ văn và toán.
Nhiều thí sinh: “Đề dễ hơn năm ngoái”

Theo nhận định của nhiều TS, đề thi ngữ văn năm nay khá phù hợp với kiến thức của học sinh và đặc biệt gây hứng thú ở câu hỏi về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc. “Đề văn năm nay đòi hỏi TS phải vắt óc suy nghĩ và biện luận nhiều hơn, nhất là câu hỏi về biển đảo - một câu mà chúng em chưa từng được học ôn. Tuy nhiên, nếu có nền tảng kiến thức xã hội và biết cách ứng biến linh hoạt kiến thức đã được học thì em thấy đây là câu hỏi không khó. Nhìn chung, em thấy đề năm nay dễ hơn so với năm ngoái” - Bùi Việt Anh (lớp 9A - THCS Lương Thế Vinh) chia sẻ. Trong khi đó, bạn Nguyễn Thu Phương (THCS Cát Linh) không giấu được vẻ lo lắng: “Câu nghị luận xã hội liên hệ biển đảo rất thú vị, nhưng mình chưa được ôn tập kỹ càng nên kết quả không tốt như mong đợi”.

Về các câu hỏi khác, nhiều thí sinh cho biết đã làm bài không được tốt vì không hiểu đề muốn hỏi gì. Cụ thể, TS Thùy Giang (thi vào THPT Trương Định quận Hoàng Mai) không hiểu câu hỏi cấu tạo từ, trong khi Trần Quang Huy (lớp 9A THCS Giảng Võ thi vào THPT Quang Trung, quận Đống Đa) “vò đầu bứt tai” trước yêu cầu phân tích hình ảnh “nốt trầm” trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Cô T.Nhung - giáo viên dạy văn trường THCS Nguyễn Trường Tộ - nhận định: “Đề văn năm nay hay, nhưng gây nhiều bất ngờ ở câu nghị luận xã hội. Câu 1 là cơ bản, đa số học sinh sẽ làm được. Câu 2, có thể ít được nhắc đến trong quá trình ôn, nhưng nếu nghe các chương trình thời sự, đọc báo, đọc tin, các em sẽ liên hệ tốt. Tôi cho rằng, với đề văn này, các em đạt tầm 7-8 điểm không khó khăn”.

Đề thi toán năm nay được nhận định là có tính “phân loại học sinh” cao. Tại các địa điểm thi như THPT Quang Trung, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Phạm Hồng Thái... rất ít các trường hợp TS nộp bài sớm. “Em phải tận dụng hết thời gian để làm bài, nhưng cũng không làm hết đề thi” - học sinh Quang Thắng (đăng ký thi vào Trường THPT Phạm Hồng Thái) cho biết. Còn Nguyễn Hữu Thắng - học sinh Trường THCS Vĩnh Quyền - chia sẻ: “Đề thi năm nay so với năm trước tương đối khó dù đề ra sát với kiến thức học. Em làm được gần hết chỉ bỏ câu 4 phần hình và câu 5, em nghĩ bài của mình khoảng 7 điểm”. Còn theo Ngọc Linh (thi vào THPT Kim Anh, huyện Sóc Sơn) cho biết: “Đề thi năm nay sát với kiến thức chương trình học, song vì bọn em chỉ học và ôn ở trường nên chắc không làm bài tốt bằng những bạn ôn dưới thành phố. Em đoán bài của mình được khoảng 7,5 điểm”.

Phát hiện 1 trường hợp thi hộ


Ngay trong buổi thi ngày 18.6, Sở GDĐT Hà Nội đã ghi nhận được một trường hợp thi hộ ở Hội đồng thi Chúc Động (huyện Chương Mỹ). Ông Nguyễn Hiệp Thống - Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội - cho biết: “Cán bộ coi thi ở Hội đồng thi Chúc Động đã phát hiện và xử lý 1 trường hợp thi hộ. Ngoài ra, tại các hội đồng thi khác, cán bộ coi thi lập biên bản xử lý 3 trường hợp mang điện thoại vào phòng thi và 10 trường hợp sử dụng tài liệu trong phòng thi. Ngoài các vi phạm trên, nhìn chung kỳ thi vào lớp 10 diễn ra an toàn, nghiêm túc”. Theo ông Thống, số TS đến dự thi trong ngày 18.6 là 70.713 TS, so với mức đăng ký dự thi là 71.281 em.

Được biết, để phục vụ kỳ thi này, Hà Nội đã thành lập 149 hội đồng coi thi với 3.008 phòng thi, điều động hơn 7.500 giáo viên làm giám thị coi thi. Ngoài ra còn có hơn 500 người được giao nhiệm vụ lãnh đạo tại các hội đồng coi thi.
Điều kiện văn bằng dự thi đào tạo liên thông
(GD&TĐ) - Bộ GD&ĐT cho biết đã nhận được công văn của một số cơ sở đào tạo về việc bằng tốt nghiệp đăng ký dự thi (ĐKDT) liên thông trình độ ĐH năm 2013.
Về việc này, Bộ GD&ĐT có ý kiến như sau:

Theo mục a, b, khoản 1 Điều 7 - Điều kiện về văn bằng dự thi đào tạo liên thông - Thông tư số 55/2012/TT- BGDĐT ngày 25/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH yêu cầu bằng tốt nghiệp TCCN, CĐ, TC nghề, CĐ nghề của các trường đã có báo cáo tự đánh giá và triển khai kiểm định chất lượng theo tiến độ do Bộ GD&ĐT và Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội quy định mới được tham gia dự thi.

Tuy nhiên, do quy định trên có hiệu lực từ ngày 7/2/2013 nên những đối tượng dự thi có bằng tốt nghiệp TCCN, TC nghề, CĐ, CĐ nghề trước thời điểm trên đều được dự thi theo Điều 9 Thông tư số 55/2012/TTBGDĐT ngày 25/12/2012 của Bộ trưởng GD&ĐT.
Lập Phương
,

Đưa con đi học khóa tu mùa hè "đông như hội"

Cả ngàn người, chủ yếu là phụ huynh học sinh đưa con em mình đến theo học các khóa tu mùa hè, với mong muốn con em mình tu tâm sửa tính và sẽ sống tốt hơn.

Đến với Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc vào những ngày nghỉ cuối tuần trong tháng 6.2003, chúng tôi được chứng kiến cảnh người xe qua lại nhộn nhịp.
Cả ngàn người, chủ yếu là phụ huynh học sinh đưa con em mình đến theo học các khóa tu mùa hè, với mong muốn con em mình tu tâm sửa tính và sẽ sống tốt hơn.
Hàng năm, mỗi khi bước vào kỳ nghỉ hè, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên lại tổ chức các khóa tu mùa hè, nhằm tạo một sân chơi lành mạnh và có ý nghĩa thiết thực cho học sinh sinh viên. Mùa hè 2013 là năm thứ năm Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên mở các khóa tu mùa hè.
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
Theo Hòa thượng Thích Kiến Nguyệt - trụ trì Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, hè 2013 Thiền Viện đã quyết định mở năm khóa tu mùa hè cho học sinh sinh viên. Theo học ở đây, các em sẽ được nghe giảng về đạo lý nhà Phật, hướng các em hiếu lễ với bố mẹ, ông bà, không trộm cắp, lừa đảo, nói dối.
Ngoài ra, các em còn được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao, giao lưu văn hóa văn nghệ, trao đổi kỹ năng sống... Những trẻ hiếu động sẽ được các thầy dạy ngồi thiền để tâm trí được tĩnh hơn, điềm đạm hơn.
Bên cạnh đó, các em còn được tập ăn chay, khám phá thiên nhiên và phải tự dọn nơi ngủ, tự giặt quần áo, rửa bát của mình sau khi ăn...
Chị Nguyễn Phương Tâm, quận Long Biên - Hà Nội cho biết, mặc dù thời gian theo học ở đây rất ngắn nhưng các cháu đã hiểu được đạo làm con, nỗi khổ cực của cha mẹ, tình yêu thương gia đình. Khi về với gia đình, khả năng sống tự lập của các cháu tốt hơn. Ngoài ra, các cháu cũng sẽ biết coi trọng "đồng tiền bát gạo" mà cha mẹ mình làm ra và biết tiết kiệm trong chi tiêu, sinh hoạt để tránh lãng phí.
Theo Vietnam+

Không công nhận hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương
(PL)- UBND TP.HCM vừa có quyết định không công nhận hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương (TP.HCM) đối với ông Lê Văn Lý.

Theo đó, ông Lý có trách nhiệm bàn giao nhiệm vụ, con dấu, giấy tờ, các hồ sơ liên quan đến chức vụ hiệu trưởng cho HĐQT Trường ĐH Hùng Vương trong thời hạn bảy ngày từ ngày nhận quyết định. Đồng thời, UBND TP có công văn đề nghị HĐQT trường cử hiệu trưởng tạm quyền để điều hành hoạt động của trường trong thời gian không quá một tháng nhằm tiến hành cử hiệu trưởng theo quy định.
Liên quan đến vụ việc này, trước đó, vào ngày 3-3-2012, UBND TP đã ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ của ông Lý để thanh tra, làm rõ trách nhiệm cá nhân trong việc lập thủ tục chuyển đổi sang loại hình trường ĐH tư thục cùng một số sai sót khác, dẫn tới mâu thuẫn nội bộ nghiêm trọng. Ngày 7-3-2012, Bộ GD&ĐT cũng đã có quyết định tạm ngưng tuyển sinh đối với Trường ĐH Hùng Vương do trường để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nghiêm trọng trong bộ máy lãnh đạo.
THU HƯƠNG

19/06/2013 - 06:50

Có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng là được thi liên thông

18/06/2013 19:19 (GMT + 7)
TTO - Đó là khẳng định của Bộ GD-ĐT đối với đối tượng thí sinh dự thi liên thông có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp trước thời điểm thông tư 55 về đào tạo liên thông hiện hành chính thức có hiệu lực.
Ảnh minh họa
Theo đó, sau khi liên tục nhận được đề nghị từ các trường hướng dẫn cụ thể hơn về bằng cấp của người dự thi, ngày 18-6, Bộ GD-ĐT đã chính thức ban hành công văn giải thích rõ về tiêu chuẩn của người dự thi liên thông năm 2013.
Bộ GD-ĐT nhấn mạnh thông tư quy định về đào tạo liên thông hiện hành được ban hành tháng 12-2012 đặt điều kiện người muốn dự thi liên thông phải sở hữu bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, CĐ, CĐ nghề của các trường đã có báo cáo tự đánh giá và triển khai kiểm định chất lượng theo tiến độ do Bộ GD-ĐT và Bộ Lao động - thương binh và xã hội quy định.
Tuy nhiên, do thông tư này có hiệu lực từ ngày 7-2-2013 nên những người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp, trung cấp nghề, CĐ, CĐ nghề trước thời gian này hoàn toàn có đủ điều kiện dự thi liên thông bất kể trường đã tốt nghiệp đã được kiểm định chất lượng hay chưa.
NGỌC HÀ

Ngỡ ngàng với đề văn

Thứ Ba, 18/06/2013 22:20

Hôm qua, 18-6, hơn 71.000 thí sinh Hà Nội đã kết thúc kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 với 2 môn văn, toán. Đề thi văn mang đậm tính thời sự với câu hỏi liên quan đến chủ quyền dân tộc đã khiến nhiều thí sinh bối rối

Đề thi môn văn năm nay được nhiều giáo viên đánh giá là khá hay, lạ đối với kỳ tuyển sinh vào lớp 10. Trên thực tế dù đề nghị luận xã hội vốn quen thuộc với học sinh THPT nhưng với học sinh THCS, việc yêu cầu bày tỏ quan điểm, suy nghĩ cá nhân về các vấn đề thời sự, xã hội dường như chưa phải là thế mạnh của thí sinh (TS).
 
Thí sinh Hà Nội sau một buổi thi
Ảnh: XUÂN TRUNG
Khó kiếm điểm từ đề văn
Trong câu nghị luận xã hội (1 trong 3 ý thuộc phần II - 4 điểm), đề thi yêu cầu TS trình bày suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc từ đoạn trích một phần lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:
“Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. (...). Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm, hiệp lực, để dựng nên công lớn”.
Nhiều TS bỡ ngỡ với đề mở này. Buổi sáng khi kết thúc môn thi văn, tại Hội đồng thi THPT Nguyễn Trãi, quận Ba Đình, nhiều TS tỏ ra không hài lòng với bài làm của mình dù đây là trường tập trung những TS có học lực tốt. Đề văn nghị luận khiến nhiều TS khá bối rối vì ít được ôn tập và dễ mất điểm nếu không nhớ được tên tác phẩm và tác giả.
 
Ngoài ra, với câu 2, phần II, TS Nguyễn Lan Phượng  - tại Hội đồng thi Phan Đình Phùng - cho biết em không tự tin trước yêu cầu chép 2 câu thơ có nội dung tương tự trong bài Sông núi nước Nam. “Câu thơ gồm cả phần phiên âm chữ nôm và phần dịch thơ nên rất dễ nhầm, chép không chính xác nên bị mất điểm rất đáng tiếc” - em Lam Phượng cho biết.
 
TS Nguyễn Ngọc Long, dự thi vào Trường THPT Yên Hòa, quận Cầu Giấy, cũng cho rằng câu nghị luận xã hội chắc chắn sẽ khiến không ít TS lúng túng vì nếu chỉ với kiến thức trong sách giáo khoa, các bạn không thể làm tốt được câu này. “Đây là câu hỏi mở, thời sự, không có trong tác phẩm văn học. Với những câu hỏi mở này, TS phải có thêm kiến thức từ sách báo, xem thời sự thì mới có thể làm bài tốt” - cô Nguyễn Kim Anh, giáo viên Trường THPT bán công Phan Huy Chú, quận Đống Đa, nhận xét.
Nhiều TS khi được hỏi cho biết dù hết giờ làm bài nhưng các em vẫn chưa kết thúc bài thi và không thực sự hài lòng với bài làm của mình. Tuy nhiên, cũng có không ít TS phấn chấn với đề văn này. TS Phan Xuân Hà, dự thi vào Trường THPT Trần Phú, quận Hoàn Kiếm, cho rằng đây là một câu hỏi hay, ý nghĩa. Với dạng câu hỏi như thế này sẽ cảnh báo lối học thuộc, học vẹt trong sách giáo khoa. Ngoài ra, chắc chắn sau kỳ thi này, nhiều bạn sẽ chủ động tìm hiểu về chủ quyền biển đảo cũng như mở rộng kiến thức qua internet, tivi, báo đài...
Đã xảy ra thi hộ
Theo ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) TP Hà Nội, đã xuất hiện hiện tượng thi hộ tại Hội đồng thi Trúc Động, huyện Chương Mỹ và bị giám thị phát hiện, xử lý. Ngoài ra, cán bộ coi thi đã lập biên bản xử lý 3 trường hợp mang ĐTDĐ vào phòng thi và 10 trường hợp sử dụng tài liệu trong phòng thi. Theo ông Thống, kỳ thi vào lớp 10 năm nay có hơn 500 trường hợp bỏ thi.
Kết thúc việc thi tuyển, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hà Nội Đoàn Hoài Vĩnh cho biết năm nay Hà Nội sẽ xử lý kiên quyết những cán bộ quản lý mắc sai phạm trong quá trình tuyển sinh. Việc quản lý danh sách học sinh trúng tuyển vào trường sẽ tập trung một đầu mối về Sở GD-ĐT. Ông Vĩnh nhấn mạnh: Nếu phát hiện sai phạm trong tuyển sinh, hiệu trưởng trường công lập sẽ chịu hình thức kỷ luật theo quy định của Luật Công chức; hiệu trưởng các trường ngoài công lập có sai phạm thì trường đó sẽ không được giao chỉ tiêu tuyển sinh cho năm học sau.
 
TP HCM: 40.390 học sinh thi tuyển vào lớp 10
40.390 TS sẽ tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TP HCM do Sở GD-ĐT TP tổ chức trong 2 ngày 21 và 22-6 đối với các quận, huyện phải thi tuyển.
Các TS sẽ dự thi 3 môn: toán, văn và ngoại ngữ. Riêng TS thi vào các trường, lớp chuyên sẽ dự thi thêm môn chuyên.
Số liệu từ Sở GD-ĐT TP cho biết ở khu vực thi tuyển, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là 36.216 học sinh. Như vậy, sẽ có hơn 4.100 TS bị loại sau kỳ thi này.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP, cho biết đề thi vào lớp 10 nằm trong chương trình THCS nhưng chủ yếu ở lớp 9. Đề thi vừa đánh giá trình độ học sinh theo chuẩn kiến thức vừa phân loại TS.
H.Lân
 
Hôm nay, 19-6, TS đăng ký dự thi vào lớp chuyên của các trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây tiếp tục thi môn điều kiện là ngoại ngữ. Sau đó, TS sẽ thi các môn chuyên trong ngày 20 và 21-6.
YẾN ANH
[Quay lại]
1 ý kiến
Phương Thảo
0Thích  
19/06/2013 13:34
Đề thi Văn rất hay, ý nghĩa; có tác dụng sâu sắc trong việc góp phần giáo dục HS lòng yêu nước, ý thức và trách nhiệm của tuổi trẻ trong công cuộc nối tiếp truyền thống của cha ông: bằng mọi giá phải giữ gìn độc lập, toàn vẹn lãnh thổ đất nước; đồng thời phải luôn có ý thức cảnh giác trước dã tâm xâm lăng của kẻ thù nghìn đời của dân tộc. Ngoài ra kiểu đề mở này sẽ góp phần giúp GV dạy Văn bậc THCS đẩy mạnh việc dạy HS phương pháp làm văn nghị luận xã hội. Với HS thì các em sẽ biết quan tâm hơn đến thông tin, tình hình thời sự trong và ngoài nước, qua các phương tiện thông tin đại chúng. Với đề văn này, xin phép được cho điểm 10 + với Ban ra de.

Hơn 97% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT

18/06/2013 19:54 (GMT + 7)
TTO - Theo tin từ Bộ GD-ĐT vào chiều 18-6, cả nước đậu tốt nghiệp hệ THPT là 97,52%, giảm 1,45% so với năm 2012. Hệ bổ túc THPT đậu tốt nghiệp 78,08%, giảm 7,39% so với năm 2012.
Ảnh minh họa: Minh Đức
Đây mới chỉ là kết quả sơ bộ do các tỉnh chưa báo cáo đầy đủ.
Với những nỗ lực nhằm giảm tiêu cực, tăng cường kỷ luật ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, sau 5 năm tỉ lệ tốt nghiệp THPT liên tục tăng và tăng đột biến, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 đã cho tỉ lệ giảm.
Cả nước chỉ có khoảng 10 tỉnh, thành có tỉ lệ tốt nghiệp THPT tăng nhẹ. Một số tỉnh có tỉ lệ tốt nghiệp hệ bổ túc THPT giảm đáng kể từ 20-25% so với năm trước. Cá biệt có tỉnh Phú Yên giảm trên 63% so với năm trước ở hệ bổ túc THPT.
Trao đổi về kết quả tốt nghiệp THPT năm nay, lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định “không lấy kết quả tốt nghiệp THPT để xét thi đua của ngành GD-ĐT các địa phương” để hướng tới mục tiêu “học thật, thi thật”.
VĨNH HÀ

Ngẫu hứng Trần Tiến 17

Trần Tiến 
Bọ Lập đỡ đau bao tử chưa? Biết thế không cụng ly với em nữa. Chắc thương ông anh “thuỷ thủ lên bờ”, chả biết bao giờ gặp lại, đành nghiến răng uống cho anh vui phải không?
Em bảo anh cứ thế ngẫu hứng tiếp, không cần kỹ thuật văn chương gì hết. Nhiều người chờ bài anh trên trang Quê choa là được rồi. Mình viết nghiệp dư thì cứ nghiệp dư. Có khi thành chuyên nghiệp rồi lại chả ai đọc.

Thảo nào, quán bún ốc ngoài vỉa hè anh mê. Lâu rồi về thành phố, tìm lại, thấy xây nhà tổ chạng, khách vắng hoe.
Thôi thì cứ làm quán văn vỉa hè em nhé. Cho vui..
Cũng may. Tháng này đang thất nghiệp. Chẳng biết làm gì.
Gìa rồi, không làm việc chóng chết lắm.
Anh về với biển. Vũng Tàu hôm nay lại đầy gió. Thoát khỏi cái nóng của tháng qua, những cặp tình nhân lại ra ngồi đầy trên cái kè đá hoa cương bóng lộn bao quanh từ bãi trước đến bãi sau. Cái kè đá lãng mạn nhì thế giới. (Cái nhất thì chẳng nhớ nó ở nước nào, hoặc có thì bom đạn đã phá đi, hoặc có khi.. không có. Chắc ăn, cứ gọi những cái ta thích nhất là hạng ..nhì.)
Cảm ơn cô gái quét đường lặng lẽ, anh ra  tập thể dục đúng 5 giờ. Biển như cái lẩu bỏ lại, sặc mùi rượu, mùi tình ái và mùi thức ăn thừa qua đêm. Anh đi bộ vòng quanh núi về, cái ghế anh ngồi nghỉ đã lại sạch boong.Nhìn đồng hồ :5g30.
.Cảm ơn cô gái quét đường vô danh, cô đi qua đời tôi như một cái bóng lặng lẽ, chẳng để lại điều gì ngoài một con đường và những mặt ghế đá sạch sẽ, bóng lộn.
Thằng Khanh “khú” cứ thắc mắc:
-    Sao cái bài “ Đêm Trường sơn nhớ Bác”, nhạc hay thế, mà lời thì cứ đến câu “..bâng khuâng chúng cháu nghĩ.., Bác đã đến nơi này”. Em hát , thấy nó ngượng ngượng thế nào ấy. Sao trong rừng không nhớ bạn bè, nhớ mẹ, nhớ người tình mà chỉ nhớ Bác?
-    Thì đừng hát nữa. Bài đó là của thời tao sống, chớ có động vào. Đi tìm bài thời mày mà hát. Chịu khó tập thể dục đi. Người như cái que, uống mà không ăn, khác gì nhậu thịt mình.
-    Vậy mà bọn con gái lại thích cái người que của em. Chúng nó ôm em, miệng thỏ thẻ “ Xương anh thơm quá”.  Không, có thịt mới thơm thế đấy, ông anh ạ. Hè hè..
      Anh bảo em nghe nhạc gì thời nay. Chán bỏ bố. Sao hả anh, sao cứ phải có Bác    mới được hát hả anh.
..Bóng cô gái đẩy chiếc xe rác lặng lẽ , mờ ảo khuất sau đèo, khuất sau làn sương sớm.
Anh mà trả lời nó thì có đến Tết cũng chưa hết. Mà chắc gì anh giải thích được
         -Đấy như thời của “bộ tứ Hà nội” các anh*,  có Bác gì đâu mà nhạc vẫn hay…
-    Em mê giao hưởng. Em có nhớ bản số 3 của Beethoven viết tặng Napoleon không
-    Có, một trong những bản hay nhất của thế giới.
-    Ổng ấy đã xé nát nó khi Napoleon đem quân chiếm nước Đức, quê hương ông. Có yêu một người đến mức thần tượng, mới sáng tác hay như thế. Người đời đâu cần phán xét ông ấy yêu nhầm ai. Nhạc hay nó sẽ vượt qua mọi thành kiến, tư  tưởng, chính trị. Nó sẽ nằm mãi trong lòng nhân loại. Cứ hay là được.
Anh nhớ không chắc lắm. Hình như ở trang 34  cuốn “Vân đài loại ngữ” của Lê Quí Đôn có câu :“Nhân sỹ Bắc Hà, giỏi mà thâm sâu, nhưng hèn. Những kẻ sỹ còn lại, tài không cao lắm mà cứ hay giở giọng khinh bạc. Kinh thư, kinh lễ, kinh nhạc..thì làm gì có đúng  có sai. Có tốt có xấu. Có hay có dở. Văn nghệ chỉ có thích, hay không thích mà thôi.
-    Bịa, hồi đó làm gì có chữ “văn nghệ”.Có anh bịa thì có
-    Nhưng có đúng không?
-    Đúng.
-    Có hay không?
-    Hay.
-    Có thích không?
-    Thích.
-    Thế là được rồi, anh bịa mà nghe thích là được rồi. Bài hát có Bác hay không...nghe thích là được rồi.
Ngày đó cả nước mình tin một điều : Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Mọi cá nhân đều dẹp sang một bên. Tất cả tập trung cho việc thắng Mỹ. Văn học nghê thuật không thể thiếu Đảng-Bác. Không thể thiếu máy bay rơi, ta thắng địch thua. Tay cày tay súng. Phụ nữ ba đảm đang, hợp tác xã, phân xanh phân chuồng gì đó…nhớ không nổi…
Gì cũng được, cốt là dành được thống nhất quê hương. Anh cũng tin như vậy. Bài hát “Đêm Trường sơn nhớ Bác” là kỷ niệm đẹp cái thời anh.
Người nghệ sỹ đích thực phải viết bằng trái tim. Đôi khi trái tim sai lầm, chuyện đó bình thường. Vì..nó có phải là óc đâu. Viết bằng óc mới..kinh tởm.
Chủ đề chỉ là một cái cớ của trái tim. Anh viết kỷ niệm 50 năm thành lập Đảng bài “ Giai điệu Tổ quốc “,  em nghe  được không?
-    Hay chứ.
-    Vậy Bác Hồ, Napoleon hay gì đi nữa cũng chỉ là cái cớ để viết, khi trái tim gọi, em ạ. Mà nói em nghe:  Ngày văn nghệ phục vụ chính trị đó, không thiếu gì những tác phẩm “không thời chiến” cực hay. Các tác giả của nó không thể và ..tự đáy lòng, không muốn đưa ra. Vì không muốn phiền hà dân tộc mình.
-    Tác phẩm nghệ thuật vị nghệ thuật à?
-    Không. Hì hì. Em không ở trong nghề nên không rành. Không có chữ “nghệ thuật vị nhân sinh hay vị nghệ thuật” đâu, người ta lừa em đấy. Chỉ có một thứ nghệ thuật duy nhất thôi. Nghệ thuật của trái tim trần trụi
 Nghệ thuật không dành cho khối óc, cho chính trị hay những âm mưu mượn nghệ thuật làm chuyện gì khác.

Bờ kè, chỗ xế Cà phê Nữ hoàng nhìn sang, có đám bợm nhậu đang hát nghêu ngao “Năm anh em trên một “  chiể..c xe tăng…
Ghê thật, mở mắt ra là nhậu. Những chàng đánh cá sớm, được con gái khen “ Xương thơm” như thằng Khanh “khú” đang nghêu ngao hát vế chiếc xe tăng,  mặc dù toàn dân thuyền thúng. Họ vất vả ngoài vũng từ lúc ba giờ sáng, lên bờ lạnh lắm, phải nhậu cho ấm và hát thật to cho..ấm. Kệ nó , xe tăng hay thuyền thúng thì cũng vậy.
Nghe  thích là được rồi.
 Năm anh em trên một chiể..c xe tăng…
***
Tác giả gửi Quê Choa
Giá thuê sân Mỹ Đình cho trận đón Arsenal: Còn 800 triệu đồng
Hôm qua (18-6) sau cuộc họp giữa VFF và lãnh đạo Khu liên hợp Thể thao Quốc gia Mỹ Đình do Tổng cục TDTT chủ trì.

Đôi bên đã đi đến thống nhất giá thuê sân Mỹ Đình là 800 triệu đồng để tổ chức trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam gặp Arsenal. Buổi làm việc được tiến hành theo sự chỉ đạo của Bộ VH-TT&DL, Tổng cục TDTT.
Ngoài các điều khoản phạt vi phạm hợp đồng, hai bên còn thống nhất tiền bảo hiểm nếu trường hợp sân Mỹ Đình xảy ra sự cố về an ninh.
M.QUANG

Bội thực với các cuộc thi... hát!

(PetroTimes) - Chưa khi nào những chương trình truyền hình thực tế về tìm kiếm tài năng ca hát lại nở rộ như hiện tại. Trong khi người người thi hát, nhà nhà thi hát thì sóng truyền hình luôn ở trạng thái “đè” lên nhau để... phát sóng.
Không phải đến bây giờ các cuộc thi ca hát trên truyền hình mới “được mùa”. Vài năm trở lại đây, liên tục các cuộc thi hát được mở ra triệt để: Từ những chương trình mang tính thuần Việt đến các chương trình nhập ngoại nước ngoài, từ chương trình sản xuất cho thiếu nhi đến cho người lớn, từ người nổi tiếng đến bình dân... mọi đối tượng đều được đáp ứng.
Với chương trình dành cho thiếu nhi có The Voice Kids, người già, trung tuổi có Tiếng hát mãi xanh, giới trẻ hết Vietnam Idol, Vietnam’s Got Talent đến The Voice... và mới đây nhất còn có Tôi là người chiến thắng. Bởi thế mới nói rằng, khán giả truyền hình đã bị nhấn chìm bởi quá nhiều các cuộc thi tài năng âm nhạc đang lên sóng.
Nếu như trước đây, trên sóng truyền hình chỉ có 1, 2 cuộc thi tìm kiếm tài năng thuần về âm nhạc, đó là thời của những Sao Mai, Sao Mai Điểm Hẹn... Hai chương trình thuần Việt về tìm kiếm giọng ca vàng này khá hiền lành, không đặt nặng vấn đề ăn thua. Các thí sinh tham gia chương trình đều có những chuyên môn, kỹ thuật về âm nhạc nhất định. Họ không đi lên bằng những chiêu trò, bằng scandal hay bằng... những tin nhắn bình chọn từ phía khán giả. Còn người xem khi đó thì phải đợi đến cả 2 năm trời mới được chiêu đãi bữa tiệc âm nhạc như thế.
Thiếu các tài năng âm nhạc thực sự nổi trội, The Voice mùa 2 đang nhạt dần
Thế nhưng, đó là thời đã xa... Những năm trở lại đây, sóng truyền hình chịu sự xâm lấn của các làn sóng ngoại lai. Nhiều chương trình truyền hình thực tế, trong đó có các cuộc thi tìm kiếm âm nhạc được mở ra. Trước sự đổ bộ này, những chương trình thuần Việt bị nép vế. Đầu tiên phải kể đến là cú lấn sân ngoạn mục của Vietnam Idol, tiếp đến Tìm kiếm tài năng Việt Nam, rồi đến The Voice, The Voice Kids...
Xin chưa nói đến chất lượng nhưng cũng phải thừa nhận độ “chịu chơi”, chịu chiều khán giả của nhà đài, khi chương trình cũ vừa kết thúc, lại có một chương trình khác thế chân ngay. Thậm chí, tình trạng “đè sóng” nhau để thi thố cũng là chuyện hết sức bình thường. Vì thế mà, khán giả cứ phải xếp lịch theo dõi dài dài.
Hiện tại, có hai chương trình tìm kiếm tài năng ca hát cùng diễn ra một lúc. Khi The Voice mới chỉ phát những tập đầu trên sóng VTV3, thì ngay lập tức trên sóng truyền hình HTV9 chương trình tìm kiếm tài năng ca hát Tôi là người chiến thắng cũng được lên sóng. Đó là còn chưa kể, liền lúc The Voice và The Voice Kids cùng nhau tranh tài. Vẫn biết mỗi chương trình có một tiêu chí riêng, nhưng với việc mở ra quá nhiều cuộc thi về tài năng ca hát như thế, người ta liên tưởng tới toàn những gánh hát nhiều hơn. Ở đó vẫn những gương mặt trẻ, na ná giống nhau, na ná tiêu chí... vô hình trung ít đi sự chọn lọc.
Hơn nữa, nở rộ những cuộc thi thố thì cũng nở rộ các "tài năng". Chưa bao giờ, chúng ta lại có đội ngũ nghệ sỹ trẻ hùng hậu đến thế. Liên tục các quán quân được vinh danh và nghiễm nhiên danh chính ngôn thuận được bước vào thế giới showbiz. Chỉ tiếc một điều rằng, với những lứa ca sỹ đạt chất lượng và đã được kiểm chứng bằng những bước đi vững chãi trong nghề nghiệp như: Anh Thơ, Trọng Tấn, Tân Nhàn, Tùng Dương, Đức Tuấn... bước ra từ Sao Mai, Sao Mai điểm hẹn, thì những cái tên như Uyên Linh, Hương Tràm, Yasuy... lại chưa thể nói lên bất cứ điều gì.
Chương trình"Tôi là người chiến thắng" đang được trình chiếu song song với The Voice
Đó là chưa kể đến, có quá nhiều gameshow như thế thì việc “vơ vét” tài năng cũng là chuyện thường tình. Rất nhiều các giọng ca đã tự cho mình cái quyền được “nhảy cóc” từ các chương trình game show này sang đến các cuộc thi kia. Dễ dàng tìm thấy những gương mặt quen của Vietnam Got Talent trên sân khấu của Giọng hát Việt, hay thí sinh Idol trên sân chơi của The Voice... Chính vì thiếu tài năng nên dù có thay đổi thế nào thì việc chỉ quẩn quanh với những gương mặt đã thành quá quen cũng khiến khán giả phát ngán. Đó là chưa kể đến, những thí sinh đăng quang sau mỗi cuộc thi tưởng chừng hoành tráng đó nhưng rồi lại được thả cho "bơi" tự do, ai không biết bơi, thì tự “chìm nghỉm”. Thế nên, tình trạng sau mỗi cuộc thi, ngôi sao khó “cất cánh” cũng là vì thế.
Thực tế các chương trình đều không thoát ra được tình trạng chỉ thu hút mùa đầu, còn nhạt dần về cuối. Khi đã nhạt thì BTC chương trình lấp liếm bằng những chiêu PR tên tuổi cho nghệ sỹ, hay những màn tung hứng đánh lạc hướng khán giả của những giám khảo... Bằng chứng là sau 5 mùa thì Vietnam Idol đã giảm độ “hot”, còn Tìm kiếm tài năng Việt NamGiọng hát Việt mới chỉ mùa thứ 2 đã hết sức nhạt nhòa.
Thiết nghĩ, thay vì để các chương trình Tìm kiếm tài năng âm nhạc đang đi vào thoái trào thì những nhà sản xuất nên biết điểm dừng, cái cần vẫn nằm ở chất lượng chứ không ở số lượng.
Huy An

Điều công chức đến đám tang: Lãnh đạo Đà Nẵng nói gì?

(VTC News) - Lãnh đạo Đà Nẵng đã lên tiếng về việc Văn phòng UBND TP điều hơn 60 công chức đi phục vụ đám tang.
Ngày 18/6, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Duy Khương đã trả lời báo chí rằng sẽ kiểm điểm rút kinh nghiệm việc ra văn bản điều động cán bộ phục vụ đám tang.

Sau khi báo chí phản ảnh về công văn điều động cán bộ của VP UBND TP Đà Nẵng đi phục vụ đám tang một cựu cán bộ lãnh đạo tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. 

Ngày 18/6, ông Võ Duy Khương - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã trả lời báo chí với nội dung hoàn toàn không biết gì về văn bản điều động cán bộ của ông Chánh văn phòng UBND TP và cho rằng việc ra văn bản điều động là không phù hợp.

Ông Khương cũng cho biết việc văn bản phân công không được báo cáo, UBND thành phố sẽ nghiêm khắc kiểm điểm rút kinh nghiệm.

Đồng quan điểm với Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Võ Duy Khương, ông H. một cán bộ hưu trí cho biết: “Chúng tôi rất nể phục và quý trọng chị ấy (một cán bộ trong đám tang đã đề cập) trong suốt thời gian công tác cho đến khi về hưu. Một người đáng phải được đối xử tốt cho đến lúc nhắm mắt. Nhưng cách làm của Chánh VP UBND là phản cảm".

Ông H. nói thêm: "Nghĩa tử là nghĩa tận, mình có cắt cử anh em đi phải dựa trên sự vận động tự nguyện, chứ không phải đưa ra bằng mệnh lệnh hành chính như đã làm. Thậm chí, chỉ cần vận động là nhiều anh chị em sẽ đến giúp đỡ”.


“Chánh VP làm như vậy, người dân Đà Nẵng và cả nước nhìn vào sẽ nghĩ việc này như thế nào? Chức trách của công chức đâu phải để làm chuyện đó. Nếu có thì anh xin nghỉ và không cần phải mệnh lệnh mà tự nguyện. 

Nhưng tiếc là sự việc lại làm bằng mệnh lệnh, văn bản đóng dấu cơ quan công quyền, trong khi lãnh đạo TP cũng không hề hay biết và không hề có chủ trương, chỉ đạo. Sự việc thật không hay chút nào và có thể làm mất uy tín của chính quyền TP, thậm chí là ảnh hưởng đến uy tín của người đã khuất", ông H cho biết.

Ông H. cho rằng, về vấn đề này báo chí đã phản ánh rất đúng đắn. Lãnh đạo làm sai thì phải sửa và cần có sự cầu thị.

Bửu Lân

Doanh nghiệp "giật mình" trong ứng xử với truyền thông

Hoàng Phi
Thứ Ba,  18/6/2013, 22:09 (GMT+7)
Phóng to

Thu nhỏ

Add to Favorites

In bài

Gửi cho bạn bè
Các doanh nghiệp và chuyên gia đang trao đổi về các ứng xử với truyền thông. Ảnh: Hoàng Phi
(TBKTSG Online) - Sự kiện Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai dính cáo buộc phá rừng của tổ chức phi lợi nhuận Global Witness đã khiến nhiều doanh nghiệp "giật mình" trong cách ứng xử với giới truyền thông, kể cả truyền thông quốc tế.
>>> VRG lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Global Witness
>>> HAGL sẽ xây dựng chứng chỉ rừng bền vững
Tổng giám đốc Vissan, ông Văn Đức Mười cho biết, ông sẽ cho rà soát lại các quy trình ứng xử với truyền thông để ứng phó với một điều tương tự có thể xảy đến bất kỳ lúc nào trong tương lai.
Còn theo ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty bảo hiểm Bảo Long, mỗi khi doanh nghiệp rơi vào một cuộc khủng hoảng truyền thông, điều đầu tiên là những phản ứng phòng thủ.
“Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, cần phải hết sức bình tĩnh, và phải có thái độ cầu thị”, ông Long nói trong cuộc tọa đàm “Truyền thông quốc tế và doanh nghiệp Việt Nam” do Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) tổ chức vào ngày 18-6 tại TPHCM.
Rất nhiều chuyên gia nhìn nhận, mỗi khi gặp khủng hoảng truyền thông, cần phải hiểu vị trí của mình trong cuộc chơi, nếu không, với những phản ứng thái quá, chỉ mang cảm xúc mà thiếu đi các bằng chứng xác thực, thì sẽ bị "gậy ông đập lưng ông".
Theo chuyên gia tài chính Lê Trọng Nhi, các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh, và vì càng lớn mạnh nên càng được chú ý nhiều hơn, và mỗi động thái đều có “độ rung lớn hơn”.
Rất nhiều doanh nghiệp đang làm ăn trên thị trường quốc tế, kể cả đầu tư lẫn thương mại, vì thế, nếu ứng xử thiếu chuyên nghiệp, phát ngôn thiếu tính toán, sẽ gây tổn hại đến cho doanh nghiệp do các đối tác, ngân hàng hay khách hàng phản ứng, và “xã hội sẽ ghi sổ những phát ngôn đó”.
Ông Nhi, người từng làm việc ở nhiều tổ chức tài chính quốc tế, cho biết, các doanh nghiệp trên thế giới rất cẩn trọng trong những câu chuyện này, và có ứng xử rất chuyên nghiệp.
Thường thì một khi đối tác hay khách hàng dính sự cố truyền thông, hay các công ty gặp vấn đề về phát ngôn bừa bãi, thì các tổ chức-doanh nghiệp thường phải xem xét lại việc tiếp tục cộng tác với những đối tác hay khách hàng đó”, ông nói.
Theo ông Nhi, không thể dựa theo cảm xúc và những phản ứng tức thời để tổ chức các cuộc họp báo hay phát ngôn, mà cần phải chuẩn bị và được tư vấn kỹ càng, cũng như xem đó là một  “tai nạn” hay là một “mưu đồ”.
Ông Nhi cho rằng, đã đến lúc doanh nghiệp phải dành ra một khoản kinh phí để quản lý các rủi ro về truyền thông nhằm có các ứng xử hợp lý một khi lâm vào khủng hoảng, và phải coi đó là một chi phí quản trị.
Trong lúc các doanh nghiệp trong nước đang khá lung túng thì ở các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia, xử lý khủng hoảng truyền thông là kỹ năng mà giới lãnh đạo và quản lý được trang bị khá tốt.
Chẳng hạn, về mặt phát ngôn, rất nhiều công ty phải được sự cho phép của lãnh đạo cấp vùng, hoặc lớn hơn là lãnh đạo tập đoàn.
Mới đây, một tập đoàn về năng lượng đã mời các chuyên gia xử lý khủng hoảng truyền thông quốc tế đến đào tạo. Trong hai ngày đào tạo này, ngày đầu tiên, các quản lý cấp cao được huấn luyện các kỹ năng ứng xử với các câu hỏi hóc búa của giới phóng viên tại hiện trường, cũng như cách phát biểu và điều hành một cuộc họp báo khi xảy ra sự cố.
Ngày thứ hai, toàn bộ nhân viên của công ty được huấn luyện các kỹ năng ứng xử với khủng hoảng, từ giới truyền thông đến cứu nạn cứu hộ.
Trong khi đó, trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, tổng giám đốc một công ty truyền thông quốc tế cho biết giới doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa coi trọng các kỹ năng này, dẫn đến lắm lúc, chính những ứng xử vụng về khiến cho sự việc trở nên tồi tệ hơn.
Theo chuyên gia này, để xử lý khủng hoảng truyền thông, nếu mươi năm trước doanh nghiệp có nguyên tắc 24 giờ vàng, ba năm nay được rút xuống còn 8 giờ, còn nay chỉ còn ba giờ, nếu không nói là ngắn hơn, trên thời gian thực.
Theo đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng một bộ quy định rõ các công cụ “lắng nghe” nhằm phát hiện nhanh nhất những tin đồn ác ý, các bước tiến hành để xử lý một cuộc khủng hoảng, các thông điệp cần phải đưa ra và một ngân hàng dữ liệu các kênh truyền thông cần thiết để chuyển tải thông điệp.

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

SỰ TÍCH CÁI MÕ

          Ngày xưa, có một vị Hòa Thượng trụ trì một cảnh chùa ở gần bờ sông trong một thôn quê. Mỗi khi có việc ra tỉnh, Ngài quá giang bằng chiếc đò ngang. Hôm ấy nhằm ngày 13 tháng bảy, Ngài quá giang ra tỉnh để chủ lễ một đàn kỳ siêu. Khi đò ra tới giữa dòng sông cái thì thấy sóng nổi lên ầm ầm làm cho thuyền tròng trành muốn đắm. Ai nấy ở trên đò cũng đều hoảng hốt kinh khủng, thì ngay lúc ấy, bỗng nhiên thấy nổi lên trên mặt nước, một con cá Kình rất lớn, dương hai mắt đỏ ngầu mà nhìn chăm chăm vào vị hòa thượng kia. Nhưng hòa thượng vẫn bình tĩnh ngồi niệm Phật.           Trong khi đó, con cá liền cất cao cái đầu lên khỏi mặt nước mà lắp bắp cái miệng nói: "Hỡi hành khách ở trên đò! Các người muốn được yên lành, hãy liệng lão ác tăng xuống đây cho ta, để nuốt chửng nó đi cho hả cơn giận. Các người có biết không? - Ngày trước, ta theo lão tu đạo, lão không chịu giảng dạy chi cả, cứ buông lỏng cho ta muốn làm gì thì làm, không hề kiềm chế. Vì vậy, ta mới sinh ra lười biếng, chỉ lo rong chơi ăn ngủ theo thế tục, không thiết gì tới công phu bái sám, ăn chay niệm Phật và săn sóc công việc Chùa. Không những thế, mỗi khi có đám tiệc lại để cho ta mang hậu đắp y để khoe khoang với đại chúng và bổn đạo. Vì những tệ đoan như thế, nên sau khi ta chết, phải đọa vào loài súc sanh làm thân cá Kình, đi tới đâu thì ồ ạt tới đó, làm cho những tôm cá chạy tét đi hết, không có cái gì để ăn, phải chịu đói khát, rất nên cực khổ, thiệt khổ còn hơn loài quỷ đói nữa. Vì thế mà ta chỉ oán lão thôi, còn các người đối với ta vô can, ta không muốn làm hại ai cả".

           Nghe cá nói xong, Sư Cụ liền mỉm cười mà đáp rằng: "Này nghiệt súc! -Nhà ngươi nói thế mới thật là thậm ngu. Há ngươi không hiểu câu phương ngôn: Ðạp gai, lấy gai mà lễ, hay sao? -Nếu ngươi đã biết vì tạo những tội lỗi như thế mà phải đọa làm thân cá thì nhà ngươi cần phải ăn năn sám hối tội lỗi và tạo duyên lành, ngõ hầu mới được tội diệt phước sanh, rồi mới mong thoát khỏi được quả báo. Ta là Thầy ngươi, mỗi khi dạy ngươi đúng theo giới luật, thì ngươi bảo là quá nghiêm khắc, hay la rầy quở phạt, còn thả lỏng cho ngươi không nghiêm trị, thì ngươi quen tánh mong lung, thành thử mới phải đọa làm loài cá. Một khi bị đọa, ngươi cần phải sám hối và báo cho ta biết để tụng kinh siêu độ và xả tội cho, còn nếu như muốn ăn thịt ta thì lấy ai để cứu ngươi nữa. Ðã có tội, không biết ăn năn mà còn kiếm cách đổ lỗi cho người. - Phạm Phật thì có Tăng cứu, còn như phạm Tăng thì Phật không độ. Ngươi có hiểu câu đó chăng? Loài súc sanh kia!!!".

          Sư cụ quở vừa dứt lời, thì cá Kình kia cũng lặn chìm xuống dưới đáy nước.
 

          Kế đó, sau bảy ngày đêm vang tiếng tụng kinh cầu siêu độ tại chùa, thì cá Kình liền trồi lên mặt nước, lết thẳng tới sân Chùa, nằm dài một đống và hướng vào trong Chùa mà nói rằng: "Bạch Thầy, mấy hôm nay, nhờ công đức của Thầy và chư Tăng Ni chú nguyện và tụng kinh siêu độ cho, nên con đã được tiêu nghiệp, thoát kiếp cá Kình và sanh lên cõi trời Dục Giới. Trước khi lên cõi Trời để hưởng sự khoái lạc của chư Thiên, con xin đến đây thành tâm đảnh lễ tạ ơn Thầy cùng chư Tăng Ni và con nguyện lưu cái xác thân cá Kình tại Chùa để mỗi ngày, chư Tăng Ni cầm cây gõ lên đầu con, ngõ hầu làm gương cho những vị nào tu hành còn biếng nhác, ưa khoe khoang, tự tôn, tự đại, không chịu khép mình vào vòng giới luật và cũng là để nhắc nhở cho những vị ấy nhớ tới bổn phận tu tâm, hành đạo, để khỏi xao lãng công phu bái sám, niệm Phật tu thiền, thúc liễm thâm tâm, nghiêm trì giới luật."

          Vì sự tích như đã kể ở trên, mà từ ngày ấy tới nay, cái mõ mới trổ theo hình con cá để làm kỷ niệm mà thức tỉnh người tu hành.

          "Em nhớ hôm nào sông nước vắng
           Chuông Chùa lay động ánh sương chiều
          Lời Kinh, tiếng "Mõ" như thầm nhắn
          Cái kiếp phù sinh buổi xế chiều"

================

       Phụ chú:
Theo tài liệu Phật Giáo tìm thấy trên mạng lưới, giải thích cách gõ mõ như sau:
Mõ được chạm trổ theo hình con cá với thâm ý là muốn thức tỉnh con người cũng như chúng hữu tình đang còn trong mê muội, u trầm.
- Loài cá là loài không bao giờ nhắm mắt và thích hoạt động. Cũng vì muốn cho người tu hành ngày đêm quên ngủ, gắng công tu tập, mau chứng đạo quả nên treo và đánh mõ và cái mõ được tạc hình con cá vậy.
Mõ có hai loại: Mõ có hình bầu dục và mõ có hình điếu.
- Mõ hình hình bầu dục để tụng kinh, điều khiển buổi lễ khi đông người tụng được nhịp nhàng.
- Mõ hình điếu thì treo ở nhà trù dùng để báo hiệu khi thọ trai hay chấp tác. Tiếng mõ vừa giữa cho buổi lễ được trang nghiêm lại vừa giữ cho tâm hồn khỏi tán loạn trong khi hành lễ. Bởi thế, người đánh mõ gọi là Duyệt chúng, tên nầy gọi là làm đẹp lòng mọi người trong lúc cùng tụng kinh với nhau.
Ý Nghĩa Về Chuông Mõ:
- Trước đánh ba tiếng , -Tiếp đánh ba, -Sau cùng dứt bốn.
- Trước đánh ba tiếng: Nghĩa là chúng sanh do ba nghiệp thân khẩu ý tạo tác mọi điều ác, sau sẽ đọa vào trong ba đường dữ: địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Nhưng cũng có nghĩa là cố trừ ba độc: tham, sân và si để vượt lên ba giải thoát để chứng đắc ba đức: Pháp thân, Bát nhã thân và Giải thoát thân.
- Kế tiếp nhịp bảy tiếng: Đây là tiêu biểu cho thất chi tội. Về thân thì có ba: Sát, đạo và dâm. Về khẩu thì có bốn: Vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt và ác khẩu. Sau khi đã đoạn trừ được bảy tội nêu trên liền chứng được thất giác chi: Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, trừ, xả, định và niệm.
- Tiếp đánh ba tiếng: Là phát nguyện tu tam học tức là giới, định và huệ để quyết chứng cho được ba thừa: Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát.
- Sau cùng dứt bốn: Tức là để tiêu trừ bốn tướng: Sanh, lão, bệnh và tử để chuyển thành bốn trí: Thành sở tác trí: Tiền ngũ thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt và thân), Diệu quan sát trí: Đệ lục ý thức, Bình đẳng tánh trí: Đệ thất Mạc na thức, Đại viên cảnh trí: Đệ bát A lại da thức.

KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN_PL.2556

Mùa Phật Đản lại về với ngàn hoa đua nở, Chúng ta, những người con Phật hân hoan đón chào một sự kiện hy hữu vì Đấng Giác ngộ đã xuất hiện nơi thế gian này 2636 năm. Vỏn vẹn có 80 năm trụ thế, nhưng giáo pháp của Ngài đã khai thị cho chúng sinh ngộ nhập dược tri kiến Phật, "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành" Chân lý chắc thật đó chính là thuyền từ đưa chúng ta từ bờ mê lên bến giác, từ phàm phu đến bậc Thánh nhân. Chúng con đảnh lễ tri ân lòng từ bi bao dung bằng một tình thương lớn chan hòa cùng vạn loại hữu tình mà suốt 2556 năm qua chân lý tối thượng ấy vẫn thường hằng, hiện hữu.

KÍNH LỄ ĐỨC BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
 Đấng Tuệ Giác bình đẳng và vĩ đại của loài người
Kính Mừng Phật Đản - Mẫu PD03-2012




Trang nhà Vô Lượng Công Đức Thành Kính Chúc Nguyện Chư Tôn Thiền Đức Tăng, Ni cùng toàn thể Phật tử một mùa Đản Sinh an lành trong ánh sáng và tình thương của Đức Điều Ngự Như Lai và Mười phương Chư Phật.

Chào đón sự kiện này, trang nhà đã hoàn thành bức tranh " THUYỀN TỪ TẾ ĐỘ - TRỰC VÃNG TÂY PHƯƠNG với độ phân giải rất lớn để cúng dường và chia sẻ đến toàn thể quý vị. Link download sẽ được cập nhật vào sáng ngày mùng 8 tháng 4 - Nhâm Thìn
Tây Phương Thánh chúng A Di Đà Phật - Thuyền Từ Tế Độ

Thứ bảy, ngày 07 tháng tư năm 2012

Trang trí Xe Hoa và Lễ đài Phật Đản_2012

Như lời đã hứa, Trang nhà cung cấp cho Quý vị  ba mẫu trang trí xe hoa và lễ đài Phật đản năm nay 2556 - 2012 ba mẫu như sau:
1./ Mẫu vườn Lâm Tỳ Ni:  Kích thhước 11.0499KB / 250 x 180
Mẫu này có thể dùng dể làm phông nền cho lễ đài chính, hoặc thiết kế Vườn Lâm Tỳ Ni, hoặc làm phông cho chương trình Văn nghệ. Các đơn vị Chùa, Tịnh Xá, Tịnh Thất Có thể in dùng và tùy vào điều kiện Bổn tự mà thiết đặt cho hợp lý. Có thể in từ 2mét rưỡi đến 4mét tính theo chiều ngang mà chất lượng vẫn tốt.
Trang trí Xe Hoa và Lễ đài Phật Đản
Trang trí Xe Hoa và Lễ đài Phật Đản_2012_Vườn Lâm Tỳ Ni

vườn lâm tỳ ny - phật đản
Trang trí Xe Hoa và Lễ đài Phật Đản_2012_Vườn Lâm Tỳ Ni
 2./ Mẫu Trang trí Xe Hoa Phật Đản
Gồm 2 mẫu để đặt bên phải và trái xe, Kích thước 13.000 KB / 600 x 175
(Lưu ý mẫu này chạy nặng, máy có ram tối thiểu 2G thì mở mới lên)
Nếu không làm xe hoa thì có thể dùng trang trí hai bên cánh gà hoặc tùy không gian bổn tự mà thiết đặt.Có thể in từ 6mét  đến 10 mét tính theo chiều ngang mà chất lượng vẫn tốt.
Lưu ý: Vì là hình ảnh Phật, có bố cục gần dưới chân, nên khi tôn trí quý vị lưu ý đừng để thấp quá mà mất sự tôn nghiêm.
Trang trí Xe Hoa và Lễ đài Phật Đản
Trang trí Xe Hoa và Lễ đài Phật Đản_2012_ Xe hoa
3./ Mẫu Băng Rôn

Băng Rôn trang trí Lễ Phật Đản
Băng Rôn trang trí Lễ Phật Đản

4./ Bài Tụng Khánh Đản:


Nghi Thức Lễ Phật Đản (Nghi thức trích từ : nguoiphattu.com) 
Xin lỗi sự bất tiện này vì đã tháo;xuống bởi hai lý do:
1./ Vì nhầm tưởng là của trang Người Phật tử nên đã đăng. Sau khi được Quý Thầy tại Phật Học Đồng Nai cho ý kiến chúng tôi mới biết. Xin Đê đầu sám hối Quý Thầy tại Phật Học Đồng Nai.
 2./ Chúng tôi nhận được Email góp ý của một số Quý vị Trụ trì cho là không nên in hình ảnh Đức Phật vào Nghi thức có dạng tờ rơi như bản kinh đã tháo xuống, bởi vì qua kinh nghiệm nhiều nhiều năm tổ chức, Khi Đại lễ hoàn mãn thì những bản kinh như thế bị không ít cácvị vô ý thức quăng liệng bữa bãi ở trong và ngoài sân Chùa. Thậm chí có vị còn lót ngồi. Thật đau lòng. Đồng thời cũng xin cho ghi ý kiến của Quý Ngài ấy như một lời nhắc nhở
Tiếp nhận ý kiến trên, chúng tôi làm bản PDF chỉ in Bài tụng Khánh Đản (dành cho Phật tử), còn Phần Nghi thức (dành cho Chư Tăng Ni) thì Phật tử không xử dụng đến thì không in.
Riêng Phần Nghi Thức Của Phật Học Đồng Nai đã tháo xuống chúng tôi sẽ đưa thông tin lên lại nếu như trang bạn chuyển cho chúng tôi bản lưu chiểu, bởi vì trang Phật Học Đồng Nai có lấy tư liệu là Hình Ảnh Đức Phật Thích Ca Đản Sinh của Vô Lượng Công Đức để xử dụng trong ấn phẩm của mình.
Bổn đàn hoan nghênh Quý vị phát tâm in tống cúng dường cho các đơn vị vùng sâu vùng xa, nhưng đơn vị còn thiếu điều kiện tổ chức. Những đơn vị có chư Ni trú xứ (vì khó nhờ vả hơn). Nguyện hồi hướng hết thảy công đức in tống hình tượng Đức Phật đến cùng Quý vị được hảo tướng tốt đẹp trang nghiêm, hảo tâm an lành tự tại, hảo trí sáng suốt đoan nghiêm cho đời hiện tại này và các kiếp về sau
 Mời Quý vị qua bên Diễn Đàn để download tư liệu
------------------------------------------
GÓP SỨC LÀM ĐẸP CHO MÙA PHẬT ĐẢN
Một số hình ảnh Đức Phật Đản Sinh do Thầy Thái Chánh design
voluongcongduc.com – Phat Dan Sinh
Thái Tử Tất Đạt Đa Đản sinh - Đức Phật Thích Ca

voluongcongduc.com – Phat Dan Sinh
Thái Tử Tất Đạt Đa Đản sinh - Đức Phật Thích Ca

voluongcongduc.com – Phat Dan Sinh
Thái Tử Tất Đạt Đa Đản sinh - Đức Phật Thích Ca

voluongcongduc.com – Phat Dan Sinh
Thái Tử Tất Đạt Đa Đản sinh - Đức Phật Thích Ca

voluongcongduc.com – Phat Dan Sinh
Thái Tử Tất Đạt Đa Đản sinh - Đức Phật Thích Ca

voluongcongduc.com – Phat Dan Sinh
Thái Tử Tất Đạt Đa Đản sinh - Đức Phật Thích Ca

voluongcongduc.com – Phat Dan Sinh
Thái Tử Tất Đạt Đa Đản sinh - Đức Phật Thích Ca

voluongcongduc.com – Phat Dan Sinh
Thái Tử Tất Đạt Đa Đản sinh - Đức Phật Thích Ca

voluongcongduc.com – Phat Dan Sinh
Thái Tử Tất Đạt Đa Đản sinh - Đức Phật Thích Ca

voluongcongduc.com – Phat Dan Sinh
Thái Tử Tất Đạt Đa Đản sinh - Đức Phật Thích Ca

voluongcongduc.com – Phat Dan Sinh
Thái Tử Tất Đạt Đa Đản sinh - Đức Phật Thích Ca

voluongcongduc.com – Phat Dan Sinh
Thái Tử Tất Đạt Đa Đản sinh - Đức Phật Thích Ca

voluongcongduc.com – Phat Dan Sinh
Thái Tử Tất Đạt Đa Đản sinh - Đức Phật Thích Ca

voluongcongduc.com – Phat Dan Sinh
Thái Tử Tất Đạt Đa Đản sinh - Đức Phật Thích Ca

voluongcongduc.com – Phat Dan Sinh
Thái Tử Tất Đạt Đa Đản sinh - Đức Phật Thích Ca

voluongcongduc.com – Phat Dan Sinh
Thái Tử Tất Đạt Đa Đản sinh - Đức Phật Thích Ca

voluongcongduc.com – Phat Dan Sinh
Thái Tử Tất Đạt Đa Đản sinh - Đức Phật Thích Ca

voluongcongduc.com – Phat Dan Sinh
Thái Tử Tất Đạt Đa Đản sinh - Đức Phật Thích Ca

voluongcongduc.com – Phat Dan Sinh
Thái Tử Tất Đạt Đa Đản sinh - Đức Phật Thích Ca

voluongcongduc.com – Phat Dan Sinh
Thái Tử Tất Đạt Đa Đản sinh - Đức Phật Thích Ca

Thứ năm, ngày 22 tháng ba năm 2012

Ảnh mới về Lịch Sử Đức Phật Thích Ca_Phong cách Thái Lan tuyệt đẹp

Ảnh mới về Lịch Sử Đức Phật Thích Ca
Diễn đàn vừa nhận được một bộ ảnh mới về Lịch Sử Đức Phật Thích Ca được trình bày qua bàn tay của các họa sĩ của họa sĩ  Thái Lan do một nhà Sư gởi tặng. Phong cách và nét vẽ có phần mới mẻ, rất đẹp. Xin được giới thiệu đến tất cả quý vị như một món quà chào đón ngày Đản Sinh năm nay của Ngài, năm Phật Lịch 2556

Ảnh Đức Phật Thích Ca
Đức Phật Thích Ca_Diễn đàn Vô Lượng Công Đức

                                                                         XEM TIẾP >>